Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản và là tư liệu sản xuất quan trọng, sản xuất ra các sản phẩm nuôi sống con người. Các sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải thông qua đất đai. Đất được hình thành và phát triển, thoái hoá theo thời gian dưới tác động của điều kiện tự nhiên và các hoạt động sản xuất của con người. Hiện nay, việc ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ trong canh tác nông nghiệp đã làm cho độ phì của đất dần dần bị thoái hoá, đất trở nên chai cứng, nén dẽ, mất cấu trúc dẫn đến hạn chế sự phát triển của bộ rễ, giảm lượng nước hữu dụng, giảm sự thoáng khí trong đất và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
Đồng bằng sông Cửu Long phát triển trên nền tảng nông nghiệp, việc sử dụng phân hoá học ngày càng phổ biến làm cho đất ngày càng trở nên suy thoái, nhất là các vùng chuyên canh cây ăn trái, đất càng bị nén dẽ, bạc màu. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi phải có chế độ sử dụng và quản lý đất đai một cách phù hợp trong đó chất hữu cơ cần được quan tâm trong việc sử dụng đất.
Chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao và cải thiện độ phì của đất, có ảnh hưởng đến các đặc tính lý, hoá, sinh học và là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên tính chất vật lý của đất để:
-Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên chất lượng đất thông qua khảo sát một số tính chất vật lý đất.
-Đưa ra những khuyến cáo phù hợp trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
54 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3111 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên tính chất vật lý của đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM LƯỢC
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, các hoạt động sản xuất nông nghiệp rất cần đến đất đai. Để nâng cao năng suất cây trồng thì nông dân đã sử dụng nhiều loại phân hóa học và nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng không tốt đến chất lượng sản phẩm và tính chất vật lý và hóa lý của đất. Canh tác trong thời gian dài sử dụng phân vô cơ, tính chất vật lý đất có thể chuyển biến theo chiều hướng bất lợi cho cây trồng. Đề tài: “Ảnh hưởng của phân hữu cơ trong cải thiện tính chất vật lý đất” nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên tính chất vật lý của đất trồng cây ăn trái và rau màu.
Đề tài được thực hiện ở bảy thí nghiệm trên đất trồng bưởi- Chợ lách, súp lơ- Đà Lạt, diếp cá- Thốt Nốt, tiêu (Phú Quốc), tiêu (Bình Dương), gừng- Chợ Mới, đậu phộng- Mộc Hóa. Kết quả phân tích đất cho thấy trên các điểm thí nghiệm chất hữu cơ từ 1,3%- 4,8% thuộc loại nghèo đến khá. Khi đất sử dụng phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ một số tính chất vật lý như dung trọng, tính bền, khả năng giữ nước, độ xốp được cải thiện theo chiều hướng tích cực so với đất chỉ sử dụng phân hóa học theo nông dân tại các điểm thí nghiệm. Trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu vật lý đất tại các điểm thí nghiệm cho thấy nên tiếp tục sử dụng phân hữu cơ để bón cho cây trồng theo hướng lâu dài để khắc phục những tính bất lợi của đất.
MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài nguyên cơ bản và là tư liệu sản xuất quan trọng, sản xuất ra các sản phẩm nuôi sống con người. Các sản phẩm thu được trong quá trình sản xuất nông nghiệp phải thông qua đất đai. Đất được hình thành và phát triển, thoái hoá theo thời gian dưới tác động của điều kiện tự nhiên và các hoạt động sản xuất của con người. Hiện nay, việc ít hoặc không sử dụng phân hữu cơ trong canh tác nông nghiệp đã làm cho độ phì của đất dần dần bị thoái hoá, đất trở nên chai cứng, nén dẽ, mất cấu trúc dẫn đến hạn chế sự phát triển của bộ rễ, giảm lượng nước hữu dụng, giảm sự thoáng khí trong đất và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
Đồng bằng sông Cửu Long phát triển trên nền tảng nông nghiệp, việc sử dụng phân hoá học ngày càng phổ biến làm cho đất ngày càng trở nên suy thoái, nhất là các vùng chuyên canh cây ăn trái, đất càng bị nén dẽ, bạc màu. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp bền vững đòi hỏi phải có chế độ sử dụng và quản lý đất đai một cách phù hợp trong đó chất hữu cơ cần được quan tâm trong việc sử dụng đất.
Chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao và cải thiện độ phì của đất, có ảnh hưởng đến các đặc tính lý, hoá, sinh học và là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên tính chất vật lý của đất để:
-Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ lên chất lượng đất thông qua khảo sát một số tính chất vật lý đất.
-Đưa ra những khuyến cáo phù hợp trong việc quản lý và sử dụng đất đai.
CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.1.1 Vị trí địa lý và hành chánh
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm trong tiểu vùng sông Mê Kông, 3 mặt tiếp giáp biển, ở vào vị trí trung tâm của ASEAN, thuận lợi cho giao thương quốc tế. Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành (Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và TP. Cần Thơ) với 4 triệu ha đất tự nhiên; trong đó có trên 3,8 triệu ha đất nông nghiệp (
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1 Về phân bố đất
Theo Ngô Ngọc Hưng (2006), Đồng bằng sông Cửu Long chia làm 8 nhóm đất:
a. Nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu
Chiếm diện tích nhỏ gần 4% (150.955 ha ) so với diện tích các nhóm đất khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Phân bố chủ yếu dọc theo hai bên bờ sông Tiền, sông Hậu. Tập trung ở địa hình từ trung bình đến cao, có độ cao tuyệt đối từ 1-1,2 m.
Hiện trạng canh tác chủ lực trên nhóm đất này là: Lúa cao sản ngắn ngày thường được trồng 2-3 vụ trong năm và các loại rau màu khác.
b. Nhóm đất phù sa xa sông Tiền và sông Hậu
Phân bố thành dãy dài có dạng khép kín nằm phía trong cùng của nhóm đất phù sa ven sông được bồi hàng năm.
Chiếm diện tích gần 24% (894.509 ha) so với các nhóm đất khác ở Đồng bằng.
Ở những vùng đất cao là lúa 2 vụ: Hè Thu – Đông Xuân và Hè Thu – Mùa lắp vụ được bố trí ở vùng có địa hình thấp trũng.
c. Nhóm đất phèn
Chiếm diện tích gần ½ tổng diện tích tự nhiên của Đồng bằng (chiếm khoảng 1,6 triệu ha) phân bố tập trung thành các vùng như sau:
+ Vùng phèn Tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên: chủ yếu phân bố Hà Tiên, Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang và Tịnh Biên, Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang.
+ Vùng trũng phèn Đồng Tháp Mười: Đại diện là các biểu loại đất.
+ Vùng phèn phía Tây sông Hậu và khu vực trũng giữa sông Tiền, sông Hậu.
+ Vùng phèn mặn Bán đảo Cà Mau và ven Vịnh Thái Lan.
d. Nhóm đất nhiễm mặn
Đồng bằng sông Cửu Long tiếp giáp với biển, do đó, nước biển có khả năng xâm nhập rất sâu vào đất liền một cách tự nhiên hoặc theo các hệ thống thủy nông gây ra sự nhiễm mặn.
e. Nhóm đất phèn nhiễm mặn
Nhóm đất này mang 2 đặc tính vừa bị phèn vừa bị mặn.
f. Nhóm đất giồng
Phân bố tập trung ở khu vực ven biển chiếm diện tích khoảng 1,2% so với tổng diện tích Đồng bằng.
g. Nhóm đất xám bạc màu
Phân bố tập trung ở ven biên giới Việt Nam – Campuchia chủ yếu ở các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang, có 3 nhóm đất:
Nhóm đất bị phong hóa tại chỗ.
Nhóm đất phát triển theo triền đồi và núi đá.
