Đề tài Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ởHà Nội)

CEO - Chief Executive Officer được coi là linh hồn của doanh nghiệp. Kể từ khi xuất hiện người CEO đầu tiên trên thế giới khoảng 150 năm trước, đến nay số lượng CEO ngày càng đông đảo. Với tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng của CEO đối với sự thịnh vượng của doanh nghiệp, sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, mối quan tâm đối với CEO ngày càng gia tăng, đã và vẫn sẽ còn là vấn đề thời sự. Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài CEO nhưng những nghiên cứu về tố chất, hành động lãnh đạo nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của CEO vẫn còn rất ít. Trong vòng 2 thập kỷ qua, các nghiên cứu về đội ngũ quản trị cấp cao và ảnh hưởng của họ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng gia tăng (Canella, 1997; Childs & Wolff, 1972; Finklestein & Hambrick, 1996; Waldman, Javidan, & Varella, 2004). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến hành động vàchất lượng lãnh đạo của CEO. Finkelstein(1992) cho rằng cần phải xem xét các tố chất lãnh đạo của đội ngũ quản trị cấp cao ảnh hưởng như thế nào tới đội ngũ cộng sự và tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Waldman, Javidan, Varella (2004) cho rằng “ngày càng có xu hướng cho rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu là do hành động của đội ngũ quản trị cấp cao”. Ở Việt Nam xuất hiện tình trạng phổ biến ở các doanh nghiệp là thừa quản lý, thiếu lãnh đạo, thiếu những người có khả năng truyền cảm xúc, xác định tầm nhìn và cuốn hút mọi nhân sự trong công ty. Hiện ở Việt Nam cũng đang tồn tại ba sai lầm phổ biến trong tư duy về quản lý và lãnh đạo: thứ nhất,cứ nghĩ quản lý là lãnh đạo và ngược lại; thứ hai, lãnh đạo ám chỉ những người ở vị trí cao nhất trong một cấu trúc tổ chức; thứ ba, lãnh đạo là thiên bẩm. Bên cạnh đó, các consố thống kê dưới đây đều cho thấy thực trạng đáng báo động về chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp cũng như năng lực lãnh đạo và điều hành của CEO Việt Nam. Cụ thể: cuộc điều tra của Bộ Kế hoạch và đầu tư tại 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh thành chỉ ra 43,3% người chèo lái công ty có trình độ học vấn dưới cấp ba, 3,7% số chủ doanh nghiệp trìnhđộ thạc sĩ trở lên. Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển cũng chỉ ra 65% trong số2.000 chủ doanh nghiệp tại Hà Nội từng là cán bộ lãnh đạo, công chức ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước được đề bạt, bổ nhiệm chức vụ hơn là vì những thành tích xuất sắc trong lãnh đạo; khoảng 15% CEO là những doanh nhân thuộc gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời; phần ít ỏi còn lại là CEO tự lực cánh sinh lớn lên. Vấn đề đào tạo CEOcó chất lượng được các chuyên gia kinh tế cho là chuyện cấp bách của Việt Nam khi đã gia nhập WTO[1].Cho đến nay, sau gần 30 năm đổi mới, chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức và khó khăn lớn trong bối cảnh môi trường kinhdoanh quốc tế, khu vực và trong nước đầy biến động, khủng hoảng trên diện rộng liênquan đến nhiều quốc gia, khu vực. Các CEO là người “đứng mũi chịu sào” sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất điều hành con tầu doanh nghiệp ra khơi, gánh nặng này đang đặt trên vai các CEO.Thách thức lớn của CEO Việt Nam trong thế giới phẳng là các kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử 2 dụng ngoại ngữ, năng lực lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, Trong đó, năng lực lãnh đạo của CEO là nhân tố quyết định lớn đến sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất của năng lực lãnh đạo và nâng cao năng lực lãnh đạo của các CEO là việc làm bức thiết. Với những phân tích trên đây tác giả đã lựa chọn đề tài luận án “Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ởHà Nội)”để nghiên cứu

