Đề tài Nghiên cứu khả năng sử dụng nhiên liệu thay thế cho đội xe buýt thành phố Nha Trang

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của n ền kinh tế, đời sống nhân dân ngày một nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Song b ên cạnh đó đất n ước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như những nền kinh tế đang phát triển khác, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên phục vụ đòi hỏi của quá trình phát triển, đồng thời xả v ào bầu khí quyển một lượng khí thải không nhỏ. Đời sống ng ười dân được cải thiện, khả năng mua sắm các vật dụng đắt tiền nh ư ô tô, xe máy nằm trong t ầm tay của nhiều gia đ ình. M ật độ ph ương tiện tham gia giao thông ngày một cao, bên cạnh đó là sự thiếu đồng bộ trong quá trình quy hoạch giao thông, việc quản lý chất lượng các phương tiện tham gia giao thông còn buông lỏng. Những vấn đề này đang làm cho lượng khí thải của nghành giao thông vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường bộ xả vào khí quyển ngày một tăng nhanh. Để giải quyết vấn đề n ày c ần phải có những chiến l ược d ài h ạn phát triển các phương tiện giao thông công cộng nh ư đư ờng sắt, t àuđi ện ngầm, mạng l ưới xe buýt ,tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao quá trình cháy nhiên li ệu và sử lý khí thải, sử dụng các ph ương tiện dùng nhiên li ệu sạch thay cho các lo ại xe dùng nhiên liệu truyền thống xăng, dầu như hiện nay. Đi tìm nguồn nhiên liệu mới sạc h hơn thay th ế cho nhi ên liệu truyền thống hiện đang sử dụng không chỉ góp phần làm giảm nồng độ các chất độc hại trong khí thải, bên cạnh đó nó c òn góp phần đa dạng hoá các nguồn nhi ên liệu, đẩy lùi nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệu truyềnthống. Thành Phố Nha Trang cũng nh ư các thành ph ố khác trong cả n ước, vấn đề gia tăng các phương ti ện giao thông cá nhân nh ưôtô, xe máy, ô nhi ễm môi trường đang làm đau đ ầu các nhà quản lý. Đặc biệt với h ướng phát triển của th ành phố là trở thành một thành phố du lịch thì việc kiểm soát các chất độc hại trong khí quyển để có một bầu không khí trong l ành là v ấn đề sống c òn. Mở rộng mạng l ưới giao thông công c ộng đặc biệt l à đ ội ngũ xe buýt, khuyến khích n gười dân giảm bớt phương tiện cá nhân, sử dụng các loại xe dùng nhiên liệu sạch.

pdf100 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng sử dụng nhiên liệu thay thế cho đội xe buýt thành phố Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang i Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3 1.1.Nhiên liệu thay thế .........................................................................................3 1.1.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhiên liệu Diesel...............................................3 1.1.1.1 Nhiệt trị.............................................................................................3 1.1.1.2 Độ nhớt .............................................................................................5 1.1.1.3 Tính tự bốc cháy ...............................................................................5 1.1.1.4 Hàm lượng tạp chất ...........................................................................7 1.1.2 Nhiên liệu biodiesel .................................................................................9 1.1.2.1 Khái niệm .........................................................................................9 1.1.2.2 Tình hình sản xuất và sử dụng Diesel sinh học từ dầu thực vật ........10 1.1.2.3 Đặc tính của biodiesel .....................................................................12 ESTER ............................................................................................................... 