Đề tài Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về hình thức của thế chấp tài sản

Việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trước hết la dựa vào sự tự giác của các bên, nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia gaio dịch đều có thiện chí trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình. Để tránh tình trạng đó xảy ra, pháp luật cho phép các bên có thể thảo thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Một trong những biện pháp bảo đảm đó là thế chấp. Cũng giống như các biện pháp bảo đảm khác, thế chấp cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Trên thực tế, việc không hiểu rõ biện pháp này xảy ra rất nhiều và chúng đã gây ra những hậu quả, những tranh chấp không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ giúp làm sang tỏ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự này.

doc14 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu 3 vụ việc có tranh chấp về hình thức của thế chấp tài sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề. Việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trước hết la dựa vào sự tự giác của các bên, nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia gaio dịch đều có thiện chí trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình. Để tránh tình trạng đó xảy ra, pháp luật cho phép các bên có thể thảo thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm việc giao kết hợp đồng cũng như việc thực hiện các nghĩa vụ dân sự. Một trong những biện pháp bảo đảm đó là thế chấp. Cũng giống như các biện pháp bảo đảm khác, thế chấp cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Trên thực tế, việc không hiểu rõ biện pháp này xảy ra rất nhiều và chúng đã gây ra những hậu quả, những tranh chấp không đáng có. Bài viết dưới đây sẽ giúp làm sang tỏ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự này. B. Giải quyết vấn đề. I. Những vấn đề chung của biện pháp thế chấp tài sản. 1. Khái niệm. Điều 432, BLDS quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Hiểu một cách đơn giản thì biện pháp thế chấp được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên thế chấp cam kết dùng tài sản của mình thông qua việc chuyển giao toàn bộ hồ sơ pháp lý của tài sản cho bên nhận thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự mà không phải chuyển giao bản thân tài sản thế chấp. Trong một thời gian dài, thế chấp được lựa chọn làm biện pháp bảo đảm của hầu hết các giao dịch dân sự, đặc biệt là trong quan hệ tín chấp. Nếu như trong biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên có quyền thì trong quan hệ thế chấp, bên bảo đảm chỉ “dùng tài sản để bảo đảm” mà “không chuyển giao tài sản đó” cho bên có quyền. Như thế, chủ sở hữu vẫn được sử dụng tài sản của mình mà nghĩa vụ dân sự vẫn được bảo đảm thực hiện. Chính vì ưu điểm như vậy nên thế chấp là một trong những biện pháp hàng đầu khi chọn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 2. Đặc điểm pháp lý của biện pháp thế chấp. - Không có sự chuyển giao tài sản thế chấp. Trong quan hệ thế chấp, bên thế chấp không phải giao tài sản đảm bảo cho bên nhận thế chấp. Tính chất bảo đảm được xác định bằng việc bên thế chấp sẽ phải giao cho bên nhận thế chấp những giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lý của tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp. Như vậy, khác với biện pháp cầm cố, trong quan hệ thế chấp các bên giảm thiểu được những thủ tục, công việc liên quan đến việc chuyển giao trực tiếp tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác. Các loại giấy tờ liên quan phải là bản gốc (bản duy nhất) được giao cho bên nhận thế chấp giữ. - Biện pháp thế chấp đáp ứng linh hoạt lợi ích của các bên chủ thể. Đối với bên nhận thế chấp: bên nhận thế chấp không phải giữ gìn và bảo quản tài sản bảo đảm trong thời gian thế chấp như không phải lo về kho, bến bãi, người trông coi hay các biện pháp bảo quản thích hợp cũng như không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất tài sản. Đối với bên thế chấp: bên thế chấp vẫn được tiếp tục sử dụng, khai thác công dụng của tài sản thế chấp và khả năng thu được