Đề tài Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn

Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã tổ chức một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa đối với những sinh viên như chúng tôi. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Ngô Sĩ Tráng, thầy Nguyễn Chung Thủy, cô Đào Thị Mộng Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho chúng tôi trong suốt chuyến hành trình. Trên chặng đường hàng nghìn km của chuyến đi thực tế miền Trung xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh ra tới Nghệ An-quê hương Bác, tôi là một trong gần 120 sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có mặt trong đoàn. Chuyến đi này thực sự là một chuyến đi thú vị và bổ ích, mười ngày là một chuyến đi không quá dài và cũng không phải là khoảng thời gian quá ngắn, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, được nghe các anh/chị hướng dẫn viên thuyết minh về các khu di tích văn hóa lịch sử đã mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm sâu sắc, tôi cảm thấy mình dần trưởng thành hơn trong suy nghĩ và thêm yêu đất nước mình. Đây là lần đầu tiên tôi được đi tham quan nhiều di tích văn hóa lịch sử như thế nên không tránh khỏi cảm giác bồi hồi và xúc động xen lẫn tự hào. Bên cạnh đó, chuyến đi cũng là một cơ hội để thắt chặt tình cảm thầy trò, bạn bè trở nên thân thiết và hiểu nhau hơn. Thông qua việc tiếp xúc với các di tích văn hóa lịch sử, sinh viên có cái nhìn trực tiếp để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế, chúng tôi còn được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã được học về lịch sử dân tộc đã trải qua bao thăng trầm, biến cố trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, về triều Nguyễn hay về lịch sử Đông Nam Á , được tự do học hỏi để có thêm kiến thức phục vụ cho công việc giảng dạy sau này.

doc16 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2175 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ -----š›&š›----- BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MIỀN TRUNG NĂM 2014 NGHĨA TRANG LIỆT SĨ QUỐC GIA TRƯỜNG SƠN SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang MSSV: K37.602.104 Lớp: SP Lịch sử K37B TP Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2014 Đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử đã tổ chức một chuyến đi thực tế vô cùng ý nghĩa đối với những sinh viên như chúng tôi. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy Ngô Sĩ Tráng, thầy Nguyễn Chung Thủy, cô Đào Thị Mộng Ngọc đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho chúng tôi trong suốt chuyến hành trình. Trên chặng đường hàng nghìn km của chuyến đi thực tế miền Trung xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh ra tới Nghệ An-quê hương Bác, tôi là một trong gần 120 sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh có mặt trong đoàn. Chuyến đi này thực sự là một chuyến đi thú vị và bổ ích, mười ngày là một chuyến đi không quá dài và cũng không phải là khoảng thời gian quá ngắn, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, được nghe các anh/chị hướng dẫn viên thuyết minh về các khu di tích văn hóa lịch sử đã mang lại cho tôi nhiều trải nghiệm sâu sắc, tôi cảm thấy mình dần trưởng thành hơn trong suy nghĩ và thêm yêu đất nước mình. Đây là lần đầu tiên tôi được đi tham quan nhiều di tích văn hóa lịch sử như thế nên không tránh khỏi cảm giác bồi hồi và xúc động xen lẫn tự hào. Bên cạnh đó, chuyến đi cũng là một cơ hội để thắt chặt tình cảm thầy trò, bạn bè trở nên thân thiết và hiểu nhau hơn. Thông qua việc tiếp xúc với các di tích văn hóa lịch sử, sinh viên có cái nhìn trực tiếp để đánh giá, tiếp