Nhóm đất hình thành và phát triển trên phù sa cổ.
h. Nhóm đất than bùn
Chiếm diện tích khoảng 0,8%
Phân bố chủ yếu ở U Minh thượng (An Minh tỉnh Kiên Giang), U Minh Hạ (U Minh tỉnh Cà Mau).
Nhóm đất than bùn ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất than bùn phèn tiềm tàng.
Đất này được lên luống trồng rau, sắn, môn, dưa hấu,…. Năng suất các loại rau màu thường cao, nhưng đất thường không cân bằng về mặt dưỡng chất.
1.1.2.2 Về khí hậu thuỷ văn
ĐBSCL nằm trong vùng khí hậu ôn hòa, ít có bão lớn xảy ra, nhiệt độ trung bình 270C, nhiệt độ tối thiểu trung bình 250C, nhiệt độ tối đa trung bình 33oC, trung bình giờ chiếu sáng hàng năm là 2.500 giờ, ít nhất là 2.200 giờ, năng lượng bức xạ mặt trời 450 calo/cm2/ngày, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển cây lúa. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.500-2.000 mm, nhưng phân bố không đều giữa các vùng trong đồng bằng. Nơi có lượng mưa nhiều nhất là bán đảo Cà Mau, và ít nhất là một phần của Gò Công, Bến Tre. 90% lượng mưa xảy ra từ tháng Năm đến tháng Mười. Lũ lụt xảy ra từ cuối tháng Tám kéo dài đến tháng Mười Một. Cao trình mặt ruộng trung bình thấp hơn 1m so với mặt biển. Cư dân vùng nước lũ có tập quán sống trên nhà sàn, là hình ảnh tiêu biểu của ĐBSCL.
Hàng năm, vào mùa lũ, ĐBSCL đón trên 500 tỷ m3 nước, cung cấp lượng phù sa màu mỡ; đồng thời giúp tháo chua, rửa phèn, làm vệ sinh đồng ruộng. Đây là nguồn tài nguyên nước rất thuận lợi cho sản xuất và sinh sống của toàn vùng. Vùng có hệ sinh thái đa dạng: ngọt, lợ, mặn đan xen. Tuy là vùng đồng bằng, nhưng lại có rừng ngập mặn ven biển, rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, rừng tràm ở Đồng Tháp Mười. Ngòai ra, còn có trữ lượng khoáng sản, đất sét, cát, sỏi, đá xây dựng, đặc biệt là trữ lượng đá vôi và dầu khí khá lớn có thể cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp của đồng bằng.
1.1.2.3 Về địa hình
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là một châu thổ rộng lớn, địa hình thấp, độ cao trung bình khoảng 2m, đỉnh lên tận Nôm Pênh, cách bờ biển 300km. Sự phát triển của châu thổ nó liên quan mật thiết đến tác động của biển thông thuỷ triều, ảnh hưởng của thuỷ triều có thể lên đến tận Nôm Pênh. Đồng bằng không có hệ thống đê ven sông như Bắc Bộ, nước lũ tràn bờ làm ngập nhiều vùng vào mùa mưa. Vùng bị ngập sâu nhất có thể lên đến 3m nước, chiếm diện tích 50.000 ha đi từ Long Xuyên – Cao Lãnh – CamPuChia. Vùng bị ngập vừa (từ 0,4m – 1,00m ) bao gồm đất đai thuộc Sa Đéc, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bắc Sóc Trăng, Tây Bắc Mỹ Tho. Vùng không bị ngập do đất được bồi đắp cao từ lâu bao gồm Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng. Dọc cửa biển từ cửa sông Đồng Nai đến tận Hà Tiên là một dãy đất mặn rộng lớn bán đảo Cà Mau. Ngoài ra, về phía Đông Bắc châu thổ còn có một vùng trũng rộng 500.000 ha, đó là Đồng Tháp Mười, đất phèn chua, bùn lầy, bùn lầy nước đọng. Tuy cao trung bình 2m nhưng Đồng Tháp Mười vẫn bị ngập lũ trong mùa mưa từ 0 – 0,5m, lên cao có thể trên 3m tuỳ nơi (Nguyễn Văn Be, 2000).