12 Metyl dầu cải ..............................................................................................12 1.1.2.4 Quá trình điều chế biodiesel. ...........................................................13 1.1.3 Nhiên liệu LPG (Liquefied Petroleum Gases) ........................................15 1.1.3.1 Khái niệm LPG ...............................................................................15 1.1.3.2 Trữ lượng LPG và thị trường tiêu thụ ..............................................16 1.1.3.3 Đặc tính nhiên liệu khí hóa lỏng......................................................17 1.2.Ứng dụng nhiên liệu thay thế cho động cơ diesel xe buýt ở Thành Phố Nha Trang..........................................................................................................22 1.2.1 Giới thiệu chung về xe buýt ở Thành Phố Nha Trang ............................22 1.2.1.1 Sơ lược về xe buýt ở Thành Phố Nha Trang ....................................22 1.2.1.2 Thông số kỹ thuật của xe buýt ở Thành Phố Nha Trang ..................23 1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật và cấu tạo của động cơ D6BR sử dụng trên xe buýt ở Thành Phố Nha Trang .................................................................................29 1.2.2.1 Giới thiệu chung và vị trí động cơ trên xe buýt................................29 1.2.2.2 Đặc điểm kỹ thuật của động cơ .......................................................29 1.2.2.3 Nhóm piston, xylanh, nắp xylanh ....................................................31 1.2.2.4. Hệ thống nhiên liệu ........................................................................36 1.2.2.5 Hệ thống nạp - xả ............................................................................48 Trang ii Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 2. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU THAY THẾ CHO ĐỘI XE BUÝT THÀNH PHỐ NHA TRANG ................................................................... 53 2.1. Phương án lắp đặt hệ thống sử dụng nhiên liệu thay thế cho động cơ diesel D6BR trên xe buýt thành phố Nha Trang. ................................................53 2.1.1. Hệ thống sử dụng nhiên liệu thay thế đơn .............................................53 2.1.2 Hệ thống sử dụng nhiên liệu thay thế và diesel song song......................53 2.1.3 Lựa chọn giải pháp. ...............................................................................54 2.2 Giải pháp kỹ thuật để động cơ có thể sử dụng nhiên liệu Biodiesel. .............54 2.2.1 Bình sấy sử dụng nước làm mát để làm nóng nhiên liệu ........................56 2.2.2 Bình sấy sử dụng nguồn điện một chiều.................................................58 2.2.3 Bình sấy tận dụng nguồn nhiệt khí xả ....................................................59 2.2.4 Lựa chọn ...............................................................................................60 2.2.5 Sơ đồ tổng thể hệ thống nhiên liệu sử dụng Biodiesel và Diesel song song (H. 2-6 ) .................................................................................................60 2.3 Giải pháp kỹ thuật để động cơ có thể sử dụng nhiên liệu LPG......................61 2.3.1 Giải pháp kỹ thuật để động cơ có thể sử dụng LPG và diesel song song................................................................................................................61 2.3.1.1 Giải pháp kỹ thuật để hệ thống nhiên liệu diesel có khả năng phun mồi .............................................................................................................61 2.3.1.2 Giải pháp kỹ thuật lắp đặt hệ thống cung cấp LPG trên động cơ......72 2.3.1.3 Giải pháp kỹ thuật lắp đặt cơ cấu hạn chế tốc độ động cơ................88 2.3.2 Sơ đồ tổng thể hệ thống nhiên liệu LPG và Diesel song song.................93 CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN .................................................. 