pdf12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2440 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ởHà Nội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của nghiên cứu CEO - Chief Executive Officer được coi là linh hồn của doanh nghiệp. Kể từ khi xuất hiện người CEO đầu tiên trên thế giới khoảng 150 năm trước, đến nay số lượng CEO ngày càng đông đảo. Với tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng của CEO đối với sự thịnh vượng của doanh nghiệp, sự tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, mối quan tâm đối với CEO ngày càng gia tăng, đã và vẫn sẽ còn là vấn đề thời sự. Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về đề tài CEO nhưng những nghiên cứu về tố chất, hành động lãnh đạo nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của CEO vẫn còn rất ít. Trong vòng 2 thập kỷ qua, các nghiên cứu về đội ngũ quản trị cấp cao và ảnh hưởng của họ tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng gia tăng (Canella, 1997; Childs & Wolff, 1972; Finklestein & Hambrick, 1996; Waldman, Javidan, & Varella, 2004). Các nghiên cứu này đều chỉ ra rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp có liên quan chặt chẽ đến hành động và chất lượng lãnh đạo của CEO. Finkelstein (1992) cho rằng cần phải xem xét các tố chất lãnh đạo của đội ngũ quản trị cấp cao ảnh hưởng như thế nào tới đội ngũ cộng sự và tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Waldman, Javidan, Varella (2004) cho rằng “ngày càng có xu hướng cho rằng kết quả hoạt động của doanh nghiệp tốt hay xấu là do hành động của đội ngũ quản trị cấp cao”. Ở Việt Nam xuất hiện tình trạng phổ biến ở các doanh nghiệp là thừa quản lý, thiếu lãnh đạo, thiếu những người có khả năng truyền cảm xúc, xác định tầm nhìn và cuốn hút mọi nhân sự trong công ty. Hiện ở Việt Nam cũng đang tồn tại ba sai lầm phổ biến trong tư duy về quản lý và lãnh đạo: thứ nhất, cứ nghĩ quản lý là lãnh đạo và ngược lại; thứ hai, lãnh đạo ám chỉ những người ở vị trí cao nhất trong một cấu trúc tổ chức; thứ ba, lãnh đạo là thiên bẩm. Bên cạnh đó, các con số thống kê dưới đây đều cho thấy thực trạng đáng báo động về chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp cũng như năng lực lãnh đạo và điều hành của CEO Việt Nam. Cụ thể: cuộc điều tra của Bộ Kế hoạch và đầu tư tại 63.000 doanh nghiệp ở 36 tỉnh thành chỉ ra 43,3% người chèo lái công ty có trình độ học vấn dưới cấp ba, 3,7% số chủ doanh nghiệp trình độ thạc sĩ trở lên. Khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển cũng chỉ ra 65% trong số 2.000 chủ doanh nghiệp tại Hà Nội từng là cán bộ lãnh đạo, công chức ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước được đề bạt, bổ nhiệm chức vụ hơn là vì những thành tích xuất sắc trong lãnh đạo; khoảng 15% CEO là những doanh nhân thuộc gia đình có truyền thống kinh doanh lâu đời; phần ít ỏi còn lại là CEO tự lực cánh sinh lớn lên. Vấn đề đào tạo CEO có chất lượng được các chuyên gia kinh tế cho là chuyện cấp bách của Việt Nam khi đã gia nhập WTO[1]. Cho đến nay, sau gần 30 năm đổi mới, chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức và khó khăn lớn trong bối cảnh môi trường kinh doanh quốc tế, khu vực và trong nước đầy biến động, khủng hoảng trên diện rộng liên quan đến nhiều quốc gia, khu vực. Các CEO là người “đứng mũi chịu sào” sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất điều hành con tầu doanh nghiệp ra khơi, gánh nặng này đang đặt trên vai các CEO.Thách thức lớn của CEO Việt Nam trong thế giới phẳng là các kiến thức về luật pháp quốc tế, khả năng sử 2 dụng ngoại ngữ, năng lực lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp, …Trong đó, năng lực lãnh đạo của CEO là nhân tố quyết định lớn đến sự thành công của tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, nghiên cứu và làm sáng tỏ bản chất của năng lực lãnh đạo và nâng cao năng lực lãnh đạo của các CEO là việc làm bức thiết. Với những phân tích trên đây tác giả đã lựa chọn đề tài luận án “Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam (Khảo sát nghiên cứu ở Hà Nội)” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu, đối tượng, và phạm vi nghiên cứu 2.1.Mục tiêu nghiên cứu Trong khuôn khổ luận án của mình, tác giả chọn chủ đề năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam để nghiên cứu và đề ra một số mục tiêu cơ bản sau:  Hệ thống hóa các quan điểm về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo để làm rõ bản chất của năng lực lãnh đạo, làm rõ sự khác nhau căn bản giữa lãnh đạo và quản trị.  