Trong 10 năm trở lại đây, theo xu hướng giáo dục đại học của thế giới, giáo dục đại học
Việt Nam đang từng bước chuyển hóa từ một nền giáo dục đại học cho thiểu số tinh hoa
sang một nền giáo dục đại học đại chúng. Điều này có nghĩa là giáo dục đại học Việt Nam
trở thành nền giáo dục đại học dành cho số đông. Bên cạnh đó, đối với phần lớn người Việt
Nam mảnh bằng đại học được coi là “ tấm hộ chiếu vào đời”và được giáo dục đại học cũng
là sự khẳng định vị trí con người trong xã hội. Chính vì vậy, nhu cầu được tiếp cận giáo dục
đại học hiện nay là rất lớn. Nhiều trường đại họccông lập và ngoài công lập đã ra đời. Tuy
vậy vẫn chưa tương xứng với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội cũng như xu hướng phát
triển giáo dục đại học của thế giới. Ngoài ra giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang còn
tồn tại nhiều vấn đề như chương trình đào tạo lỗi thời; phương pháp dạy và học thụ động;
hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức; vẫn có khoảng
cách giữa lý thuyết và thực hành khiến cho nhiều sinh viên ra trường không đủ khả năng để
tìm được một công việc phù hợp hay các doanh nghiệp khi tuyển nhân viên phải tiến hành
đào tạo lại; và thực tế là bằng cấp của Việt Nam chưa được thế giới công nhận.
Để đạt được mục tiêu của giáo dục là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”, Việt Nam phải đào tạovà phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích
nghi với công việc, hình thành đội ngũ nhân lực năng động và sáng tạo, đáp ứng những yêu
cầu mới của thế kỷ 21.
Tuy nhiên, theo đánh giá của kế hoạch chiến lược và phát triển giáo dục từ năm 2001 –
2010, giáo dục Việt Nam vẫn phải đương đầu với những thách thức, yếu kém như:
- Chất lượng giáo dục thấp, một mặt là không bắt kịp tiến độ khu vực và thế giới, một mặt
không đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, của xã hội.
- Hiệu quả giáo dục không cao
- Cơ sở hạ tầng của trường học gặp nhiều khó khăn
- Chương trình học, thiết bị dạy học chậm đổi mới, lạc hậu
Ngoài ra, theo một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó
thấy rằng có 64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp và sinh viên yếu nhất ở các
nhóm kỹ năng mềm.
Trong hội nghị đào tạo theo nhu cầu xã hội Trường Đại học Kinh tế, một số đại biểu cho
rằng “Các chương trình đào tạo của Trường ĐHKT đãtrang bị cho sinh viênnền tảng kiến
thức cơ bản, song một số sinh viên ra trường còn thiếu kỹ năng mềm, khả năng thích ứng
với môi trường làm việc mới chưa tốt, khả năng sử dụng tiếng Anh chưa cao.”
Bên cạnh đó, theo Báo Tuổi Trẻ số 60/2010(6100) ra ngày 9-3-2010 trang 8, thống kê về tỉ
lệ diện tích xây dựng/sinh viên (m2) của các trường đại học trên cả nước, trong đó trường
Đại Học Kinh Tế TPHCMtỉ lệ diện tích/sinh viên của trường là 1.5 m
2
, chưa đáp ứngyêu
cầu của Bộ là 2m
2
.Trường có nhiều cơ sở cách xa nhau gây bất tiện trong việc đi lại sinh
viên
21 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3832 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối trường đại học kinh tế tp.Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Đề tài:
“NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KẾT QUẢ
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM CUỐI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ”
Giảng viên: TS. Hoàng Thị Phương Thảo
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Học viên thực hiện:
Nhóm 2-Cao học K19-Đêm 9
1. Châu Thành Sang (Trưởng nhóm)
2. Nguyễn Thị Bình
3. Lâm Văn Sang
4. Nguyễn Quốc Thắng
5. Ngô Thị Kim Thanh
6. Châu Thùy Trang
7. Nguyễn Thị Lệ Hồng Thu
8. Trần Thị Hoàng Trâm
9. Lê Nguyễn Tường Uyên
10. Lê Thị Thanh Xuân
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 3 năm 2010
Đề tài nghiên cứu môn học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh
viên năm cuối trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Nhóm 2 – Cao học khóa 19 – Đêm 9
Đề tài nghiên cứu môn học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh
viên năm cuối trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
2. Tính hữu ích của đề tài.................................................................................................2
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .........................................................................................2
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................2
IV. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.......................................................................................3
V. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...........................................................4
1. Giả thuyết......................................................................................................................4
2. Mô hình đề nghị............................................................................................................4
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................4
1. Thiết kế nghiên cứu định tính .......................................................................................4
1.1 Thông tin thứ cấp ...........................................................................................................4