95 3.1 Kết luận. ......................................................................................................95 3.2 Đề xuất ý kiến. .............................................................................................96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 98 - 1 - Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đời sống nhân dân ngày một nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Song bên cạnh đó đất nước ta cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn như những nền kinh tế đang phát triển khác, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên phục vụ đòi hỏi của quá trình phát triển, đồng thời xả vào bầu khí quyển một lượng khí thải không nhỏ. Đời sống người dân được cải thiện, khả năng mua sắm các vật dụng đắt tiền như ô tô, xe máy…nằm trong tầm tay của nhiều gia đình. Mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày một cao, bên cạnh đó là sự thiếu đồng bộ trong quá trình quy hoạch giao thông, việc quản lý chất lượng các phương tiện tham gia giao thông còn buông lỏng. Những vấn đề này đang làm cho lượng khí thải của nghành giao thông vận tải, đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường bộ xả vào khí quyển ngày một tăng nhanh. Để giải quyết vấn đề này cần phải có những chiến lược dài hạn phát triển các phương tiện giao thông công cộng như đường sắt, tàu điện ngầm, mạng lưới xe buýt…,tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao quá trình cháy nhiên liệu và sử lý khí thải, sử dụng các phương tiện dùng nhiên liệu sạch thay cho các loại xe dùng nhiên liệu truyền thống xăng, dầu như hiện nay. Đi tìm nguồn nhiên liệu mới sạch hơn thay thế cho nhiên liệu truyền thống hiện đang sử dụng không chỉ góp phần làm giảm nồng độ các chất độc hại trong khí thải, bên cạnh đó nó còn góp phần đa dạng hoá các nguồn nhiên liệu, đẩy lùi nguy cơ cạn kiệt nguồn nhiên liệu truyền thống. Thành Phố Nha Trang cũng như các thành phố khác trong cả nước, vấn đề gia tăng các phương tiện giao thông cá nhân như ôtô, xe máy, ô nhiễm môi trường đang làm đau đầu các nhà quản lý. Đặc biệt với hướng phát triển của thành phố là trở thành một thành phố du lịch thì việc kiểm soát các chất độc hại trong khí quyển để có một bầu không khí trong lành là vấn đề sống còn. Mở rộng mạng lưới giao thông công cộng đặc biệt là đội ngũ xe buýt, khuyến khích người dân giảm bớt phương tiện cá nhân, sử dụng các loại xe dùng nhiên liệu sạch. - 2 - Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp Hiện nay trên thế giới kỹ thuật chuyển đổi xe dùng nhiên liệu truyền thống (xăng, diesel) sang dùng nhiên liệu thay thế (LPG, Biodiesel, NGV, LNG…) đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là kỹ thuật chuyển đổi động cơ diesel sang dùng nhiên liệu LPG có những bước đột phá mới. Động cơ sau khi chuyển đổi ít thay đổi kết cấu ban đầu, giá thành chuyển đổi rẻ nhưng vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật Với suy nghĩ tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới thay thế nhiên liệu truyền thống, nhằm làm cho môi trường thành phố Nha Trang sạch hơn. Khuyến khích, tuyên truyền người dân thành phố ủng hộ việc sử dụng nhiên liệu sạch cho các phương tiện cá nhân của mình. Từ đó mở rộng mô hình phát triển rộng rãi trên cả nước. Được sự hướng dẫn của thầy Phùng Minh Lộc, em xin đóng góp một phần nhỏ để ý