Đề tài Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao)

Bản đồ giáo khoa được xác định là “cuốn sách giáo khoa thứ hai”, và còn hơn thế nữa vì những đặc tính mà chỉ riêng bản đồ có được. BĐGK treo tường là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống BĐGK. Vì vậy, BĐGK treo tường cần được nghiên cứu và sắp xếp một cách có hệ thống để việc sản xuất, lưu thông và sử dụng chúng trong dạy học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông có hiệu quả, đặc biệt là đối với chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao. Bản đồ là nguồn tri thức, đồng thời là phương tiện dạy học không thể thiếu của bộ môn Địa lí trong trường phổ thông. BĐGK trong nhà trường THPT hiện nay được trang bị khá phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu dạy học ngày càng cao của nền giáo dục quốc dân. Tuy nhiên việc sử dụng BĐGK một cách hiệu quả thì không phải tất cả mọi người đều làm tốt, đặc biệt là các trường THPT ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện mọi mặt còn nhiều khó khăn và hạn chế. Một công việc quan trọng để bước đầu sử dụng một cách hiệu quả hệ thống BĐGK trong nhà trường THPT là hệ thống hóa chúng theo mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tiến hành hệ thống hóa BĐGK trong chương trình Địa lí THPT là một việc làm quan trọng và thiết thực đối với mỗi giáo viên Địa lí trong quá trình dạy học Địa lí ở trường THPT. Hiện nay, với sự phong phú và đa dạng của hệ thống BĐGK cũng như hệ thống phương pháp phân loại thì việc lựa chọn phương pháp cũng như cách phân loại BĐGK như thế nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương và đơn vị giáo dục. Tuy nhiên áp dụng Lý thuyết Hệ thống vào việc hệ thống hóa BĐGK là một hướng đi mới, phù hợp với lí thuyết về phân loại nội dung chương trình Địa lí và hệ thống BĐGK ngày càng phong phú, đa dạng. Với những lí do trên, em đã chọn đề tài: Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao).

doc62 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I - MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bản đồ giáo khoa được xác định là “cuốn sách giáo khoa thứ hai”, và còn hơn thế nữa vì những đặc tính mà chỉ riêng bản đồ có được. BĐGK treo tường là một bộ phận rất quan trọng của hệ thống BĐGK. Vì vậy, BĐGK treo tường cần được nghiên cứu và sắp xếp một cách có hệ thống để việc sản xuất, lưu thông và sử dụng chúng trong dạy học bộ môn Địa lí ở nhà trường phổ thông có hiệu quả, đặc biệt là đối với chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao. Bản đồ là nguồn tri thức, đồng thời là phương tiện dạy học không thể thiếu của bộ môn Địa lí trong trường phổ thông. BĐGK trong nhà trường THPT hiện nay được trang bị khá phong phú và đa dạng để đáp ứng nhu cầu dạy học ngày càng cao của nền giáo dục quốc dân. Tuy nhiên việc sử dụng BĐGK một cách hiệu quả thì không phải tất cả mọi người đều làm tốt, đặc biệt là các trường THPT ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi mà điều kiện mọi mặt còn nhiều khó khăn và hạn chế. Một công việc quan trọng để bước đầu sử dụng một cách hiệu quả hệ thống BĐGK trong nhà trường THPT là hệ thống hóa chúng theo mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Tiến hành hệ thống hóa BĐGK trong chương trình Địa lí THPT là một việc làm quan trọng và thiết thực đối với mỗi giáo viên Địa lí trong quá trình dạy học Địa lí ở trường THPT. Hiện nay, với sự phong phú và đa dạng của hệ thống BĐGK cũng như hệ thống phương pháp phân loại thì việc lựa chọn phương pháp cũng như cách phân loại BĐGK như thế nào tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương và đơn vị giáo dục. Tuy nhiên áp dụng Lý thuyết Hệ thống vào việc hệ thống hóa BĐGK là một hướng đi mới, phù hợp với lí thuyết về phân loại nội dung chương trình Địa lí và hệ thống BĐGK ngày càng phong phú, đa dạng. Với những lí do trên, em đã chọn đề tài: Nghiên cứu, hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí THPT ban Nâng Cao). 