Múa rối là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của vùng ruộng nước, là một sản phẩm văn hoá kết tinh của óc sáng tạo, trí thông minh, tài khéo léo của người nông dân trồng lúa nước vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
Nghệ thuật rối nước vốn bình dị như hạt lúa, củ khoai. Nó đã ăn sâu bám chắc vào mảnh đất dân gian, gắn bó chặt chẽ với truyền thống dân tộc, với hội hè, đình đám. Nó nằm bí truyền, phân tán trong các phường hội và đã cùng dân tộc ta lớn lên trong chiến thắng thiên tai từ hàng nghìn năm nay. Sân khấu rối nước là nơi trình bày tổng hợp hài hoà các nghệ thuật điêu khắc, sơn thếp, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ, văn học, sân khấu truyền thống. Nó đã mang lại cho người xem sự động viên khích lệ một nhận thức tư tưởng, quan niệm sống về cái chân, thiện mỹ Qua những con người, những cảnh vật, nhân vật, những sự việc gần bũi thân quen.
Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam được giới thiệu trên sách báo, phim ảnh, triển lãm, vô tuyến tuyền hình, ở các hội nghị, liên hoan múa rối thế giới, ở các nước Ấn Độ. Nhật Bản, Đức đến các cơ sở ở Thái Bình: Ở Nguyễn, Đống
Gìn giữ và phát triển những gì mà Thái Bình đã có được về nghệ thuật rối nước là một đóng góp rất đáng kể vào kho tàng văn hoá của dân tộc ta. Việc khôi phục, phát triển và nâng cao nghệ thuật múa rối nước cổ truyền dân tộc không thể không lấy vốn của cha ông để lại làm cơ sở. Và Thái Bình cũng sẽ là một nòng cốt của việc khôi phục, phát triển và nâng cao nghệ thuật múa rối nước truyền thống.
Hiện nay vấn đề khôi phục và phát triển nghệ thuật rối nước đã và đang được đông đảo các ngành, các cấp, bộ Văn hoá thông tin, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện. Nó là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của người dân vùng ruộng nước, chúng ta cần phải có cái nhìn, nhận xét đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc khôi phục và phát triển bộ môn nghệ thuật múa rối nước nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thái Bình được xem là một trong những cái nôi sản sinh ra bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Do vậy nó cũng cần phải được nghiên cứu để thấy rõ được vài trò là nòng cốt của việc khôi phục và phát triển này.
40 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4492 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Lịch sử
------
Nghệ thuật múa rối nước
Thái Bình
Niên luận
Ngành: Lịch sử
Chuyên ngành: Dân tộc học
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Sĩ Giáo
LỜI MỞ ĐẦU
Múa rối là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của vùng ruộng nước, là một sản phẩm văn hoá kết tinh của óc sáng tạo, trí thông minh, tài khéo léo của người nông dân trồng lúa nước vùng Đồng Bằng Bắc Bộ.
Nghệ thuật rối nước vốn bình dị như hạt lúa, củ khoai. Nó đã ăn sâu bám chắc vào mảnh đất dân gian, gắn bó chặt chẽ với truyền thống dân tộc, với hội hè, đình đám. Nó nằm bí truyền, phân tán trong các phường hội và đã cùng dân tộc ta lớn lên trong chiến thắng thiên tai từ hàng nghìn năm nay. Sân khấu rối nước là nơi trình bày tổng hợp hài hoà các nghệ thuật điêu khắc, sơn thếp, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ, văn học, sân khấu truyền thống. Nó đã mang lại cho người xem sự động viên khích lệ một nhận thức tư tưởng, quan niệm sống về cái chân, thiện mỹ… Qua những con người, những cảnh vật, nhân vật, những sự việc gần bũi thân quen.
