1.1. Đặt vấn đề
Tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt. Tiêu được trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta như ở miền đồi núi đất đỏ miền Trung (tỉnh Quảng Trị), vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu để mở rộng diện tích trồng tiêu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, cây tiêu là cây công nghiệp có giá trị thương mại và xuất khẩu cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho người lao động. Do vậy sản xuất hồ tiêu có thể góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông dân.
Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam tăng đáng kể. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% tổng lượng xuất khẩu của thế giới. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng tương đối lớn, nhưng ngành sản xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là tự phát và trồng, chăm bón theo kinh nghiệm, do vậy người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng giống tiêu cũng như trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác. Sản xuất hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên trong những năm qua đã có các bước nhảy vọt về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều vùng tiêu chuyên canh được hình thành, ở đó người nông dân có nhiều kinh nghiệm và thường tập trung đầu tư thâm canh, đặc biệt đầu tư phân bón mạnh nên có thể đạt được năng suất rất cao. Tuy nhiên ở một số vùng bón phân không đúng và không cân đối giữa các loại phân nên không những không làm tăng năng suất mà còn là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh hại trong đất phát triển. Mặt khác, do chạy theo thâm canh tăng năng suất, phát triển sản xuất tiêu hiện nay cũng đang thể thiện sự kém bền vững với nạn phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu, sự đầu tư phân bón, nước tưới quá mức, sự bùng phát của nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm dẫn đến giảm năng suất, sản lượng và tuổi thọ vườn cây. Bón phân cân đối hợp lý là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo năng suất đồng thời thoả mãn yêu cầu canh tác bền vững, ổn định và nâng cao độ phì đất.
Để góp phần trong việc phát triển sản xuất hồ tiêu ở Daklak chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu liều lượng bón phân P và K cho cây hồ tiêu ở DakLak”.
1.2. Mục đích yêu cầu
* Mục đích:
- Đánh giá được các ưu điểm và hạn chế về sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu ở Đaklak.
- Xác định liều lượng bón P, K thích hợp cho hồ tiêu trong thời kỳ sản xuất kinh doanh trồng trên đất đỏ bazan nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng hồ tiêu.
- Các kết quả thu được sẽ góp phần xây dựng các quy trình bón phân hợp lý cho cây hồ tiêu, làm tài liệu cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy về kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu ở Việt Nam.
* Yêu cầu:
- Đánh giá tính chất đất đai các vườn tiêu trồng trên đất đỏ bazan tại Dak Lak.
- Đánh giá kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu tại Đaklak thời kỳ kinh doanh.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón P, K đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu tại Daklak.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón P, K đến mức độ nhiễm bệnh hại trên hồ tiêu tại Daklak.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón P, K đến năng suất, chất lượng hồ tiêu.
1.3. Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học bón P, K cho hồ tiêu trồng trên đất đỏ bazan tại Dak Lak.
- Bổ sung tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả thu được của đề tài là một trong những cơ sở để xây dựng quy trình bón phân cho cây hồ tiêu trồng trên đất đỏ bazan tại Đaklak.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm tăng năng suất hồ tiêu trồng tại Daklak nói riêng và Tây Nguyên nói chung
- Tăng thu nhập cho người dân trong vùng và góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững
87 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5348 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu liều lượng bón phân P và K cho cây hồ tiêu ở Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tiêu là loại cây công nghiệp nhiệt đới, có giá trị xuất khẩu cao đem lại nhiều lợi nhuận cho người trồng trọt. Tiêu được trồng ở nhiều vùng sinh thái của nước ta như ở miền đồi núi đất đỏ miền Trung (tỉnh Quảng Trị), vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Trong đó Tây Nguyên là vùng có nhiều tiềm năng về đất đai, khí hậu để mở rộng diện tích trồng tiêu nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời gắn với việc bảo vệ môi trường. Hơn nữa, cây tiêu là cây công nghiệp có giá trị thương mại và xuất khẩu cao, mang lại nhiều lợi nhuận cho người lao động. Do vậy sản xuất hồ tiêu có thể góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nông dân.