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề - Sự hình thành và phát triển của Lý thuyết Hệ thống Từ sau chiến tranh thế giới thứ II các hệ thống lớn được hình thành và phát triển nhanh chóng đòi hỏi phải có những phương pháp và công cụ nghiên cứu thích ứng. Những hệ thống lớn này bao trùm lên mọi mặt của hoạt động kinh tế - xã hội và sinh hoạt của cộng đồng đông đảo trên toàn thế giới, như các hệ thống năng lượng (điện, dầu khí và các dạng năng lượng khác), bưu chính - viễn thông, giao thông vận tải, hệ thống các nhà băng và dịch vụ ngân hàng, mạng máy tính toàn cầu (Internet) và các hệ thống dịch vụ khác… Lý thuyết Hệ thống hiện đại (Modern Systems Theory) được hình thành trong khoảng từ những năm 1940 đến 1975, trên cơ sở các nguyên lý của triết học, vật lý, sinh học và kỹ thuật. Nó dần xâm nhập vào nhiều lĩnh vực của xã hội học, lý thuyết tổ chức, quản lý, điều trị tâm lý và kinh tế học. Lý thuyết Hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig Fon Bertalanffy (tên gọi: Lý thuyết những hệ thống Chung – General Systems Theory, 1968), và bắt nguồn từ Ross Ashby [1]. Fon Bertlanffy là phản ứng lại chống lại chủ nghĩa đơn giản hoá lẫn đóng gói đối tượng của khoa học. Ông nhấn mạnh những hệ thống thực tế là mở và có tương tác lẫn nhau và với môi trường, và chúng có thể có thêm những thuộc tính định tính mới thông qua biểu hiện mới kết quả sự Tiến hóa liên tục. Hơn là chia nhỏ một thực thể (như là cơ thể con người) tới những thuộc tính, những phần hoặc những phần tử của nó (như là các các bộ phận hay tế bào), Lý thuyết Hệ thống tập trung về sự sắp đặt và những quan hệ giữa những phần kết nối chúng trong một tổng thể. Tổ chức đặc biệt này xác định như một hệ thống, gồm những phần tử độc lập cụ thể (như các tế bào, các phần, các tranzito, người ...). Như vậy, những khái niệm và nguyên lí của tổ chức nằm dưới những ngành khoa học khác nhau (vật lí, sinh vật, công nghệ, xã hội học...), cung cấp một cơ sở cho sự thống nhất chúng. Những khái niệm hệ thống bao gồm: môi trường hệ thống bao quanh, đầu vào, đầu ra, quá trình, trạng thái, sự phân cấp, hướng mục đích và thông tin. Sự phát triển của Lý thuyết Hệ thống là đa dạng [2], bao gồm nhận thức những nền tảng triết học (những triết học của Bunge, Bahm và Laszlo); Lí thuyết toán mô hình hoá và lí thuyết Thông tin và những ứng dụng thực tiễn. Lí thuyết những hệ thống toán học xuất hiện sự phát triển cô lập/độc lập giữa những mô hình những mạch điện và những hệ thống khác. Áp dụng bao gồm kỹ nghệ, điện toán, sinh thái học, quản lý, và tâm lý trị liệu gia đình. Sự phân tích những hệ thống, phát triển độc lập Lý thuyết Hệ thống, áp dụng những nguyên lý hệ thống để trợ giúp ra quyết định -  với những vấn đề xác định, tái xây dựng, tối ưu hóa và điều khiển hệ thống (thường là một tổ chức về kỹ thuật), trong khi hướng đến nhiều mục tiêu, ràng buộc và tài nguyên. Mục đích của nó chỉ rõ những hướng hoạt động có thể, tính đến độ rủi ro, giá thành và lợi ích thu được. Lý thuyết Hệ thống gắn chặt với Điều khiển học và cũng như Động học hệ thống, mô hình thay đổi trong Mạng ghép lẫn nhau của những biến (như “thế giới thay đổi" - mô hình của Jay Forrester và Câu lạc bộ Rome). Những ý tưởng liên quan được sử dụng bên trong ra đời những khoa học của sự phức tạp,  nghiên cứu sự tổ chức và những mạng hỗn tạp các đối tượng tương tác, và những lĩnh vực khác nhau như: động học hỗn loạn, cuộc sống nhân tạo, trí tuệ nhân