Đề tài Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đối với nước ta, nông nghiệp nông thôn hiện có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinhtế, xã hội hiện nay cũng nhưtrong tương lai. Kể từ sau cải cách kinhtế năm 1986, mặc dù cơ cấukinh tế nông nghiệp và nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng còn khá chậm, khu vực phi nông nghiệp phát triển không ổn định, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế đất nước, bởi nhiều lí do : Thứ nhất, nông nghiệp và nông thôn hiệncó vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội nước ta hiện nay và trong tương lai. Thứ hai là, do thực trạng yếu kém của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn hiện nay, mặc dù đã cónhiều chuyển biến tích cực nhưng còn khá chậm, khu vực phi nông nghiệp phát triển không ổn định, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Thứ ba là, do chính nhiệm vụ và yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặt ra. Nông nghiệp nông thôn với tưcách là bộ phận quan trọng cấu thành nên nền kinhtế cần phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế để đạt mục tiêu chung là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Lí do thứ tư, đòi hỏi chúng ta phải chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là xuất phát từ đòi hỏi về thị trường. Sự phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển nhanh chóng của thị trường trong nước và thị trường nước ngoài (đặc biệt là sự hội nhập vào AFTA, WTO) trong thời gian 27 tới đòi hỏi nông nghiệp phải có bước phát triển mới đểcó thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng. Cuối cùng, lí do thứ năm xuất pháttừ yêu cầu của nền kinh tế phát triển có hiệu quả gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan và xã hội nông thôn (Lê Đình Thắng, 1998). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn có mục tiêu vừa nhằm thúc đẩy hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp, vừa đa dạng hoá kinh tế nông thôn, phát triển nhiều việc làm để tăng cơ hội nâng cao thu nhập cho dân cưnông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị. Trong Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX (2002) đã định nghĩa công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng phát triển sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và thị trường, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịchvụ trong nông thôn. Nhưvậy để thực hiện được mục tiêu công nghiệphoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn thì chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là con đường tất yếu. Quan niệm “CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn bao gồm hai quá trình là những chuyển biến về kinh tế, kỹ thuật và những chuyển biến về kinh tế, xã hội ” đòi hỏi có một tiếp cận nghiên cứu mang tính tổng hợp về kỹ thuật vàkinh tế xã hội đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.Phương pháp tiếp cận tổng hợp này phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt nam và đặc biệt là Bộ môn Hệ thống nông nghiệp. Để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, bền vững và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi phải xây dựng cơ sở và luận cứ khoa học một cách đúng đắn về vấn đề chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cơ sở cho việc hoạchđịnh các chính sách phát triển đối với nền kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp, nông thôn trong tương lai nói riêng. 28 Cho đến nay, đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinhtế nông nghiệp, nông thôn nói riêng. Những nghiên cứu này phầnnào đã khái quát hoá được tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân tích được một số nguyên nhân làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông nghiệp và nông thôn nước ta thời gian qua. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì những nghiên cứu này còn thiếu tính hệ thống và tính phổ quát, thường mới chỉ đề cập đến một hay một số khía cạnh của sự chuyển dịch mà thiếu lô gic tổng thể, có nhiều quan điểm còn chưa rõ ràng và thống nhất, thậm chí mâu thuẫn nhau. Các nghiện cứu chưa làm rõ được bản chất, đặc trưng, xu thế và và nội dung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá để từ đó mà đề xuất hay tham mưu cho việc hoạch định các giải pháp chính sách thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó đề tài “Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam thực hiện là hoàn toàn có ý nghĩa thựctiễn và mang tính cấp thiết cao.

pdf447 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3367 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan