Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) có vị trí và vai trò quan trọng trong vùng
Nam bộ và cả nước. Với diện tích 2095 km2, dân số 6,8 triệu đến 8,725 triệu (nếu
tính cả khách vãng lai, dân nhập cư), mức tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,05%,
thành phố là một trung tâm kinh tế - thương mại, công nghiệp, văn hóa - khoa học
lớn nhất ở khu vực cả nước.
TP.HCM là thành phố cảng, là đầu mối giao thông lớn, nối liền các địa
phương trong nước và quốc tế với hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn, hệ thống
các quốc lộ, đường xuyên Á, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất. Trong các năm qua, TP HCM có mức tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển
toàn diện và đang giữ vai trò là một trung tâm nhiều chức năng đối với vùng khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước
11 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiệm thu, nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát về điều kiện kinh tế xã hội), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
22
CHƢƠNG 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI TP HCM
Giới thiệu tổng quan [40].
Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) có vị trí và vai trò quan trọng trong vùng
Nam bộ và cả nước. Với diện tích 2095 km2, dân số 6,8 triệu đến 8,725 triệu (nếu
tính cả khách vãng lai, dân nhập cư), mức tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,05%,
thành phố là một trung tâm kinh tế - thương mại, công nghiệp, văn hóa - khoa học
lớn nhất ở khu vực cả nước.
TP.HCM là thành phố cảng, là đầu mối giao thông lớn, nối liền các địa
phương trong nước và quốc tế với hệ thống thương cảng quốc tế Sài Gòn, hệ thống
các quốc lộ, đường xuyên Á, tuyến đường sắt Bắc Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn
Nhất. Trong các năm qua, TP HCM có mức tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển
toàn diện và đang giữ vai trò là một trung tâm nhiều chức năng đối với vùng khu
vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước
Hình 2.1 Dân số TP qua các năm (không tính khách vãng lai và dân nhập cư).
Mức tăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức cao, chiếm hơn 20% GDP cả
nước.
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
23
Bảng 2.1 Giá trị GDP hàng năm [40]
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nghìn tỷ đồng 75.853 84.852 96.403 113.326 137.087 165.297 190.561 228.795 289.550
Hình 2.2 Tổng GDP hàng năm của thành phố (nghìn tỷ đồng).
Tuy nhiên, trong giai đoạn 2000 ÷ 2009, với sự phát triển rất mạnh của đô thị
hóa cùng sự phát triển kinh tế xã hội, hệ thống giao thông thành phố đã bị quá tải,
nhất là việc giải quyết nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố gặp rất nhiều
khó khăn. Thời điểm năm 2008, thành phố có trên 3200 xe bus lớn nhỏ và trên 7000
xe taxi thì chỉ đáp ứng được 7,2% nhu cầu đi lại hàng ngày của 8,725 triệu dân (kể
cả khách vãng lai, dân nhập cư) với trên 600 tỷ đồng bù lỗ. Đa số phương tiện đi lại
hiện nay chủ yếu là giao thông cá nhân (xe gắn máy, xe ô tô cá nhân, xe đạp) trong
khi theo tiêu chuẩn nước ngoài, cơ cấu phương tiện giao thông công cộng của một
thành phố văn minh và hiện đại phải đáp ứng trên 50% nhu cầu đi lại. Điều này dẫn
đến sự ách tắc giao thông, chi phí đi lại tăng cao, tiêu hao nhiên liệu lớn và ô nhiễm
môi trường trầm trọng.
Một trong những nguyên nhân cơ bản là do thành phố chưa có một cơ cấu
phương tiện giao thông thích hợp, tổ chức cơ cấu giao thông chưa hoàn thiện cho
từng loại hình phương tiện … nên không kiểm soát được giao thông và từ đó nảy
sinh ách tắc giao thông cũng như các ảnh hưởng khác về ô nhiễm môi trường, chi
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
24
phí đi lại, lãng phí nhiên liệu và mất an toàn giao thông. Lãng phí do bất hợp lý về
GTCC khoảng 14.307 tỉ đồng hàng năm.