tạo, mạng nơron, và mô hình hoá và mô phỏng bằng máy tính. Các hệ thống lớn thông thường có các đặc điểm sau: - Tính rộng lớn về phương diện lãnh thổ và không gian, nhiều hệ thống ngày nay mang tính toàn cầu, thậm chí cả khoảng không gian bao quanh Trái Đất. - Tính phức tạp về cấu trúc: số lượng các phần tử tham gia vào hệ thống rất lớn, mối liên hệ phức tạp. - Tính đa dạng chức năng và đa mục tiêu của hệ thống và trong một số trường hợp các mcụ tiêu này có thể mâu thuẫn nhau. - Mức độ bất định của thông tin ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong quá trình phát triển của hệ thống, từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng đến khai thác và mở rộng hệ thống. Giai đoạn khảo sát càng dài về tương lai thì tính bất định càng cao. Vấn đề độ tin cậy của hệ thống ngày càng trở nên bức xúc. Hệ thống càng lớn, việc đảm bảo độ tin cậy của hệ thống càng khó khăn và tốn kém, hậu quả của hỏng hóc, mất an toàn của hệ thống càng nghiêm trọng. Những đặc điểm trên đây đã thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển của lí thuyết hệ thống (hay kĩ thuật hệ thống), mặt khác, nhờ vào những thành tựu về khoa học và công nghệ của các hệ thống lớn mà các phương pháp và công cụ của Lý thuyết Hệ thống được phổ cập càng rộng rãi và mang lại hiệu quả ngày càng cao. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu về Lý thuyết Hệ thống - Tiến hành hệ thống hóa BĐGK treo tường trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao theo Lý thuyết Hệ thống. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập, xử lí, phân tích các tài liệu viết và tài liệu bản đồ về BĐGK. - Phân tích chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao và hệ thống BĐGK treo tường tương ứng. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa BĐGK treo tường trong chương trình Địa Lý THPT ban Nâng Cao bằng Lý thuyết Hệ thống. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Quan điểm nghiên cứu Hai quan điểm chủ đạo được sủ dụng trong nghiên cứu đề tài của em là quan điểm hệ thống và quan điểm tổng hợp: - Quan điểm hệ thống Theo L.BÐct¬-Lan-Phil: “HÖ thèng lµ tæng thÓ c¸c lµ thµnh phÇn n»m trong sù t¸c ®éng t­¬ng hç”. Mäi ®èi t­îng vµ hiÖn t­îng ®Òu cã mèi liªn hÖ biÖn chøng t¹o thµnh mét chØnh thÓ ®­îc gäi lµ hÖ thèng, mçi hÖ thèng l¹i n»m trong mét hÖ thèng lín h¬n vµ mçi hÖ thèng l¹i cã thÓ ph©n chia thµnh c¸c hÖ thèng ë cÊp thÊp h¬n. Theo quan điểm này thì tập hợp bản đồ trong sách giáo khoa, Atlat Địa lí, BĐGK treo tường … là một thể thống nhất của hệ thống BĐGK trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao. Những BĐGK treo tường được xem xét như là một hệ thống bản đồ hoàn chỉnh, một bộ phận quan trọng của hệ thống BĐGK Địa lí THPT. - Quan điểm tổng hợp Hệ thống BĐGK trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao là một thể tổng hợp, trong đó thể tổng hợp này được phân chia thành các thể tổng hợp nhỏ hơn. Các BĐGK treo tường là một thể tổng hợp trong hệ thống BĐGK trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài của mình em sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu chính sau: phương pháp thu thập tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp bản đồ và ph­¬ng ph¸p sö dông c¸c kü thuËt phô trî. - Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập các tài liệu viết về bản đồ học, bản đồ, đặc biệt là BĐGK nói chung và BĐGK treo tường nói riêng trong chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao Thu thập tài liệu BĐGK treo tường ở trường THPT. - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Sau khi thu thËp ®­îc tµi liÖu vµ tiÕn hµnh xö lý tµi liÖu ®Ò tµi sö dông ph­¬ng ph¸p ph©n tÝch vµ tæng hîp, so s¸nh, nhê ph­¬ng ph¸p