1.1.3 Hiện trạng canh tác các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Diện tích gieo trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện có khoảng 4 triệu ha, nếu so với năm 1995 đã tăng được 60 vạn ha, nhưng cơ cấu diện tích hàng năm hầu như không thay đổi, năm nào cây hàng năm cũng chếm trên 91% tổng số diện tích gieo trồng, cây lương thực chiếm 86%. Cây lương thực, diện tích lúa là 3,76 triệu ha năm 1998, diện tích cây lương thực khác là 3,5 triệu ha, hay diện tích lúa chiếm trên 99% diện tích cây lương thực. Diện tích cây công nghiêp lâu năm và cây ăn quả có tăng khoảng 7 – 8 %, nhưng về cơ cấu diện tích thì giảm chút ít.
1.1.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội
ĐBSCL có 17 triệu dân (chiếm 21% dân số cả nước) với trên 60% dân số từ 15-30 tuổi. Đây là nguồn nhân lực trẻ, dồi dào và năng động, sớm hòa nhập với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến. Những tiềm năng nói trên cho thấy, ĐBSCL là một vùng đất có tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế, là nguồn lực mạnh mẽ về địa lý, sinh thái và nhân văn không chỉ của cả nước mà còn cả khu vực. Hàng năm, vùng đóng góp vào GDP cả nước là 18% (đứng thứ 3 sau vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng).
Năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng ĐBSCL, tăng 12,4% so với năm trước, một số tỉnh có mức tăng khá như Cần Thơ 16%, Trà Vinh 14,85%, Đồng Tháp 14,53%, Cà Mau 12,5%, Sóc Trăng 12,8%, Long An 12%, các tỉnh còn lại đều có mức tăng GDP trên 10%. Các tỉnh, thành phố trong vùng cùng lúc thực hiện hai nhiệm vụ lớn về phát triển kinh tế: vừa tập trung sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản bảo đảm cho an toàn lương thực trong nước và xuất khẩu, vừa nỗ lực xây dựng hạ tầng kỹ thuật về kinh tế, đặt nền móng để vùng đất này xứng tầm là vùng kinh tế động lực của cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ĐBSCL theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đây là chiều hướng tích cực của nền kinh tế đang phát triển. Nếu như năm 2005 tỷ trọng thương mại và dịch vụ toàn vùng là 30,97% thì năm 2006 tăng lên 32,25% (
1.2 Một số tính chất vật lý và cơ lý đất
1.2.1 Khái niệm chung về tính chất vật lý và cơ lý đất
Độ phì của đất được các nhà khoa học định nghĩa là: khả năng cung cấp nước, chất dinh dưỡng và các yếu tố khác cần thiết cho cây trong một thời gian sinh trưởng. Dựa vào định nghĩa này ta thấy được vai trò quan trọng của tính chất vật lý và cơ lý đất (Lê Văn Khoa, 2000).
Đất có một số tính chất vật lý và cơ lý chủ yếu như dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, tính dẻo, tính dính, độ chặt, sức cản… Những tính chất này thường được quyết định bởi các thành phần khoáng vật (nguyên sinh hay thứ sinh), thành phần các cấp hạt (cát, limon, sét), thành phần chất hữu cơ có trong đất và tính liên kết giữa các thành phần trên tạo ra kết cấu của đất (Trần Văn Chính, 2006). Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, những tính chất vật lý và cơ lý luôn là yếu tố chi phối đến quá trình canh tác như khả năng làm đất cày, bừa, xào xới, sức kéo của máy móc công cụ làm đất… Ngoài ra, các tính chất trên đặc biệt có liên quan đến và ảnh hưởng tới một số đặc tính lý học khác của đất như chế độ nước, chế độ không khí và khả năng sinh trưởng, cũng như khả năng phát triển của cây trồng (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
1.2.2 Một số tính chất vật lý cơ bản của đất
1.2.2.1 Tỷ trọng của đất
Theo Nguyễn Như Hà, 2006, tỷ trọng của đất là tỷ số khối lượng của một đơn vị thể tích đất ở trạng thái rắn, khô kiệt với các hạt đất xếp sít vào nhau so với khối lượng nước cùng thể tích ở điều kiện nhiệt độ 4oC. Hay tỷ trọng là khối lượng của đất trên một đơn vị thể tích. Đất ở trạng thái khô kiệt và không tính đến thể tích các lỗ rỗng trong đất (g/cm3), tỷ trọng ký hiệu là pp .