Theo dự kiến, đến năm 2015 thì tuyến Metro đầu tiên Bến Thành – Suối Tiên
mới được đưa vào khai thác VTHKCC. Vì thế, việc phát triển hệ thống GTCC trên
bộ (xe bus các loại) là không thể thiếu trong giai đọan từ nay đến năm 2015 và sau
đó có thể nối mạng vào hệ thống GTCC hàng khối (Metro, Monorail, RER…) nhất
là đƣa vào nghiên cứu sử dụng nhiên liệu thay thế sạch càng có ý nghĩa và đi
theo xu hƣớng hội nhập “đi tắt đón đầu” trong sử dụng năng lƣợng, bảo vệ
môi trƣờng và tiết kiệm nhiên liệu cho tƣơng lai.
2.1 Dân số và lực lƣợng lao động [22] [40]
TP.HCM được chia thành 19 quận (gồm 13 quận cũ và 6 quận mới) có diện
tích 494 km
2
và 05 huyện có diện tích 1601km2. Dân số TPHCM năm 2008 là 8,725
triệu người (nếu tính cả khách vãng lai và dân nhập cư). Theo dự đoán, dân số
TP.HCM năm 2008÷2020 sẽ tăng lên gấp 1,37 lần trong hơn 10 năm tới, và đây sẽ
là một áp lực rất lớn đối với nền kinh tế cũng như cơ sở hạ tầng giao thông.
Cơ cấu dân số năm 2007:
- Học sinh mẫu giáo: 193.976
- Học sinh phổ thông: 927.751
- Sinh viên: 328.475
- Giáo viên: 86.046
- Y tế: 24.827
- Công nhân viên chức: 426.020
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
25
Hình 2.3 Các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (khu vực nghiên cứu).
- Doanh nghiệp nhà nước, ngoài nhà nước, đầu tư nước ngoài: 1.547.350
Tổng cộng: 3.534.445 chiếm 45,3% dân số.
Đây là nhóm dân cư có địa điểm học tập, làm việc cố định, hành trình và thời
gian đi lại hàng ngày trong tuần ổn định là nhóm khách tiềm năng của VTHKCC.
Bảng 2.2 Ước tính dân số TPHCM (dân TP.HCM + khách vãng lai) giai đoạn 2008
– 2020 (triệu người) [22] [40]
Năm 2008 Năm 2010 Năm 2020
Dân số ước tính 8,72 9,66 12,00
-19 quận: 7,38 8,19 8,88
- 05 huyện: 1,34 1,47 3,12
TÂY NINH
BÌNH DƯƠNG
ĐỒNG NAI
BA RỊA VŨNG TAU
LONG AN
LONG AN
TIỀN GIANG
G
TP.HỒ CHÍ MINH
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
26
Hiện ở sáu quận: Phú Nhuận, 11, 10, 5, 4, 3 mật độ dân số từ 70 ngàn đến 52
ngàn người/km2 đất đô thị (bao gồm đất ở, đất giao thông, công viên…). Bình quân
cho một đầu người chỉ vào khoảng 14,3 ÷ 19,2 (m2/người).
Hình 2.4 Bản đồ mật độ dân số các quận.
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
27
Tại bốn quận cửa ngõ thành phố: quận Gò Vấp, quận 8, quận Bình Thạnh và
quận Tân Bình, mật độ dân từ 22 ÷ 44 ngàn người/km2, vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ
bùng nổ dân số trong khi mạng lưới đường không phát triển kịp thời, tạo ra nhiều
điểm ùn tắc giao thông.
Mức độ tập trung công nghiệp của thành phố rất cao: Có gần 28600 cơ sở sản
xuất công nghiệp, trong đó 80% nằm đan xen trong nội thành; 13 khu công nghiệp –
khu chế xuất. Các khu công nghiệp hình thành rất nhanh trong thời gian ngắn thu
hút lao động, kỹ thuật thấp (khoảng 70%) từ nơi khác đến. Điều này đã tạo ra hiện
tượng di dân với số lượng lớn từ nơi khác mà chủ yếu là từ nông thôn lên thành
phố. Hiện nay đã bắt đầu bộc lộ sự mất cân đối về nhà ở, điện, nước, hạ tầng xã hội
và tắc ngẽn giao thông ngay cả các trục của nội ô và ngoại ô thành phố.