1.2 Xác định loại nghiên cứu ...............................................................................................6
1.3 Quy mô mẫu ...................................................................................................................6
1.4 Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu vào mẫu .......................................................6
1.5 Thiết kế bảng câu hỏi định tính......................................................................................6
2. Thiết kế nghiên cứu định lượng ....................................................................................7
2.1 Quy mô mẫu ...................................................................................................................7
2.2 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................................7
2.3 Phương pháp phỏng vấn ................................................................................................7
2.4 Thiết kế bảng câu hỏi định lượng...................................................................................7
2.5 Phương pháp xử lí dữ liệu..............................................................................................7
VII. THỜI GIAN BIỂU.......................................................................................................10
VIII. NGÂN SÁCH NGHIÊN CỨU.....................................................................................11
IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................11
X. PHỤ LỤC.....................................................................................................................11
Phụ lục 1................................................................................................................................12
DÀN BÀI THẢO LUẬN.......................................................................................................12
Phụ lục 2................................................................................................................................15
BẢN CÂU HỎI .....................................................................................................................15
Phụ lục 3................................................................................................................................18
BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA THÀNH VIÊN NHÓM 2 – CAO HỌC
KHÓA 19 – ĐÊM 9...............................................................................................................18
Nhóm 2 – Cao học khóa 19 – Đêm 9
Đề tài nghiên cứu môn học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh
viên năm cuối trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
BẢN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Lý do chọn đề tài
Trong 10 năm trở lại đây, theo xu hướng giáo dục đại học của thế giới, giáo dục đại học
Việt Nam đang từng bước chuyển hóa từ một nền giáo dục đại học cho thiểu số tinh hoa
sang một nền giáo dục đại học đại chúng. Điều này có nghĩa là giáo dục đại học Việt Nam
trở thành nền giáo dục đại học dành cho số đông. Bên cạnh đó, đối với phần lớn người Việt
Nam mảnh bằng đại học được coi là “ tấm hộ chiếu vào đời” và được giáo dục đại học cũng
là sự khẳng định vị trí con người trong xã hội. Chính vì vậy, nhu cầu được tiếp cận giáo dục
đại học hiện nay là rất lớn. Nhiều trường đại học công lập và ngoài công lập đã ra đời. Tuy
vậy vẫn chưa tương xứng với nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội cũng như xu hướng phát
triển giáo dục đại học của thế giới. Ngoài ra giáo dục đại học Việt Nam hiện nay đang còn
tồn tại nhiều vấn đề như chương trình đào tạo lỗi thời; phương pháp dạy và học thụ động;
hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được đầu tư và quan tâm đúng mức; vẫn có khoảng
cách giữa lý thuyết và thực hành khiến cho nhiều sinh viên ra trường không đủ khả năng để
tìm được một công việc phù hợp hay các doanh nghiệp khi tuyển nhân viên phải tiến hành
đào tạo lại; và thực tế là bằng cấp của Việt Nam chưa được thế giới công nhận.
Để đạt được mục tiêu của giáo dục là “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân
tài”, Việt Nam phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng thích
nghi với công việc, hình thành đội ngũ nhân lực năng động và sáng tạo, đáp ứng những yêu
cầu mới của thế kỷ 21.
Tuy nhiên, theo đánh giá của kế hoạch chiến lược và phát triển giáo dục từ năm 2001 –
2010, giáo dục Việt Nam vẫn phải đương đầu với những thách thức, yếu kém như:
- Chất lượng giáo dục thấp, một mặt là không bắt kịp tiến độ khu vực và thế giới, một mặt
không đáp ứng yêu cầu của cuộc sống, của xã hội.
- Hiệu quả giáo dục không cao
- Cơ sở hạ tầng của trường học gặp nhiều khó khăn
- Chương trình học, thiết bị dạy học chậm đổi mới, lạc hậu
Ngoài ra, theo một nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó
thấy rằng có 64% chưa tìm được phương pháp học phù hợp và sinh viên yếu nhất ở các
nhóm kỹ năng mềm.
Trong hội nghị đào tạo theo nhu cầu xã hội Trường Đại học Kinh tế, một số đại biểu cho
rằng “Các chương trình đào tạo của Trường ĐHKT đã trang bị cho sinh viên nền tảng kiến
thức cơ bản, song một số sinh viên ra trường còn thiếu kỹ năng mềm, khả năng thích ứng
với môi trường làm việc mới chưa tốt, khả năng sử dụng tiếng Anh chưa cao...”