tưởng trên sớm thành hiện thực với đề tài: “Nghiên cứu khả năng sử dụng nhiên liệu thay thế cho đội xe buýt thành phố Nha Trang”. Nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Khả năng sử dụng nhiên liệu thay thế cho đội xe buýt thành phố Nha Trang. Chương 3: Kết luận và đề suất ý kiến. Sau hơn 3 tháng nỗ lực cố gắng, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Phùng Minh Lộc, Công ty cổ phần ô tô điện máy Nha Trang, quý thầy cô trong Khoa Cơ Khí, bạn bè trong quá trình tìm kiếm tài liệu, đóng góp ý kiến. Em đã cơ bản hoàn thành nội dung và trình bầy trong luận văn này. Do trình độ và thời gian có hạn, mặt khác vì đây là lần đầu tiên thực hiện độc lập một công trình mang tính chất nghiên cứu khoa học nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dạy, góp ý của quý thầy cô và bạn bè để bổ sung cho đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Nha Trang, ngày 20 tháng 11 năm 2007 SVTH: Ngô Quang Tuấn - 3 - Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1.Nhiên liệu thay thế 1.1.1 Các chỉ tiêu kỹ thuật của nhiên liệu Diesel. Các chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng nhất của nhiên liệu diesel bao gồm: nhiệt trị, tính tự bốc cháy,hàm lượng tạp chất và độ nhớt. 1.1.1.1 Nhiệt trị Nhiệt trị (H) là lượng nhiệt năng toả ra khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị thể tích nhiên liệu. nhiệt trị của nhiên liệu lỏng và rắn thường tính bằng kJ/kg, của nhiên liệu khí-kJ/m3 hoặc kJ/kmol. Ở Anh và Mỹ, nhiệt trị được tính bằng đơn vị Btu/lb ( British thermal unit/pound ) hoặc Btu/ft3 ( British thermal unit/foot3 ). Nhiệt trị là một chỉ tiêu chất lượng cơ bản của tất cả các loại nhiên liệu . nhiệt trị có thể được xác định bằng nhiệt lượng kế đẳng tích (nhiệt lượng kế kiểu bom) hoặc nhiệt lượng kế đẳng áp bằng cách đốt cháy một lượng xác định mẫu thử rồi đo nhiệt lượng toả ra và tính toán nhiệt trị. Khi tính toán, chúng ta thường lấy nhiệt trị từ các bảng số liệu có sẵn. để tránh nhầm lẫn, cần phân biệt các khái niệm nhiệt trị dưới đây: Nhiệt trị đẳng áp (Hp)- Nhiệt lượng thu được khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị số lượng nhiên liệu sau khi làm lạnh sản phẩm cháy đến nhiệt độ bằng nhiệt độ của hỗn hợp trước lúc đốt cháy trong điều kiện áp suất của sản phẩm cháy đã được làm lạnh bằng áp suất của khí hỗn hợp trước lúc đốt cháy. Phương trình cân bằng năng lượng nhiệt lượng kế đẳng áp: Ec + Uf + p.Vf + Ua + p.Va = Up + p.Vp + Hp hoặc Ec + Um + p.Vm = Up + p.Vp +Hp Ec = (Hp + Ip – Im)T Nhiệt trị đẳng tích (HV)- nhiệt lượng thu được khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị số lượng nhiên liệu sau khi đã làm lạnh sản phẩm cháy đến nhiệt độ bằng nhiệt độ của hỗn hợp trước lúc đốt cháy trong điều kiện không thay đổi thể tích của sản phẩm cháy và hỗn hợp khí trước lúc đốt cháy. - 4 - Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp Phương trình cân bằng năng lượng nhiệt kế đẳng tích : Ec + Um = Up + HV Ec =(HV + Up – Um)T Ec- hoá năng của nhiên liệu Uf, Ua, Um, Up - nội năng của nhiên liệu, không khí, hỗn hợp cháy và sản phẩm cháy, tương ứng, Im, Ip – enthalpy của hỗn hợp cháy và sản phẩm cháy, Hp, HV- nhiệt trị đẳng áp và nhiệt trị đẳng tích. Nhiệt trị đẳng áp có ý nghĩa thực tế trong tính toán các thiết bị động lực, vì ở đó sản phẩm cháy thường được thải ra khí quyển có áp suất và nhiệt độ bằng áp suất và nhiệt độ của nhiên liệu và không khí trước lúc đi vào thiết bị. Vì vậy, nếu trong các bang số liệu cho nhiệt trị đẳng tích hoặc nếu xác định nhiệt trị bằng nhiệt lượng kế đẳng tích thì phải đổi sang nhiệt trị đẳng áp. Có thể sử dụng công thức sau đây: Hp = Hv + 10-3 pm(Vm – Vp) Trong đó: Hp, Hv - nhiệt