Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên hải, tỉnh Trà Vinh

Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó) Vùng ven biển được xem là một trong những vùng địa lý đặc thù với sự thuận lợi trong phát triển kinh tế nhưng cũng có nhiều thách thức trong bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học. Khu vực này gồm rất nhiều hệ sinh thái tự nhiên xen lẫn các hệ sinh thái nhân tạo được hình thành trong quá trình khai phá và phát triển kinh tế. Ở vùng Đông Nam Á, nhiều khu vực ven biển có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy sản như các nước Thailand, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Việt Nam (FAO 1998). Trước những năm 1970, các nghiên cứu về tài nguyên chủ yếu tập trung vào việc điều tra, đánh giá khả năng khai thác, sử dụng hơn là nghiên cứu vai trò của tài nguyên trong hệ sinh thái, điểm tới hạn, đặc tính của tài nguyên cho sự phát triển bền vững. Điều này cũng được thấy rõ trong các học thuyết kinh tế hiện đại vào những năm 1950 và 1960, trong đó tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa được xem xét đến (Toman 2012). Nhận thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên như là nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế được chấp nhận rộng rãi vào những thập niên 1970. Các nhà kinh tế học tự nhiên và môi trường quan tâm tới các vấn về giới hạn của sự phát triển kinh tế, các nhà kinh tế học phát triển cũng đã thấu hiểu được các chính sách về kinh tế vĩ mô sẽ không hoàn thiện khi không quan tâm tới các chính sách môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách phát triển kinh tế bền vững phụ thuộc vào mức độ, chất lượng hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh hoặc không tái sinh và hiện trạng môi trường. Hiện trạng môi trường phụ thuộc lần lượt vào việc phát triển dân số, các dòng chất thải, và sự đồng hóa tự nhiên của sự ô nhiễm bởi môi trường hoặc các chi phí làm sạch môi trường (Clouston 2012, Toman 2012). Hiểu biết và vận dụng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế, giúp cân bằng lợi ích tài nguyên môi trường và nhu cầu của phát triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường được chứng minh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững qua các nghiên cứu của Sachs and Warner (1997) và Barbier (2003). Trong tổng thể của các yếu tố tác động sự phát triển của một vùng, gồm cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh, có các yếu tố tác động trực tiếp và cũng có các yếu tố tác động gián tiếp lên sự phát triển. Các yếu tố liên quan đến động thái vận chuyển vật chất và năng lượng của một vùng địa lý như sinh vật/hệ sinh thái là những yếu tố hữu sinh quan trọng chi phối sự phát triển bền vững và đặc tính, lợi ích kinh tế của chính vùng địa lý đó (Pearce 1993, Turner R K, van den Bergh et al. 2000).

pdf32 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên hải, tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biểu B1-2a-TMĐTCN UBND TỈNH TRÀ VINH VIỆN HÀN LÂM KH & CN VIỆT NAM SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN SINH HỌC NHIỆT ĐỚI HỒ SƠ THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC SINH THÁI ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG THỊ XÃ DUYÊN HẢI, TỈNH TRÀ VINH Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Sinh học Nhiệt đới Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Văn Tú Cơ quan quản lý đề tài: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2016 1 THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH1 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI 1 Tên đề tài 1a Mã số (được cấp khi Hồ sơ trúng tuyển) Nghiên cứu cơ sở khoa học sinh thái để phát triển nông nghiệp bền vững thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh 2 Thời gian thực hiện: 24 tháng 3 Cấp quản lý (Từ tháng 12/2016 đến tháng 12/2018) Quốc gia Bộ Tỉnh Cơ sở 4 Tổng kinh phí thực hiện: 949,571 triệu đồng, trong đó: Nguồn Kinh phí (triệu đồng) - Từ Ngân sách sự nghiệp khoa học 949,571 - Từ nguồn tự có của tổ chức - Từ nguồn khác 5 Phương thức khoán chi: Khoán đến sản phẩm cuối cùng Khoán từng phần, trong đó: - Kinh phí khoán: .....triệu đồng - Kinh phí không khoán: ..triệu đồng 6 Thuộc Chương trình (Ghi