thu kho văn hóa nhân loại. Từ chuyến đi thực tế, chúng tôi còn được mở rộng tầm mắt, hiểu rõ hơn về những kiến thức mình đã được học về lịch sử dân tộc đã trải qua bao thăng trầm, biến cố trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, về triều Nguyễn hay về lịch sử Đông Nam Á, được tự do học hỏi để có thêm kiến thức phục vụ cho công việc giảng dạy sau này. Ngày 07/08 và cũng là ngày đầu tiên của chuyến đi, 5h sáng chúng tôi bắt đầu lên xe đi đến trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, tại đây xe đã đón các thầy cô sẽ đi cùng chúng tôi trong suốt chuyến hành trình. 5h30 phút chúng tôi bắt đầu rời khỏi thành phố Sài Gòn náo nhiệt, trải qua một chặng đường khá dài để đến điểm dừng chân đầu tiên là thành phố biển Nha Trang vừa xinh đẹp, hiền hòa lại vừa thơ mộng nằm tựa lưng vào vách núi. Đến đây đoàn chúng tôi đã đi thăm Tháp bà Ponagar (17h) ở phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Tháp Bà nằm trong cửa ngõ vào Nha Trang trên đường quốc lộ 1A vào thành phố từ hướng Bắc, chỉ cách trung tâm chưa đầy hai cây số, nằm nép mình bên dòng sông Cái xinh đẹp, sát bên cầu Xóm Bóng. Được xây dựng từ thế kỷ VIII, khu di tích Tháp Bà Ponagar là một trong những quần thể kiến trúc tiêu biểu của nền văn hóa Chăm Pa, ở nơi đây có sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật tượng tròn và chạm nổi và gần như còn nguyên vẹn theo thời gian. Ngày thứ hai (08/08), 5h sáng chúng tôi bắt đầu rời khỏi thành phố Nha Trang để đến điểm dừng chân thứ hai là thành phố Đà Nẵng. Khoảng gần 8h30 phút, xe chúng tôi đến đèo Cả, đây là một trong những đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam. Đèo cao 333 m, dài 8 km, cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh của hai tỉnh Phú Yên (huyện Đông Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A. Sau khi đi hết địa phận tỉnh Phú Yên, chúng tôi bắt đầu đi tới đèo Cù Mông. Đèo Cù Mông nằm trên Quốc lộ 1A, cũng là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, đèo là ranh giới của hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo dài 7km, độ cao của đỉnh đèo là 245 m, độ dốc 9%. Cuối cùng sau khi đi qua những con đèo hiểm trở, quanh co, những cánh đồng lúa bát ngát của dải đồng bằng Bình-Phú, đồng bằng Nam-Ngãi, đến 17h30 phút, đoàn xe chúng tôi cũng đã có mặt tại thành phố Đà Nẵng. Trông qua tấm kính cửa xe, từ xa chúng tôi đã nhìn thấy chiếc cầu Rồng với lối kiến trúc độc đáo có hình dáng con rồng vươn mình bay ra biển. Cầu Rồng là công trình dựa theo hình tượng rồng thời nhà Lý, triều đại trị vì Việt Nam hơn 1.000 năm trước, qua đó gửi gắm ước vọng vươn lên mạnh mẽ của thành phố trẻ, với tâm thế vươn ra Biển Đông. Về tới khách sạn, ai cũng đã thấm mệt vì chuyến đi dài hơn 500km, nhưng dường như ai cũng muốn chuẩn bị, ăn tối thật nhanh để có nhiều thời gian hơn đi thăm cây cầu sông Hàn quay 90o, cầu Rồng Với cầu quay sông Hàn, cầu Rồng, Trần Thị Lý... Đà Nẵng là thành phố có nhiều cây cầu độc đáo nhất Việt Nam cả về kiến trúc lẫn chức năng, được mệnh danh là “thành phố của những cây cầu”. Không những thế, Đà Nẵng còn được mệnh danh là “thành phố ánh sáng” khi những cây cầu, tòa nhà, khu dân cư đồng loạt lên đèn. Ngày thứ ba (09/08), chúng tôi vẫn tiếp tục dừng chân ở Đà Nẵng. Nơi đến đầu tiên trong buổi sáng của chúng tôi là Bảo tàng điêu khắc Chăm (8h10 phút). Bảo tàng này được chính thức khánh thành vào đầu năm 1919. Thật ra, hơn 20 năm trước đó, người ta đã tập trung về địa điểm này nhiều hiện vật điêu khắc Chăm được tìm thấy trong vùng Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Đến nơi đây, được tận mắt nhìn thấy những tác phẩm điêu