Kế toán quản trị chi phí mục tiêu (còn gọi là Target costing) là một phương pháp
kế toán quản trị hiện đại đã và đang được ứng dụng thành công tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình xác định và thực hiện
chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ những giai đoạn đầu tiên nghiên cứu và phát
triển sản phẩm, bảo đảm sản phẩm sẽ được bán với giá bán mục tiêu và doanh
nghiệp sẽ thu được mức lợi nhuận mục tiêu mong muốn. Khác với Kế toán quản trị
truyền thống được sử dụng để phù hợp với những đặc điểm sản xuất kinh doanh đã
và đang tồn tại của doanh nghiệp; chẳng hạn như một doanh nghiệp có thể lựa chọn
phương pháp xác định chi phí theo công việc hay theo quá trình sản xuất là phụ
thuộc vào đặc điểm quy trình sản xuất của bản thân doanh nghiệp; phương pháp chi
phí mục tiêu mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các doanh nghiệp đặc biệt là
khi tham gia trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Phương pháp chi phí mục tiêu
cho phép tính toán chi phí trong toàn bộ dòng đời của sản phẩm với những đặc tính
được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu khách hàng và thị trường. Vì vậy, khác với
việc ứng dụng bị động theo một cái gì đã cho sẵn của một doanh nghiệp (lĩnh vực
hoạt động, cạnh tranh, công nghệ, tổ chức sản xuất) thì phương pháp này có thể hỗ
trợ nhà quản trị đưa ra các lựa chọn về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, thị trường
thông qua sự cung cấp thông tin của mình. Bên cạnh đó, vận dụng các kỹ thuật có
sự kết nối với các yếu tố cạnh tranh thị trường chính là điểm khác biệt nổi trội với
kế toán quản trị truyền thống, phù hợp với xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thách thức cạnh tranh không nhỏ đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có chất lượng, có
giá thành cạnh tranh trên thị trường, lại vừa phải đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Do đó, nghiên cứu một phương pháp kế toán quản trị hiện đại như trên là một yêu
cầu mang tính thời sự, là tiền đề trang bị lý luận cho nguồn nhân lực sẵn sàng với
những cơ hội mới.
105 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (Target costing) trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
------------o0o------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (Target
costing) trong doanh nghiệp
Chủ nhiệm đề tài: Vũ Thị Thanh Huyền
Hà Nội, năm 2017
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài .......................................................................... 3
5. Kết cấu đề tài ...................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC
TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP ...................................................................... 5
1.1. Một số lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp .......... 5
1.1.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí ........................................... 5
1.1.2. Một số phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại................................. 7
1.2. Một số lý luận cơ bản về phương pháp chi phí mục tiêu ......................... 10
1.2.1. Lịch sử hình thành phương pháp chi phí mục tiêu ..................................... 10
1.2.2. Khái niệm, đặc điểm và mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu 11
1.2.2.1. Khái niệm phương pháp chi phí mục tiêu ............................................... 11
1.2.2.2. Đặc điểm của Phương pháp chi phí mục tiêu ......................................... 15
1.2.2.3. Mục tiêu áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu .................................... 16
1.2.3. Các yêu cầu cơ bản khi áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu ............... 17
1.2.4. Quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu ................................... 18
1.2.5. Các công cụ kỹ thuật sử dụng .................................................................... 20
1.2.5.1. Kỹ thuật giá trị (VE) ............................................................................... 21
1.2.5.2. Kỹ thuật triển khai chức năng chất lượng (Quality function deployment) .... 21
1.2.5.3. Thiết kế sản xuất và lắp ráp (Design for manufacturing assembly) ....... 22
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu ......... 23
1.2.7. Lĩnh vực phù hợp với phương pháp chi phí mục tiêu ................................ 26
1.3. Phân biệt giữa phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp chi phí
ii
truyền thống ........................................................................................................ 27
1.4. Vai trò của thông tin kế toán quản trị và nhân viên kế toán quản trị
trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu .............................. 29
1.5. Một số mô hình chi phí mục tiêu trên thế giới.......................................... 32
1.5.1. Mô hình chi phí mục tiêu tại Nhật ............................................................. 32
1.5.2. Mô hình chi phí mục tiêu tại Mỹ ................................................................ 34
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH VẬN DỤNG
PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM36
2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp chi phí mục tiêu ....................... 36
2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các nước trên
thế giới ................................................................................................................. 41
2.2.1. Tình hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới ............... 41
2.2.2. Nghiên cứu điển hình sự vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong lĩnh
vực sản xuất ô tô................................................................................................... 45
2.3. Những phân tích về mô hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại
Tập đoàn Toyota ................................................................................................ 53