Trong những năm gần đây diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam tăng đáng kể. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% tổng lượng xuất khẩu của thế giới. Tuy diện tích, năng suất và sản lượng tương đối lớn, nhưng ngành sản xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là tự phát và trồng, chăm bón theo kinh nghiệm, do vậy người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng giống tiêu cũng như trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác. Sản xuất hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên trong những năm qua đã có các bước nhảy vọt về cả diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều vùng tiêu chuyên canh được hình thành, ở đó người nông dân có nhiều kinh nghiệm và thường tập trung đầu tư thâm canh, đặc biệt đầu tư phân bón mạnh nên có thể đạt được năng suất rất cao. Tuy nhiên ở một số vùng bón phân không đúng và không cân đối giữa các loại phân nên không những không làm tăng năng suất mà còn là một nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh hại trong đất phát triển. Mặt khác, do chạy theo thâm canh tăng năng suất, phát triển sản xuất tiêu hiện nay cũng đang thể thiện sự kém bền vững với nạn phá rừng lấy gỗ làm trụ tiêu, sự đầu tư phân bón, nước tưới quá mức, sự bùng phát của nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm dẫn đến giảm năng suất, sản lượng và tuổi thọ vườn cây. Bón phân cân đối hợp lý là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo năng suất đồng thời thoả mãn yêu cầu canh tác bền vững, ổn định và nâng cao độ phì đất.
Để góp phần trong việc phát triển sản xuất hồ tiêu ở Daklak chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu liều lượng bón phân P và K cho cây hồ tiêu ở DakLak”.
1.2. Mục đích yêu cầu
* Mục đích:
- Đánh giá được các ưu điểm và hạn chế về sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu ở Đaklak.
- Xác định liều lượng bón P, K thích hợp cho hồ tiêu trong thời kỳ sản xuất kinh doanh trồng trên đất đỏ bazan nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng hồ tiêu.
- Các kết quả thu được sẽ góp phần xây dựng các quy trình bón phân hợp lý cho cây hồ tiêu, làm tài liệu cho nghiên cứu khoa học và giảng dạy về kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu ở Việt Nam.
* Yêu cầu:
- Đánh giá tính chất đất đai các vườn tiêu trồng trên đất đỏ bazan tại Dak Lak.
- Đánh giá kỹ thuật sử dụng phân bón cho cây hồ tiêu tại Đaklak thời kỳ kinh doanh.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón P, K đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu tại Daklak.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón P, K đến mức độ nhiễm bệnh hại trên hồ tiêu tại Daklak.
- Đánh giá ảnh hưởng của liều lượng bón P, K đến năng suất, chất lượng hồ tiêu.
1.3. Ý nghĩa khoa học
- Xác định cơ sở khoa học bón P, K cho hồ tiêu trồng trên đất đỏ bazan tại Dak Lak.
- Bổ sung tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy nghiên cứu khoa học và chỉ đạo sản xuất.
1.4. Ý nghĩa thực tiễn
- Các kết quả thu được của đề tài là một trong những cơ sở để xây dựng quy trình bón phân cho cây hồ tiêu trồng trên đất đỏ bazan tại Đaklak.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm tăng năng suất hồ tiêu trồng tại Daklak nói riêng và Tây Nguyên nói chung
- Tăng thu nhập cho người dân trong vùng và góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và đặc tính thực vật học của cây hồ tiêu
2.1.1. Nguồn gốc
Cây hồ tiêu hay (còn gọi là cây tiêu) có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ Piperaceae, bộ Piperales. Họ hồ tiêu (Piperaceae) gồm những loài cây thân cỏ đứng hoặc leo bò trên vách đá hay bám trên các cây thân gỗ khác nhờ rễ bám. Thân lá có mùi thơm cay, lá hình tim. Các loài phổ biến được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày có cây hồ tiêu, lá lốt, rau càng cua, cây trầu không, nhưng có giá trị nhất là cây hồ tiêu.
Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm phía Tây vùng Ghats và Assam. Từ thế kỷ XIII, hồ tiêu đã được canh tác và sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày. Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước trồng tiêu nhiều nhất thế giới, tập trung ở bang Kerela và Mysore. Sau đó, cây tiêu được trồng phổ biến sang nhiều nước khác ở Đông Nam Á và Nam Á như Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Srilanka.
Ở Đông Dương, cây tiêu mọc hoang dại được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XIX mới được canh tác tương đối qui mô ở vùng Hà Tiên - Việt Nam và vùng Kampot – Campuchia.
Từ cuối thế kỷ XIX, cây tiêu bắt đầu được phổ biến sang trồng ở châu Phi, châu Mỹ. Madagascar, Brazil là các nước có diện tích và sản lượng hồ tiêu đáng kể.
Hiện nay, hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo từ 20o vĩ bắc đến 20o vĩ nam. Ở nước ta, hồ tiêu được trồng phổ biến từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam, thích hợp ở độ cao dưới 800 m, lên cao hơn tiêu phát triển kém.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
- Thân cành lá: tiêu thuộc loại dây leo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt có 1 lá đơn. Lá có cuống, phiến lá hình trái tim, mọc cách. Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh thành các cành tược, cành lươn, cành quả tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây tiêu.
- Cành vượt (cành tược): thường phát sinh từ mầm nách trên các cây tiêu nhỏ hơn 1 tuổi. Đối với cây trưởng thành, cành tược phát sinh từ các mầm nách trên dây thân chính phía dưới thấp của trụ tiêu. Đặc điểm của cành tược là góc độ phân cành nhỏ, dưới 450, cành mọc tương đối thẳng. Cành tược sinh trưởng khỏe, lóng ngắn, các đốt có nhiều rễ bám, thường được dùng để giâm cành nhân giống.
- Cành lươn (dây lươn): là cành phát sinh từ mầm nách của các đốt gần sát gốc của dây tiêu. Đặc trưng của cành lươn là bò sát đất và các lóng rất dài. Cành lươn cũng được dùng để nhân giống bằng giâm cành hoặc chiết. Cây tiêu được trồng từ cành lươn thường ra hoa trái chậm hơn so với cành tược nhưng sinh trưởng khoẻ và có thời gian khai thác dài hơn.
- Cành quả (cành ác): là cành mang trái, phát sinh từ các mầm nách trên cây tiêu. Mỗi nách lá chỉ có 1 mầm ngủ có khả năng phát triển thành cành quả. Trên cây tiêu trồng bằng dây thân, cành quả phát sinh rất sớm sau khi trồng. Trên cây tiêu trồng bằng dây lươn thường thì sau 1 năm trồng mới phát sinh cành quả. Đặc trưng của cành quả là góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của cành thường ngắn, cành khúc khuỷu và lóng rất ngắn. Trên các đốt của cành quả cũng có nhiều mầm ngủ có thể phát sinh thành cành quả cấp 2, cấp 3. Giâm cành quả cũng ra rễ, cho trái rất sớm, tuy vậy cây phát triển chậm, không leo cao trên trụ mà mọc thành bụi vì lóng đốt không có rễ bám hoặc rất ít, cây mau cỗi, năng suất thường thấp.
- Hệ thống rễ: ở dưới mặt đất hệ thống rễ tiêu thường gồm từ 3 - 6 rễ cái và các chùm rễ phụ. Ngoài ra trên các đốt của dây tiêu cũng phát sinh rất nhiều rễ nhỏ bám chặt vào trụ tiêu giúp dây tiêu vươn lên.
Rễ cây tiêu thuộc loại hảo khí, không chịu được ngập úng. Chỉ cần úng thủy 12 - 24 giờ thì bộ rễ cây tiêu đã bị tổn thương đáng kể và có thể dẫn tới việc hư thối và dây tiêu có thể bị chết dần.