Để tính tỷ trọng ta áp dụng công thức:
Pp= Msp/Vw= (Ms-Me)/(Ms-Me)-(Msw-Mw)
Trong đó:Pp: Tỷ trọng của đất
Msp: khối lượng các hạt đất khô, g
Vw: Thể tích nước trong bình pycnometer được thay bởi mẫu đất, cm3
Me: Khối lượng bình pycnometer (sạch và khô), có nắp, g.
Ms: Khối lượng đất khô +bình có nắp, g.
Msw: Khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng, g.
Mw:Khối lượng bình pycnometer chứa đầy nước khử khoáng và đất, g.
Tỷ trọng của các loại khoáng vật khác nhau có sự dao động khá lớn, biến động trong phạm vi từ 2,4- 2,8 (Trần Văn Chính, 2006 ).
Bảng 1: Tỷ trọng (g/cm3) của một số loại khoáng vật có trong đất.
Khoáng vật
Tỷ trọng (g/cm3)
Thạch anh tinh khiết
2.65
Canxit tinh khiết
2.72
Dolomit
2.8-2.9
Mica
2.8-3.1
Khoáng sét
2.6-2.9
Quặng chì
7.6
Tỷ trọng của đất được quyết định bởi các loại khoáng nguyên sinh, thứ sinh và hàm lượng chất hữu cơ có trong đất. Nhìn chung do tỷ lệ chất hữu cơ trong đất thường không lớn nên tỷ trọng của đất phụ thuộc vào thành phần khoáng vật của đất là chủ yếu. Nhưng theo Nguyễn Thế Đặng, 1999, tỷ trọng của đất lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng chất hữu cơ trong đất.
Bảng 2: Tỷ trọng của một số loại đất (Giáo trình thổ nhưỡng học, Đại học Nông nghiệp I, 1995).
Loại đất
Tỷ trọng(g/cm3)
Đất cát
2,65
Đất pha cát
2,70
Đất thịt
2,70
Đất sét
2,74
Tỷ trọng của đất được sử dụng trong các công thức tính toán độ xốp, tốc độ, thời gian xa lắng của các cấp hạt đất trong phân tích thành phần cơ giới. Thông qua tỷ trọng ta có thể đưa ra nhận xét sơ bộ về hàm lượng chất hữu cơ, hàm lượng sét hay tỷ lệ sắt, nhôm của một loại đất cụ thể nào đó.
1.2.2.2 Dung trọng của đất
Dung trọng đất là khối lượng (g) của một đơn vị thể tích đất (cm3) ở trạng thái tự nhiên (có khe hở) sau khi được sấy khô kiệt (Trần Văn Chính, 2006 ). Theo Ngô Ngọc Hưng, 2004, dung trọng là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất khô không bị phá vỡ cấu trúc và được tính bằng g/cm3.
Dung trọng của đất được xác định bằng cách đóng ống kim loại hình trụ có thể tích bên trong 100cm3 thẳng gốc với bề mặt đất ở trạng thái hoàn toàn tự nhiên (Trần Kông Tấu, 2006 ), sau đó đem sấy khô kiệt đất rồi tính theo công thức:
D=P/V
Trong đó:
D- Dung trọng của đất, g/cm3.
P- Khối lượng đất tự nhiên trong ống trụ đóng sau khi đã được sấy khô kiệt, g.
V- Thể tích của ống đóng, cm3.