khắc của người Chăm (Đài thờ Linga-Yoni, Phù điêu Vishnu, tượng Siva), tôi càng hiểu rõ và ngưỡng mộ nhiều hơn một nền văn hóa rất độc đáo, đã từng phát triển rực rỡ trong lịch sử. Không những thế nó còn giúp tôi củng cố thêm những vốn kiến thức mà tôi đã được học trong môn Lịch sử văn minh thế giới hay môn Lịch sử Đông Nam Á. Nơi tiếp theo chúng tôi ghé đó là núi Ngũ Hành Sơn (10h30 phút), Ngũ Hành Sơn hay còn gọi là núi Non Nước, nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 8 km về phía Đông Nam, nay thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Trong hệ thống năm ngọn núi ở đây, chúng tôi đã được đi thăm Thủy Sơn, đây là ngọn núi lớn nhất, có nhiều hang động rất đẹp. Thực sự leo lên những bậc tam cấp đầu tiên, chân tôi đã bắt đầu hơi mỏi nhưng mà được sự đốc thúc của thầy, cô cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của anh hướng dẫn viên tôi đã cố gắng nhanh chóng để theo kịp đoàn, đến nơi tôi được vào thăm những hang động huyền ảo như động Huyền Không, hang thiên đường hay hang âm phủ. Lên đến đỉnh Thủy Sơn, tôi có thể phóng tầm mắt nhìn thành phố Đà Nẵng bên dưới hay quang cảnh bãi biển Non Nước thơ mộng. Thật là một khung cảnh non nước hữu tình! Đến 14h40 phút, chúng tôi đến khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, trên đường đi vào khu di tích bao quanh chúng tôi là những đồi núi trập trùng, rừng cây bát ngát. Thánh địa Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng có đường kính khoảng 2km, xung quanh là đồi, núi. Nhìn thấy những hiện vật còn sót lại cùng với khung cảnh nơi đây, tôi cảm nhận được sự hùng vĩ của một nơi đã được các vua Chăm Pa chọn làm kinh đô tôn giáo xưa. Ở đây chúng tôi còn được thưởng thức điệu múa quạt-một điệu múa dân gian của các bạn dân tộc Chăm ở lớp bên. Khoảng gần 18h30 phút, điểm dừng chân cuối cùng trong ngày là phố cổ Hội An. Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Đến đây vào ngày lễ hội Vu Lan báo hiếu (ngày 15 tháng 7 âm lịch) nên dòng người đến thăm phố cổ cũng rất đông, chúng tôi phải đi theo từng nhóm nhỏ để không bị lạc đường. Ở đây có rất nhiều trò chơi dân gian như đập niêu đất, trò trả thơ, viết thư pháp hay những món ẩm thực dân gian như cao lầu, bánh bèo, bánh tráng Ra khỏi khu phố cổ tôi cũng đã tranh thủ mua được một vài món quà lưu niệm xinh xắn. Đến 20h30 phút chúng tôi tập trung ra xe để lên đường về khách sạn. Ngày thứ tư (10/08), xe chúng tôi vượt hầm Hải Vân-hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á đến địa phận của tỉnh Thừa Thiên Huế và rồi đến 10h chúng tôi đến điểm dừng chân tiếp theo, đó chính là khu di tích giới tuyến đôi bờ Hiền Lương. Vừa bước xuống xe tôi đã cảm nhận được cái nắng, cái gió Lào hầm hập, bỏng rát nhưng dường như ai cũng đang vui mừng, háo hức khi đến nơi đây. Đi quanh các di tích cầu Hiền Lương, cột cờ giới tuyến, thăm Nhà trưng bày vĩ tuyến 17, trong tôi chợt nhớ tới bộ phim nổi tiếng “Vĩ tuyến 17, ngày và đêm” được xem từ lúc còn là học sinh cấp III. Theo Hiệp định Genève, đây là giới tuyến tạm thời, không có ý nghĩa về lãnh thổ hay chính trị, chuẩn bị cho việc tổng tuyển cử, thống nhất đất nước vào năm 1956. Từ đây dòng Bến Hải trong xanh, êm đềm chạy dọc vĩ tuyến 17 trở thành nơi xẻ đôi đất nước, chia lìa anh em, vợ con... bởi người Nam, kẻ Bắc. “Cách một con sông mà đó thương đây nhớ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa” Mảnh đất vĩ tuyến 17 này chính là biểu tượng về khí phách kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, đầy bi tráng, hào hùng và trở thành một vĩ tuyến huyền thoại. Tới 11h chúng tôi lại tập trung ra xe và tiếp tục chuyến hành trình đến điểm dừng