rõ tên chương trình, nếu có), Mã số: Thuộc dự án KH&CN Độc lập Khác 7 Lĩnh vực khoa học Tự nhiên; Nông, lâm, ngư nghiệp; Kỹ thuật và công nghệ; Y dược. 8 Chủ nhiệm đề tài Họ và tên: Nguyễn Văn Tú Ngày, tháng, năm sinh: 11/04/1979 Giới tính: Nam / Nữ: 1 Bản Thuyết minh đề tài này dùng cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ thuộc 4 lĩnh vực khoa học nêu tại mục 7 của Thuyết minh. Thuyết minh được trình bày và in trên khổ A4, sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 14 2 Học hàm, học vị/ Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Phó Viện Trưởng Điện thoại: Tổ chức: 08.39320030 Nhà riêng: 0988370989 Mobile: 0988370989 Fax: 08.39325995 E-mail: nvtu.itb@gmail.com Tên tổ chức đang công tác: Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Địa chỉ tổ chức: 9/621 xa lộ Hà Nội, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà riêng: 158 Đường số 1, KDC Nam Hùng Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, Tp. HCM 9 Thư ký đề tài Họ và tên: CN. Lương Đức Thiện Ngày, tháng, năm sinh: 02/05/1985 Nam/ Nữ: Nam Học hàm, học vị/Trình độ chuyên môn: Cử nhân quản lý tài nguyên Chức danh khoa học: Nghiên cứu viên Chức vụ: Không Điện thoại: Tổ chức 08.39320030 Nhà riêng: 0972452256 Mobile: 0972452256 Fax: 08.39325995 E-mail: ducthien38@yahoo.com Tên tổ chức đang công tác: Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Địa chỉ tổ chức: 9/621 xa lộ Hà Nội, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Địa chỉ nhà riêng: 94 Đường 3/2 Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh 10 Tổ chức chủ trì đề tài Tên tổ chức chủ trì đề tài: Viện Sinh học Nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam Điện thoại: 08.38978794 Fax: 08.38978791 Website: Địa chỉ: 9/621 xa lộ Hà Nội, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh Họ và tên thủ trưởng tổ chức: PGS.TS. Hoàng Nghĩa Sơn Số tài khoản: 102010001007112 Kho bạc nhà nước/Ngân hàng: Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam, Chi nhánh Đông Sài Gòn 11 Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề tài (nếu có) 1. Tổ chức 1: Phòng Kinh tế thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Tên cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân dân thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Điện thoại: 0743832031 Fax: 0743832031 Địa chỉ: Khóm 1, phường 1, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh Họ và tên thủ trưởng tổ chức: Nguyễn Trung Cang 3 Số tài khoản: 734.10.00.023225.5 Ngân hàng: Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Duyên Hải 12 Các cán bộ thực hiện đề tài (Ghi những người có đóng góp khoa học và chủ trì thực hiện những nội dung chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề tài. Những thành viên tham gia khác lập danh sách theo mẫu này và gửi kèm theo hồ sơ khi đăng ký) TT Họ và tên, học hàm học vị Tổ chức công tác Nội dung, công việc chính tham gia Thời gian làm việc cho đề tài (Số tháng quy đổi2) 1 TS. Nguyễn Văn Tú Viện SHNĐ Chủ nhiệm đề tài, chủ trì thực hiện một số chuyên đề và phối hợp thực hiện với các thành viên khác 5,64 2 CN. Lương Đức Thiện Viện SHNĐ Thư kí đề tài, viễn thám, bản đồ, Phân tích mô hình. 4,86 3 TS. Nguyễn Mạnh Hùng Viện NC Thủy Sản 2 Thủy sản, nguồn lợi, mô hình thủy sản, bản đồ 6,41 4 TS. Nguyễn Thị Kim Lan Phân viện KHTV & BĐKH Sinh thái học, Môi trường 4,41 5 TS Đặng Văn Sơn Viện SHNĐ Điều tra thực vật, Sinh thái 2,18 6 TS. Trần Thị Thu Dung ĐH KHTN Môi trường, xử lý số liệu 0,45 7 NCS. Phan Doãn Đăng Viện SHNĐ Động vật, các mô hình sản xuất 2,64 8 Ths. Lê Thị Trang Viện SHNĐ Thực vật, Tảo, Rong, Thủy sản 2,32 9 Ths. Nguyễn Xuân Đồng Viện SHNĐ Điều tra động vật, nguồn lợi, kinh tế 1,64 10 CN. Trần Văn Tiến Viện SHNĐ Kinh tế - xã hội, Đa dạng sinh học, tổng hợp và xử lý số liệu điều tra 1,41 II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 13 Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng) Mục tiêu tổng quát: Cung cấp cơ sở sinh thái học cho việc định hướng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu của thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu các phân vùng sinh thái, môi trường thuộc thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. - Xác định các đặc tính của các hệ sinh thái thuộc thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. - Xác định nguồn tài nguyên sinh học có giá trị kinh tế, hiện trạng khai thác trên địa bàn thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. 