Như vậy dung trọng của đất thường nhỏ hơn so với tỷ trọng vì thể tích đất khô kiệt được xác định ở đây bao gồm cả các hạt đất rắn và các khe tự nhiên có trong đất (Trần Văn Chính, 2006 ).
Theo Ngô Ngọc Hưng, 2004, dung trọng của đất được tính theo công thức:
Pp = Wov- Wr /Vr
Trong đó:
Pp : dung trọng khô, g/cm3.
Wov: khối lượng mẫu đất và ring ngay sau khi sấy khô ở 1050C, g.
Wr : Khối lượng của ring, g.
Vr : Thể tích ban đầu của dụng cụ lấy mẫu, cm3.
Dung trọng phụ thuộc vào thành phần khoáng vật của đất và hàm lượng chất hữu cơ. Đất giàu mùn, hình thành trên các loại đá mẹ chứa các khoáng vật có tỷ trọng nhẹ như thạch anh, phenat thì có giá trị dung trọng nhỏ và ngược lại. Nhưng dung trọng còn phụ thuộc vào tổng lượng khe hở trong đất, đất cát thường có hàm lượng mùn thấp nên các hạt đất thường nằm sát nhau hơn so với đất sét, nên đất cát thường có dung trọng lớn hơn đất sét (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Theo Trần Văn Chính, 2006, dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, độ chặt và kết cấu của đất. Các loại đất tơi xốp, giàu chất hữu cơ và mùn thường có dung trọng nhỏ và ngược lại những loại đất chặt, bí, kém tơi xốp và nghèo chất hữu cơ thường có dung trọng lớn. Trong phẩu diện đất của phần lớn các loại đất, dung trọng có chiều hướng tăng dần khi xuống tầng đất dưới sâu. Các loại đất có dung trọng thấp thường là các loại đất có kết cấu tốt, hàm lượng mùn cao. Do đó những loại đất này cũng sẽ có chế độ nước, nhiệt, không khí và dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Thế Đặng, 1999).
Taylor, 1966, đã đưa ra đánh giá dung trọng của một số loại đất có thành phần cơ giới từ thịt và sét như sau:
Bảng 3: Thang đánh giá dung trọng
Dung trọng (g/cm3)
Đánh giá
0,9-1,2
1,1-1,4
<1,6-1,8
<1,4-1,6
>1,3
Đất canh tác gần đây, đất mới xáo
Đất canh tác lâu đời, hạn chế bộ rễ phát triển
Cát và cát pha thịt
Đất thịt
Đất sét
Các biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau sẽ có tác động thay đổi dung trọng của đất. Với hệ thống cây trồng tăng cường chất hữu cơ cho đất như trồng xen, luân canh, sử dụng cây họ đậu, bón phân hữu cơ,… sẽ làm giảm dung trọng của đất.
Ý nghĩa: dung trọng của đất được sử dụng trong việc tính độ xốp của đất, tính khối lượng đất canh tác trên 1 ha để xác định trữ lượng các chất dinh dưỡng, lượng vôi cần bón cho đất hay trữ lượng nước có trong đất (Trần Văn Chính, 2006).
Dựa vào đặc tính nén dẻ của đất, dung trọng còn được dùng để kiểm tra chất lượng các công trình thủy lợi, đê, bờ mương máng… để đảm bảo độ vững của các công trình.
1.2.2.3 Độ xốp của đất
Độ xốp của đất là tỷ lệ % các khe hở chiếm trong đất so vớ thể tích chung của đất, ký hiệu là P (Trần Văn Chính, 2006 ). Theo Đỗ Thanh Ren, 1999, thì độ xốp của đất là tổng số các tế khổng trong đất và được biểu thị bằng % thể tích đất. Độ xốp của đất phụ thuộc vào cấu trúc, thành phần cơ giới, dung trọng và tỷ trọng đất. khả năng thoáng khí, khả năng giữ nước phụ thuộc rất lớn vào độ xốp của đất.