chân tiếp theo là thành phố Vinh (17h30 phút). Đến tối tôi đi thăm Quảng trường Hồ Chí Minh, đi trên Quảng trường lộng gió, trong tôi trào dâng một cảm xúc bồi hồi, khó tả. Nơi đây cũng có một không gian thật giống với Quảng trường Ba Đình, nơi có Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chính giữa Quảng trường là Tượng đài Bác Hồ uy nghi mà giản dị, vẫn phong thái ung dung tự tại, đôi dép cao su quen thuộc như ngày nào Bác về thăm quê. Sáng ngày hôm sau, cũng là ngày thứ năm của chuyến đi (11/08), chúng tôi đến làng Hoàng Trù-quê ngoại Bác và làng Sen-quê nội Bác. Giọng chị hướng dẫn viên tha thiết như điệu hò xứ Nghệ, trìu mến và có cái gì như là rưng rưng... Tôi tự hỏi “phải chăng, miền quê nghèo khổ nhưng nghĩa tình và giàu truyền thống yêu nước cùng với lối giáo dục của gia đình Người đã hình thành nên nhân cách một con người vĩ đại?”. Từng gốc tre đến bờ hoa dâm bụt thắm đỏ, từng hàng cau vươn mình trong nắng đến những mái lá đơn sơ... tất cả đều thấm hồn dân tộc, đều gợi lên trong tôi niềm tự hào thành kính về một cuộc đời, về một nhân cách giản dị mà vĩ đại. Sau đó đến 10h30 phút, chúng tôi đến viếng mộ bà Hoàng Thị Loan, cũng chính là người thân sinh ra Bác. Khi chúng tôi lên núi dâng hương tưởng nhớ thân mẫu Bác Hồ, trời nắng gắt nhưng cũng có nhiều đoàn du khách từ khắp nơi về đây một cách thành kính. Sau khi về khách sạn nghỉ ngơi, đến 14h chúng tôi tiếp tục đi đến đền thờ An Dương Vương, nghe thầy Ngô Sĩ Tráng nói về những kiến thức lịch sử về vua An Dương Vương, Mỵ Châu-Trọng Thủy và cả câu chuyện bí ẩn về hạc trời xuất hiện ở lễ hội An Dương Vương năm 1995. Đến chiều (15h50 phút), chúng tôi còn được thầy cô đưa đến bãi biển Diễn Thành (huyện Diễn Châu), sau năm ngày của chuyến hành trình dài, chúng tôi đã được thư giãn và vui chơi thỏa thích. Ngày thứ sáu (12/08), chúng tôi rời quê Bác đi thăm Khu di tích ngã ba Đồng Lộc (7h35 phút), đây là nơi gắn liền với tên tuổi của mười cô gái thanh niên xung phong anh hùng, biểu tượng bất tử của thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ. Đồng Lộc giờ đây bình yên, tĩnh lặng với màu xanh bạt ngàn của những đồi thông, những đồng lúa ngát hương đang thì con gái, không ai có thể tưởng tượng ra được trước kia mảnh đất này đã oằn lưng chịu những trận mưa bom bão táp của quân thù như thế nào. Qua lời giới thiệu của anh hướng dẫn viên, tôi cảm nhận được đây thực sự là một vùng đất linh thiêng, huyền thoại, nơi mang trong mình nỗi đau thương chiến tranh một thuở, nhưng cũng vang lên bản anh hùng ca bất diệt của lòng yêu nước và ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tôi nhớ như in trong tâm trí những lời tâm sự tràn đầy tinh thần lạc quan và lòng dũng cảm cùng ý chí chiến đấu kiên cường trong bức thư gửi mẹ của Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần: “Mẹ ơi, ở đây vui lắm mẹ ạ, ban đêm chúng nó thắp đèn để chúng con làm đường, còn ban ngày chúng mang bom giết cá để chúng con cải thiện. Bom đạn của chúng có thể làm rung chuyển cả núi rừng, nhưng không thể làm rung chuyển những trái tim của chúng con”. Những lời tâm sự chân thành ấy khiến tôi không thể cầm được nước mắt vì xúc động và cảm phục. Tôi biết không chỉ mình tôi, mà lúc đó nhiều người đã cảm động mà không cầm được những giọt nước mắt lăn dài trên má. Trước trận chiến không cân sức, tại tuyến lửa ác liệt, các chị vẫn ung dung sống, chiến đấu như những anh hùng với tinh thần bất khuất không bom đạn tàn khốc nào có thể lay chuyển được. Những giọt máu thắm hồng của các chị đã thấm sâu vào đất mẹ, góp phần dựng lên biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang. Các chị thực sự