Đề tài Nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

Sự phát triển của nền kinh tế và của ngành môi trường một cách vững chắc là nền tảng cho sự ổn định về chính trị - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Đất nước ta đã và đang từng bước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. Đi cùng với sự phát triển của đất nước thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Từ khi luật bảo vệ môi trường ra đời cùng với những tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp ngành và nhân dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất, kinh doanh, nhu cầu nhà ở, sinh hoạt đồng thời tác động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường. Đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là khoa học kĩ thuật phát triển, nhất là kĩ thuật sản xuất, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa thiếc rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sinh hoạt của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị. Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển của xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng cao và luôn được đáp ứng kịp thời. Song bên cạnh những mặt tích cực ấy là lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều, đặc biệt ở những khu vực có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh. Rác thải được thải ra môi trường lúc đầu là một túi nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành từng đống. làm cho cảnh quan môi trường bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Yên Thành là thị trấn của huyện Yên Thành, là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của toàn huyện. Với những chính sách kinh tế mới gắn với điều kiện mới của đất nước, Đảng bộ, chính quyền Thị trấn đã xác định phát triển một nền kinh tế phong phú đan xen công – nông – lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm phát huy nội lực, tiềm năng và thế mạnh của vùng. Trong đó, với đặc điểm của một Thị trấn đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, lại là nơi giao nhau của nhiều trục đường, công nghiệp và dịch vụ - thương mại là ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế. Đây chính là điểm nhấn tạo nên sự năng động thị trấn. Đồng thời, đây cũng là hướng chính trong phát triển kinh tế mà chính quyền thị trấn đang chú trọng đầu tư khai thác.

doc10 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7652 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Sự phát triển của nền kinh tế và của ngành môi trường một cách vững chắc là nền tảng cho sự ổn định về chính trị - xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Đất nước ta đã và đang từng bước thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực. Đi cùng với sự phát triển của đất nước thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững. Từ khi luật bảo vệ môi trường ra đời cùng với những tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thì nhận thức về bảo vệ môi trường trong các cấp ngành và nhân dân được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, việc gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất, kinh doanh, nhu cầu nhà ở, sinh hoạt đồng thời tác động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường. Đặc trưng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là khoa học kĩ thuật phát triển, nhất là kĩ thuật sản xuất, nhiều loại giấy, hộp đóng gói được làm chủ yếu bằng ni lông, nhựa thiếc… rất tiện lợi, góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sinh hoạt của nhiều người dân từ nông thôn đến thành thị. Chính nhờ những dịch vụ chăm sóc khách hàng đó cùng với sự phát triển của xã hội mà nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng cao và luôn được đáp ứng kịp thời. Song bên cạnh những mặt tích cực ấy là lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường ngày càng nhiều, đặc biệt ở những khu vực có mật độ dân cư đông đúc, tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh. Rác thải được thải ra môi trường lúc đầu là một túi nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành từng đống. làm cho cảnh quan môi trường bị thay đổi theo chiều hướng tiêu cực và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân. Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom rác thải sinh họat gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp. Hiện trạng quản lý rác thải kém hiệu quả đã và đang gây dư luận trong cộng đồng, đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặc biệt là ngành môi trường. Yên Thành là thị trấn của huyện Yên Thành, là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của toàn huyện. Với những chính sách kinh tế mới gắn với điều kiện mới của đất nước, Đảng bộ, chính quyền Thị trấn đã xác định phát triển một nền kinh tế phong phú đan xen công – nông – lâm nghiệp và thuỷ sản nhằm phát huy nội lực, tiềm năng và thế mạnh của vùng. Trong đó, với đặc điểm của một Thị trấn đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, lại là nơi giao nhau của nhiều trục đường, công nghiệp và dịch vụ - thương mại là ngành nghề chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế. Đây chính là điểm nhấn tạo nên sự năng động thị trấn. Đồng thời, đây cũng là hướng chính trong phát triển kinh tế mà chính quyền thị trấn đang chú trọng đầu tư khai thác. Theo sự phát triển đó, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng xấu đi trên địa bàn thị trấn. Từ nhiều năm nay công tác quản lý rác thải trên địa bàn đã được triển khai, tuy nhiên do ý thức của người dân, do các cấp lãnh đạo vấn nạn rác thải sinh hoạt đang là vấn đề cấp bách của thị trấn. Vậy thực trạng rác thải sinh hoạt hiện nay tại khu vực thị trấn như thế nào? Công tác quản lý ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng xả rác bừa bãi? Hướng khắc phục những tồn tại đó? Để thực hiện đề án về Bảo vệ môi trường huyện Yên Thành giai đoạn 2010 – 2020 đạt kết quả tốt hơn, nhằm giúp các nhà quản lý ở địa phương có cách nhìn toàn diện hơn và có những bước đi phù hợp về vấn đề quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành – huyện Yên Thành – tỉnh Nghệ An”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An; Từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải trên địa bàn trong thời gian tới. 1.2.1 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý rác thải sinh hoạt. Đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng có liên quan đến rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt: Cộng đồng dân cư, các hộ dân, các cửa hàng, trường học, cơ quan hành chính và chợ. Đối tượng trực tiếp chịu trách nhiệm trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt, đồng thời là các vấn đề về kinh tế, tổ chức liên quan đến công tác quản lý rác thải sinh hoạt. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Yên Thành. * Phạm vi về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại khu vực thị trấn Yên Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An * Phạm vi thời gian Số liệu sơ cấp năm 2010 Số liệu thứ cấp năm 2008 – 2010 Đề tài được triển khai nghiên cứu từ ngày 26/1/2011 đến 26/5/2011 1.3.3 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành ra sao? Công tác quản lý rác thải sinh hoạt hiện nay ở thị trấn Yên Thành như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải sinh hoạt ở thị trấn Yên Thành? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt? PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về quản lý rác thải sinh hoạt 2.1.1 Lý luận chung về rác thải sinh hoạt 2.1.2 Lý luận chung về quản lý rác thải sinh hoạt 2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý rác thải 2.2.1 Quan điểm về quản lý rác thải sinh hoạt nói chung hiện nay 2.2.2 Kinh nghiệm quản lý rác thải của một số nước trên thế giới 2.2.3 Thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải của một số địa phương ở Việt Nam 2.2.4 Một số chủ trương, chính sách về quản lý rác thải sinh hoạt 2.2.5 Các nghiên cứu có liên quan PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội 3.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh các ngành kinh tế của xã 3.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 3.2.1 Phương pháp chọn điểm, chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: Thị trấn Yên Thành là trung tâm văn hóa, kinh tế của huyện, là đầu mối giao thông quan trọng, nơi diễn ra các hoạt động quan trọng của toàn huyện. Trong những năm gần đây, thị trấn đã có nhiều thay đổi đáng kể trên nhiều lĩnh vực, tốc độ phát triển kinh tế tăng khá cao, dân cư ngày càng đông đúc, mật độ dân số tăng qua các năm. Đi liền với sự phát triển đó là vấn đề ô nhiễm môi trường. Đề tài chọn thị trấn Yên Thành làm điểm nghiên cứu vì đây là khu vực điển hình về ô nhiễm môi trường, điển hình là rác thải sinh hoạt. Do đó, quản lý rác thải sinh hoạt ở thị trấn Yên Thành cần được quan tâm kịp thời. Ngoài ra điểm nghiên cứu phải mang tính đại diện cho tổng thể, trong nghiên cứu này tôi chọn điểm nghiên cứu theo các đặc điểm sau: + Các điểm đại diện cho các khu mà ở đó tập trung nhiều rác thải sinh hoạt + Điểm nghiên cứu cần đại diện cả không gian, thời gian và địa hình. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Chúng tôi điều tra ngẫu nhiên 60 hộ ở 5 xóm, mỗi xóm tôi tiến hành điều tra 12 hộ thuộc hai khối là khối 1 và khối 2. Xóm 1, xóm 4 và xóm 3 nằm trên trục đường 538, khu vực phát triển kinh tế khá nhanh, chủ yếu hoạt động buôn bán, mật độ dân số cao, mức sống của các hộ gia đình đã được nâng cao do đó rác thải sinh hoạt đang là vấn đề đặt ra tại ba xóm này. Còn lại xóm 5 và xóm 8 ở vùng ngoài của thị trấn, hoạt động buôn bán kém phát triển. Ngoài ra, tôi tiến hành điều tra các trường học, đại lý, chợ, cơ quan hành chính và các cơ sở, tổ chức liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu thứ cấp: Tôi tiến hành thu thập các tài liệu có sẵn như: Báo cáo thống kê của ban thống kê, ban địa chính thị trấn Yên Thành. Số liệu liên quan đến lý luận về rác thải sinh hoạt, lý luận về quản lý rác thải sinh hoạt…được lấy từ sách báo, các báo cáo khoa học, trên các trang web, các báo cáo tốt nghiệp, sách kĩ thuật đã được phát hành. Ngoài ra, trên cơ sở kế thừa các kết quả đã nghiên cứu từ trước, đồng thời phát triển nó theo chiều hướng có lợi hơn, phù hợp với tình hình quản lý rác thải sinh hoạt của thị trấn. - Số liệu sơ cấp: Để có được số liệu này tôi tiến hành điều tra 60 hộ trong 5 xóm thông qua phiếu điều tra + Kháo sát thực địa: Quan sát ở các khu vực đường xá, trường học, chợ, cơ quan để nắm được tính hình thu gom rác thải + Phương pháp phỏng vấn KIP: Bằng cách phỏng vấn những người nắm thông tin chủ chốt như cán bộ quản lý môi trường của thị trấn, các trưởng thôn xóm về hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt, thực trạng rác thải và công tác quản lý rác thải sinh hoạt. Những thuận lợi khó khăn và gợi ý một số định hướng giúp công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn được tốt hơn. + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA: Xem xét và phân tích thực tế, thảo luận với các đối tượng có liên quan về vấn đề mình quan tâm, tham gia các cuộc họp thôn xóm, tìm hiểu tình hình chung trong 5 thôn. Từ đó tổng hợp lại, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp hợp lý. 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin Toàn bộ số liệu thu thập được tôi sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân. 3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp thống kê so sánh 3.2.5 Các chỉ tiêu nghiên cứu - Chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế - Chỉ tiêu phản ánh trình độ dân trí, thu nhập, mức sống - Chỉ tiêu về phân loại: Phân loại trong hộ dân, phân loại trong quá trình xử lý, số hộ dân phân loại trước khi đổ rác, phân thành rác vô cơ, rác hữu cơ… - Chỉ tiêu đóng góp - Chỉ tiêu về thu gom - Chỉ tiêu về xử lý PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Thực trạng rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải tại khu vực thị trấn Yên Thành 4.1.1 Rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành 4.1.2 Công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành 4.2 Thái độ của nhà quản lý, công nhân thu gom và hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt 4.2.1 Thái độ của nhà quản lý 4.2.2 Thái độ của công nhân thu gom 4.2.3 Thái độ của các hộ gia đình 4.2.4 Khả năng chi trả phí thu gom rác thải của các hộ 4.2.5 Đánh giá chung về tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn 4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý rác thải sinh hoạt 4.4 Đề xuất một số khuyến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Yên Thành trong thời gian tới 4.4.1 Căn cứ chung để đề xuất giải pháp 4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.2 Khuyến nghị
Luận văn liên quan