Rễ bám: mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ chính là giúp cây tiêu bám vào choái, vách tường v.v... để vươn lên cao. Khả năng hút nước và hút chất dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế, gần như không đáng kể.
- Hoa, quả
Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gié, treo lủng lẳng, dài 7 - 12cm tùy giống tiêu và tùy điều kiện chăm sóc. Trên hoa tự có bình quân 20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc, hoa tiêu lưỡng tính hay đơn tính. Các giống tiêu cho năng suất cao thường có tỷ lệ hoa lưỡng tính nhiều hơn.
Quả tiêu thuộc loại quả hạch, không có cuống, mang 1 hạt hình cầu.
Từ khi hoa xuất hiện đầy đủ cho đến khi quả chín kéo dài từ 7 - 10 tháng.
2.2. Yêu cầu sinh thái của cây hồ tiêu
Theo Phan Quốc Sủng và Phan Hữu Trinh [18],[21] cây tiêu có yêu cầu về điều kiện sinh thái như sau
- Nhiệt độ
Tiêu là một loại cây đặc trưng của vùng nhiệt đới. Về mặt nhiệt độ, các tài liệu cho thấy cây tiêu có thể trồng được ở khu vực vĩ tuyến 20 0 Bắc và Nam, nơi có nhiệt độ từ 10 - 350C. Nhiệt độ thích hợp cho cây tiêu từ 18 - 27 0C. Khi nhiệt độ không khí cao hơn 40 0C và thấp hơn 10 0C đều ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây tiêu. Cây tiêu sẽ ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ 150C kéo dài. Nhiệt độ 6 -10 0C trong thời gian ngắn làm nám lá non, sau đó lá trên cây bắt đầu rụng.
- Ánh sáng
Nguồn gốc tổ tiên của cây tiêu mọc dưới tán rừng thưa, do vậy tiêu là loại cây ưa bóng ở mức độ nhất định. Ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về sinh trưởng và phát dục, ra hoa đậu quả của cây tiêu và kéo dài tuổi thọ của vườn cây hơn, do vậy trồng tiêu trên các loại cây trụ sống là kiểu canh tác thích hợp cho cây tiêu. Trong giai đoạn cây con cần che bóng rợp cho tiêu, còn trong giai đoạn trưởng thành thì cây tiêu phát triển xum xuê nên tự che bóng cho nhau. Đối với cây choái sống cần chú ý rong tỉa tán che của cây choái hợp lý để cung cấp đầy đủ ánh sáng cho vườn tiêu.
- Lượng mưa và ẩm độ
Cây tiêu ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm. Lượng mưa trong năm cần từ 1500 - 2500mm phân bố tương đối điều hòa. Tiêu cũng cần một giai đoạn hạn tương đối ngắn sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa đồng loạt vào mùa mưa năm sau. Cây tiêu cần ẩm độ không khí lớn từ 70 -90%, nhất là vào thời kỳ ra hoa. Độ ẩm cao làm hạt phấn dễ dính vào nuốm nhị và làm cho thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhị trương to khi có độ ẩm. Tuy vậy cây tiêu rất kỵ mưa lớn làm đọng nước ở rễ gây úng.
- Gió
Cây tiêu ưa thích môi trường lặng gió, hoặc gió nhẹ. Gió nóng, gió lạnh, bão đều không hợp với cây tiêu. Do vậy khi trồng tiêu tại những vùng có gió lớn, việc thiết lập các hệ đai rừng chắn gió cho cây tiêu là điều không thể thiếu được.
- Yêu cầu đất đai
Cây tiêu trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như đất đỏ phát triển trên đá bazan, đất đỏ vàng phát triển trên sa phiến thạch, diệp thạch, đất cát xám trên đá granit, đất phù sa, đất sét pha cát... miễn là đạt các yêu cầu cơ bản sau.