Nghệ thuật múa rối nước Việt Nam được giới thiệu trên sách báo, phim ảnh, triển lãm, vô tuyến tuyền hình, ở các hội nghị, liên hoan múa rối thế giới, ở các nước Ấn Độ. Nhật Bản, Đức… đến các cơ sở ở Thái Bình: Ở Nguyễn, Đống…
Gìn giữ và phát triển những gì mà Thái Bình đã có được về nghệ thuật rối nước là một đóng góp rất đáng kể vào kho tàng văn hoá của dân tộc ta. Việc khôi phục, phát triển và nâng cao nghệ thuật múa rối nước cổ truyền dân tộc không thể không lấy vốn của cha ông để lại làm cơ sở. Và Thái Bình cũng sẽ là một nòng cốt của việc khôi phục, phát triển và nâng cao nghệ thuật múa rối nước truyền thống.
Hiện nay vấn đề khôi phục và phát triển nghệ thuật rối nước đã và đang được đông đảo các ngành, các cấp, bộ Văn hoá thông tin, Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện. Nó là một nghệ thuật diễn xướng độc đáo của người dân vùng ruộng nước, chúng ta cần phải có cái nhìn, nhận xét đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc khôi phục và phát triển bộ môn nghệ thuật múa rối nước nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng trong việc xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Thái Bình được xem là một trong những cái nôi sản sinh ra bộ môn nghệ thuật độc đáo này. Do vậy nó cũng cần phải được nghiên cứu để thấy rõ được vài trò là nòng cốt của việc khôi phục và phát triển này.
CHƯƠNG I
THÁI BÌNH – ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
I. Khái quát về điều kiện tự nhiên và xã hội Thái Bình
1. Điều kiện tự nhiên
Thái Bình là một tỉnh nằm lọt trong lòng châu thổ Bắc Bộ, phía Bắc và đông bắc tiếp giáp với Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, phía Tây và Nam tiếp giáp với Nam Định, được giới hạn bởi các con sông: Sông Hồng, sông Luộc, sông Hoá, và vịnh Bắc Bộ.
Vị trí này được xác định từ ngày 21- 3- 1890, khi toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, trên cơ sở cắt phần đất các huyện Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thuỵ Anh, Thanh Quan, Tiền Hải, Trực Định, Vũ Thư, Thư Trì của tỉnh Nam Định, và huyện Thần Khê của tỉnh Hưng Yên hợp thành năm 1894. Hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà của tỉnh Hưng Yên được cắt về Thái Bình, và tên gọi địa dư diên cách của Thái Bình từ đó đến nay về cơ bản không thay đổi.
Là một vùng đất vốn là bãi biển, được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, sông Trà Lý… Cho đến ngày nay vùng ven biển của Thái Bình vẫn không ngừng được bồi đắp, mỗi năm thêm chừng từ 1 - 1,2 km2.
Nằm trong hệ thống sông ngòi chằng chịt ở nội địa, sông Trà Lý chiếm một địa vị quan trọng. Nó chia tỉnh Thái Bình ra làm hai khu vực: Phía Bắc gồm các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng và Thái Thuỵ. Phía Nam gồm các tỉnh Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải và thành phố Thái Bình.
Thái Bình là tỉnh Đồng Bằng khá thấp, phía tây bắc có mặt bằng hơi cao so với phía Nam. Qua kết quả khảo sát sơ bộ về những di chỉ, di tích lịch sử, những hiện vật và tài liệu hiện có của phòng Bảo tồn, Bảo tàng Thái Bình, bước đầu chúng ta thấy được vùng đất thuộc các huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ, bắc Đông Hưng, bắc Vũ Thư ngày nay thuộc hương Đa Cương và hương Thái Bình có cấch ngày nay khoảng trên hai nghìn năm. Các vùng đất còn lại của tỉnh được lần lượt hình thành ở các thời kỳ sau đó cho đến cuối thế kỷ XIX.
Nằm trong địa vực Đồng bằng sông Hồng nhưng cảnh quan Thái Bình mang nét độc đáo là tỉnh Đồng bằng duy nhất của cả nước không có đồi núi. Ngày nay, nếu nhìn trên đại thể thì cảnh quan tự nhiên và cảnh quan văn hoá ở các cùng trong tỉnh không khác nhau nhiều lắm.