trị đẳng áp và nhiệt đẳng tích, [kJ/kg], Pm- áp suất của hỗn hợp trước khi đốt cháy, [N/m2 ] Vm, Vp- thể tích của hỗn hợp trước lúc đốt cháy và của sản phẩm cháy đã được làm lạnh ở áp suất pm ứng với 1 đơn vị số lượng nhiên liệu. Đối với nhiên liệu lỏng gốc dầu mỏ: Hv H02,1 . Nhiệt trị cao (Hc)- nhiệt lượng thu được khi đốt cháy hoàn toàn một đơn vị số lượng nhiên liệu, bao gồm cả lượng nhiệt toả ra do sự ngưng tụ của hơi nước có trong sản phẩm cháy khi ta làm lạnh nó đến nhiệt độ bằng nhiệt độ ban đầu. Nhiêt trị thấp(HT)- nhiệt lượng thu được trong trường hơp nước có trong sản phẩm cháy vẫn ở trạng thái hơi. Như vậy nhiệt trị thấp nhỏ hơn nhiệt trị cao một lượng bằng nhiệt ẩn hoá hơi của nước có trong sản phẩm cháy. -Đối với nhiên liệu lỏng: HT = HC – r.(9h + w) Trong đó: HT, HC - nhiệt trị thấp và nhiệt trị cao, [kJ/kg], r- nhiệt ẩn hoá hơi của 1 kg nước, r =2.512 kJ/kg - 5 - Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp 9h- lượng hơi nước được hình thành khi đốt cháy h kg hydrogen có trong 1 kg nhiên liệu, w- lượng nước có trong 1 kg nhiên liệu. 1.1.1.2 Độ nhớt Độ nhớt- còn gọi là ma sát nội, là một tính chất của chất lỏng đặc trưng cho lực ma sát chống lại sự chuyển dịch tương đối của các lớp chất lỏng cạnh nhau dưới tác dụng của ngoại lực. Độ nhớt của nhiên liệu diesel có ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng quá trình phun nhiên liệu. Độ nhớt quá cao làm cho các tia nhiên liệu khó phân tán thành các hạt nhỏ và có thể bám trên thành xylanh. Ngược lại, độ nhớt quá thấp lại làm cho các tia nhiên liệu quá ngăn, không bao trùm hết không gian của buồng đốt. Cả hai trường hợp trên đều dẫn đến chất lượng quá trình tạo hỗn hợp cháy không cao, làm tăng lượng nhiên liệu cháy rớt và cháy không hoàn toàn. Ngoài ra, độ nhớt của nhiên liệu quá thấp có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng định lượng của hệ thống phun do làm tăng mức độ rò rỉ tại các cặp siêu chính xác của bơm cao áp và vòi phun, đồng thời tăng mức độ mài mòn của các chi tiết chuyển động thuộc hệ thống nhiên liệu . Mặc dù không phải là một chỉ tiêu kỹ thuật có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động của động cơ, nhưng người ta thường căn cứ vào độ nhớt để phân loại dầu diesel nặng.Sở dĩ như vậy là vì: -Độ nhớt lớn là một đại lượng dễ xác định. -Độ nhớt có liên quan đến nhiều tính chất khác của dầu diesel. Ví dụ: nếu nhiên liệu nặng có độ nhớt dưới 3500 sec Redwood, thì số cetane thường cao hơn 25 và lượng tạp chất cũng thường thấp hơn mức quy định. 1.1.1.3 Tính tự bốc cháy Tính tự bốc cháy của nhiên liệu là tính chất liên quan đến khả năng tự phát hoả khi hỗn hợp nhiên liệu – không khí chịu tác dụng của áp suất và nhiệt độ đủ lớn. - 6 - Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp Để định lượng tính tự bốc cháy của nhiên liệu, có thể sử dụng các đại lượng dưới đây:  Thời gian chậm cháy(ti)- Nhiên liệu có tính tự bốc cháy càng cao thì thời gian chậm cháy càng ngắn, và ngược lại. Thời gian chậm cháy là đại lượng phản ánh tính tự bốc cháy của nhiên liệu diesel theo cách mà chúng ta mong muốn nhất, bởi vì nó có ảnh hưởng mạnh và trực tiếp đến toàn bộ diễn biến và chất lượng của quá trình cháy ở động cơ diesel. Tuy nhiên, thời gian chậm cháy của nhiên liệu diesel ở động cơ thực tế chỉ kéo dài từ vài phần vạn đến vài phần ngàn một giây. Đo trực tiếp một khoảng thời gian ngắn như vậy là một việc rất khó, cho nên người ta đã sử dụng một số đại lượng khác để đánh giá tính tự bốc cháy trên cơ sở một số tính chất lý-hoá của nhiên liệu có liên quan mật thiết với thời gian chậm cháy, hoặc so sánh tính tự bốc cháy của mẫu thử và nhiên liệu chuẩn.  