Hệ thống hóa các quan điểm về CEO, làm rõ đặc thù nghề CEO nói chung và đội ngũ CEO Việt Nam nói riêng.  Nhận diện các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam.  Phân tích thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam thông qua các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo và ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp.  Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam . 2.2 Đối tượng nghiên cứu Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam. (Năng lực lãnh đạo được hiểu là tổng hợp các tố chất lãnh đạo, kiến thức lãnh đạo và hành động lãnh đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ của người CEO). 2.3 Phạm vi nghiên cứu  Về không gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Hà Nội.  Về thời gian: Luận án nghiên cứu năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam giai đoạn 2009 -2012 và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam trong giai đoạn tới. 3. Câu hỏi quản lý Cần làm gì để nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam trong giai đoạn tới? 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:  Đâu là những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam ?  Có sự khác biệt trong nhận thức và đánh giá về các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam giữa bản thân CEO và những người ”sát sườn”không?  Năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam ảnh hưởng như thế nào tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp?  Làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam? 3 ( Đội ngũ “sát sườn” được hiểu là những người tương tác với CEO trực tiếp và thường xuyên nhất trong doanh nghiệp như: thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, trưởng/phó các phòng ban và đơn vị trực thuộc...) 5. Đóng góp mới của luận án  Về mặt học thuật, lý luận: Thứ nhất, thông qua phân tích so sánh các quan điểm về “năng lực”, luận án đã luận giải sự khác biệt giữa các thuật ngữ “năng lực” được sử dụng trên thế giới. Luận án cũng đã tổng hợp các quan điểm phân biệt quản trị và lãnh đạo, đúc kết vai trò của năng lực lãnh đạo đối với cương vị quản trị, điều hành nhằm giúp các nhà quản trị điều hành Việt Nam tránh nhầm lẫn và đánh đồng hoạt động quản trị và lãnh đạo là một để có thể quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Luận án cũng góp phần tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp sau về năng lực lãnh đạo ở Việt Nam. Thứ hai, luận án đã kết hợp các lý thuyết về mô hình năng lực cá nhân, năng lực lãnh đạo, các lý thuyết về lãnh đạo để xây dựng và kiểm định mô hình phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của CEO tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây là cơ sở, nền tảng để đề xuất các giải pháp, kiến nghị.  Về thực tiễn: Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù các tố chất và hành động lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam chưa đáp ứng yêu cầu và mong đợi của thuộc cấp. Tuy vậy, kết quả cũng cho thấy “các bên” đều có “tiếng nói chung” khi đánh giá tầm quan trọng của tố chất lãnh đạo và hành động lãnh đạo tới năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam Thứ hai, kết quả kiểm định cho thấy, mô hình nghiên cứu được đề xuất thích hợp với bộ dữ liệu khảo sát và giả thuyết đề ra được chấp nhận. Trong đó, yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo có ảnh hưởng mạnh nhất đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp là hành động lãnh đạo, tiếp đó là tố chất lãnh đạo và cuối cùng là kiến thức lãnh đạo. Thứ ba, luận án đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam dựa trên các yếu tố đã được kiểm định ở trên. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu và nhận dạng cơ hội nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu của luận án. Chương 3: Phương pháp luận nghiên cứu. Chương 4: Thực trạng năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam. Chương 5:Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ NHẬN DẠNG CƠ HỘI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về năng lực lãnh đạo 1.1.1. Các nghiên cứu ở ngoài nước Ở khía cạnh tố chất lãnh đạo, lý thuyết tố chất cá nhân đã chỉ ra một số đặc tính nhất định đảm bảo cho sự thành công của người lãnh đạo - nếu người lãnh đạo có những tố chất ấy thì thường có năng lực lãnh đạo. Chúng ta thường nghe nói: anh ta sinh ra để làm lãnh đạo, cô ấy là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Câu nói này ám chỉ rằng cá nhân có những tố chất đặc biệt nào đó sẽ có năng lực lãnh đạo. Stogdill (1948, 1974) phát hiện một nhóm tố chất thường xuất hiện ở các cá nhân lãnh đạo gồm: thông minh, có trách nhiệm, tự tin, có năng lực xã hội, hoạt bát, sáng suốt, sáng kiến, kiên định; ngòai đặc tính cá nhân thì còn có các nhân tố thuộc về bối cảnh làm nên năng lực lãnh đạo. Theo đó, 10 tố chất cá nhân ảnh hưởng thuận chiều đến năng lực lãnh đạo, gồm: Có trách nhiệm, nghị lực và kiên định về mục tiêu chung, dám chấp nhận rủi ro, có chính kiến trong giải quyết các vấn đề, đề cao các sáng kiến, tự tin, nhạy cảm, thiện chí, giảm thiểu và hạn chế căng thẳng cá nhân, sẵn sàng tha thứ trước thất bại và sai lầm của người khác,năng lực gây ảnh hưởng với người khác, năng lực xây dựng và kiểm sóat hệ thống truyền thông xã hội. Lord et al.(1986) coi thông minh, nam tính và khả năng gây ảnh hưởng là tố chất liên quan chặt chẽ đến người lãnh đạo bất kể trong bối cảnh nào. Marlove (1986) phát hiện thông minh cảm xúc cho phép người lãnh đạo có thể thấu hiểu được suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của người khác để hành động phù hợp hơn. Kirpatrick và Locke (1991) chỉ ra: lãnh đạo khác với những người khác ở các đặc tính sau: tự tin, am hiểu nhiệm vụ, khả năng nhận thức, liêm chính ngay thẳng, năng lực thôi thúc và truyền động lực, nhiệt tình nhiệt huyết. Tố chất này có thể do bẩm sinh, cũng có thể do đào tạo rèn luyện mà có; giúp chúng ta nhận diện nhà lãnh đạo và là một phần không thể thiếu của năng lực lãnh đạo. Smith và Foti (1998) phát hiện một số tố chất lãnh đạo như sự thông minh hơn người, tự tin, vượt trội. Mumford, et al (2000) cho rằng có 3 đặc tính cá nhân làm nên năng lực người lãnh đạo : sẵn sàng đối mặt với khó khăn và tận dụng nó như là cơ hội để phát triển, luôn có khả năng gây ảnh hưởng, cam kết xã hội.[8] . Như vậy, có rất nhiều tô chất lãnh đạo đã được các tác giả trước đây nghiên cứu như: thông minh, nam tính, trách nhiệm, đáng tin cậy, quyết đoán, dũng cảm, sáng tạo, tỉ mỉ, hướng ngoại, quyết đoán, vị tha.... Ở khía cạnh kiến thức lãnh đạo, những hiểu biết chung về thuật lãnh đạo của cá nhân, Schein (1996) cho rằng năng lực lãnh đạo bao gồm: Khả năng nhận thức hơn người và sự thấu hiểu về bản thân và về thế giới xung quanh; Động lực hơn người giúp họ học hỏi và thay đổi; Năng lực xúc cảm đủ để quản trị bản thân và người khác; Năng lực mới phân tích và phát hiện những ảnh hưởng của văn hóa, đặc biệt là những ảnh hưởng tích cực của nó trong lãnh đạo; Thu hút sự tham gia của cấp dưới; Sẵn sàng trao quyền theo năng lực, cho phép và khuyến khích kiểu lãnh đạo dựa trên sự nuôi dưỡng lòng nhiệt tình và tham mưu của cấp dưới. 5 House (1996) và Howard (1995) cho rằng năng lực lãnh đạo là nhận diện được những hạn chế, phân tích các kết quả, sự phối hợp, mong muốn đạt mục tiêu. Bass (1999), Zaccaro, et al (1991) cho rằng: năng lực lãnh đạo liên quan đến các hiểu biết xã hội như: truyền thông và giao tiếp, thuyết phục, đàm phán, huyấn luyện, quản trị xung đột. Quay trở lại với công trình nghiên cứu của Bass (1981,1997) đã được nhắc