+ Đất dễ thoát nước, có độ dốc dưới 5%, không bị úng ngập dù chỉ úng ngập tạm thời trong vòng 24 giờ.
+ Tầng canh tác dày trên 70cm, mạch nước ngầm sâu hơn 2m.
+ Đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pHKCl từ 5 - 6.
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu
2.3.1. Tình hình sản xuất tiêu trên thế giới
Diện tích và sản lượng hồ tiêu của các nước sản xuất và xuất khẩu chính trên thế giới một số năm gần đây được ghi lại ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Diện tích và sản lượng các nước sản xuất hồ tiêu
Nước
2004
2005
2006
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Diện tích
(ha)
Sản lượng
(tấn)
Ấn Độ
Brazil
Indonesia
Malaysia
Sri Lanca
Việt Nam
231.880
45.000
-
13.000
32.436
50.000
62.000
45.000
31.000
20.000
12.820
100.000
-
40.000
87.545
12.700
24.739
50.000
70.000
44.500
35.000
19.000
14.000
95.000
-
35.000
-
12.800
24.874
50.105
50.000
42.000
20.000
19.000
13.000
105.000
(Nguồn: Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2006)
Hình 2.1. Diện tích và sản lượng của một số nước trồng hồ tiêu chính trên thế giới
Năm 2004, Ấn Độ là nước có diện tích hồ tiêu nhiều nhất thế giới, 231.000ha. Tuy vậy, năng suất tiêu ở Ấn Độ lại rất thấp nên sản lượng chỉ đạt 62.000 tấn tiêu đen. Các năm sau không có số liệu chính thức về diện tích nhưng sản lượng tiêu của Ấn Độ lại giảm mạnh trong năm 2006. Nước có diện tích trồng hồ tiêu lớn thứ 2 thế giới là Việt Nam. Diện tích hồ tiêu Việt Nam đạt 50.000 ha vào năm 2004 và có chiều hướng tăng nhẹ.
Trong năm 2007 với điều kiện thời tiết bất thuận cùng với sâu bệnh lam rộng, mặt khác các vườn tiêu bị chặt phá của Indonesi, Malaysia trong thời kỳ giảm giá cách đây vài năm chưa kịp phục hồi khiến nguồn cung hạt tiêu trên thế giới bị thắt chặt. Sản lượng hạt tiêu thế giới năm 2007 dự báo đạt 211.000 tấn, so với 266.000 tấn năm 2006. Cung - cầu hạt tiêu trên thế giới mất cân bằng, do đó giá xuất khẩu tiêu trên thế giới tiếp tục giữ ở mức cao dù trải qua nhiều biến động tăng giảm thất thường.
Theo dự báo mới nhất, tại Brazil- nước sản xuất tiêu lớn thứ hai thế giới, sản lượng tiêu thu hoạch trong niên vụ này sẽ chỉ đạt 30.000 – 35.000 tấn thay vì 40.000 – 45.000 tấn dự báo trước đây. Thời gian thu hoạch ở Brazil trong năm nay sẽ tiếp tục kéo dài cho tới tháng 11, trong 8 tháng đầu năm 2007 nước này đã đạt kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu lên tới 75 triệu USD, tăng 29 triệu USD so với cùng kì năm ngoái.
2.3.2. Tình hình sản xuất tiêu của Việt Nam
Theo tài liệu của Phan Hữu Trinh trích dẫn từ Chevalier [21], tiêu được du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XVI hay XVII nhưng sự phát triển và mở rộng diện tích mới chỉ bắt đầu từ thế kỉ XIX. Đặc biệt trong giai đoạn 1998-2004 cây tiêu có mức tăng trưởng nhanh cả về diện tích lẫn sản lượng và trở thành cây có vị thế cao trong tập đoàn các cây xuất khẩu của nước ta. Nếu năm 1998 diện tích trồng tiêu ở nước ta chỉ mới 12.000 ha với sản lượng 22.000 tấn thì đến năm 2005 diện tích đã đạt gần 50.000 ha với tổng sản lượng xuất khẩu 98.494 tấn. Với sản lượng này, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 35% tổng lượng xuất khẩu của thị trường hồ tiêu thế giới. Việt Nam đã xuất khẩu tiêu đến 72 nước trên thế giới. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 120 triệu USD [9].