là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ hôm nay và mãi mãi về sau noi theo, để sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả ấy. Sau khi nghe anh hướng dẫn viên thuyết minh xong, chúng tôi đã đi ra khu mộ tập thể của các chị để dâng lên những đóa hoa và nén nhang chân thành nhất. Chúng tôi ai nấy đều vô cùng xúc động như cảm nhận hình ảnh của các chị đang hiện hữu đâu đó và đang mỉm cười chào đón chúng tôi. Đến 13h10 phút, chúng tôi đến khu mộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở tỉnh Quảng Bình. Tất cả các thành viên trong đoàn viếng mộ Đại tướng ai cũng kính cẩn nghiêng mình thể hiện sự biết ơn, tôn kính đối với vị anh hùng dân tộc. Rời Quảng Bình theo đường Trường Sơn huyền thoại, đoàn chúng tôi trở về mảnh đất Quảng Trị kiên cường và anh dũng. Xế chiều (16h40 phút), đoàn xe chúng tôi đã có mặt tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng liệt sỹ mà còn là một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta. Đến đó, sao tôi cảm thấy mình nhỏ bé quá, nhỏ bé trước sự hy sinh lớn lao của các anh hùng liệt sĩ. Trên mộ của các anh, các chị có thể có tên, cũng có thể chưa biết tên nhưng các anh đã thành danh, trở thành tên chung và niềm tự hào đất nước. Sự mất mát lớn lao của các anh, các chị đã làm nên hạnh phúc của hàng triệu, triệu gia đình và cao hơn cả là đã làm cho đất nước, cho dân tộc được tự do, hạnh phúc. Ngày thứ bảy (13/08), đối với tôi đây cũng là ngày khó khăn nhất trong chuyến đi bởi thời gian gấp gáp, nhiều điểm dừng chân. Thầy cô cũng nhắc nhở chúng tôi rằng “Hôm nay chúng ta phải ghé rất nhiều nơi nên phải nhớ chú ý sức khỏe và ra xe đúng giờ.” Buổi sáng chúng tôi được đi Thành cổ Quảng Trị, lăng Minh Mạng, lăng Khải Định. Sau khi ăn trưa xong, đến chiều chúng tôi lại tiếp tục chuyến hành trình đi tới chùa Thiên Mụ, Đại Nội Huế. Nghĩa trang Trường Sơn và Thành cổ Quảng Trị là hai địa danh đã gắn liền với tinh thần bất khuất, kiên cường, anh dũng hy sinh của lớp lớp những người con ưu tú đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Đến Thành cổ hãy bước nhẹ thôi! Bên dưới lớp cỏ xanh tươi hay trong dòng nước ngọt kia còn máu xương của đồng bào, chiến sĩ-những người đã trở thành một phần của quê hương Quảng Trị. Nghe chị hướng dẫn viên đọc, tôi cảm nhận được những câu thơ khóc thương đồng đội vô cùng cảm động của tác giả Phạm Đình Lân trong bài “Tấc đất Thành Cổ”: “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ Trời cũng tự trong xanh và lộng gió Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi Thành Cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào” Tôi tin rằng, sự hi sinh lớn lao của chiến sĩ Thành Cổ sẽ mãi mãi được khắc ghi và hình ảnh những nụ cười bất tử sẽ mãi sống trong tim mọi người. Rời mảnh đất Quảng Trị anh hùng, đoàn xe chúng tôi đến thành phố Huế, nơi đã từng là kinh đô xưa của triều Nguyễn-triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Huế là thành phố tràn ngập cây xanh với không khí thanh bình, yên tĩnh nhưng cũng không kém phần nhộn nhịp, đông đúc. Huế nổi tiếng không chỉ vì là nơi tập trung những đền đài lăng tẩm của các Vua triều Nguyễn, nơi có những ngôi chùa, nhà thờ, đền đài nổi danh, nơi có những con người hiền lành, mến khách, mà Huế còn nổi tiếng vì có một thiên nhiên tươi đẹp. Đến thăm lăng Minh Mạng (10h), tôi cảm nhận được sự uy nghiêm cùng với khung cảnh gợi tình của thiên nhiên, hoa cỏ thể hiện tính cách nghiêm khắc, tri thức uyên bác và tâm hồn lãng mạn của nhà vua. Đến với lăng Khải Định (11h10 phút), ta có thể dễ dàng nhận thấy điểm khác biệt giữa lăng Khải Định và lăng của các vị vua khác, không những cảm nhận được cái truyền thống