Lịch sử hình thành, những đặc điểm về cảnh quan tự nhiên là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát sinh phát triển của văn hoá truyền thống và hiện đại. Nó quy định sự phát triển đa dạng của văn hoá. Bên cạnh đó, cảnh quan tự nhiên do tác động của bàn tay con người đã trở thành cảnh quan văn hoá, và mối quan hệ, tương tác giữa cảnh quan tự nhiên và văn hoá cũng vận động, biến đổi không ngừng theo tiến trình phát triển của lịch sử.
2. Về xã hội
Hàng vạn năm về trước, Đồng bằng sông Hồng vốn là một vùng đất đai màu mỡ, địa hình và khí hậu thuận lợi. Các di chỉ khảo cổ học đã chứng minh được rằng con người đã sinh sống ở đây từ rất sớm. Nền văn hoá đồng bằng sông Hồng được hình thành từ hơn 4000 năm về trước, mà thổ dân có gốc Việt - Mường đã sinh sống trên các thềm phù sa cổ thuộc Vĩnh Phú - Mường đã sinh sống trên các thềm phù sa cổ thuộc Vĩnh Phú, Hà Bắc. Từ đó họ tiến dần về hướng Đông Nam đồng bằng ven biển. Nét đặc trưng tiêu biểu nhất của cư dân đồng bằng sông Hồng là sinh sống bằng nông nghiệp với việc trồng lúa nước là chủ đạo.
Lịch sử phát triển dân số và hình thái quần cư của cư dân đồng bằng sông Hồng nói riêng và Việt Nam nói chung cho thấy: Cứ ở nơi náôc điều kiện thuận lợi cho việc canh tác lúa nước thì ở đó dân cư tập trung đông đúc. Vì vậy với những điều kiện thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi mật độ dân cư của đồng bằng sông Hồng rất cao. Cao hơn so với tất cả các vùng khác trong cả nước, và ngay cả Đồng bằng sông Cửu Long. Sức hút mạnh mẽ đối với cư dân Đồng bằng sông Hồng là những vùng thuận tiện trồng lúa nước. Và như vậy quá trình hình thành, khai phá vùng đất Thái Bình đã tạo ra sự hội tụ đa cực của các luồn cư dân về đây sinh sống. Và nếu mật độ dân số cao là một tỏng những nét đặc trưng tiêu biểu của cư dân Đồng bằng sông Hồng thì Thái Bình luôn là điển hình tiêu biểu của nét tiêu biểu này.
Từ cổ xưa cho đến ngày nay văn hoá của cư dân Đồng bằng sông Hồng vẫn được xác định là văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước. Thái Bình, cho đến nay vẫn khoảng 90% dân số sống trong nông thôn nông nghiệp, bởi quá trình độ thị hoá diễn ra chậm chạp, và chưa xuất hiện những đô thị lớn. Văn hoá, văn minh nông nghiệp được xác định là đã đến sớm, ở lâu, đi muộn với Thái Bình. Bằng chứng là hiện nay Thái Bình vẫn còn lưu giữ được nhiều loại hình sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, dân gian và hội làng với nghi thức lễ nông nghiệp cũng phục hồi nhiều hơn với nội dung phong phú hớn các địa phương khác.
Sự hội tụ đa cực của các luồng cư dân về khai phá, chinh phục và cải tạo vùng đất Thái Bình để nơi đây trở thành một vùng điển hình, và phát triển trong điều kiện trống vắng những đô thị trung tâm, yếu tố thị dân mờ nhạt đáng được coi là một trong những nét đặc trưng quan trọng, gợi mở cho hướng tìm tòi, khẳng định sắc thái văn hoá làng là phong phú, bền vững, và tương đối ổn định ở Thái Bình. Cũng chính đặc trưng nàycho thấy tính cách tiêu biểu nhất của người Thái Bình, từ truyền thống đến hiện đại vẫn mang đậm tính cách người nông dân, điển hình về cả hai phương diện: Tích cực và hạn chế vốn có của nó.
