Đề tài Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân - Từ lý luận đến thực tiễn, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm này quy định trong bộ luật dân sự về chế định BTTH ngoài hợp đồng. Thực chất, chế định BTTH là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan (tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay một bên thứ ba nào khác). Quy định này còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, có thể gọi là chức năng phòng ngừa. Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, không những họ không được khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại. Như vậy, chế định BTTH ngoài hợp đồng góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

doc20 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân - Từ lý luận đến thực tiễn, đánh giá, kiến nghị hoàn thiện pháp luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LÀM I. Một vài nét về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (BTTH ngoài hợp đồng) Người có hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác thì phải bị xử lý, trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm này quy định trong bộ luật dân sự về chế định BTTH ngoài hợp đồng. Thực chất, chế định BTTH là quy tắc phân bổ lại thiệt hại trong xã hội giữa các chủ thể có liên quan (tức là người gây thiệt hại, người bị thiệt hại hay một bên thứ ba nào khác). Quy định này còn có chức năng ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, có thể gọi là chức năng phòng ngừa. Chức năng này nhằm làm cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội ý thức được rằng, nếu họ gây thiệt hại cho chủ thể khác, không những họ không được khuyến khích mà còn phải gánh chịu hậu quả bất lợi, thì họ sẽ phải có ý thức kiềm chế hành vi gây thiệt hại. Như vậy, chế định BTTH ngoài hợp đồng góp phần nâng cao tính trách nhiệm ứng xử của mỗi chủ thể. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn gọi là trách nhiệm dân sự do gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại làm phát sinh nghĩa vụ bồi thường và từ nghĩa vụ bồi thường thiệt hại tạo ra quan hệ nghĩa vụ tương ứng. Trách nhiệm dân sự nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng mang đặc tính của trách nhiệm dân sự. Đó là trách nhiệm tài sản nhằm khôi phục tình trạng tài sản của người bị thiệt hại do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng. 1, Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH: Nguyên tắc pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp luật nước ta là có hành vi gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. BLDS không quy định cụ các điều kiện làm phát sinh trách nhiệm. Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm BTTH phát sinh khi có các điều kiện sau: - Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra là tiền đề của trách nhiệm BTTH bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị hại, do đó không có thiệt hại thì không đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đầy đủ các điều kiện khác. Khoản 1, Điều 307 bộ luật dân sự 2005 quy định:“Trách nhiệm BTTH bao gồm trách nhiệm BTTH về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”. Như vậy, thiệt hại được xác định bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Việc xác định thiệt hại về vật chất tương đối cụ thể, rõ ràng nhưng xác định thiệt hại về tinh thần là vấn đề hết sức khó khăn. - Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật: Quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và của các chủ thể khác luôn được pháp luật bảo vệ và tất cả mọi người đều phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp đó. Khi một người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ thì người xâm phạm phải chịu hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi của mình gây ra. Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động, chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó. - Có lỗi của người gây thiệt hại: Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây ra thiệt hại đối với hành vi gây thiệt hại của mình và hậu quả do hành vi đó mang lại. Điều 604 BLDS quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý...mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Như vậy lỗi ở đây được thể hiện dưới dạng cô ý hoặc vô ý. Khi xác định lỗi trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cần lưu ý: Về nguyên tắc, trách nhiệm BTTH phát sing khi người gây thiệt hại có lỗi, bất kể lỗi đó là lỗi vô ý hay lỗi cố ý; việc xác định lỗi cố ý, vô ý trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có ý nghĩa trong một số trường hợp: để giảm nhẹ mức bồi thường (Khoản 2, Điều 605, BLDS 2005), là điều kiện cần thiết để xác định trách nhiệm bồi thường (Khoản 2, Điều 615, BLDS 2005); trong một số trường hợp trách nhiệm BTTH phát sinh ngay cả khi không có lỗi (Khoản 3, Điều 623, 624, BLDS 2005). - Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật: Về nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường chỉ được đặt ra khi thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân của thiệt hại xảy ra. Đối với trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng có ý nghĩa quan trọng vì: trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh khi thiệt hại là hậu quả (có sau), hành vi trái pháp luật là nguyên nhân (có trước); khi nhiều người gây thiệt hại cho một người hoặc khi người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có lỗi thì xác định mối quan hệ nhân quả có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường. 2, Nguyên tắc BTTH: Nguyên tắc BTTH được thực hiện theo nguyên tắc: bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời”. “Toàn bộ” có nghĩa là không ai được lợi từ việc bị thiệt hại và không ai phải bồi thường vượt quá lần thiệt hại mà mình gây ra; nguyên tắc này đòi hỏi cho các chủ thể cần có biện pháp phòng ngừa hợp lý, tránh tình trạng tạo dựng ra những tình huống gây thiệt hại để kiếm lời. Bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại nhằm khắc phục tình trạng của người bị thiệt hại, tạo điều kiện cho họ khắc phục tình trạng tài sản bị thiệt hại. Việc bồi thường kịp thời có ý nghĩa to lớn đối với nạn nhân trong việc cứu chữa, hạn chế thiệt hại, bởi các chi phí cho việc cứu chữa bệnh nhân trong điều kiện này nhiều khi vượt quá khả năng của nạn nhân. II. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (NLCTNBTTH) của cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành NLCTNBTTH của cá nhân được quy định tại Điều 606 BLDS, xác định trách nhiệm của cá nhân gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại theo các mức độ năng lực hành vi dân sự khác nhau. Căn cứ vào những điều kiện về độ tuổi và sự phát triển của trí tuệ, nhận thức của cá nhân để có cơ sở xác định trách nhiệm của cá nhân khi gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường được thực hiện với những mức độ nào. 1, Trách nhiệm BTTH của người đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Theo các quy định tại các điều từ 17 đến điều 21 BLDS, quy định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân gồm các bậc người thành niên, người chưa thành niên và năng lực hành vi của họ được quy định rất cụ thể. Theo đó “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Theo quy định tại điều 19 BLDS thì người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp người đó bị mất năng lực hành vi dân sự do mắc bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình; hoặc trường hợp người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Những trường hợp mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Khoản 1 Điều 606 BLDS quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”. Như vậy, hiểu theo tinh thần chung của pháp luật dân sự về NLCTNBTTH của cá nhân thì người từ đủ 18 tuổi trở lên không tâm thần, không mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình khi gây thiệt hại cho người khác thì phải tự bồi thường bằng tài sản của mình, không phụ thuộc vào tình trạng tài sản của bản thân người này. Trong tố tụng dân sự thì người gây thiệt hại có đủ năng lực hành vi dân sự, cũng đồng thời là người có đầy đủ năng lực tố tụng dân sự, do vậy người này phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật. Vấn đề này, tại mục I phần 3.1 nghị quyết 03 của Tòa án nhân dân tối cao ngày 08/07/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự 2005 về BTTH ngoài hợp đồng cũng có hướng dẫn rằng: người đã thành niên có hành vi gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình và có tư cách là bị đơn dân sự trước tòa án trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự. Như vậy, người đã thành niên có hành vi gây thiệt hại cho người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng tài sản của mình và có tư cách là bị đơn dân sự trước tòa án, là người có trách nhiệm dân sự bồi thường toàn bộ thiệt hại do mình gây ra. 2, Trách nhiệm BTTH của người hạn chế năng lực hành vi dân sự Điều 23 BLDS quy định trường hợp một người đã thành niên (đủ 18 tuổi, không mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình), có các hành vi sau đây thì năng lực hành vi dân sự của người đó được coi là bị hạn chế, khoản 1 Điều 23 BLDS quy định: “người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự”. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự không được tham gia một số quan hệ pháp luật dân sự, ví dụ giao dịch liên quan đến tài sản của người đó. Nhưng vấn đề đặt ra là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự gây ra thiệt hại như thế nào? Liệu họ có được loại trừ hoặc giảm trừ trách nhiệm dân sự khi họ có hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho người khác hay không? Theo như quy định tại khoản 1 Điều 23 nêu trên thì người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị nghiện ma túy hoặc nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình. Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự trên cơ sở yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, của cơ quan hoặc tổ chức hữu quan. Mọi giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của những người này phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật được Tòa án chỉ định. Quyết định trên nhằm hạn chế năng lực hành vi dân sự khi họ tham gia vào quan hệ giao dịch dân sự mà có liên quan đến tài sản nhưng không phải là căn cứ loại trừ trách nhiệm dân sự khi họ có hành vi gây thiệt hại cho người khác. Bởi vì, khi tham gia giao dịch dân sự thì chủ thể tự mình tham gia theo ý chí tự do, tự nguyện, tự định đoạt và có nghĩa vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự liên quan đến tài sản của mình. Nếu người đó được xác định là người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác theo một bản án tuyên bố người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có hiệu lực pháp luật thì có thể không làm chủ được hành vi của mình khi tham gia vào những giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người đó. Nhưng người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự do các nguyên nhân được quy định tại Điều 23 Bộ luật dân sự, không đồng thời là căn cứ miễn trừ trách nhiệm BTTH cho người đó, khi có hành vi gây thiệt hại cho người khác. Vì người đó là người trưởng thành, bởi vậy về nguyên tắc vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Tại Điều 606 không có quy định cụ thể về trách nhiệm BTTH của người hạn chế năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên tại khoản 1 Điều 606 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường”, với quy định này, nhà làm luật đã có ý mặc định rằng người từ đủ 18 tuổi trở lên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại cũng phải chịu trách nhiệm BTTH do mình gây ra. Tinh thần của điều luật có thể hiểu và được lý giải như những gì đã phân tích trên đây. 3, Trách nhiệm BTTH của người chưa thành niên và người bị mất năng lực hành vi dân sự 3.1, Trách nhiệm BTTH trong trường hợp người chưa thành niên gây ra thiệt hại 3.1.1, Cha mẹ có trách nhiệm BTTH 3.1.1.1, Đối với trường hợp người con chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại Tại đoạn 1 khoản 2 Điều 606 quy định: “Người chưa thành niên dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại điều 621 của bộ luật này”. Như vậy, người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; theo đó cha, mẹ của người gây thiệt hại trong độ tuổi này có tư cách bị đơn dân sự trước tòa án. Nếu tài sản của cha, mẹ của người ở độ tuổi này gây thiệt hại không đủ để bồi thường mà người con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản của người con đó để bồi thường phần còn thiếu. Người con trong độ tuổi này gây thiệt hại không có trách nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ của người đó. Khi xét về NLCTNBTTH của người chưa thành niên dưới 15 tuổi, chúng ta cần phải lưu ý rằng, với quy định của pháp luật hiện hành thì người chưa thành niên dưới 15 tuổi có hai nhóm: - Cá nhân chưa đủ 6 tuổi, đây là “người không có năng lực hành vi dân sự” theo quy định tại Điều 21 BLDS. Những người này được coi là những người không có năng lực hành vi dân sự. Họ không thể tự mình xác lập giao dịch dân sự vì họ chưa đủ lý trí để nhận biết những hành vi của mình và hậu quả của những hành vi đó. Mọi giao dịch của họ đều phải được người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện hoặc đồng ý. Như vậy cá nhân không có năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì cha mẹ là những người đại diện đương nhiên của họ với tư cách là bị đơn dân sự trước Tòa án. - Cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần (không đầy đủ). Những người thuộc lứa tuổi này khả năng nhận thức của họ đang dần hoàn thiện nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, họ chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nhưng trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Đó là những giao dịch nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, những giao dịch khác khi họ xác lập, thực hiện phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác. Tuy nhiên, có thể thấy một điều họ đều thuộc nhóm người chưa thành niên dưới 15 tuổi. Người con trong độ tuổi này gây thiệt hại không có trách nhiệm phải bồi thường, mà trách nhiệm bồi thường thuộc về cha, mẹ của người đó. Trách nhiệm của cha, mẹ của người dưới 15 tuổi phải BTTH do con chưa thành niên gây ra là trách nhiệm pháp lý, không cần điều kiện lỗi. Ở đây, không được hiểu rằng: cha, mẹ của người chưa thành niên dưới 15 tuổi phải BTTH do người con ở độ tuổi này gây ra là căn cứ vào yếu tố lỗi của cha, mẹ do đã không quản lý, giám sát con mình mà để họ gây ra thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường. Hiểu như vậy là không đúng bản chất của pháp luật và là sự suy đoán. Trách nhiệm BTTH của cha, mẹ của người dưới 15 tuổi là một loại trách nhiệm pháp lý, không cần điều kiện lỗi của cha, mẹ trong việc giám sát, quản lý hành vi của con mình. Quy định này có ý nghĩa không những về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn, nhằm bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của người gây ra thiệt hại. Trong trường hợp cha, mẹ không có đủ tài sản để BTTH do con dưới 15 tuổi gây ra, mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu. Việc lấy tài sản của người con để bồi thường phần còn thiếu không thể hiểu là khi đó trách nhiệm bồi thường thuộc về người con hoặc hiểu trách nhiệm BTTH trong trường hợp này là theo phần. Trong trường hợp này cũng không thể hiểu là nghĩa vụ bổ sung, vì khi đề cập đến nghĩa vụ bổ sung là đề cập đến chủ thể của nghĩa vụ đó. Trong trường hợp này, việc lấy tài sản của con để bồi thường bổ sung phần còn thiếu hoặc toàn bộ trong trường hợp cha, mẹ không có tài sản hoặc không đủ tài sản là xét về việc khắc phục phần còn thiếu về tài sản, mà không phải là trường hợp xác định chủ thể thực hiện nghĩa vụ bổ sung. Nghĩa vụ bổ sung là nghĩa vụ của người phải thực hiện nghĩa vụ bổ sung bằng tài sản của mình với tư cách là người thực hiện nghĩa vụ bổ sung trong trường hợp người có nghĩa vụ chính không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đầy đủ nghĩa vụ với bên có quyền khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ. Trong quan hệ BTTH thì cha, mẹ của người dưới mười lăm tuổi có trách nhiệm bồi thường, còn người con trực tiếp gây thiệt hại không phải là chủ thể trong quan hệ nghĩa vụ BTTH. Trách nhiệm BTTH của cha, mẹ do con dưới mười lăm tuổi gây ra là trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định. Còn hành vi của người con dưới 15 tuổi gây thiệt hại là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại, nhưng trách nhiệm BTTH lại thuộc về cha, mẹ của họ. Việc lấy tài sản của người con dưới 15 tuổi trực tiếp gây thiệt hại để bồi thường bổ sung phần còn thiếu là nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại và nhằm bảo vệ nguyên tắc BTTH là toàn bộ và kịp thời. Người con dưới 15 tuổi gây thiệt hại thì cha, mẹ của người này có trách nhiệm bồi thường nhưng cha mẹ lại không có đủ hoặc không có tài sản để bồi thường, mà lấy tài sản của con để bồi thường là việc pháp luật quy định về điều kiện kinh tế có thể giải quyết được, dùng để BTTH. Việc cha, mẹ dùng tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu không làm chấm dứt trách nhiệm BTTH của cha, mẹ. Bởi vì việc cha, mẹ dùng tài sản của con để bồi thường phần còn thiếu thì cha mẹ vẫn là chủ thể có trách nhiệm bồi thường, việc dùng tài sản của con để bồi thường không phải là căn cứ xác định tư cách người phải bồi thường từ cha, mẹ được chuyển sang cho con và trách nhiệm của cha, mẹ không thể triệt tiêu trong trường hợp này. Như vậy, từ những phân tích trên, chúng ta nhận thấy cơ sở trách nhiệm pháp lý luôn thuộc về cha, mẹ kể cả trong trường hợp con dưới 15 tuổi trực tiếp gây thiệt hại mà không có tài sản riêng để cha, mẹ có thể dùng vào việc BTTH do người con đó gây ra, mà trách nhiệm luôn thuộc về cha, mẹ của người con dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho dù cha, mẹ của người đó có hoặc không có đủ tài sản để BTTH do con dưới 15 tuổi gây ra. 3.1.1.2, Đối với trường hợp người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại Tại đoạn 2 khoản 2 Điều 606 BLDS quy định: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”. Như vậy, theo như quy định tại khoản 2 Điều 606 BLDS 2005 nêu trên thì cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm tự BTTH bằng tài sản riêng của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của họ. Sở dĩ Điều 606 quy định như vậy cũng là phù hợp với tinh thần Điều 20 Bộ luật Dân sự 2005. Luật quy định cá nhân từ đủ 15 tuổi tới dưới 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ nhưng khả năng nhận thức của họ đã phát triển cho nên ngoài các giao dịch dân sự nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày, họ còn có thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nếu có tài sản riêng đủ để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi tài sản riêng đó. Tuy nhiên nếu người đó có những tài sản có giá trị lớn và đặc biệt như nhà ở, quyền sử dụng đất thì sự định đoạt các tài sản này vẫn còn có những người đại diện theo pháp luật của họ đồng ý. Tại Điều 606 Bộ luật dân sự 2005 quy định độ tuổi là đủ 15 tuổi trở lên nếu có hành vi gây thiệt hại thì phải có trách nhiệm BTTH cho người đó là căn cứ vào điều kiện thực tế xã hội. Bởi vì những người trong độ tuổi này nhận thức của họ tương đối trưởng thành và đã có khả năng lao động tao ra thu nhập. Theo quy định của bộ luật lao động Việt Nam được sửa đổi bổ sung năm 2006 thì họ đã có quyền tham gia vào các quan hệ lao động và có tư cách tố tụng đối với những tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động đó. Độ tuổi này cũng phù hợp và thống nhất với một số quy định của các ngành luật khác, chẳng hạn như khoản 1 Điều 45 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lí tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lí” hay kh