trong nét hiện đại, mà còn thấy được sự phá cách, hài hòa trong từng đồ án trang trí. Lăng nằm giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, qua sự biến thiên của thời gian lăng đã ngả màu nhưng nó càng làm cho lăng thêm cổ kính... Đây thực sự là một công trình có lối kiến trúc độc đáo pha trộn giữa nét hiện đại của Châu Âu và nét cố điển của Việt Nam. Đầu giờ chiều (13h30 phút), chúng tôi bắt đầu đi tới chùa Thiên Mụ. Ngôi chùa tọa lạc trên đồi Hà Khê, bên tả ngạn sông Hương, thuộc xã Hương Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến với Thiên Mụ, đứng trước vẻ đẹp thiên nhiên, trước công trình đời xưa để lại, nhìn ngọn tháp Phước Duyên-ngọn tháp hùng vĩ đứng soi mình trên dòng sông Hương duyên dáng làm lòng tôi lắng lại như để cảm nhận những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của ngôi chùa này. 15h chúng tôi di chuyển đến Đại Nội Huế. Nằm ở bờ Bắc dòng sông Hương thơ mộng, Kinh thành Huế được xây dựng trên một mặt bằng diện tích hơn 500ha, bao gồm Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, được gọi chung là Đại Nội. Nghe chị hướng dẫn viên và quan sát mô hình sa bàn Đại Nội Huế tôi được biết nơi đây chính là trung tâm hành chính, chính trị của triều đình nhà Nguyễn và là nơi sinh hoạt của nhà vua và hoàng gia. Công trình Đại Nội Huế là biểu hiện của sự kết tinh về thẩm mỹ nghệ thuật, ý thức, về sự giao cảm giữa thiên nhiên, môi trường và con người. Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến cố đô Huế, tôi thực sự rất yêu thích nơi này và bị cuốn hút bởi những họa tiết hoa văn tại các khu lăng tẩm nơi đây, bởi những con người mến khách và những món ăn rất Huế như cơm hến, cháo hến hay các món chè Mong sẽ có một ngày không xa tôi lại được đến thăm thành phố Huế mộng mơ một lần nữa. Ngày thứ tám (14/08) của chuyến đi, chúng tôi đến thăm khu di tích Mỹ Lai tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 một thảm hoạ đã đổ xuống ngôi làng với những người dân thường, không có vũ khí và phần lớn trong số họ là người già, phụ nữ và trẻ em. Với tổng số người chết lên đến 504 người trong số đó còn có người vừa bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập sau đó bị bắn chết. Quả thực là một tội ác không thể dung tha! Ðến Sơn Mỹ hôm nay, cảnh vật đã khác xưa nhưng qua những câu chuyện kể của chị hướng dẫn viên, qua những hình ảnh, hiện vật còn sót lại (chiếc áo, đôi dép của một cháu bé bị bắn chết; các loại chén đĩa, xoong chảo bị bắn thủng vỡ), ai trong chúng tôi cũng đều cảm nhận được nỗi đau khôn cùng của người dân hiền lành, chất phát của Sơn Mỹ ngày ấy và càng không thể tha thứ cho tội ác mà quân lính Mỹ đã gây ra. Nhìn những bức ảnh, hiện vật dường như chỉ muốn làm cho người ta chực trào nước mắt. Chiến tranh và sự tàn bạo của nó vô cùng khủng khiếp, là nghịch trái của sự sống, nghịch trái bản chất con người của nhân loại. Chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn thảm họa chiến tranh, dù ở đâu và bất cứ lúc nào! Đến 14h40 phút, đoàn xe chúng tôi tiếp tục chuyển bánh đến điểm dừng chân tiếp theo-thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định (16h30 phút). Ngày thứ chín (15/08), 7h10 phút chúng tôi rời khách sạn để đến đầm Thị Nại. Địa điểm này lúc đầu vốn không có trong kế hoạch nhưng do sắp xếp được thời gian nên chúng tôi đã được thầy cô cho đến đây. Tới nơi chúng tôi được nghe thầy Ngô Sĩ Tráng nói về một vài kiến thứ liên quan đến đầm Thị Nại này, ở đây có hai sự kiện gắn với tiến trình lịch sử cổ-trung đại Việt Nam và một sự kiện gắn với sự kiện lịch sử hiện đại Việt Nam. Đến đây chúng tôi không những được mở mang tầm mắt mà còn bổ sung thêm lượng k