Mặt khác, sự hội tụ của các luồng cư dân mang tính đa cực tới mức điển hình trong truyền thống ở Thái Bình cũng chi phối các mối quan hệ trong đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội của cư dân Thái Bình làm cho văn hoá làng ở Thái Bình không chỉ phong phú, đa dạng mà còn cởi mở, thông thoáng hơn ở nhiều lĩnh vực: Tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán và tính dân chủ trong cộng đồng làng xã. Đặc điểm này gợi cho hướng tìm tòi, và lý giải tính phong phú của văn hoá truyền thống ở Thái Bình với một loại văn hoá làng được hình thành, tồn tại và phát triển theo một hệ thống mở chứ không hoàn toàn đóng kín. Về phương diện nào đó tính cởi mở, dễ thích ứng với các tiếp thu văn hoá từ các cùng, miền khác của cư dân Thái Bình còn phải tìm đến những yếu tố biến động cơ học về dân số với việc người Thái Bình ra tỉnh ngoài, nước ngoài làm ăn, sinh sống, đã tạo ra sự giao thoa văn hoá, góp phần làm cho văn hoá làng ở Thái Bình thêm phong phú.
Một điểm rất đáng chú ý nữa về cư dân Thái Bình là trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em khác nhau sinh sống trên khắp lãnh thổ Việt Nam, thì ở Thái Bình hầu như trong mọi thời kỳ lịch sử, người kinh đều chiếm tỉ lệ tuyệt đối. Đây là một trong những cơ sở để tìm hiểu vốn văn hoá truyền thống của người kinh thuộc đồng bằng sông Hồng - Chủ thể của nền văn minh sông Hồng còn lưu truyền đậm nét ở Thái Bình.
Qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau trong tiến trình lịch sử, nhân dân Thái Bình đã có một truyền thống đấu tranh kiên quyết chống lại tất cả các trở lực hung bạo. Dù đó là những trở lực thuộc về thiên nhiên hay xã hội con người.
Cũng giống như cư dân ở các vùng khác trong cả nước, Người Thái Bình rất yêu múa hát, nhiều điệu múa dân gian được lưu truyền trong tỉnh như: Múa đội đèn, múa cung, múa quạt, ở thành phố Thái Bình, múa ông Đùng bà Đà, múa lải lê ở Thái Thuỵ, múa xếp chữ ở Quỳnh Phụ, múa đò ở Vũ Thư, múa cờ ở Đông Hưng… Hát có hát Đúm, hát Ru, hát Văn, hát Trống Quân, Cò lả,…
Ngoài tình cảm lành mạnh, yêu cuộc sống biểu hiện qua các làn điệu dân ca, người Thái Bình còn có tinh thần lạc quan đượm tính chất trào lộng, họ trào lộng trong lao động, trong sông Hồng hàng ngày, rồi từ tính chất trào lộng ấy, họ phê phán những thói hư, tật xấu của những người xung quanh họ để tiến lên chấm biếm, đả kích không thương tiếc tham nhhũng. Họ mê xem chèo, những nhân vật chèo trong các vở diễn được công chúng Thái Bình cảm thông và đồng tình hơn cả vẫn là vai anh hề, vai hề của chèo và vai chú Tễu của múa rối nước ở Nguyễn, Đống, Tuộc, được người Thái Bình xem như những biểu tượng của người nông dân vùng lúa đồng bằng hiền hậu, thông minh, đầy tính trào lộng. Sẵn sàng châm biếm đả kích những đối tượng bóc lột, áp bức họ.
CHƯƠNG II
VÙNG ĐẤT THÁI BÌNH VỚI NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC
1. Vài nét về nghệ thuật múa rối nước trên thế giới
Múa rối là một nghệ thuật của nhiều dân tộc trên thế giới, xuất hiện sớm trong lịch sử văn hoá của nhân loại. Qua công tác sự tầm và nghiên cứu chúng ta đã biết được rằng ở thời cổ đại có múa rối. Tuy vậy con rối đầu tiên trên thế giới ra đời vào lúc nào và ở đâu vẫn đang là câu hỏi lớn đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục sưu tầm và nghiên cứu. Có tài liệu khảo sát cổ cho biết con rối đã xuất hiện trong nền văn hoá Ha Rap Pa ở ấn Độ. Như vậy có thể nói rằng ít nhất nghệ thuật múa rối đã có vài nghìn năm lịch sử.