lợi nhuận để thực hiện đúng, đầy đủ đối với bên nhận thế chấp có tính khả thi cao hơn. Tuy nhiên, biện pháp thế chấp vẫn ẩn chứa những rủi ro cho bên nhận thế chấp cao hơn so với bên nhận cầm cố. Thứ nhất, đó là việc xác định tính xác thực của các giấy tờ thế chấp. Thực tế đã chứng minh có rất nhiều bất cập xoay quanh vấn đề giấy tờ thế chấp như trường hợp: một tài sản thế chấp nhưng lại lập nhiều hồ sơ khác nhau để xin vay tiền của các ngân hàng khác nhau. Việc làm giả giấy đăng ký ô tô, xe máy, giấy chứng nhận quyền sử dụng một cách phổ biến và tinh vi đến nỗi nếu không thẩm tra cụ thể tài sản trên thực tế thì bên nhận thế chấp rất khó phát hiện ra. Thứ hai, việc giữ gìn tài sản thế chấp lại thuộc về bên có nghĩa vụ và họ có quyền khai thác, sử dụng tài sản thế chấp nếu khác nếu không có thỏa thuận khác. Như vậy, rất dễ xảy ra hiện tượng: bên thế chấp tìm cách bán tài sản thế chấp cho người khác trong thời gian thế chấp mà bên nhận thế chấp không được biết hay bên thế chấp lạm dụng quyền khai thác tài sản thế chấp dẫn đến tài sản đó bị hư hỏng, giảm sút giá trị... Tất cả đều dẫn đến khả năng không bảo đảm được quyền của bên nhận thế chấp. - Tài sản thế chấp thường có sự thay đổi trong thời hạn thế chấp và dẫn đến việc xung đột về lợi ích giữa bên nhận thế chấp với những người khác có liên quan đến tài sản thế chấp. Có thể đó là sự thay đổi về chủ thể như: bên thế chấp cho thuê tài sản thế chấp; bên thế chấp bán tài sản thế chấp hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh; có thể là sự thay đổi về giá trị như tài sản thế chấp được mua bảo hiểm và sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, có thể là sự thay đổi về trạng thái như tài sản thế chấp là tài sản được hình thành trong tương lai; Tài sản thế chấp được đầu tư thêm để tăng thêm giá trị. 3. Chủ thể của thế chấp tài sản. Trong quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên bảo đảm hay bên thế chấp. Ngược lại, bên có quyền được gọi là bên được bảo đảm hay bên nhận thế chấp. Chủ thể của thế chấp tài sản phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch nói chung. 4. Đối tượng của thế chấp. * Tài sản thế chấp là bất động sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp. Theo khoản 1 điều 174 BLDS thì bất động sản bao gồm: đất đai, nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản mà pháp luật quy định là bất động sản. Những tài sản này có giấy chứng nhận quyền sở hữu, đối với quyền sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tùy từng trường hợp, các bên có thể thỏa thuận dùng toàn bộ hoặc một phần bất động sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Nếu người có nghĩa vụ dung toàn bộ một bất động sản để thế chấp, thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Khi đối tượng thế chấp là một tài sản được bảo hiểm, thì khoản tiền bảo đảm cũng thuộc tài sản thế chấp. Hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ bất động sảm thế chấp chỉ thuộc tài sản thế chấp khi các bên có thỏa thuận khác hoặc trong trường pháp luật có quy định. Đối với những bất động sản có đăng ký quyền sở hữu, người có nghĩa vụ có thể dung một bất động sản để thế chấp nhiều nghĩa vụ dân sự khác nhau nhiều nghĩa vụ dân sự khác nhau nếu tài sản đó có giá trị lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm. * Đối tượng là động sản. Bên thế chấp có thể dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong trường hợp bên thế chấp đã dùng toàn bộ một tài sản là động sản để thế chấp mà động sản đó có cả vật chính, vật phụ thì vật chính, vật phụ đều là đối tượng của thế chấp. Nếu bên thế chấp chỉ dùng một vật chính hoặc chỉ dùng vật phụ của một tài sản để thế chấp thì đối tượng của thế chấp chỉ là phần tài sản đã được xác định. * Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Quyền bất động sản là các quyền năng đối với bất động sản. Theo quy định của pháp luật nước ta, cá nhân không có quyền sở hữu đối với đất đai, nhưng có quyền sử dụng đất và họ được dùng quyền sử dụng đất để thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. * Tài sản thế chấp là tài sản sẽ hình thành trong tương lai. Theo quy định tại