Năng suất tiêu của chúng ta đạt cao nhất thế giới và bỏ xa các nước khác. Chủ trương của nhà nước ta là không mở rộng diện tích hồ tiêu mà tập trung áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tốt để giữ vững diện tích, năng suất và sản lượng, đồng thời quan tâm nhiều hơn nữa đến các tiêu chí an toàn thực phẩm, an toàn môi trường trong sản xuất hồ tiêu để nâng cao hơn nữa giá trị hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Ở nước ta hồ tiêu được phân bố thành các vùng sản xuất chính ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long, trong đó Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là 2 vùng sản xuất chính. Sản xuất hồ tiêu thường hình thành các vùng nổi tiếng như: Tân Lâm (Quảng Trị), Lộc Ninh (Bình Phước), Bà Rịa (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Dak R’Lấp (Dak Nông), Chư sê (Gia Lai), điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch thành các vùng sản xuất hàng hoá, đạt chất lượng xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê, hiện nay Tây Nguyên có hơn 13.000 ha tiêu, đứng thứ hai cả nước sau vùng Đông Nam Bộ (20.075ha). Trong 5 tỉnh Tây Nguyên thì Dak Nông là tỉnh có diện tích hồ tiêu lớn nhất, tiếp đó là Dak Lak. Tỉnh Gia Lai có vùng tiêu Chư Sê với diện tích khoảng 3.000 ha, là một vùng trồng tiêu rất tập trung với kỹ thuật thâm canh cao.
Việt Nam hiện nay đã vượt xa các nước trên thế giới cả về sản xuất và xuất khẩu hạt tiêu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tổng số 9,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng đầu năm nay thì kim ngạch do hạt tiêu mang lại đạt 218 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù sản lượng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 68.000 tấn, giảm 35% so với cùng kỳ năm 2006. Hạt tiêu Việt Nam đã được xuất khẩu tới 80 thị trường trên thế giới. Trong đó, Đức là nước nhập khẩu lớn nhất với gần 6.800 tấn trong 9 tháng đầu năm 2007, chiếm khoảng 10% tổng khối lượng hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam.
Ngành sản xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là tự phát dưới hình thức sản xuất nông hộ, tiêu được trồng và chăm bón theo kinh nghiệm của từng nông hộ. Mô hình kinh tế nông hộ tỏ ra phù hợp với sản xuất hồ tiêu là loại cây trồng đòi hỏi kỹ thuật cao cùng với sự chăm sóc thường xuyên, tỉ mỉ. Qua quá trình sản xuất, nông dân trồng tiêu có nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc canh tác loại cây trồng này, có nhiều mô hình tiêu trong sản xuất đạt năng suất 4-5 tấn tiêu đen/ha, hiệu quả kinh tế mang lại rất cao, nhiều hộ đã giàu có lên nhờ cây tiêu.
Tuy vậy do không phải là một loại cây trồng được chú ý mở rộng sản xuất nên cây tiêu ít được quan tâm đầu tư nghiên cứu để phục vụ sản xuất. Người sản xuất gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng giống tiêu tốt cũng như trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác và nhất là vấn đề phòng trừ sâu bệnh hại trên cây tiêu.