Múa rối là một nghệ thuật dùng con búp bê, con rối biểu diễn các trò và tích trò.
Nền nghệ thuật múa rối trên thế giới có đặc tính chung là mang đậm truyền thống dân gian về tổ chức, về hoạt động và đặc biệt về một nhân vật tiêu biểu thường thấy xuất hiện trên sân khấu múa rối của các nước.
Vi-đu-sa-ka ở ấn Độ
Pen-Ju hay két-chen pê-li-van ở Ba Tư
Kvô ở Trung Quốc
Mắc-Cung ở Cổ La Mã
Ka-ra-goa ở Thổ Nhĩ Kỳ
Pôn ở Anh
Pê-trút-ca ở Liên Xô (trước đây)
Hans - vớc ở Đức
Tễu ở Việt Nam
...
Quá trình phát triển của nghệ thuật múa rối truyền thống của các nước trên thế giới thường được truyền tụng qua những tiết mục vui, trữ tình ngày càng phát triển bên cạnh những tiết mục tôn giáo ngày càng giảm đi và hầu như ngừng hẳn vào đầu thế kỷ XX.
Nghệ thuật múa rối đã phát triển không ngừng qua nhiều thế kỷ nên rất phong phú về thể loại. Những thể loại này phân biệt nhau bởi cách tạo hình con rối, và cách điều khiển con rối.
Các thể loại múa rối thường thấy trên sân khấu thế giới:
- Loại điều khiển từ dưới lên.
- Loại điều khiển từ trên xuống.
- Loại diều khiển ngang
- Loại rối nước.
- Rốt bóng.
Ngày nay việc áp dụng các phương pháp và phương tiện nghệ thuật sân khấu hiện đại vào múa rối, cùng với sự phát minh ra các chất liệu mới dùng trong nghệ thuật tạo hình con rối, đã làm cho nghệ thuật múa rối có những bước tiến nhảy vọt không những nghệ thuật tạo hình đã tạo ra những con rối đẹp, tốt mà về kịch bản cũng có nhiều kịch bản hay, và nghệ thuật biểu diễn cũng đã dàn dựng trên sân khấu nhiều tiết mục múa rối dài, có chất lượng cao. Có thể nói rằng sân khấu múa rối có khả năng tạo nên những tác phẩm sân khấu đạt mức tác phẩm nghệ thuật điển hình, toàn diện bằng kịch bản văn học, con người - diễn viên - và diễn xuất sân khấu. Các nghệ thuật tạo hình, trang trí, âm nhạc, biểu diễn, đạo diễn, ánh sáng... đang cùng nghệ thuật biên kịch đưa nghệ thuật múa rối tiến nhanh, mạnh và vững chắc .
Nghệ thuật múa rối đang cùng với các nghệ thuật sân khấu người phục vụ đắc lực cho công cuộc sản xuất, chiến đấu và xây dựng cuộc sống của nhân dân.
Múa rối là một nghệ thuật dùng con rối làm trò, đóng kịch trên sân khấu, còn người điều khiển được che giấu kín. Đặc điểm này làm cho nghệ thuật múa rối khác biệt so với các ngành nghệ thuật sân khấu dùng người, làm diễn viên. Sân khấu múa rối không phải là sân khấu người thu nhỏ lại. Sự nhỏ hẹp của nó phù hợp với tầm vóc, kích thước, người làm chủ nó; con rối. Nó cũng thay đổi cách cấu tạo theo loại con rối, theo lối diễn xuất trong từng tiết mục thậm chí trong từng màn, từng lớp.
Do chỗ dùng con rối làm diễn viên, nghệ thuật múa rối được xếp vào loại hình nghệ thuật sân khấu biên cách. Nếu chỉ xem qua một tiết mục múa rối trên sân khâu ta thấy nghệ thuật này cũng gần đủ cả ba yếu tố cơ bản của một nghệ thuật sân khấu; Kịch biểu, diễn viên, người xem.
2. Đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước
Dân tộc ta có một nền văn hoá lâu đời. Từ hàng bao đời nay, tổ tiên ta đã tìm tòi, suy nghĩ và cố gắng biểu hiện nếp sống tâm hồn và cuộc đấu tranh gian khổ, bền bỉ trong quá trình cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội để sinh tồn.