nµy nguån tµi liÖu ®· ®­îc xö lÝ sao cho phï hîp víi thùc tÕ kh¸ch quan. Tõ ®ã cã thÓ rót ra nh÷ng kÕt luËn khoa häc cho ®Ò tµi cña m×nh. - Phương pháp bản đồ Trong quá trình nghiên cứu cấu trúc lí thuyết bản đồ học, nhà bản đồ học người Ba Lan - L.Rataixki đã đề cập nhiều đến phương pháp bản đồ và đưa ra sơ đồ “Phương pháp bản đồ nhận thức thực tế”. Theo sơ đồ của ông, có thể chia “Phương pháp bản đồ nhận thức thực tế” thành 4 quá trình: +Nhận thức thông tin từ thực tế khách quan và chọn lọc thông tin +Biến đổi thông tin thành dạng bản đồ +Truyền thông tin từ dạng bản đồ đến người dùng +Tái tạo trong nhận thức người dùng về thực tế khách quan Sơ đồ của L.Rataixki được xem như sơ đồ mẫu về phương pháp bản đồ nhận thức thực tế và được nhiều nhà bản đồ bổ sung, phát triển và hoàn chỉnh. - Ph­¬ng ph¸p sö dông c¸c kü thuËt phô trî øng dông c«ng nghÖ th«ng tin trong xử lÝ tµi liÖu vµ c«ng t¸c hÖ thèng hãa b¶n ®å. 6. Cấu trúc nội dung dề tài Đề tài gồm ba phần chính: Phần I - Mở đầu Phần II - Nội dung Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn Chương 2. Phân tích hệ thống bản đồ giáo khoa treo tường trong chương trình Địa lí THPT Chương 3. Hệ thống hóa bản đồ giáo khoa treo tường (chương trình Địa lí THPT ban Nâng Cao) theo lý thuyết Hệ thống Phần III - Kết luận PHẦN II - NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài 1.1.1. Bản đồ học và bản đồ địa lí 1.1.1.1. Định nghĩa bản đồ học Theo Lâm Quang Dốc – Phạm Ngọc Đĩnh [4]: Định nghĩa chặt chẽ và hòan chỉnh về bản đồ học do giáo sư K.A. Salishev đưa ra, được nhiều người thừa nhận: “Bản đồ học là khoa học về sự nghiên cứu và phản ánh sự phân bố không gian, sự phối hợp và sự liên kết lẫn nhau của các hiện tượng tự nhiên và xã hội (cả những biến đổi của chúng theo thời gian) bằng các mô hình kí hiệu hình tượng đặc biệt – sự biểu hiện bản đồ”. Năm 1995, tại Bacxêlôna – Tây Ban Nha, đại hộ lần thứ 10 Hội Bản đồ thế giới đã dư ra định nghĩa: “Bản đồ học là ngành khoa học giải quyết những vấn đề lí luận, sản xuất, phổ biến và nghiên cứu về bản đồ”. 1.1.1.2. Định nghĩa, đặc điểm, nội dung, ý nghĩa bản đồ địa lí Đinh nghĩa Khái niệm về bản đồ địa lí là kiến thức học sinh tiếp nhận được ngay từ bài học Địa lí đầu tiên ở nhà trường phổ thông, với định nghĩa: “Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất”. “Bản đồ địa lí là mô hình ký hiệu hình tượng không gian của các đối tượng và các hiện tượng tự nhiên, xã hội, được thu nhỏ được tổng hợp hoá theo một cơ sở toán học nhất định nhằm phản ánh vị trí, sự phân bố và mối tương quan của các đối tượng, hiện tượng, cả những biến đổi của chúng theo thời gian để thoả mãn mục đích yêu cầu đã định trước” (K. A. Xalishev) “Bản đồ là hình ảnh thực tế của địa lí, được kí hiệu hoá, phản ánh các yếu tố hoặc các đặc điểm địa lí một cách có chọn lọc, kết quả từ sự nỗ lực, sáng tạo trong lựa chọn của tác giả bản đồ và được thiết kế để sử dụng chủ yếu liên quan đến các mối quan hệ không gian” (Hội bản đồ thế giới) Các định nghĩa trên hoàn toàn xác thực với bản đồ địa lí, phản ánh đầy đủ những thuộc tính của một bản đồ địa lí. Đặc điểm Nếu nghiên cứu, phân tích một cách sâu sắc ta thấy sự biểu hiện bản đồ nổi bật những đặc trưng sau: - Bản đồ thành lập trên cơ sở toán học Xuất phát từ việc biểu hiện sự phân bố và quan hệ không gian của các đối tượng, bản đồ được xem là sự biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất, cùng một lúc có thể bao quát được tất cả một không gian rộng lớn, thậm chí cả thế giới, không gian vũ trụ. Như vậy, sự biểu hiện bản đồ gắn liền với tính chất của tỉ lệ xích. Bản đồ được thể hiện trên mặt phẳng, để chuyển được bề mặt tự nhiên của Trái Đất vốn có địa hình phức tạp và những đối