Công thức tính độ xốp:
Ep= 100*(1-pb/pp)
Trong đó:
Ep: Độ xốp của đất
Pb: Dung trọng, g/cm3
pp :Tỷ trọng, g/cm3
Tổng lượng khe hở trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, hàm lượng mùn, thành phần cơ giới….
Bảng 4: Tính chất vật lý cơ bản của các loại đất chính ở Việt Nam (Nguồn: Nguyễn Thế Đặng,1999).
Lọai đất
Độ sâu
(cm)
Dung trọng
(g/cm3)
Tỷ trọng
(g/cm3)
Độ xốp
(%)
Ferralsols
(trên đá bazan )
0- 20
20- 150
0.71- 0.94
0.78- 0.95
2.49- 2.54
2.50- 2.59
63.0- 71.0
63.0- 70.0
Fluvisols
(đất phù sa)
0- 20
20- 40
40- 60
1.10- 1.28
1.20- 1.50
1.29- 1.55
2.62- 2.67
2.64- 2.68
2.65- 2.67
51.1- 56.9
45.5- 47.0
44.0- 46.0
Acrisols
(trên phiến thạch sét)
0- 20
20- 40
40- 60
1.01- 1.55
1.20- 1.50
1.29- 1.55
2.56- 2.83
2.64- 2.88
2.64- 2.75
41.1- 64.3
61.7- 67.4
41.7- 53.2
Acrisols
(trên gnai)
0- 20
20- 40
40- 60
1.05- 1.43
1.24- 1.30
1.35- 1.63
2.65- 2.73
2.69- 2.70
2.67- 2.73
46.3- 59.0
49.3- 54.0
49.4- 52.8
Acrisols
(trên phù sa cổ)
0- 15
20- 60
60- 100
1.08- 1.55
1.52- 1.78
1.40- 1.76
2.62- 2.64
2.65- 2.70
2.58- 2.73
41.0- 58.7
32.8- 43.7
33.7- 48.7
Những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng mùn cao như đất Ferralsols phát triển trên đá bazan có độ xốp cao tới 63- 71%. Ngược lại, những loại đất có hàm lượng mùn thấp, kết cấu kém, thành phần cơ giới thô có độ xốp thấp chỉ khoảng 40- 60%. Độ xốp của cùng một loại đất ở các độ sâu khác nhau thì khác nhau, độ xốp giảm dần theo độ sâu.
Bảng 5: Phân cấp độ xốp (Trần Văn Chính , 1999)
P(%)
Mức độ
60- 70
50- 60
40- 50
30- 40
<20
Đất khá xốp
Đất xốp trung bình
Đất ít xốp
Đất chặt bí
Đất bị nén dẽ rất nặng
Ý nghĩa thực tiễn : Độ xốp của đất rất có ý nghĩa đối với sản xuất nông nghiệp và các loại cây trồng vì nước và không khí trong đất di chuyển được nhờ vào những khoảng trống hay độ xốp của đất. Các chất dinh dưỡng của đất có thể huy động được cho cây trồng, các hoạt động của vi sinh vật đất chủ yếu cũng diễn ra ở đây, chính vì thế người ta nói độ phì của đất phụ thuộc đáng kể vào độ xốp của đất. Ngoài ra, đất tơi xốp thì làm đất dễ, rễ cây phát triển tốt, khả năng thấm, thoát nước và khả năng trao đổi không khí diễn ra cũng hết sức thuận lợi và nhanh chóng. Vùng đồi núi nếu đất có độ xốp cao thì phần lớn nước mưa được thấm xuống sâu, hạn chế hiện tượng nước chảy tràn trên mặt đất và do đó, hạn chế được xói mòn trên bề mặt (Trần Văn chính, 2006).
1.2.3 Một số tính chất cơ lý đất
1.2.3.1 Tính liên kết của đất
Tính liên kết của đất là sự kết dính giữa các phần tử đất với nhau (khi đất khô tính chất này biểu hiện rõ) những loại đất có tính liên kết lớn thường tạo thành trong đất những kiểu kết cấu tảng cục lớn (Trần Văn Chính, 2006).
Đơ