Đề tài Nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, là một hệ thống tín hiệu đặc biệt được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và lấy đó làm đối tượng khảo sát. Tìm hiểu và khảo sát các khía cạnh của ngôn ngữ cũng chính là đi sâu tìm hiểu về phương tiện giao tiếp con người vẫn sử dụng hàng ngày mà có thể không biết hết tính linh hoạt, đa dụng của ngôn ngữ. Tuy nhiên chức năng của ngôn ngữ thường chỉ nhận diện khi nó được đặt trong một ngữ cảnh cụ thể. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có những cấu trúc tách khỏi ngữ cảnh mà vẫn biểu đạt được nội dung ý nghĩa mà cấu trúc này hướng tới. Biểu thức là từ thường xuất hiện trong các chuyên ngành của khoa học tự nhiên. Trong đề tài nghiên cứu này, biểu thức xuất hiện với tư cách là một đơn vị từ vựng không phải ngôn ngữ nào cũng có: “biểu thức khen chê”. Do đó, nó trở thành đối tượng, thành đề tài của rất nhiều những nhà nghiên cứu, đặc biệt đối với chuyên ngành ngôn ngữ học. Nó còn hấp dẫn bởi cấu tạo phức tạp về mặt cấu trúc cũng như về ngữ nghĩa. Không những thế, nó còn liên quan đến văn hóa và cách nói có tính chất ví von của từng dân tộc hay nói cách khác là: tư duy dân tộc được phản chiếu rỗ nét trong những biểu thức khen chê khiến cho ngôn ngữ dân tộc càng đa màu sắc. Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ đi vào một khía cạnh mới có những đóng góp trong phạm vi có liên quan của ngôn ngữ. Hơn nữa, chúng ta đang trong xu thế hội nhập mạnh mẽ thì giữ gìn và phát triêng ngôn ngữ dân tộc là một điều cần thiết. Tìm hiểu sâu hơn về một khía cạnh của ngôn ngữ cũng chính là góp phần tạo sự phát triển, khám phá thêm những điều thú vị trong ngôn ngữ Việt. 2. Đối tượng và phạm vi của đề tài Nhằm khảo sát các biểu thức đánh giá tích cực (khen) hay tiêu cực (chê) trong giao tiếp tiếng Việt và tương ứng với nó là những cấu trúc được trình bày dưới dạng biểu thức. Tiêu đề của đề tài cho thấy chỉ có những bểu thức có thành tố chỉ động vật (nhóm danh từ chỉ động vật) mới được mang ra khảo sát. Qua đây nhằm tìm hiểu trong giao tiếp tiếng Việt, những cấu trúc ngôn ngữ dưới dạng biểu thức hóa có thể hiện được thật rõ nội dung nhằm hướng tới khi tách nó ra khỏi ngữ cảnh hay không. Qua đó nhấn mạnh tính linh hoạt, đa dụng của ngôn ngữ.

doc47 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người, là một hệ thống tín hiệu đặc biệt được rất nhiều nhà khoa học quan tâm và lấy đó làm đối tượng khảo sát. Tìm hiểu và khảo sát các khía cạnh của ngôn ngữ cũng chính là đi sâu tìm hiểu về phương tiện giao tiếp con người vẫn sử dụng hàng ngày mà có thể không biết hết tính linh hoạt, đa dụng của ngôn ngữ. Tuy nhiên chức năng của ngôn ngữ thường chỉ nhận diện khi nó được đặt trong một ngữ cảnh cụ thể. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: có những cấu trúc tách khỏi ngữ cảnh mà vẫn biểu đạt được nội dung ý nghĩa mà cấu trúc này hướng tới. Biểu thức là từ thường xuất hiện trong các chuyên ngành của khoa học tự nhiên. Trong đề tài nghiên cứu này, biểu thức xuất hiện với tư cách là một đơn vị từ vựng không phải ngôn ngữ nào cũng có: “biểu thức khen chê”. Do đó, nó trở thành đối tượng, thành đề tài của rất nhiều những nhà nghiên cứu, đặc biệt đối với chuyên ngành ngôn ngữ học. Nó còn hấp dẫn bởi cấu tạo phức tạp về mặt cấu trúc cũng như về ngữ nghĩa. Không những thế, nó còn liên quan đến văn hóa và cách nói có tính chất ví von của từng dân tộc hay nói cách khác là: tư duy dân tộc được phản chiếu rỗ nét trong những biểu thức khen chê khiến cho ngôn ngữ dân tộc càng đa màu sắc. Với đề tài này, tôi hy vọng sẽ đi vào một khía cạnh mới có những đóng góp trong phạm vi có liên quan của ngôn ngữ. Hơn nữa, chúng ta đang trong xu thế hội nhập mạnh mẽ thì giữ gìn và phát triêng ngôn ngữ dân tộc là một điều cần thiết. Tìm hiểu sâu hơn về một khía cạnh của ngôn ngữ cũng chính là góp phần tạo sự phát triển, khám phá thêm những điều thú vị trong ngôn ngữ Việt. 2. Đối tượng và phạm vi của đề tài Nhằm khảo sát các biểu thức đánh giá tích cực (khen) hay tiêu cực (chê) trong giao tiếp tiếng Việt và tương ứng với nó là những cấu trúc được trình bày dưới dạng biểu thức. Tiêu đề của đề tài cho thấy chỉ có những bểu thức có thành tố chỉ động vật (nhóm danh từ chỉ động vật) mới được mang ra khảo sát. Qua đây nhằm tìm hiểu trong giao tiếp tiếng Việt, những cấu trúc ngôn ngữ dưới dạng biểu thức hóa có thể hiện được thật rõ nội dung nhằm hướng tới khi tách nó ra khỏi ngữ cảnh hay không. Qua đó nhấn mạnh tính linh hoạt, đa dụng của ngôn ngữ. 3. Mục đích và nội dung nghiên cứu Khai thác cấu trúc của các biểu thức khen chê có yếu tố chỉ loài vật (nhóm danh từ chỉ động vật), phân tích nghĩa biểu trưng của nhóm danh từ chỉ động vật trong biểu thức khen chê trong giao tiếng Việt và một so sánh đối chiếu nhỏ với tiếng Anh và tiếng Hán. Từ đó ta có thấy được những đặc trưng văn hóa tư duy người Việt. Tôi đí sâu khai thác triệt để những khía cạnh ngữ nghĩa của biểu thức với mục đích giúp cho người sử dụng biểu thức khen chê có yếu tố chỉ tên loài vật một cách hiệu quả trong giao tiếp, hiểu đúng nghĩa của từng biểu thức khen chê trên văn bản, nhận thức được sự phong phú về cả mặt hình thức cũng như ngữ nghĩa của tiếng Việt. Qua đó, thấy được tầm quan trọng trong phát triển tiếng Viêt. 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu ngôn ngữ học như: Thống kê định lượng, miêu tả, phân tích cấu trúc và ngữ nghĩa của các biểu thức khen chê có yếu tố chỉ tên loài vật. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Tuy không mới nhưng hy vọng đề tài sẽ là một bước tiến sâu hơn vào cấu trúc cũng như ngữ nghĩa của biểu thức khen chê mang các yếu tố chỉ têm loài vật. Từ đó chỉ ra được tư duy dân tộc, quan điểm thẩm mỹ tạo nên bản chất của ngôn ngữ và văn hóa. Sử dụng những biểu thức nay một cách phù hợp, đúng lúc tạo nên ưu thế trong giao tiếp và giữ gìn được sự phong phú của tiếng Việt. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Những vấn đề liên quan đến biện pháp tu từ “ẩn dụ” 1.1. Khái niệm ẩn dụ Ẩn dụ là phương thức tu từ dựa trên cở sở đồng nhất hai hiện tượng tương tự, thể hiện cái này qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì được ẩn đi một cách kín đáo. Ẩn dụ là phương pháp chuyển nghĩa theo nguyên tắc tương đồng của hiện tượng, sự vật theo những dấu hiệu khác (Những thế giới nghệ thuật ca dao_ Phạm Thu Yến) Ẩn dụ là lối so sánh dựa trên sự tương đồng của hai hiện tượng về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng. Hai hiện tượng này được đồn nhất với nhau trên nguyên tắc cái này được thể hiện qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì ngầm ẩn một cách kín đáo; hay nói cách khác, với ẩn dụ người ta không nói đến cái chủ thể được đem ra so sán mà chỉ nói đến chủ thể được đem ra so sánh. (Tạp chí văn hóa_ “Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tượng trong ca dao dân ca”_Ths Đặng Diệu Trang) “Khái niềm ẩn dụ thường được dùng để thể hiện bản chất nội tâm của con người bằng những ý tưởng hoặc hình ảnh lấy trong thiên nhiên” (Từ điển bách khoa văn hóa học) 1.2. Phân loại X.G.Laduchin đã chia ra 6 dạng cơ bản của ẩn dụ thường được sử dụng phổ biến +) Sự vật được đối chiếu trên cơ sở sự giống nhau bên ngoài của chúng +) Sự vật được đối chiếu theo ánh sáng +) Sự vật được xích lại gần trên cơ sở các dấu hiệu cấu trúc bên trong của chúng +) Sự vật được so sánh đối chiếu theo chức năng của chúng +) Sự vật được so sánh theo chức năng chuyển động của chúng theo hướng tương quan chuyển động hay bất động +) Sự vật hiện tượng và hình tượng có thể xích gần lại trên cơ sở một vài nét và dấu hiệu xử thế giống nhau của chúng 1.3. Ý nghĩa của ẩn dụ Ý nghĩa nhận thức Ý nghĩa thẩm mỹ Ý nghĩa biểu cảm 2. Các vấn đề liên quan đến vấn đề biểu tượng 2.1. Một số khái niệm gần nghĩa với biểu tượng +) Ẩn dụ Ẩn dụ là lối so sánh dựa trên sự tương đồng của hai hiện tượng về hình dáng, màu sắc, tính chất, phẩm chất hoặc chức năng. Hai hiện tượng này được đồn nhất với nhau trên nguyên tắc cái này được thể hiện qua cái khác mà bản thân cái được nói đến thì ngầm ẩn một cách kín đáo; hay nói cách khác, với ẩn dụ người ta không nói đến cái chủ thể được đem ra so sán mà chỉ nói đến chủ thể được đem ra so sánh. +) Biểu tượng Biểu tượng là sự vật mang tính chất thông điệp được dùng để chỉ ra một cái ở bên ngoài nó, theo một quan hệ ước lệ giữa sự vật trong thông điệp và sự vật ở bên ngoài. Nói khác đi, biểu tượng chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu dẫn ta đến cái không nhìn thấy được. Biểu tượng là "vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác" (Đoàn Văn Chúc: "Văn hóa học", Viện văn hóa, NXB Văn hóa thông tin, 1997) 2.2. Định nghĩa biểu trưng Biểu trưng (Symbol): Một dấu hiệu (tín hiệu, kí hiệu) mang tính quy ước hàm chỉ một dặc trưng, một phẩm chất, một sáng tạo hay hẹp hơn là: có khả năng gợi ra một đối tượng khác, một sự vật khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận. Có những biểu tượng thuộc về phong tục tập quán, lễ nghi,… thuộc các biểu tượng văn hóa; có những biểu tượng thuộc về nghệ thuật, văn học, ngôn ngữ học…làm thành những biểu tượng trong đời sống của cộng đồng (Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học, NXBGD, 5/2006, tr.21, 22). - “Biểu trưng là lấy một sự vật, hiện tượng nào đó để biểu hiện một cách tượng trưng, ước lệ một cái gì đó có tính chất khái quát, trừu tượng”, tiếng Việt và dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, NXB Văn hóa thông tin, H/1997, tr56). II. DẠNG CẤU TRÚC THÔNG THƯỜNG VÀ MỘT SỐ DẠNG ĐẶC BIỆT CỦA BIỂU THỨC KHEN CHÊ 1. Dạng cấu trúc thông thường của biểu thức khen chê (BTKC) BTKC = Tính từ + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) Bẩn như chó Buồn như chó ốm Béo như lợn Câm như hến Chắc như cua gạch Chằng chịt như mạng nhện Chậm như rùa bò Chậm như sên Chấp cha chấp chới như quạ vào chuồng lợn Dốt như bò Dữ như cọp Đắt như tôm tươi Đông như kiến Gầy như con mắm Gầy như hạc Gầy như sếu Hôi như chồn Hôi như cú Khỏe như hùm Khỏe như trâu Lấm lét như rắn mồng 5 Lờ đờ như chuột phải khói Lôi thôi như cá trôi xổ ruột Lúng túng như gà mắc tóc Ngang như cua Ngây ngô như con gà gô Ngơ ngác như bò đội nón Ngu như bò Ngu như chó Ngu như lợn Nhanh như sóc Nhát như cáy Nhũn như con chi chi Yếu như sên Một vài dẫn chứng thể hiện thái độ khen chê rõ ràng trong nhóm các danh từ chỉ động vật trong những biểu thức khen chê - “Các bạn thường chế giễu nhau: béo như lợn. Bạn nữ nào có vóc dáng, số đo kinh khủng như tôi luôn cảm thấy xấu hổ” (“Người đại biểu nhân dân”_Huỳnh Cường. 17/2/2008) - Con chó trụi lông và béo như lợn của ông Trọng được cắt tiết để đám phu đòn và một số chức sắc trong xóm đánh chén một bữa linh đình. 30 năm xóm tôi [truyện ông Trọng]_ Vương Văn Quang - “Thấy chồng xé vở và mắng cậu con ngu như lợn, chị Lan "quặc" lại. Tức mình, anh Quang đạp vỡ chiếc đầu DVD mới tậu. "Anh điên rồi à?" - chị quát lại chồng. Đốp! Một cái tát giáng thẳng vào mặt chị. “chế ngự tính nóng của chồng” Tiểu kết: Khi nhắc đến lợn trong các biểu thức đã trình bày được lấy từ ngôn ngữ đời sống và văn chương như trên, chúng ta thấy danh từ này được xuất hiện trong biểu thức mang ý nghĩa chê khi nói đến trí tuệ của con người, còn khi để so sánh về hình thức bề ngoài của một loài vật thì nó (Lợn) lại có thể được xuất hiện trong biểu thức khen. - “Thật không công bằng nếu con người còn xem chó là giống vật tượng trưng cho những tính cách xấu xa ngu dốt, đại loại ngu như chó, bẩn như chó, hỗn như chó, hùa như chó, nịnh như chó... Vì chó là giống vật rất tinh khôn, rất dũng cảm, rất có nghĩa. Lúc trà dư tửu hậu trong mấy ngày cuối năm, nhàn đàm đôi dòng về chó để đón năm Tuất đang tới, âu cũng là một chuyện vui.” “Cuối năm gà nói chuyện…chó”_Trần Quang Lộc - “Vợ của nhà thơ Nguyên Sa Trần Bích Lan là cô giáo Trịnh Thúy Nga hiệu trưởng trường Văn Học, trường chuyên dạy các lớp Đệ Nhất, thi tú tài II. Lúc đó tôi đang học tại đây. Thầy Bích Lan dạy môn triết học cho chúng tôi đã sáng tác bài thơ tặng phu nhân: Hôm nay Nga buồn như chó ốm Như con mèo ngái ngủ trên tay anh” “Năm tuất nói chuyện chó”. Bài đăng trên Dân Chúa úc Châu ( Tiểu kết: Khi nhắc đến chó trong các thành ngữ, các biểu thức khen chê của tiếng Việt phần lớn mang ý nghĩa chê. Ngược lại, “dân Tây Phương họ nuôi chó như một người bạn thân trong nhà hay là món đồ chơi rất quý, có khi họ cho chó ăn chung một đĩa và ngủ chung một giường với chủ.” (nguồn: Như trên) - “Phu nhân tổng thống Mỹ Eleanor Roosevelt từng bị tật mắc cỡ hoành hành và cả vật lý gia Albert Einstein cũng từng bị nó tấn công lúc còn bé. Tại sao chúng ta bị mắc cỡ? Cơ chế nào tiềm ẩn trong cơ thế khiến người ta bỗng nhiên mặt đỏ như gấc và mồm câm như hến? Có thể nào chống lại tật mắc cỡ?” Vì sao bạn mắc cỡ? Thứ bảy, 16 Tháng bảy 2005, 17:03 GMT+7 Tiểu kết: Hến đa phần xuất hiên trong các biểu thức khen chê trong tiếng Việt với ý nghĩa chê - “Đã đưa ra chất vấn là phải “chắc như cua gạch”, nói có sách, mách có chứng; có sự kiểm chứng thực tế, có sự phân tích, suy luận, thậm chí còn phải tiếp xúc với đối tượng có liên quan, chứ không phải chỉ nghe nói hay vừa đọc qua trên báo chí là đem ra hỏi.” (Hôm nay tại Quốc hội: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trả lời chất vấn đầu tiên_Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng) Tiểu kết: Biểu thức so sánh này biểu hiện ý nghĩa của “Cua gạch” trong ngôn ngữ Việt cụ thể trong biểu thức khen chê là khen một việc diễn ra có lý luận rõ ràng và lập luận chặt chẽ mà không ai có thể bắt bẻ được - “Hình ảnh các công trình quảng cáo đồ sộ đè lên các ngôi nhà căn phố, đường cáp điện và điện thoại chằng chịt như mạng nhện, các nhà phố manh mún trên các đường lớn . đã góp phần là không gian công cộng bị mất dần vẻ đẹp của nó.” (Không gian công cộng đang hẹp dần _Ts Võ Kim Cương): trích Báo điện tử Viện kinh tế TPHCM - Tiến độ chậm như “rùa bò”, dân chịu khổ? Thứ ba, 07 Tháng tám 2007, 11:36 GMT+7 Trích vietbao.vn Tiểu kết: Rùa có thể được nhắc đến trong ngôn ngữ Việt Nam đặc biệt là các câu chuyên dạy trẻ nhỏ với đức tính cần cù siêng năng (đạo đức lớp 1) tức là, những đức tính rất tốt đẹp. Tuy nhiên xét trong biểu thức khen chê như đang kiểm chứng thì Rùa thường được nhắc đến trong biểu thức chê, với ý nghĩa chê bai nhiều hơn. Dẫn chứng trên được trích trong một bài viết phản ánh tình trạng con đường thuộc huyện Đan Phượng huyện Hoài Đức tỉnh Hà Tây về việc “cải tạo, nâng cấp QL 32 đoạn Nhổn - Sơn Tây dài gần 30 km, với tổng số vốn đầu tư hơn 360 tỷ đồng được Bộ GTVT phê duyệt vào cuối năm 2004. Đến tháng 8/2005, Ban Quản lý dự án giao thông 2 thuộc Sở GTVT tỉnh Hà Tây - đại diện chủ đầu tư tiến hành tổ chức thi công. Nhưng đã hơn 2 năm trôi qua, dự án triển khai quá chậm gây ô nhiễm môi trường, giảm hiệu quả nguồn đầu tư, mất trật tự an toàn giao thông, và nhất là bức xúc trong dư luận nhân dân.” - “Hãy tưởng tượng, trong ba triệu năm liền, con người không tràn ngập trên trái đất! Dân số loài người tất nhiên có tăng lên, với sự di cư từ châu lục này sang châu lục khác, nhưng chỉ với một tốc độ chậm như sên. Người ta đã ước tính dân số thế giới ở đầu thời kỳ đồ đá mới (Neolithic) là mười triệu người.” CEL (2): Nguồn lương thực và sự phát triển dân số - 240 Chấp cha chấp chới như quạ vào chuồng lợn. Thành ngữ - Tục Ngữ theo vần ABC - Bài 4: Vần CH - “Dốt như bò” Một anh học trò