Một hạn chế trong sản xuất hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên là trên 95% diện tích tiêu được trồng trên trụ gỗ chết [13], điều này đồng nghĩa với tình trạng lén lút phá rừng lấy cây gỗ tốt làm trụ tiêu, hủy hoại môi trường sinh thái vùng. Cũng tương tự như cây cà phê, nét canh tác đặc trưng của cây hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên là thâm canh cao độ, trồng tiêu trên trụ gỗ, không có cây che bóng, đầu tư cao về phân bón, tưới nước để đạt năng suất cao. Đối với cây hồ tiêu đây là kiểu canh tác kém bền vững, thể hiện ở chỗ cây tiêu có thể cho năng suất rất cao nhưng rất dễ bị các loại sâu bệnh hại nguy hiểm tấn công đi đến sự hủy diệt cả vườn tiêu mà không chữa trị được.
2.3. Dinh dưỡng khoáng đối với sinh trưởng phát triển của cây hồ tiêu
Cây trồng cần dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và cho năng suất. Cây hút chất dinh dưỡng có sẵn trong đất, ngoài ra cần phải được cung cấp thêm qua phân bón để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Cây cần 3 yếu tố dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali và một số các chất khác như canxi, ma nhê, lưu huỳnh, kẽm, đồng, man gan, bo v.v...
2.3.1. Vai trò của đạm đối với cây tiêu
Trong cây đạm tham gia vào các thành phần diệp lục cơ quan quang hợp của cây axit amin, protein, ancaloit và các hợp chất khác. Đạm có vai trò chủ yếu trong việc kích thích sự tăng trưởng của cây tiêu, giúp cây đâm nhiều chồi, nhánh, cành quả, làm cho lá có màu xanh đậm. Ngoài ra chất đạm còn góp phần cho cây tiêu ra nhiều hoa, tăng kích thước và độ chứa protein của trái tiêu.
Trong đất, đạm tồn tại ở 3 dạng chính: đạm vô cơ, đạm hữu cơ dễ phân giải và đạm hữu cơ khó phân giải. Đạm tổng số trong đất bao gồm cả 3 dạng trên. Đạm dễ tiêu trong đất giúp vi sinh vật phân giải đạm hoạt động mạnh hơn, nhờ vậy chất hữu cơ mau được khoáng hóa và trở nên hữu dụng cho cây tiêu.
Chất đạm cần cho cây tiêu cả 2 giai đoạn kiến thiết cơ bản (cây non) và kinh doanh (cây trưởng thành cho thu hoạch). Nhu cầu đạm của cây tiêu phân bố đều trong năm do vậy phải bón đạm nhiều lần trong năm.
Hiện tượng thiếu đạm trên cây tiêu thể hiện cây sinh trưởng chậm lại, ít ra cành, chồi, lá trở nên xanh nhạt và vàng. Trước tiên các lá ở dưới thấp hóa vàng nhạt nhưng lá ở tầng trên của trụ tiêu vẫn còn giữ được màu xanh tương đối. Khi cây bị thiếu đạm nặng nề, toàn bộ lá của trụ tiêu có màu vàng tới màu vàng đậm đặc trưng và đầu ngọn lá bị khô chết. Lá rụng trong trường hợp cây bị ảnh hưởng thiếu đạm nghiêm trọng.
Tuy cây tiêu rất cần đạm, nhưng bón đạm nhiều quá, cây sẽ ra nhiều lá mà ít ra hoa, quả, cây dễ bị lốp giảm khả năng chống đỡ với sâu bệnh, gió bão. Đạm dư thừa cũng làm kéo dài thời gian chín, không thu hoạch được tập trung và làm giảm phẩm chất tiêu.
2.3.2. Vai trò của lân đối với cây tiêu
Lân tham gia trong quá trình trao đổi chất, tích lũy hydrrat carbon, protit, chất béo. Cây tiêu hấp thu lân không nhiều nhưng lân cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng. Lân có tác dụng kích thích rễ phát triển tốt nhờ đó cây hấp thu được các chất dinh dưỡng khác nhiều hơn và giúp cây có khả năng kháng hạn. Đối với cây trưởng thành nguyên tố lân ảnh hưởng rõ đến sự sinh sản, giúp cây ra nhiều hoa, quá trình thụ phấn thụ tinh tốt.
Cây tiêu cần lân n