Đề tài Năng lực thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Bến Tre

Dân chủ (DC) xã hội chủ nghĩa (XHCN) vừa là mục tiêu vừa là động lực của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nhà nước đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật (PL) của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo nhà nước và xã hội, nhất là trong thời kỳ đổi mới Đảng ta đã rút ra bài học quan trọng: Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia có hiệu quả vào quản lý nhà nước phải đi đôi với việc đẩy mạnh đấu tranh khắc phục tình trạng quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ, kết hợp giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, thực hiện dân chủ ở cơ sở. Từ bài học kinh nghiệm trên ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Chỉ thị số 30/CT-TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể hóa Chỉ thị này, ngày 15/5/1998, Chính phủ ra Nghị định số 29/NĐ-CP ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, đến ngày 07/7/2003 Nghị định này đã được thay thế bằng Nghị định số 79/NĐ-CP. Dấu mốc pháp lý quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của DC ở cơ sở (CS) là việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (20/4/2007). Thực hiện pháp luật (THPL) về DC ở xã, phường, thị trấn nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, phường, thị trấn, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền (CQ) và các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn trong sạch, vững mạnh; ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái; quan liêu, tham nhũng, góp phần vào sự nghiệp “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, theo định hướng XHCN. Vai trò đó của PL về DC ở CS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng là năng lực (NL) THPL của đội ngũ cán bộ (CB) CQ cấp xã (CX). Đây là vấn đề có tính phổ biến đối với các địa phương trong cả nước, là chủ trương quan trọng của Chính phủ, được đề ra tại Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại Hội nghị tổng kết 6 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở do Ban Dân vận Trung ương tổ chức.

doc86 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2720 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Năng lực thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cán bộ chính quyền cấp xã tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUANVAN.doc
  • docbia.doc
Luận văn liên quan