2 Một (01) tháng quy đổi là tháng làm việc gồm 22 ngày, mỗi ngày làm việc gồm 8 tiếng 4 - Xác định các mô hình sản xuất Nông – Ngư nghiệp hiệu quả của thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất phương án sử dụng, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển các mô hình nông nghiệp thích hợp cho thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. 14 Tình trạng đề tài Mới Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả Kế tiếp nghiên cứu của người khác 15 Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của đề tài 15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó) Vùng ven biển được xem là một trong những vùng địa lý đặc thù với sự thuận lợi trong phát triển kinh tế nhưng cũng có nhiều thách thức trong bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học. Khu vực này gồm rất nhiều hệ sinh thái tự nhiên xen lẫn các hệ sinh thái nhân tạo được hình thành trong quá trình khai phá và phát triển kinh tế. Ở vùng Đông Nam Á, nhiều khu vực ven biển có tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy sản như các nước Thailand, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Việt Nam (FAO 1998). Trước những năm 1970, các nghiên cứu về tài nguyên chủ yếu tập trung vào việc điều tra, đánh giá khả năng khai thác, sử dụng hơn là nghiên cứu vai trò của tài nguyên trong hệ sinh thái, điểm tới hạn, đặc tính của tài nguyên cho sự phát triển bền vững. Điều này cũng được thấy rõ trong các học thuyết kinh tế hiện đại vào những năm 1950 và 1960, trong đó tiềm năng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường chưa được xem xét đến (Toman 2012). Nhận thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên như là nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế được chấp nhận rộng rãi vào những thập niên 1970. Các nhà kinh tế học tự nhiên và môi trường quan tâm tới các vấn về giới hạn của sự phát triển kinh tế, các nhà kinh tế học phát triển cũng đã thấu hiểu được các chính sách về kinh tế vĩ mô sẽ không hoàn thiện khi không quan tâm tới các chính sách môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Các chính sách phát triển kinh tế bền vững phụ thuộc vào mức độ, chất lượng hoạt động quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tái sinh hoặc không tái sinh và hiện trạng môi trường. Hiện trạng môi trường phụ thuộc lần lượt vào việc phát triển dân số, các dòng chất thải, và sự đồng hóa tự nhiên của sự ô nhiễm bởi môi trường hoặc các chi phí làm sạch môi trường (Clouston 2012, Toman 2012). Hiểu biết và vận dụng, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên sẽ là động lực thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế, giúp cân bằng lợi ích tài nguyên môi trường và nhu cầu của phát triển kinh tế. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường được chứng minh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế bền vững qua các nghiên cứu của Sachs and Warner (1997) và Barbier (2003). Trong tổng thể của các yếu tố tác động sự phát triển của một vùng, gồm cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh, có các yếu tố tác động trực tiếp và cũng có các yếu tố tác động gián tiếp lên sự phát triển. Các yếu tố liên quan đến động thái vận chuyển vật chất và năng lượng của một vùng địa lý như sinh vật/hệ sinh thái là những yếu tố hữu sinh quan trọng chi phối sự phát triển bền vững và đặc tính, lợi ích kinh tế của chính vùng địa lý đó (Pearce 1993, Turner R K, van den Bergh et al. 2000). Hiện nay, cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội được chú trọng xây dựng và sử dụng rộng rãi. Trong đó các cơ sở dữ liệu về tính đa dạng sinh học được quan tâm nhiều bởi các tổ chức như WWF, IUCN; các dữ liệu về kinh tế, môi trường và phát triển được thu thập và phổ biến rộng rãi bởi World Bank, FAO, UNDP. Ngoài ra, các tổ chức hoạt động khoa học chuyên ngành cũng nhận được tài trợ và xây dựng cơ sở dữ liệu mang tính toàn cầu cho chuyên ngành của mình 5 như cơ sở dữ liệu về cá – Fishbase, cơ sở dữ liệu về rạng