ngồi học ra rả suốt đêm. Con bò nằm nghe than thở với con gà: - Anh ta bắt đầu đi thi thì mày chết, anh ta thi đỗ thì tao chết. (Ý nói: Ði thi thì làm gà cúng tổ tiên, thi đỗ thì làm bò ăn khao.) Con gà nói: - Không việc gì đâu! Tôi biết: nó học như anh, nó viết như tôi, nhất định nó không dám vác lều chõng vào trường thi đâu! Truyện cười dân gian ò Tiểu kết: Nhắc đến Bò trong ngôn ngữ Việt cụ thể là trong các biểu thức khen chê thì Bò thường mang nghiã chê bai một ai đó không được thông minh mà dốt nát ngu đần. - “Nếu Bụt nổi tiếng bởi sự hiền từ của mình (hiền như Bụt), thì con Cọp cũng nổi tiếng bởi sự dữ tợn của nó (dữ như cọp).” Luận Ngữ Tân thư_ Phạm Lưu Vũ) Tiểu kết: Khi nhắc đến cọp người ta thường nghĩ ngay đến một sức mạnh ghê gớm, sức mạnh đó luôn dung để uy hiếp những kẻ yếu. Như vậy, cọp là một danh từ người ta thường nhắc đến với ý chê bai những kẻ mạnh luôn đi dùng sức để uy hiếp kẻ yếu - Giấy… đắt như tôm tươi 05:13' AM - Thứ năm, 22/11/2007 Theo Thương Mại Tiểu kết: “Đắt như tôm tươi” thường được dùng với nghĩa là khen trong cac biểu thức khen chê. Tuy vây, có những trường hợp nó được dùng với một dụng ý nghệ thuật rất đắt, trong trường hợp này là nói về tình trạng “giá giấy sản xuất hiện nay ở Việt Nam tăng do: Thứ nhất, do tình hình giá giấy thế giới tăng cao bởi việc các nước đều thắt chặt nạn phá rừng và thực trạng diện tích các khu rừng nguyên liệu càng ngày càng bị thu nhỏ. Thậm chí, tại một số quốc gia, các tổ chức bảo vệ môi trường và luật môi trường còn quy định cụ thể bắt buộc các DN lớn khi mua bao bì phải có nguồn gốc từ giấy tái chế. Thứ hai, theo các DN trong nước thì việc xuất khẩu tăng mạnh của các DN Việt Nam sang châu Âu và Mỹ sau khi Việt Nam gia nhập WTO cũng là tác động đáng kể.” (Theo Thương Mại) - Người đông như kiến. (Trích Từ điển mở Wiktionary) Tiểu kết: Đông như kiến là 1 thành ngữ phổ biến rất hay được dùng trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Tùy từng trường hợp nó mang trong mình những ý nghĩa khác trong biểu thức khen chê: Có khi là khen cũng có khi là chê. - gầy như con mắm. (Trích Từ điển mở Wiktionary) Cá mắm có đặc trưng là khô, quắt và xấu. Do đó khi đã so sánh với cá mắm đặc biệt là nhắc đến trong các biểu thức khen chê thì thường mang nghĩa chê. “Giáo sư Mortimer đã hỏi giáo Kavir, và ông này cho biết có quen một đạo sĩ tu hành tên Akila Bakhtir vốn thường qua lại nhiều trong dãy Tuyết Sơn và có kiến thức rộng về những hiền triết ẩn tu nơi đây. Phái đoàn bèn tìm đến đạo sĩ này, đó là một ông lão “gầy như hạc”, vẻ mặt lúc nào cũng tươi cười.” Dr. Blair T. Spalding Nguyên Phong dịch Chương 8 Đời sống siêu nhân loại Tiểu kết: Gầy như hạck tùy từng trường hợp nó mang những nét nghĩa khác nhau. Để nói về một người không tốt thì đó là biểu thức chê, Nhưng để nói về tướng mạo của một người tốt hay tài giỏi tjif đó lại không mang nghĩa chê bai - “Nhiều hợp chất hữu cơ của lưu huỳnh với mùi khó ngửi như các êtyl và mêtyl mecaptan được dùng làm chất tạo mùi cho khí đốt nhằm dễ dàng phát hiện rò rỉ. Mùi của tỏi và "mùi hôi như chồn " cũng do các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh gây ra.” (Trích bách khoa toàn thư mở Wikipedia) Tiểu kết: Chồn là một loài vật có đặc trưng là hôi. Do đó khi sử dụng nó là một biểu tượng so sánh cụ thể là trong biểu thức khen chê thì cụm từ: “Hôi như chồn” thường mang nghĩa chê bai. - “Trời vẫn còn lạnh cóng. Một anh tù tự giác (lao dộng hình sự sắp mãn án) xách vào cho tôi một thùng nước ấm để tắm, một quần kaki loại công nhân màu xanh và một áo sơ mi trắng. Tôi không biết lý do tại sao hôm nay được Ưu đãi thế, nhưng thấy có nước ấm là cứ tắm cho người bớt hôi như cú và sạch ghẻ Trích bài: Gặp bộ trưởng nội vụ Phạm Hùng Tiểu kết: Tính từ “Hôi” là chỉ một mùi không được thơm tho, dễ chịu hay được mọi người ưa thích, do đó nghĩa của DTC ĐV đi kèm theo phía sau của biểu thức hiển nhiên mang nghĩa chê bai. -   Vợ bảo chồng: - Mọi hôm anh khỏe như trâu ấy, mà nay về nhà cứ nằm dài thườn thượt, bảo làm gì cũng không chịu là thế nào? (Truyện cười) - “Cái chứng khó thở vì thiếu ôxy của tôi thật không thể nào chấp nhận được do càng ngày nó càng tích cực viếng thăm tôi hơn. Tôi đang khỏe mạnh là thế, cả tuần đi học từ sáng đến tối, thứ bẩy đá bóng ba bốn tiếng với bọn sinh viên nước ngoài to khỏe như trâu mà tôi có sao đâu” (Trích: Trái tim Việt Nam) Tiểu kết: Trâu là biểu tượng đẹp của Việt Nam_ một đất nước nông nghiệp, dô đó hình ảnh của nó trong biểu thức khen chê là mang ý nghĩa khen - Quy hoạch đô thị: Hoặc nhanh như sóc, hoặc chậm như sên! (Theo Vietnamnet) Lão an ninh không cho vào tiệm, bắt chúng về nhà mặc quần. Chúng không chịu về, cứ lảng vảng trước lối ra vào. Tức mình, lão gom hết bọn chúng lại, tống cổ chúng ra khỏi tiệm. Một thằng nhóc trong bọn, thừa lúc lão security không để ý, nhanh như sóc , nó chui qua cái lỗ để xe chợ vào tiệm 17/2/2008 Tiểu kết: Sóc trong ngôn ngữ Việt được nói đến khi nói về một tốc độ. Năm trong biểu thức khen. - Nhũn như con chi chi. - Có thái độ quá khiêm tốn. - Bản chất anh ấy đâu có tham nhũng. Đấy chỉ là hiện tượng nhất thời. Ngày anh ấy còn ngồi trên ghế nhân viên chỉ có ham mà không tham. Chỉ có nhũn như con chi chi đâu dám nhũng nhiễu ai (Nỗi lòng chiếc ghế trống_ Lê Qúy) Tiểu kết: Nhũn như con chi chi sử dụng trong giao tiếp Việt có trường hợp là khen mà cũng có trường hợp dùng với nghĩa là chê. - yếu như sên. Yếu lắm. - ốc sên. Loài ốc nhỏ ở cạn, hay bám vào cây cối và những chỗ có rêu ẩm. Chậm như sên. Chậm quá. Yếu như sên. Yếu lắm. Tiểu kết: ốc sên được nhắc đến trong ngôn ngữ Việt mang hàm nghĩa chê bai. 2. Một số dạng đặc biệt của biểu thức khen chê (Khác với các biểu thức khen chê thường gặp) BTKC = Động từ (ĐT) + như + Danh từ chỉ động vật (DTCĐV) Ăn như gấu ăn trăng Ăn như hà bá đánh vực Ăn như hùm đổ đó Ăn như rồng cuốn Ăn như tằm ăn rỗi Cắn nhau như chó với mèo Chạy như vịt Học như vẹt Kêu như bò rống Kêu như vạc Làm như cà cuống lội nước Làm như mèo mửa Lao như thiêu thân - Ăn như gấu ăn trăng: ăn nhiều, ăn nhanh giống như mặt trăng vào ngày nguyệt thực, đang đầy đặn sáng tỏ, bỗng dưng trong giây lát
Luận văn liên quan