Các khu vực đô thị ở TP.HCM [12]
a) Khu vực nội thành cũ
Gồm các quận 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11 và Phú Nhuận. Khu vực này đã được hình
thành từ lâu nên cơ sở hạ tầng đô thị tương đối hoàn chỉnh, trừ một số quận có hẻm
lớn (4, 6, 10, 11).
b) Khu vực nội thành mới hình thành
Trước kia là vùng ngoại ô của khu vực nội thành cũ, gồm các quận Bình
Thạnh, Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú và Gò Vấp. Dân số tại khu vực này gia tăng
nhanh cùng với việc hình thành nhiều khu dân cư với các nhà ở thấp tầng. Tuy
nhiên, do thiếu quy họach và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị còn chậm, nên về
cơ bản chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của một trung tâm đô thị hiện đại,
nhất là về giao thông.
c) Khu vực ngoại vi mới hình thành (vành đai)
Gồm các quận mới là quận 2, 7, 8, 9, 12, Thủ Đức, Bình Chánh. Cũng như
khu vực nội thành mới, tốc độ gia tăng dân số ở đây khá nhanh. Tuy nhiên do phát
triển nhanh và không theo quy hoạch nên cơ sở hạ tầng phát triển không đồng bộ và
chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
d) Khu vực ngoại thành.
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
28
Gồm các huyện Hóc Môn và Nhà Bè, là vùng ngoại ô mới phát triển của thành
phố. Tốc độ tăng dân số ở khu vực này khá thấp. Một số nơi có điều kiện thổ
nhưỡng tốt đã hình thành các KCN và dân cư tập trung. Nhìn chung tốc độ đô thị
hóa ở đây chưa cao.
e) Khu vực nông thôn
Là vùng sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp của thành phố, gồm các huyện Củ Chi
và Cần Giờ, dân cư sinh sống phân tán.
Kết luận: Do mật độ dân số quá cao, tập trung ở các quận trung tâm nên việc
mở rộng đường và nút giao thông cho tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế – xã
hội thường rất khó khăn do chi phí đền bù - giải tỏa - tái định cư rất lớn (bình quân
gấp trên 10 lần chi phí xây lắp).
2.2 Tình hình khí tƣợng thuỷ văn.
Hình 2.5 Xe chết máy do ngập nước.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đồng thời gần biển (khoảng cách
trung bình gần 45km).
Tổng lượng mưa trung bình tại TP.HCM vào khoảng 1930mm, trong đó
khoảng 1790mm tập trung vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 hằng năm. Lượng
mưa có vũ lượng trên 100mm, thậm chí 160mm như trận mưa vào ngày 1/8/2008
xuất hiện ngày càng nhiều làm cho thành phố ngập nặng, ảnh hưởng đến giao thông
đi lại.
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
29
Ngoài những trận mưa lớn TP.HCM còn phải chịu những đợt triều cường
khiến nhiều đoạn đường thuộc "vùng trũng" bị ngập từ 1 - 2 tiếng đồng hồ. Đỉnh
triều cường buổi sáng xuất hiện vào 6h00 - 6h30 sáng là thời điểm người dân đi
làm, nên rất dễ xảy ra tình trạng kẹt xe tại một số tuyến đường.
2.3 Tình hình kinh tế
Trong năm 2008, sự biến động giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu, thị trường
tài chính tiền tệ biến động phức tạp, khủng hoảng kinh tế thế giới và những bất lợi
về thời tiết cho sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế của
TPHCM, Do đó, tốc độ tăng truởng kinh tế (GDP) của thành phố cả năm chỉ đạt
10.7%. 289. )
tăng 10,7% so năm 2007, là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2003 đến nay.
Là địa phương có thu nhập đầu người cao nhất nước trong năm 2008 GDP
bình quân của mỗi người dân TPHCM ở mức 2.534 đô la Mỹ/năm
2.4 Tình hình GTVT
2.4.1 Giao thông đƣờng bộ.
Thành phố hiện có hơn 4 triệu ô tô, mô tô (12/2008). Để đảm bảo lưu thông 1
xe mô tô cần 10m2 và ô tô trung bình là 30 m2. Nếu so với diện tích mặt đường
thành phố hiện nay 24,91 triệu m2 thì không thể nào gánh nổi lượng xe quá đông.
Bảng 2.3 Số lượng ô tô, mô tô đăng kí mới hàng năm.