Bên cạnh đó, theo Báo Tuổi Trẻ số 60/2010(6100) ra ngày 9-3-2010 trang 8, thống kê về tỉ
lệ diện tích xây dựng/sinh viên (m2) của các trường đại học trên cả nước, trong đó trường
Đại Học Kinh Tế TPHCM tỉ lệ diện tích/sinh viên của trường là 1.5 m2, chưa đáp ứng yêu
cầu của Bộ là 2m2. Trường có nhiều cơ sở cách xa nhau gây bất tiện trong việc đi lại sinh
viên.
Nhóm 2 – Cao học khóa 19 – Đêm 9 Trang 1
Đề tài nghiên cứu môn học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh
viên năm cuối trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tìm ra phương pháp giúp nâng cao kết quả học tập có ý
nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối. Vì vậy, nhóm 2 chọn
đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối
trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh”.
2. Tính hữu ích của đề tài
Đề tài nghiên cứu mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho những người làm
công tác quản lý giáo dục và sinh viên. Cụ thể như sau:
o Kết quả nghiên cứu có thể giúp cho những người làm công tác quản lý chất lượng giảng
dạy trường Đại học Kinh Tế TP.HCM có cái nhìn tổng thể về chất lượng đào tạo của trường
qua đánh giá của sinh viên. Qua đó làm cơ sở để xây dựng phương hướng và giải pháp thiết
thực để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển toàn diện nhà trường, nâng cao
chất lượng đầu ra và tạo ra danh tiếng cho nhà trường.
o Kết quả nghiên cứu này giúp cho sinh viên có thể biết được các nhân tố ảnh hưởng tới kết
quả học tập của mình, từ đó có phương hướng phấn đấu, rèn luyện bản thân để nâng cao kết
quả học tập, đồng thời tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới kết quả học tập của sinh viên
- Xác định mối tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao kết quả học tập của sinh viên
- Từ những mục tiêu nghiên cứu ở trên, có thể phát biểu dưới dạng câu hỏi nghiên cứu như
sau:
o Những nhân tố nào ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh viên năm cuối trường ĐH
Kinh tế TP.HCM?
o Những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập bị chi phối bởi các yếu tố nào?
o Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này tới kết quả học tập sinh viên như thế nào?
o Có tồn tại mối tương quan giữa các nhân tố này hay không?
o Nhân tố nào có ảnh hưởng lớn nhất tới kết quả học tập của sinh viên?
o Cần đưa ra giải pháp gì để kết quả học tập của sinh viên được tốt hơn?
III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của sinh viên nhưng do giới hạn về thời gian
nhóm chỉ tập trung nghiên cứu vào các yếu tố sau:
o Chất lượng đào tạo
o Sự nổ lực của bản thân
o Kỹ năng mềm
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên năm cuối hệ Đại học chính quy
Nhóm 2 – Cao học khóa 19 – Đêm 9 Trang 2
Đề tài nghiên cứu môn học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh
viên năm cuối trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
IV. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Xác định vấn đề nghiên cứu
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh
viên năm cuối trường Đại học kinh tế TP HCM”
Xác định mục tiêu nghiên cứu
( Câu hỏi nghiên cứu)
Phạm vi nghiên cứu/Giới hạn nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
1. Mô hình: nghiên cứu giải thích.
2. Nêu các giả thuyết, các biến số.
3. Phương pháp nghiên cứu: định tính, định
lượng.
4. Phương pháp chọn mẫu:
Định tính: chọn mẫu phi xác suất – thuận
tiện
Định lượng: định ngạch kết hợp thuận tiện
5. Phương pháp thu thập số liệu: xây dựng
bảng câu hỏi.
Tiến hành điều tra, phỏng vấn
Thu thập, xử lí, phân tích và giải thích
dữ liệu
Viết báo cáo
Nhóm 2 – Cao học khóa 19 – Đêm 9 Trang 3
Đề tài nghiên cứu môn học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh
viên năm cuối trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
V. GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Giả thuyết
H1: Chất lượng đào tạo có mối quan hệ thuận chiều với kết quả học tập
H2: Sự nỗ lực của bản thân có mối quan hệ thuận chiều với kết quả học tập
H3: Kỹ năng mềm có mối quan hệ thuận chiều với kết quả học tập
2. Mô hình đề nghị
Từ những giả thiết ở trên, ta có mô hình nghiên cứu như sau:
Chất lượng đào tạo H1 (+)
H2 (+)
Sự nỗ lực bản thân Kết quả học tập
H3 (+)
Kỹ năng mềm
Hình 2.1: Mô hình đề nghị
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu định tính
1.1 Thông tin thứ cấp
1.1.1 Chất lượng đào tạo
Theo định nghĩa Peter F.Oliva 1997 cho rằng “chất lượng là kết quả tác động của nhiều yếu
tố do đó phải xem xét nó trong mối quan hệ các yếu tố đầu vào, quá trình và các yếu tố đầu
ra. Đầu vào của chương trình gồm: con người, cơ sở vật chất, kinh phí, môi trường…Các
quá trình bao gồm: quá trình giảng dạy và học tập, quá trình quản lý chương trình. Đầu ra
chương trình là các kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất của người tốt nghiệp”.