đến ở trên, các kiến thức lãnh đạo được đề cập đến trong bảng 1.4. Bảng 1.4 : Các kiến thức lãnh đạo đã được đề cập trong các nghiên cứu Tác giả/năm Năng lực nhận thức Năng lực hòa đồng và thích nghi với người khác Năng lực nghề nghiệp Năng lực chiến lược Mahoney et al. (1965) Kiểm tra Người tham vấn Đàm phán Phối hợp Chỉ huy Hoạch định Đánh giá Mintzberg (1973) Chỉ huy Truyền bá Người lãnh đạo Người đàm phán Người điều khiển Người phân bổ nguồn lực Người phát ngôn Người liên lạc Katz & Kahn (1978) Truyền bá và thu thập thông tin Các mối quan hệ cộng sự Giám sát Am hiểu chuyên môn Phân bổ nguồn lực Nhận thức hệ thống Ra quyết định Giải quyết vấn đề Lau & Pavett (1980) Kanungo & Misra (1992) Định hướng con người Tài trí hơn người Năng lực nhận thức đa dạng Các kỹ năng giải quyết vấn đề Năng lực nhận thức ở mức độ cao Hooijberg, Hunt, & Dodge (1997) Năng lực xã hội đa dạng Connelly et al. (2000) Năng lực nhận thức chung Nhận thức về mặt xã hội Mumford, Marks, et al. (2000) Nhận thức về mặt xã hội Zaccaro (2001) Năng lực nhận thức cơ bản Năng lực xã hội Am hiểu chuyên môn Nguồn: Peter G. Northouse (2004), Leadership - theory and practice- 5th ed . Ở khía cạnh hành động lãnh đạo, việc người lãnh đạo có tố chất lãnh đạo, có hiểu biết và vận dụng được những hiểu biết về thuật lãnh đạo mới chỉ được coi là “điều kiện cần” của năng lực lãnh đạo, “điều kiện đủ” là với tố chất và kiến thức lãnh đạo ấy, người lãnh đạo thể hiện hành động lãnh đạo tổ chức ấy như thế nào trên thực tế. Hành động lãnh đạo ở đây có thể là hành vi (behavior) hoặc là hành động (action) trong tình huống cụ thể. Có rất nhiều nghiên cứu về lãnh đạo đã chuyển trọng tâm nghiên cứu tố chất lãnh đạo sang hành vi lãnh đạo như trường phái lý thuyết hành vi, Avolio et 6 al.(2004a), Judge & Piccolo (2004), phát hiện có mối liên hệ thuận chiều giữa người lãnh đạo theo kiểu chuyển giao với kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở bất cứ bối cảnh nào, và ở bất cứ cấp độ lãnh đạo nào (trong đó, người lãnh đạo kiểu chuyển giao được chú trọng bởi những hành động lãnh đạo mà anh ta làm trên thực tế). Nội dung thứ ba này của năng lực lãnh đạo phụ thuộc vào bối cảnh tổ chức cụ thể cũng như những nghiên cứu và tình huống cụ thể. Tổng quan các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo cho thấy có rất ít công trình nghiên cứu kết hợp tố chất và hành động lãnh đạo và ảnh hưởng của nó tới kết quả hoạt động của tổ chức cũng như hiệu quả của lãnh đạo (Theo Avolio, 2007). Khi kết hợp tố chất và hành động lãnh đạo thì chúng giải thích được tối thiểu 31% sự khác biệt trong hiệu quả lãnh đạo. Xét riêng ảnh hưởng của từng yếu tố thì hành động lãnh đạo có khuynh hướng ảnh hưởng tới hiệu quả lãnh đạo mạnh hơn so với tố chất lãnh đạo. Song tựu chung lại, nghiên cứu chỉ ra rằng mô hình nghiên cứu kết hợp giữa tố chất và hành động lãnh đạo là có ý nghĩa. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Nếu như ở nước ngoài, các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo vô cùng đa dạng (dựa vào tố chất lãnh đạo, vấn đề giới tính, cấp độ lãnh đạo, hành vi, năng lực lãnh đạo của các nhà lãnh đạo trong một ngành cụ thể như y tế, bảo hiểm…) thì ở Việt Nam hiện có không nhiều nghiên cứu về năng lực lãnh đạo và đặc biệt là năng lực lãnh đạo của CEO . Tác giả đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài của luận án sau:  LATS “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Giám đốc doanh nhiệp nhà nước-khảo sát nghiên cứu ở tỉnh Nam Định”, Trần Văn Đẩu, 2001 chủ yếu nghiên cứu vai trò người giám đốc trong phạm vi khối doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định, chưa đề cập đến năng lực, hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực lãnh đạo của CEO.  Công trình nghiên cứu “Đánh giá năng lực giám đốc điều hành qua mô hình ASK”, Lê Quân, 4/2011, chuyên san Kinh tế, kinh doanh, tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội đã ứng dụng mô hình năng lực ASK để đánh giá năng lực quản lý điều hành chung của CEO, không đi sâu vào năng lực lãnh đạo. Công trình đã đưa ra kết luận nhất định về thực trạng năng lực giám đốc điều hành Việt Nam.  