san hô – Reefbase, cơ sở dữ liệu về rong, tảo – Algaebase, và rất nhiều cơ sở dữ liệu của tổ chức và vùng khác đều là nguồn tài nguyên quan trọng hỗ trợ cho việc nghiên cứu về đa dạng sinh học, quản lý, bảo vệ, bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên, quy hoạch phát triển kinh tế. Các kĩ thuật mới như quản lý dữ liệu dựa vào ứng dụng thông tin địa lý (GIS), xây dựng bản đồ các hệ sinh thái phục vụ cho quản lý và phát triển bền vững cũng được áp dụng rộng rãi (Egoh, Reyers et al. 2008, Petter, Mooney et al. 2012). Quy hoạch và dữ liệu của các hệ sinh thái đã có những ứng dụng tích cực trong bản đồ hóa các chức năng hệ sinh thái nhằm hỗ trợ cho việc đánh giá dịch vụ môi trường và sử dụng đất (Sachs and Warner 1997, Petter, Mooney et al. 2012, Sumarga and Hein 2014). Tuy vậy, cách tiếp cận về quản lý tổng hợp với phương thức quản lý kết hợp gồm tài nguyên, chính sách, hệ sinh thái và các hoạt động kinh tế khác là cách thực hiện phổ biến và rộng rãi hiện nay (Young and Potschin 2011). Các tiếp cận quản lý tổng hợp được các tổ chức quốc tế như FAO, UN, IUCN, OECD, CBD, World Bank quan tâm đầu tư trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là các vùng kinh tế ven biển (FAO 2008, Suominen & Cullinan 1994). Phát triển bền vững, vì lẽ đó, cần hiểu rõ về tài nguyên, cấu trúc và chức năng các hệ sinh thái, diễn biến môi trường, biến đổi khí hậu để giảm thiểu tác động tới các hệ sinh thái đặc thù của các vùng địa lý. Trong các hệ sinh thái, các loài sinh vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và chịu tác động mạnh mẽ khi có sự thay đổi về môi trường, nhất là các hệ sinh thái thủy vực biển ven bờ, các hệ sinh thái cửa sông ven biển (Frederick et al. 2006). Nhiều phương thức thích ứng về sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ven biển đã được nghiên cứu triển khai, gồm các phương thức thích ứng trong nông nghiệp được đề xuất bởi Howden et al. (2007); cách thức giảm thiểu ảnh hưởng đến nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản Young (2007) và Naeem (1999). Trong nước (Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó) Trà Vinh là một trong 7 tỉnh ven biển của Đồng bằng Sông Cửu Long, vùng đất Trà Vinh hàng năm đón lượng phù sa lớn đổ về từ sông Mê Kông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. Thị xã Duyên Hải nằm về phía Đông Nam của tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích đất tự nhiên là 17.710 ha. Dân số 56.000 người, gồm các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Thị xã Duyên Hải có địa hình mang tính chất của vùng đồng bằng ven biển rất đặc thù với những giồng cát hình cánh cung chạy dài theo hướng song song với bờ biển. Các giồng cát tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc của thị xã như: Giồng Long Hữu, giồng Rạch cạn và rải rác ven theo bờ biển. Nhìn chung địa hình thị xã Duyên Hải khá thấp và tương đối bằng phẳng với cao trình bình quân phổ biến là 0,4m đến 1,2m. Các nghiên cứu cơ sở dữ liệu cho việc hoạch định chính sách, phát triển kinh tế - xã hội ngày nay đang được áp dụng một cách rộng rãi. Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cơ sở dữ liệu địa phương cũng như quốc gia. Các cuộc điều tra về kinh tế - xã hội cho thấy một bức tranh toàn vẹn về nguồn lực lao động, cơ cấu nghành nghề, hiện trạng sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản của từng địa phương (Tổng cục thống kê 2015). Với mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam xác định đầu tư và phát triển cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vốn là các hợp phần, đối tượng có vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Về quan điểm phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nghị quyết Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) đã khẳng định: “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 Khoá IX (2/2002) về đẩy nhanh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn với quan điểm: Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay và nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, 6 nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng; phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, phấn đấu tăng giá trị tăng thêm trong nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 3-3,2%/năm. Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, góp phần ổn định chính trị - xã hội”. Để cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 (khoá X) đã ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nghị quyết khẳng định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”. Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, với mục tiêu xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong cơ cấu ngành nghề và định hướng phát triển Duyên Hải (gồm thị xã Duyên Hải và huyện Duyên Hải), đến năm 2020, phấn đấu 50% số xã hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại trong việc phát triển nông nghiệp, thủy sản của huyện như: Công tác quy hoạch, nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như thủy lợi, điện, đường,phục vụ sản xuất vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng hiện tại của ngành nông nghiệp, thủy sản chưa ngang tầm với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tổ chức lại sản xuất còn chậm. Do đó, muốn đẩy nhanh tốc độ phát triển và phát triển bền vững trên lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản thì cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia vào các Tổ hợp tác, Hợp tác xã sản xuất trên tất cả các lĩnh vực (UBND Duyên Hải 2014, Nguyễn Như Triển 2013). Đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu được thực hiện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên địa bàn duyên hải tỉnh Trà Vinh gồm: “Đánh giá tổng thể điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ khai thác và nuôi trồng các loài nhuyễn thể phát triển kinh tế khu vực ven biển tỉnh Trà Vinh” chủ trì bởi Viện Địa lý Tài nguyên; “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và nguyên nhân suy thoái môi trường vùng nuôi trồng thủy sản các huyện ven biển tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng nuôi (ứng dụng cụ thể cho các huyện Duyên Hải và Cầu Ngang)” chủ trì bởi Trung tâm Nghiên cứu Thuỷ nông và Cấp nước; “Đánh giá ô nhiễm và suy thoái môi trường nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp hai huyện Duyên Hải và Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh” chủ trì bởi Trường Đại học Công nghiệp; “Tổng hợp các điều kiện tự nhiên, hiện trạng môi trường và tài nguyên địa chất vùng biển ven bờ (0-30m nước) phục vụ phát triển bền vững đới duyên hải tỉnh Trà Vinh, tỷ lệ 1/200.0000” Chủ trì bởi Liên đoàn Địa chất Biển; “Tập huấn kỹ thuật cho nông dân và hỗ trợ thực hiện quy trình VietGAP cho vùng trồng dưa hấu tại xã Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải, Trà Vinh” chủ trì bởi Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam và một số đề tài liên quan đến các lĩnh vực khác trên địa bàn. Các nghiên cứu, triển khai về tổ chức sản xuất ở quy mô địa phương của một số nghề hay sản phẩm bước đầu cho kết quả đáng khích lệ, như các mô hình trồng rừng chia sẻ lợi ích, nuôi thủy sản kết hợp, tổ chức hợp tác xã nuôi trồng khai thác nghêu ở Trà Vinh, Bến Tre (IUCN 2014). Mô hình kinh tế cụm hộ gia đình được nghiên cứu và đánh giá là phù hợp với xu thế đa dạng hóa các nguồn lực kinh tế trong cơ chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nước ta hiện nay (Mai Thị Thanh Xuân và Đặng Thị Thu Hiền 2013). Sản xuất theo cụm hộ gia đình là cách tiếp cận với mục tiêu duy trì bền vững hệ sinh thái, môi trường vùng sản xuất, tạo ra được sản phẩm với số lượng lớn, đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn về chất lượng và xuất xứ hàng hóa lưu thông thị 7 trường nội địa cũng như hướng tới xuất khẩu. Đánh giá hiệu quả sản xuất thông qua tính toán các chỉ số đầu tư và lợi nhuận một cách tổng thể là phương thức đơn giản nhất được áp dụng rộng rãi. Tuy vậy, các sản phẩm và ngành hàng thường trải qua rất nhiều khâu mới đến sản phẩm cuối cùng, mỗi khâu trong sản xuất kinh doanh thường là một biến số có thể điều chỉnh để có được kết quả đầu tư, sản xuất hiệu quả nhất. Trong chuỗi các hoạt động tạo ra sản phẩm cuối cùng được gọi là chuỗi giá trị, các hoạt động quan hệ với nhau rất chặt chẽ với nhau, chính vì vậy cần phải đánh giá tổng thể chuỗi giá trị mới phân tích được tiềm năng của đầu tư sản xuất và khả nă
Luận văn liên quan