Bên cạnh các hoạt động lao động sản xuất để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống vật chất, và các chiến công lẫy lừng trong các cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ngoại bang bảo vệ đất nước. Ông cha chúng ta còn để lại cho con cháu đời sau một di sản quý báu về lao động nghệ thuật, cấu tạo bằng âm thanh, màu sắc, đường nét, động tác, hình khối,... trong một thế giới hình tượng. Thế giới hình tượng này với những phong cách độc đáo nhưng rất quen thuộc, thân thiết, gắn bó khăng khít với thói quen, tình cảm, mỹ cảm của mọi người, thể hiện trong hình thức hoạt động nghệ thuật nhằm thoả mãn yêu cầu của cuộc sống tinh thần.
Múa rối là một nghệ thuật dân gian truyền thống của nhân dân ta. Từ bao đời nay trò “leo dây múa rối” đã là nguồn vui chơi giải trí thích thú của đông đảo bà con xa gần kéo về tham dự các ngày hội hè đình đám ở các làng thôn.
Múa rối là một nghệ thuật dùng quân rối làm trò diễn kịch trên sân khấu, còn người điều khiển được che giấu kín. Quân rối là những con nộm làm bằng gỗ, giấy bồi, nan đan, bông vải, chất dẻo... hoặc có khi chỉ là quả bóng bàn, củ khai, vỏ trứng... hoá trang phục trang.
Ngày nay múa rối chia ra nhiều thể loại như múa rối tay, múa rối que, múa rôi dây, múa rối sân khấu đèn, múa rối dẹt, múa rối máy... Nhưng nhân dân ta xưa nay lấy sân khấu làm căn cứ phân loại, chia nghệ thuật múa rối làm hai loại hình.
a. Nghệ thuật múa rối nước: Dùng sân khấu mặt nước.
b. Nghệ thuật múa rối cạn: Dùng sân khấu dựng trên mặt đất.
Nghệ thuật múa rối nước chuyên dùng quân rối máy, điều khiển từ xa. Nghệ thuật múa rối cạn dùng quân rối tay, quân rối dây, quân rối máy, quân rối que.
Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của tổ tiên ta dựa trên hoàn cảnh tự nhiên của một vùng nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa cao, và diện tích nước rộng. Các nghệ thuật múa rối nước đã lợi dụng sức cản đẩy và thể lỏng của nước vào việc điều khiển quân rối cử động biến hoá sinh động linh hoạt khác thường. Ông cha ta xưa không những dùng quân rối diễn trên cạn, diễn dưới nước mà còn đưa quân rối diễn trên diều sáo giữa trời, trên cây pháo hoa đốt trong các đêm hội.
Qua công tác sưu tầm, nghiên cứu, bước đầu chúng ta đã xác định được trên miền Bắc xưa đã có tới hàng trăm cơ sở múa rối các dạng. Và đất Thái Bình đã từng nổi tiếng với trò rối tay, rối máy ở Chùa Keo - Vũ Thư, làng Đó - Quỳnh Phụ, trò rối nước làng Nguyễn, làng Đống, trò rối trên cây pháo hoa làng Nguyễn.
Ngày nay, khi nhắc tới nghệ thuật múa rối nước, người trong nước và khách nước ngoài không thể không nhắc tới tên phường Nguyễn - Thái Bình - một đơn vị cổ truyền đã có mặt trong nhiều hội diễn nghệ thuật, hội diễn chuyên ngành ở Trung ương và địa phương. Với nhiều bằng khen, huy chương của nhà nước đã nói lên sự đóng góp quan trọng của phường vào công việc phát triển ngành nghệ thuật múa rối trong hoạt động văn hoá nghệ thuật của dân tộc.Phường múa rối nước Nguyễn là cơ sở cổ truyền của Thái Bình sớm được cơ quan văn hoá nhà nước giúp đỡ để phục hồi. Toàn tỉnh xưa có bảy phường hội:
Bắc Lạng - Nguyên Xá - Đông Hưng.