Hằng số độ nhớt-tỷ trọng ( Viscosity Gravity Number – VG ) là một thông số được tính toán trên cơ sở độ nhớt và tỷ trọng của dầu diesel. Tuỳ thuộc vào đơn vị của độ nhớt, đơn vị của tỷ trọng và quan điểm của tác giả, công thức tính có những dạng khác nhau.  Chỉ số diesel ( Diesel Index – DI ) là thông số được tính toán trên cơ sở tỷ trọng và điểm aniline của nhiên liệu Bởi vì độ nhớt, tỷ trọng và điểm aniline đều là những đại lượng có quan hệ chặt chẽ với thành phần hoá học của dầu diesel xét từ hàm lượng các nhóm hydrocarbon, nên hằng số độ nhớt-tỷ trọng và chỉ số diesel sẽ phản ánh tính tự bốc cháy của nhiên liệu. Hằng số độ nhớt-tỷ trọng càng nhỏ thì thời gian chậm cháy càng ngăn, tính tự bốc cháy càng cao; còn chỉ số diesel càng nhỏ thì thời gian chậm cháy càng dài.  Số cetane- ( Cetane Number – CN ) là đại lượng đánh giá tính tự bốc cháy của nhiên liệu bằng cách so sánh với nhiên liệu chuẩn. Về trị số, đó là số phần trăm thể tích của chất n-cetane (C6H34) có trong hỗn hợp với chất aphthalenmethy ln (C10H7CH3) nếu hỗn hợp này tương đương với nhiên liệu thí nghiệm về tính tự bốc cháy. - 7 - Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp Phương pháp xác định số cetane được áp dụng phổ biến hiện nay là so sánh tỷ số nén tới hạn ( tỉ số nén tới hạn là tỉ số nén, tại đó nhiên liệu sẽ phát hoả) của nhiên liệu thí nghiệm và của nhiên liệu chuẩn trên một loại động cơ tiêu chuẩn hoá hoạt động ở một chế độ quy ước. Nhiên liệu chuẩn là hỗn hợp với những tỷ lệ thể tích khác nhau của n-C16H34 và 3710 CHHC .n-C16H34là một hydrocarbon loại parafin thường có tính tự bốc cháy rất cao, người ta quy ước số cetane của nó bằng 100; còn 3710 CHHC là một hydrocarbon thơm, chứa một nhóm methyl trộn lẫn với các nguyên tử hydrogen , khó tự bốc cháy, có số cetane quy ước bằng 0. 1.1.1.4 Hàm lượng tạp chất Dầu diesel, đặc biệt là dầu cặn, thường chứa một lượng đáng kể tạp chất có nguồn gốc từ dầu mỏ(ví dụ:S, V, Na, P, …) hoặc từ môi trường thâm nhập vào trong quá trình chế biến,vận chuyển, bảo quản và phân phối (ví dụ: nước, đất, cát,…).  Tạp chất cơ học- Tạp chất cơ học trong nhiên liệu có ảnh hưởng đến hệ thống phun nhiên liệu của động cơ diesel một cách trực tiếp và nghiêm trọng hơn so với trường hợp của động cơ xăng.Trong hệ thống phun nhiên liệu của động cơ diesel có những chi tiết được chế tạo với độ chính xác rất cao, như cặp piston- xylanh của bơm cao áp và đầu phun của vòi phun. Khe hở giữa các cặp chi tiết nói trên có trị số trung bình khoảng 0,003 mm và sự có mặt của vật cứng với kích thước vài phần ngàn mm cũng có thể làm hệ thống phun nhiên liệu bị hư hỏng rất nhanh. Chính vì vậy, hệ thống lọc nhiên liệu của động cơ diesel thường phức tạp hơn đồng thời việc bảo trì chúng cũng có những yêu cầu khắt khe hơn. Đối với dầu cặn có độ nhớt và hàm lượng tạp chất cơ học cao, động cơ còn phải được trang bị hệ thống xử lý nhiên liệu có chức năng sấy nóng và loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn trước khi nhiên liệu được đưa đến các bộ lọc thông dụng.  Lưu huỳnh(S)- S có trong nhiên liệu tồn tại dưới dạng tự do hoặc hợp chất, như mercaptan, sulffide,vv. Dù tồn tại ở dạng nào, S đều có tác động ăn mòn ở những mức độ khác nhau. - 8 - Ngô Quang Tuấn 44DLOT Đồ án tốt nghiệp - Mercaptan có khả năng tác dụng lên nhiều loai kim loai, như đồng (cu), kẽm(zn), cadmum(cd), và sẽ tạo thành các hợp chất hoá học phức tạp, khó tan. Các hợp chất này có thể kết tủa trên các chi tiết của hệ thống nhiên liệu làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động của động cơ. - Lưu huỳnh tự do(S) sẽ được đốt cháy thành SO2. Một phần SO2 bị oxy hoá thành SO3 dưới tác dụng xúc tác của oxyt sắt(Fe2O3) và một số chất khác có trong nh