Thời gian
Đăng kí mới Tổng số phương tiện quản lí
Ôtô Môtô Tổng số Ôtô Môtô Tổng số
2005 33.178 218.935 252.113 275.160 2.619.525 2.894.685
2006 31.985 343.142 375.127 296.143 2.917.502 3.213.645
2007 27.995 378.021 406.016 326.679 3.338.913 3.665.592
2008 39.387 320.560 359.947 370.785 3.685.648 4.056.433
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
30
Hình 2.6 Lượng phương tiện ô tô xe máy qua các năm.
Nếu với lượng xe trên thì bình quân 539 mô tô/1000 dân và 592 ô tô- mô tô/
1000 dân. Với số lượng trên TP.HCM có tỉ lệ sở hữu phương tiện giao thông cá
nhân thuộc vào loại cao nhất thế giới (Seoul năm 2007: 2,9 triệu ô tô/10,4 triệu dân
= 279 ô tô/1000 dân).
2.4.2 Giao thông đƣờng sắt.
Hiện tại chỉ có một tuyến đường sắt quốc gia Bắc-Nam khổ 1 m vào đến ga
Hoà Hưng. Tuyến đường sắt này giao cắt cùng mức với 14 đường phố gây ra ùn tắc
và mất an toàn giao thông. Tuy nhiên, về lâu dài, khi hệ thống đường sắt quốc gia
được thiết lập có thể phối hợp với các hệ thống đường sắt nội đô để tổ chức vận
chuyển hành khách công cộng.
2.4.3 Giao thông đƣờng thuỷ.
Các cảng biển như Tân Cảng, Bến Nghé, Tân Thuận, Sài Gòn đều nằm sâu
trong nội thành. Các cảng mới xây như VITC, cảng Nhà Bè nằm không xa ngoại
thành. Do không có đường bộ chuyên dụng nên lượng xe tải lớn ra vào cảng sử
dụng đường nội đô dẫn đến ách tắc giao thông.
Do đặc điểm của triều cường và các cầu qua sông có độ tĩnh không thấp nên
không thể dùng hệ thống đường thủy làm GTCC.
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
31
2.4.4 Giao thông đường không [22] [40].
Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một sân bay duy nhất là Tân Sơn Nhất. Công
suất phục vụ năm 2007 đạt 7,7 triệu hành khách, tổng diện tích sân bay khoảng 816
ha. Sân bay nằm ngay trong nội đô thành phố nên thường xuyên bị ùn tắc giao
thông trên đường ra-vào sân bay từ khu trung tâm.
2.5 Định hƣớng phát triển không gian đô thị [22]
Các trung tâm đô thị như thành phố HCM phải được tổ chức thành các chùm đô
thị có vành đai bảo vệ để hạn chế tối đa sự tập trung dân, cơ sở kinh tế và phá vỡ môi
trường sinh thái tránh sự hình thành các siêu đô thị…
Hướng phát triển của thành phố chủ yếu về phía đông bắc, bổ sung thêm hướng
phát triển về phía Nam - Đông Nam. Đến nay đã có thêm 7 quận mới: quận 2, quận
7, quận 9, quận 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ đức. Đây là khu vực đô thị hóa mới
nhằm tiếp nhận một bộ phận dân cư được điều chuyển từ khu nội thành cũ, được
xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đặt nền tảng cho sự phát triển đô thị
bền vững. Dự tính sẽ có diện tích khoảng trên 351,86 km2, dân số vào năm 2010 1,7
triệu dân và năm 2020 khoảng 2,65 triệu người.
Hình 2.7 Đề xuất cấu trúc thành phố tương lai.
Chương 2 Đại học Bách Khoa TP.HCM
Nghiên cứu hoàn thiện và phát triển mạng lưới tuyến xe buýt ở TP.HCM
32
Trung tâm thành phố mở rộng qua Thủ Thiêm.
Khu vực ngoại thành có 5 huyện, sẽ có các đô thị mới gắn với các khu công
nghiệp tập trung và các thị tứ, thị trấn khác trong huyện. Từ đây phát triển thành các
đô thị phụ cận, tiếp giáp với các khu vực kinh tế của các tỉnh phụ cận như Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An ... Dự tính sẽ có diện tích 1601
km
2, dân số vào năm 2010 khoảng 1,5 triệu người, năm 2020 khoảng 2,75 triệu
người. Ổn định lâu dài 3 - 4 triệu dân.
Các số liệu chi tiết xin xem phần phụ lục 2.1 và 2.2