tượng cần họa đồ rất đa dạng trên bề mặt elipxoit Trái Đất. Thứ hai, thu nhỏ khích thước elipxoit Trái Đất và biểu hiện bề mặt elipxoit Trái Đất trên mặt phẳng. Để làm được điều này phải sử dụng phương pháp toán học, gọi là phép “chiếu hình bản đồ”. Phép chiếu hình bản đồ quy định sự phụ thuộc hàm số nhất định giữa tọa độ của những điểm trên bề mặt elipxoit Trái Đất và tọa độ của những điểm tương ứng trên mặt phẳng bản đồ. Nhờ đó bản đồ đảm bảo được tính đồng dạng và sự tương ứng không gian của các đối tượng được biểu hiện - Bản đồ sử dụng ngôn ngữ hình ảnh - kí hiệu Trong quá trình phát triển, xã hội loài người đã xuất hiện hàng loạt các phương tiện để ghi chép và truyền đạt các biểu tượng như ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ âm thanh, ngôn ngữ hình ảnh, ngôn ngữ văn tự… Sự biểu hiện bản đồ sử dụng ngôn ngữ hình ảnh – hệ thống kí hiệu. Các kí hiệu bản đồ đã ghi được các đối tượng, hiện tượng khác nhau biểu hiện trên bản đồ. Sự biểu hiện bằng hệ thống kí hiệu đã làm cho bản đồ không giống với những sự biểu hiện khác về Trái Đất như những bức ảnh hàng không và tranh phong cảnh cùng một địa phương. Bản đồ với các kí hiệu, ấn tượng ban đầu có thể cho cảm giác xa lạ, không trực quan như những bức ảnh, bức tranh, nhưng thực tế, sự biểu hiện bằng kí hiệu đã tạo cho bản đồ có những ưu thế mà không một bức ảnh, bức tranh đuah phương nào có được. - Bản đồ có sự tổng quát hóa Bản đồ không thể hiện tất cả các đối tượng, hiện tượng Địa lí có ở địa phương, vì bản đồ là sự biểu hiện thu nhỏ. Tỉ lệ càng nhỏ, mức độ thu nhỏ càng lớn. Mặt khác, mỗi bản đồ được thành lập đều nhằm phục vụ một mục đích và chủ đề nhất định nào đó. Vì thế những đối tượng, hiện tượng đưa lên bản đồ phải được chọn lọc có ý thức, phải loại bỏ những đối tượng và khía cạnh không cần thiết, chỉ giữ lại và nêu bật những đối tượng, hiện tượng với những nét đặc trưng chủ yếu, điển hình, quan trọng nhất trên cơ sở mục đích, chủ đề, tỉ lệ bản đồ và đặc điểm địa phương. Quá trình chọn lọc đó là sự “tổng quát hóa bản đồ”. Nội dung Nội dung của bản đồ là yếu tố chủ đạo cấu thành nên bản đồ (gồm: nội dung bản đồ, cơ sở toán học của bản đồ, yếu tố hỗ trợ và những bản đồ phụ). Nội dung này bao gồm tổng thể những thông tin về các đối tượng, hiện tượng địa lí (tự nhiên, kinh tế - xã hội) được biểu hiện trong phạm vi lãnh thổ họa đồ với sự phân bố, tình trạng, những sự kết hợp, các mối liên hệ và sự phát triển. Những nội dung này tùy thuộc vào mục đích, chủ đề và tỉ lệ của mỗi bản đồ. Trên bản đồ địa lí đại cương, sự biểu hiện là các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội như: địa hình, nước trên mặt, lớp phủ thực vật, các điểm quần cư, mạng lưới giao thông, và một số đối tượng nông nghiệp, công nghiệp, văn hóa, sự phân chia chính trị - hành chính… Còn trên bản đồ chuyên đề, nội dung biểu hiện chính chỉ gồm một vài đối tượng, hiện tượng địa lí, nhưng được phản ánh một cách chi tiết, sâu sắc; ví dụ: bản đồ dân cư biểu hiện sự phân bố quần cư, mật độ dân số, số dân và các đặc điểm khác của dân cư. Ý nghĩa bản đồ địa lí Nói về vai trò, ý nghĩa của bản đồ địa lí, nhà địa lí học của Liên Xô trước đây đã khái quát: “Nếu như các nhà sinh vật học để nghiên cứu những vật thể nhỏ bé, trước hết phải quan tâm thu nhận sự biểu hiện phóng đại chúng qua kính hiển vi. Ngược lại, các nhà địa lí phải nghĩ có được sự biểu hiện thu nhỏ bề mặt Trái Đất - cái đó chính là bản đồ”. Bản đồ địa lí có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong thực tiễn, trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy, học tập Địa lí. Trong thực tiễn, bản đồ địa lí được sử dụng một cách rộng rãi để giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau, những nhiệm vụ gắn liền với sự khai thác và sử dụng hợp lí lãnh thổ. Bản đồ địa lí không thể thiếu trong nghiên cứu khoa học, nó là phương tiện nghiên cứu của các nhà khoa học về Trái Đất. Bản đồ giúp các nhà khoa học tìm hiểu những quy luật phân bố các đối tượng, sự lan truyền của các hiện tượng và những mối tương quan của chúng trong không gian, cho phép phát hiện các quy luật tồn tại và dự đoán con đường phát triển của chúng trong tương lai. Bất cứ một sự nghiên cứu nào cũng phải bắt đầu từ bản đồ và kết thúc bằng bản đồ. Bản đồ được xem là một tiêu chuẩn của sự phát triển địa lí. D. N. Anusin đã viết: “Mức độ nhận thức về mặt địa lí một nước được xác định bởi độ hoàn hảo của bản đồ hiện có của nước đó”. Trong giảng dạy và học tập địa lí, bản đồ giữ vai trò rất quan trọng. Bản đồ là kho tàng trữ các tri thức địa lí tích lũy được, là kênh hình của sách giáo khoa địa lí. Bản đồ vừa là nội dung vừa là phương tiện đặc thù không thể thiếu trong giảng dạy và học tập địa lí. Ngày nay bản đồ còn được coi là một phương tiện có hiệu quả để phổ biến các tri thức, nâng cao trình độ văn hóa chung cho mọi người, cung cấp những hiểu biết về quê hương đất nướcn về các quốc gia trên thế giới, giáo dục lòng yêu nước, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường… Không phải cường điệu khi nói rằng các bản đồ ở mức độ nào đã trở thành một phương tiện cần thiết trong sản xuất và đời sống con người. 1.1.2. Bản đồ giáo khoa và bản đồ giáo khoa treo tường 1.1.2.1. Khái niệm về bản đồ giáo khoa và bản đồ giáo khoa treo tường * Bản đồ giáo khoa Địa lí BĐGK Địa lí là một loại hình cụ thể trong hệ thống bản đồ Địa lí, vì vậy ngoài tính chất đặc trưng của bản đồ địa lí ra, nó còn có những tính chất riêng mà các loại bản đồ địa lí khác không có. U. C. Bilich và A.C. Vasmuc đã định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tàng lớp dân cư từ học sinh cho đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là Địa lí và Lịch sử.” [4] BĐGK là biểu hiện thu nhỏ của bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng dựa trên cơ sở toán học. Bằng ngôn ngữ bản đồ, phương tiện (đồ họa) phản ánh sự phân bố, trạng thái mối liên hệ tương hỗ của khách thể - tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp của môn học trên những nguyên tắc chặt chẽ của tổng quát hóa bản đồ; phù hợp với trình độ phát triển của lứa tuổi học sinh, có xét đến cả yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường. Nói một cách đơn giản hơn, BĐGK Địa lí là bản đồ dùng để dạy và học Địa lí theo chương trình và sách giáo khoa đã được quy định trong nhà trường. Có thể nói một cách khái quát: BĐGK là những bản đồ dùng vào việc dạy và học trong nhà trường. BĐGK hiện nay sử dụng chủ yếu vho hai môn học: Địa lí và Lịch sử. Đối tượng sử dụng các loại BĐGK này hầu hết là giáo viên và học sinh của hai môn học đó trong nhà trường phổ thông. * Bản đồ giáo khoa treo tường BĐGK treo tường cũng được các tác giả nghiên cứu khác nhau đưa ra các khái niệm khác nhau tùy theo mục đích và phương pháp nghiên cứu. BĐGK treo tường là loại bản đồ được dùng thường xuyên để dạy bộ môn Địa lí trên lớp. BĐGK treo tường có những yêu cầu, những phương pháp biểu hiện riêng, phù hợp với lí luận về bản đồ và lí luận dạy học Địa lí (Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc[5]) Theo Lâm Quang Dốc [3] “Bản đồ giáo khoa treo tường là loại bản đồ dùng để giảng dạy và học ở trên lớp. Nó được dùng để nghiên cứu, giảng dạy và học tập ở nhiều lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực Địa lí và lịch sử.” BĐGK treo tường thể hiện được nội dung Địa lí trong các mối quan hệ và cấu trúc không gian, đảm bảo tính logic khoa học c
Luận văn liên quan