Tây Trong (Nam Ninh) - Nguyên Xá - Đông Hưng.
Tây Ngoài (Nam Ninh) - Nguyên Xá - Đông Hưng.
Tăng (Lũ Phong) - Phú Châu - Đông Hưng.
Tước (Duyên Tục) - Phú Lương - Đông Hưng.
Đống (Đông Các) - Đông Động - Đông Hưng.
Kỳ Hội - Đông Hà - Đông Hưng.
Khu vực múa rối nước Thái Bình tập trung ở ven sông Tiên Hưng, giữa huyện Đông Hưng, trong một phạm vi khoảng 10 km, vùng ngã ba đường 10 và đường 39 gặp nhau.
Lớn lên ở vùng nước nhiều hơn đất, nghệ thuật múa rối nước Thái Bình không có những sân khấu xây dựng cố định như Thuỷ Đình múa rối ở Chùa Thầy, đền Dóng (Hà Nội)... Nhưng qua bước đầu phát hiện, sân khấu rối nước Thái Bình đã có nhiều mặt hoàn chỉnh, nâng cao đáng lưu ý so với các phường hội nơi khác. Về thời điểm phát sinh, hiện nay chưa tìm được cứ liệu xác thực của nền nghệ thuật múa rối nước nói chung, cũng như ở Thái Bình nói riêng. Nhưng qua một số tư liệu thu thập được bước đầu - nghệ thuật múa rối nước Thái Bình chưa có dấu hiệu gì tỏ ra có sự cách biệt với nghệ thuật múa rối ở các tỉnh thành khác, trong cả nội dung và hình thức nghệ thuật.
Tìm hiểu lịch sử múa rối nói chung và múa rối nước Thái Bình nói riêng ta không thể chỉ dựa vào trí nhớ của các nghệ nhân cao tuổi hay tục lệ lễ tổ. Các cụ phường Nguyễn cũng chỉ cho biết “lâu lắm, múa rối nước ở xã chúng tôi có trước đây từ 12 đời, tức là vào thời nhà Lê kia”. Nhưng rất có thẻ múa rối nước đã có mặt ở vùng đất phía Nam kinh thành Thăng Long này từ trước năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1221), năm nghệ thuật múa rối nước và múa rối cạn của chúng ta đã khá thịnh đạt như bia Sùng Thiên Diên linh dựng ở chùa Đội (Hà Nam Ninh) cũ đã ghi chép. Mặt khác trong nghìn năm sống dưới chế độ phong kiến, nền kinh tế và văn hoá nước ta không có chuyển biến căn bản, cho nên đến năm 1945 nông dân ta vẫn sinh sống với cảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, với đạo phật, đạo lão, nho gia của kỷ nguyên Đại Việt.
Sân khấu múa rối nước dân gian vốn nằm bí truyền trong từng phường hội gắn bó chặt chẽ với làng xóm vẫn gần như giữ nguyên, với những tiết mục phản ánh chân thực cuộc sống trì trệ này. Như trò làm ruộng, trò đánh cá, trò dệt cửi, trò hát củi, trò chăn trâu, trò xay lúa, giã gạo,... trò ông sư gõ mõ, bà vãi tụng kinh, trò rồng hành mã, trò rồng phun nước, trò tứ linh, trò đua ngựa, chọi trâu, đấu vật.
Những trò này gợi cho ta liên tưởng tới cảnh sinh hoạt của nhân dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ thời dân cư quần tự đông đúc, khai khẩn đất hoang, cày cấy phồn thịnh, đời sống ổn định.
Múa rối nước là một nghệ thuật con đẻ của vùng đồng nước. Con người sống ở môi trường nào thì phải tìm cách thích nghi, nghĩ ra các trò giải trí, tiêu khiển theo điều kiện của môi trường ấy. ở nơi này, “nước nhiều hơn đất” thì rất thuận lợi để nghệ thuật múa rối nước hình thành và phát triển.
Ngày nay nhìn vào sân khấu rối nước xưa để lại ta vẫn thấy người làm chủ nó là những cư dân vùng ngập nước như người đi cày, đi bừa, quăng chài, kéo lưới, chăn vịt