khoản 1 điều 342 BLDS thì ngoài việc dùng các tài sản hiện có để thế chấp, bên có nghĩa vụ còn được dùng các tài sản sẽ hình thành trong tương lai để thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 4. Hình thức thế chấp tài sản. Việc thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được ghi trong hợp đồng chính, thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng chính. Nếu việc thế chấp được lập thành văn bản riêng, thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, hiệu lực của nó hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Vì vậy, nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với hợp đồng chính. Văn bản thế chấp phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền nếu pháp luật có quy định. Việc chứng nhận, chứng thực tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý nhà nước một cách chặt chẽ hơn đối với việc chuyển giao các bất động sản. Nếu bất động đó được dùng thế chấp để bảo đảm nhiều nghĩa vụ, thì mỗi một lần thế chấp phải được lập thành một văn bản riêng. 5. Quyền và nghĩa vụ của các bên. a, Nghĩa vụ của bên thế chấp và bên nhận thế chấp. * Bên thế chấp. - Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, phải dừng việc khai thác nếu có nguy cơ làm cho tài sản thế chấp bị hư hỏng, giảm sút giá trị. - Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có. - Không được bán; trao đổi, tặng cho, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. * Bên nhận thế chấp. - Nghĩa vụ phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp khi chấm dứt thế chấp. - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký giao dịch bảo đảm xóa đăng ký nếu có. b, Quyền của bên thế chấp và bên nhận thế chấp. * Bên thế chấp. - Được khai thác công dụng, hướng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. - Được đầu từ để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. - Được bán, thay thế tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khi đó quyền yêu cầu bên mua thanh toán, số tiền thu được trở thành tài sản thế chấp thay cho số tài sản đã bán. - Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho các bên liên quan biết; - Được nhận lại tài sản thế chấp từ người thứ ba giữ khi chấm dứt thế chấp hoặc thế chấp được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. * Bên nhận thế chấp. - Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp nếu việc sử dụng làm mất hay giảm sút giá trị tài sản đó; - Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp nhưng không được cản trở hay gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng tài sản thế chấp; - Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp; - Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn giá trị của tài sản; - Được quyền yêu cầu chuyển giao tài sản thế chấp để xử lý khi đến hạn mà có sự vi phạm nghĩa vụ; - Giám sát, kiểm tra quá trình tài sản thế chấp hình thành trong tương lai; - Yêu cầu xử lý tài sản thế chấp và được ưu tiên thanh toán theo quy định của pháp luật. 6. Xử lý tài sản thế chấp và chấm dứt quan hệ thế chấp. * Xử lý tài sản thế chấp. - Các trường hợp xử lý: + Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. + Bên thế chấp phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. + Pháp luật quy định tài sản thế chấp phải được xử lý để bên thế chấp thực hiện nghĩa vụ khác. - Các phương thức xử lý. + Phương thức xử lý tài sản thế chấp trước hết căn cứ vào sự thỏa thuận của các chủ thể như: bán tài sản bảo đảm; bên chận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp; bên nhận thế chấp nhận các khoản tiền hoặc tài sản từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợi; các quyền yêu cầu khác phát sinh từ hợp đồng; + Nếu các bên không thỏa thuận được thì tài sản thế chấp được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. - Thanh toán tiền bán tài sản thế chấp: tiền bán tài sản thế chấp được thanh toán bao gồm các khoản theo thứ tự như sau: + Chi phí bảo quản, bán tài sản và các chi phí cần thiết khác có liên quan. + Nếu nghĩa vụ là 1 khoản vay thì sẽ thanh toán tiền gốc, lãi, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại nếu có. + Nếu tiền bán tài sản còn thừa thì phải hoàn lại cho bên thế chấp; + Nếu tiền bán không đủ để thanh toán thì bên thế chấp phải trả nốt phần còn thiếu đó. * Tính chất: Phải có sự chuyển giao tài sản thế chấp từ bên thế chấp sang bên nhận thế chấp khi phải xử lý. Đây là điểm khác biệt giữa cầm cố và thế chấp. Việc chuyển giao tài sản cầm cố thông thường được thiết lập đồng thời với việc hình thành quan hệ nghĩa vụ; đôi khi việc chuyển giao này được coi như là một điều kiện để bên có nghĩa vụ được nhận một lợi ích từ bên có quyền chuyển giao. Do vậy, việc chuyển giao tài sản cầm cố được thực hiện một cách thiện chí và chủ động từ bên cầm cố. Nhưng việc chuyển giao tài sản thế chấp lại hoàn toàn khác. Thời điểm chuyển giao tài sản được thực hiện khi bên có nghĩa vụ đã được nhận lợi ích từ bên có quyền và thời điểm này có sự vi phạm nghĩa vụ của bên thế chấp. Tính chất thiện chí và chủ động rất ít từ bên thế chấp mà trong một số trường hợp bên thế chấp cố tình trì hoãn hoặc tìm cách trốn tránh không thực hiện việc chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý. Lúc này cần phải có các biện pháp tác động mang tính cưỡng chế thông qua các thủ tục tư pháp bắt buộc như: khởi kiện ra tòa; yêu cầu thi hành án. Xử lý quyền sử dụng đất được thế chấp theo thỏa thuận của các bên; nếu không có thỏa thuận hoặc không được xử lý theo thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện ra tòa án; Trong trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất thì khi xử lý tài sản gắn liền với đất, người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất đó được tiếp tục sử dụng đất. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong hợp đồng về quyền sử dụng đất giữa bên thế chấp và người sử dụng đất được chuyển giao cho người mua, người nhận chính tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. * Chấm dứt thế chấp: Quan hệ thế chấp được chấm dứt khi nghĩa vụ được bảo đảm; quan hệ thế chấp được thay thế hoặc được hủy bỏ bằng biện pháp khác; tài sản thế chấp đã được xử lý hoặc biện pháp thế chấp đươc chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. II. Tóm tắt và nhận xét về các vụ án. Vụ án thứ nhất. Bà Nguyễn Thị Lan ngụ trú tại thành phố Vũng Tàu là chủ sở hữu 3 tàu đánh cá (số hiệu: BV-9244-TS, BV-9342-TS, BV5741-TS) và đã thế chấp cho Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT) Chi nhánh tại Bà Rịa - Vũng Tàu (cho 3 hợp đồng tín dụng (HĐTD) với tổng nợ gốc 2.250 triệu đồng, thời hạn vay 12 tháng và 60 tháng) theo các hợp đồng thế chấp số 0612.0278 ngày 24/11/2006, số 0612.0299 ngày 28/12/2006 và số 0744.0003 ngày 10/1/2007 (các hợp đồng thế chấp đã được công chứng và được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm tại TP.Hồ Chí Minh). Trong tháng 4/2007, Nguyễn Thị Lan cùng 4 đồng phạm khác dùng tàu trên đi biển để cắt cáp viễn thông, khi bị khởi tố hình sự cơ quan điều tra đã kê biên và giao 3 tàu cá cho gia đình Lan quản lý. a. Cách giải quyết của Tòa án: * Phiên xét xử của Tòa án sơ thẩm: Tại bản án sơ thẩm số 83/2008/HS-ST ngày 4/4/2008, Tòa án tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tuyên: Nguyễn Thị Lan và các đồng phạm khác phạm tội “phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”, với các mức án tù từ 3 năm đến 12 năm tù; xét thấy: trước khi bị cáo này sử dụng làm phương tiện phạm tội thì 3 tàu này đã được thế chấp đã giao cho ngân hàng nên bản án đã giao cho NHCT Chi nhánh bà rịa vũng tàu cùng thi hành bản án này và gia đình bà Lan thanh lý trước thời hạn 3 HĐTD, xử lý 3 tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, phần giá trị còn lại nếu có tịch thu sung quỹ nhà nước. Ngày 18/04/2008, Viện Kiểm Sát Nhân Dân(VKSND) Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có kháng cáo nghị số 210/VKS đề nghị Tòa án Phúc thẩm căn cứ Điều 41 Bộ Luật Hình Sự (BLHS) tuyên xử lý thu 3 chiếc tàu để sung sung quỹ nhà nước (các bị cáo cũng có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt). Phiên xét xử tại Tòa án phúc thẩm : *Tại phiên tòa phúc thẩm: ngày 19/9/2009, đại diện VKSND tối cao giữ nguyên kháng nghị về việc xử lý tịch thu 3 chiếc tàu là vật chứng