Báo cáo “Kết quả khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam”, Phùng Xuân Nhạ và cộng sự, 2012, đã đưa ra bức tranh tổng quát về năng lực điều hành doanh nghiệp của các lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam ngoài quốc doanh có những ưu điểm nhất định như sự quyết đoán, lạc quan về tương lai, có khả năng tạo dựng quan hệ… song bên cạnh đó còn nhiều “lỗ hổng” như kỹ năng quản trị con người yếu, kỹ năng dự báo kém…Kết quả của báo cáo cũng cho thấy năng lực lãnh đạo của CEO không được nghiên cứu sâu.  Bài viết “Nâng cao năng lực lãnh đạo điều hành của CEO Việt Nam trong môi trường kinh doanh đầy biến động”, Nguyễn Mạnh Hùng, 2012, Kỷ yếu ngày nhân sự Việt Nam đã phát hiện các CEO Việt Nam có ưu điểm nhất định là quyết đoán, sáng tạo, hiểu biết về quản lý điều hành, có kỹ năng giao tiếp… bên cạnh đó CEO Việt Nam còn bộc lộ những nhược điểm như: thiếu sự đoàn kết, kỷ luật lao động chưa 7 cao, …Song ngay từ tên công trình nghiên cứu cho thấy tác giả đã không tách bạch trong nghiên cứu giữa năng lực lãnh đạo với năng lực quản lý điều hành của CEO.  Luận án tiến sĩ ”Năng lực lãnh đạo- nghiên cứu tình huống của lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam”, Đặng Ngọc Sự, 2012, CIEM nhấn mạnh vào việc đánh giá năng lực lãnh đạo thông qua sử dụng mô hình năng lực lãnh đạo theo bộ phận cấu thành gồm 7 năng lực ”con” (tầm nhìn chiến lược, động viên khuyến khích, phân quyền uỷ quyền, gây ảnh hưởng và xây dựng hình ảnh, ra quyết định, hiểu mình hiểu người, giao tiếp lãnh đạo) và đối tượng nghiên cứu là lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (không chỉ có CEO).  Đề tài cấp Bộ ”Nâng cao năng lực lãnh đạo của các giám đốc điều hành doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Trần thị Vân Hoa, 2011 đã có đóng góp trong việc nhận diện khung năng lực, xác định khoảng cách ”có” và ”cần” về năng lực lãnh đạo của CEO Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình ASK, đề tài đã phác thảo những tố chất, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo cần có của CEO Việt Nam. Tuy nhiên, do lựa chọn các tiêu chí đánh giá năng lực lãnh đạo phủ khắp nội dung về kiến thức, kỹ năng và tố chất lãnh đạo nên đề tài không tránh khỏi dàn trải, các kỹ năng lãnh đạo trong nghiên cứu có đôi chỗ không tách bạch được với kỹ năng quản trị. Đề tài thiếu nội dung tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan nên thiếu đi tính chặt chẽ về mặt lý luận và thực tiễn cho việc thực hiện nghiên cứu, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về năng lực lãnh đạo được thực hiện với đối tượng quản trị điều hành doanh nghiệp. Quá trình tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu cũng cho thấy chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ CEO với kết quả hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện ở Việt Nam. Trên thế giới, các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo với kết quả hoạt động của doanh nghiệp cũng đã được thực hiện nhưng ở phạm vi hẹp như: mối liên hệ giữa tố chất lãnh đạo và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo và kết quả hoạt động của doanh nghiệp....Vì vậy, tác giả hướng nghiên cứu của mình vào giải quyết những “khoảng trống” để tiếp tục hòan thiện khoa học lãnh đạo. Như vậy, nếu tách rời chủ đề nghiên cứu của luận án là năng lực lãnh đạo và CEO thì ngay cả ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu. Bản thân CEO là nhà quản trị doanh nghiệp cũng đồng thời là nhà lãnh đạo nên việc sử dụng cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo làm nền tảng cơ sở cho nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của CEO (với những đặc thù nhất định) là hoàn toàn phù hợp . 1.2. Nhận dạng cơ hội nghiên cứu Từ việc tổng quan các tài liệu cũng như phân tích về sự nhất quán c
Luận văn liên quan