Trong phạm vi đề tài, chất lượng đào tạo được xem xét ở khía cạnh sinh viên, bao gồm các
tiêu chuẩn sau:
Chương trình đào tạo: tương đương nghĩa “program” trong tiếng Anh. Chương trình đạo
tạo là nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một
đơn vị đào tạo đang triển khai để đào tạo một ngành học trong một bậc học nhất định.
Đội ngũ giảng viên: Giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và sinh viên, chuyển
tải những bài học cho sinh viên, dìu dắt sinh viên từng bước ứng dụng kiến thức vào thực
tế. Để truyền đạt hữu hiệu đến sinh viên, ngoài những kĩ năng sư phạm, người thầy cần
phải có kiến thức về chuyên ngành để có thể khai triển những lí thuyết và ý tưởng từ nội
dung của giáo trình.
Cơ sở vật chất: Theo “Bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo” thì cơ sở vật chất
bao gồm giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng máy tính và các trang thiết bị; Tài liệu
học tập bao gồm sách, tập chí, ebook, tài liệu mở, tài liệu chuyên ngành; công nghệ thông
tin và truyền thông đáp ứng thực hiện đào tạo; môi trường học tập.
Nhóm 2 – Cao học khóa 19 – Đêm 9 Trang 4
Đề tài nghiên cứu môn học: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của sinh
viên năm cuối trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh
1.1.2 Sự nỗ lực của bản thân
Thành công là kết quả từ sự nỗ lực của bản thân thì không thể gọi thành công là do may
mắn, mà là kết quả của một sự nỗ lực, kiên trì, bền bỉ, rèn luyện không ngừng với niềm tin
mạnh mẽ vào chiến thắng.
Trong phạm vi đề tài, sự nỗ lực sinh viên được thể hiện ở 3 khía cạnh sau:
Tính tự giác trong học tập: là việc sinh viên ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập,
nhờ vậy sinh viên nỗ lực lĩnh hội kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Tính tự giác là nét tính cách
quan trọng của nhân cách thể hiện ở sự tự nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc học mà tự nguyện thực hiện, không cần phải nhắc nhở, cưỡng bức.
Tính tích cực trong học tập: là năng lực làm thay đổi thực tiễn theo nhu cầu, mục đích
của cá nhân trong hoạt động học tập.Tính tích cực thể hiện ở việc sinh viên huy động ở
mức cao nhất các chức năng tâm lý (nhất là chức năng tư duy) trong quá trình nhận thức.
Tính tích cực của sinh viên còn thể hiện ở chỗ họ chủ động thảo luận, trao đổi trực tiếp về
những vấn đề mà họ quan tâm mà vẫn chưa nắm rõ về nó. Nhờ việc mạnh dạn suy nghĩ và
trả lời các câu hỏi của giáo viên, sinh viên sẽ rút ra những kết luận cần thiết, biết cách
khái quát hoá vấn đề để biểu đạt các ý tưởng trong ngôn ngữ và hành động
Tính độc lập trong học tập: là tự phát hiện ra vấn đề, tự tìm phương án giải quyết vấn đề
và tự giải quyết mọi vấn đề trong học tập – sẵn sàng tâm thế đối với vấn đề tự học. Công
tác độc lập của sinh viên là những hình thức hoạt động nhận thức do bản thân sinh viên
thực hiện trong thời gian học tập trên lớp hoặc ngoài lớp
1.1.3 Kỹ năng "mềm" (soft skills)
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người
như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư
giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... là những thứ thường không được học
trong nhà trường, không liên quan đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm, không
phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ thuộc chủ yếu vào khả năng và sự tích lũy của từng
người.
Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹ (The U.S. Department of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát
triển Mỹ (The American Society of Training and Development) gần đây đã thực hiện một
cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc. Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ
năng cơ bản cần thiết để thành công trong công việc.
Tại Úc, Hội đồng Kinh doanh Úc (The Business Council of Australia - BCA) và Phòng
thương mại và công nghiệp Úc (the Australian Chamber of Commerce and Industry -
ACCI) với sự bảo trợ của Bộ Giáo dục, Đào tạo và Khoa học (the Department of Education,
Science and Training - DEST) và Hội đồng giáo dục quốc gia Úc (the Australian National
Training Authority - ANTA) đã xuất bản cuốn “Kỹ năng hành nghề cho tương lai” (năm
2002), theo đó có nêu lên nội dung về 8 kỹ năng cần thiết để hành nghề.
Ở VN, các kỹ năng chưa được chú trọng trong hệ thống giáo dục cũng như trong cuộ