với nhận định: mặc dù 3 tàu cá là thế chấp hợp lệ nhưng không làm mất đi quyền sở hữu của bà Lan nên vẫn đủ điều kiện tịch thu. Phán quyết này đã đẩy các khoản nợ vay có bảo đảm hợp pháp của Lan tại ngân hàng trở thành các khoản nợ không có bảo đảm, giao dịch trên thực tế cũng trở thành vô nghĩa. Và không ai khác, chính ngân hàng – người đã làm tất cả những việc mà luật quy định phải làm giờ phải là người gánh chịu một tình huống rủi ro vốn không hề lường định. b. Cách giải quyết của nhóm chúng tôi: Theo nhóm chúng tôi thì chúng tôi không đồng ý với cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm. Bởi lẽ, Việc cấp tín dụng và xác lập các giao dịch bảo đảm tiền vay là quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng (điều 49 và điều 52 Luật các tổ chức tín dụng). Hiển nhiên các giao dịch giữa Chi nhánh NHCT Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu với bà Nguyễn Thị Lan một khi đã tiến hành hoàn toàn hợp lệ, ngay tình, thủ tục hoàn toàn hợp pháp, thì phải có hiệu lực pháp lý được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Khoản 3 Điều 323 BLDS năm 2005 quy định: giao dịch bảo đảm được đăng ký thì có giá trị pháp lý đối với người thứ ba; Nghị định 163/2006 NĐ-CP ngày 29/12/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Bộ luật dân sự về việc xác lập, thực hiện giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và xử lý tài sản bảo đảm cũng đề cập đến vấn đề này. Tuy bà Lan cũng phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng theo nhóm chúng tôi thì bà cũng phải chịu trách nhiệm dân sự nữa chứ không như quyết định của Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm được. Việc ngân hàng bỗng nhiên bị tước mất quyền trong trường hợp trên cần được xem xét thấu đáo hợp lý vì theo Điều 348 BLDS năm 2005 đã quy định nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản như sau: “1. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp;...” nhưng bên có nghĩa vụ đã không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Và theo quy định của Điều 351 quy định về quyền của bên nhận thế chấp như sau: “1. Yêu cầu bên thuê, bên mượn tài sản thế chấp trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 349 của bộ luật này phải chấm dứt việc sử dụng tài sản thế chấp, nếu việc sử dụng làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản đó; 2. Được xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc sử dụng, khai thác tài sản thế chấp;...”. Như vậy qua những quy định trên của BLDS thì chúng ta cũng có thể thấy bên có nghĩa vụ không được mang tài sản đã thế chấp đi tham gia các giao dịch khác và bên có quyền thì có những quyền cũng không nhỏ vừa trực tiếp vừa gián tiếp: trực tiếp xem xét và kiểm tra tài sản thế chấp; còn gián tiếp yêu cầu xử lý tài sản... Theo nhóm chúng tôi về vụ việc này nên giải quyết như sau: Về trách nhiệm hình sự thì Bà Nguyễn Thị Lan và đồng bọn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”, với các mức án tù từ 3 năm đến 12 năm tù. Còn việc 3 chiếc tàu sẽ giải quyết theo hậu quả pháp lý dân sự: 3 chiếc tàu của bà Lan sẽ xử lý theo phương thức bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với NHCT chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu, sau khi xử lý xong nếu tài sản đó còn dư sau khi thanh toán cac nghĩa vụ dân sự thì có thể xung quỹ Nhà nước. Cách thứ 2, vì 3 chiếc tàu là tang vật gây án nên theo luật Tố tụng hình sự thì phải tịch thu và sung công quỹ nhưng làm như vậy không đảm bảo được lợi ích của bên nhận thế chấp là NHCT. Vì vậy, muốn bảo vệ lợi ích của NHCT thì ta có thể lưu ý đến một biện pháp: các bên thỏa thuận với nhau để thay đổi biện pháp thế chấp bằng một biện pháp bảo đảm khác (khoản 2 điều 357 về chấm dứt thế chấp tài sản). 2. Vụ án thứ hai. Ngày 27/4/2010, tại trụ sở tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lí số 54/2010/TLPT – DS ngày 29/3/2010 về việc “tranh chấp đòi tài sản”. Do bản án sơ thẩm dân sự số 01/2010/DS-ST ngày 03/2010 của tòa án nhân dân quận Đống Đa bị kháng cáo. Theo quyết định đưa vụ án xét xử phúc thẩm số 210/2010/QĐXX- PT ngày 20/04/2010 giữa các
Luận văn liên quan