2.3.1. Quy trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu ................................... 54
2.3.2. Những kỹ thuật áp dụng trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí
mục tiêu. ............................................................................................................. 55
2.3.3. Những đặc trưng của hệ thống phương pháp chi phí mục tiêu tại Toyota . 57
2.4. Thực trạng áp dụng kế toán quản trị và phương pháp chi phí mục tiêu
tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ......................................................... 62
2.4.1. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện kế toán quản trị tại các Doanh nghiệp
Việt Nam hiện nay. .............................................................................................. 62
2.4.2. Kết quả khảo sát tình hình áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu trong các
doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam hiện nay. .................................................... 64
2.4.3. Các kết luận về thực trạng áp dụng kế toán quản trị và phương pháp chi phí
mục tiêu tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. ............................................. 70
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG
PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM VÀ KHUNG LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC
iii
TIÊU CHO HỌC PHẦN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ........................................... 72
3.1. Sự cần thiết áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh
nghiệp Việt Nam ................................................................................................. 72
3.2. Đánh giá khả năng áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh
nghiệp Việt Nam ................................................................................................. 74
3.3. Các giải pháp về vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh
nghiệp Việt nam .................................................................................................. 75
3.3.1. Đề xuất mô hình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu nên áp dụng tại
các doanh nghiệp Việt Nam ................................................................................. 75
3.3.2. Về công cụ áp dụng .................................................................................... 80
3.3.3. Về lĩnh vực và loại hình doanh nghiệp nên áp dụng .................................. 80
3.3.4. Về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ........................................................ 83
3.4. Đề xuất về khung lý thuyết phương pháp chi phí mục tiêu cho học phần
kế toán quản trị. ................................................................................................. 84
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 94
iv
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu các nước trên thế giới. . 43
Bảng 2.2: Ma trận QFD của động cơ khởi động bằng khí nén ............................ 47
Bảng 2.3: Phân loại chức năng sản phẩm theo tầm quan trọng ........................... 48
Bảng 2.4: Chi phí đự đoán cho mỗi bộ phận cấu thành dựa trên dự toán mua hàng..... 49
Bảng 2.5: Xác định chi phí dự toán cho mỗi chức năng ($) ................................ 50
Bảng 2.6: Chi phí mục tiêu của theo từng chức năng sản phẩm .......................... 51
Bảng 2.7: Xác định mục tiêu giảm chi phí cho mỗi chức năng ........................... 52
Bảng 2.8: Xác định mục tiêu giảm chi phí cho mỗi chức năng ........................... 53
Bảng 2.9: Kết quả thực hiện chi phí mục tiêu ...................................................... 53
Bảng 2.10: Tình hình áp dụng KTQT .................................................................. 63
Bảng 2.11: Phương pháp kế toán quản trị chi phí áp dụng .................................. 63
Bảng 2.12: Tình hình áp dụng Targetcosting Frequencies .................................. 64
Bảng 2.13: Lý do chưa áp dụng Targetcosting .................................................... 64
Bảng 2.14: Thống kê các đặc trưng Phương pháp chi phí mục tiêu tại các DNVN ... 65
Bảng 2.15: Thống kê đặc điểm nhóm liên chức năng (Cross - Functional Team) tại
DNVN ................................................................................................................... 66
Bảng 2.16: Thống kê mô tả về mối quan hệ nhà cung cấp với DNVN ............... 67
Bảng 2.17: Thống kê mô tả về kỹ thuật giá trị - Value Engineering trong DNVN .... 68
Bảng 2.18: Thống kê về đặc điểm hệ thống thông tin trong DNVN ................... 68
Bảng 2.19: Thống kê mức độ áp dụng phương pháp ABC trong DNVN ............ 69
Bảng 3.1: Sự tham gia của nhóm liên chức năng trong quá trình thực hiện
phương pháp chi phí mục tiêu .............................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2: Chi phí sản xuất dự toán cho một modem ........................................... 86
Bảng 3.3: Đánh giá mức quan trọng của từng đặc điểm sản phẩm với khách hàng ... 87
Bảng 3.4: Chi phí mục tiêu của ECOM ............................................................... 89
Bảng 3.5: Mục tiêu chi phí sản xuất của ECOM ................................................. 89
Bảng 3.6: Tính toán tầm quan trọng của mỗi bộ phận cấu thành sản phẩm ........ 90
Bảng 3.7: Đề xuất hành động điều chỉnh chi phí ................................................. 91
v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại Nhật bản ........ 33
Hình 2.1: Mô tả cấu trúc thiết kế động cơ khởi động .......................................... 46
Hình 3.1: Đề xuất về quy trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại Doanh
nghiệp Việt Nam .................................................................................................. 76
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết đề tài
Kế toán quản trị chi phí mục tiêu (còn gọi là Target costing) là một phương pháp
kế toán quản trị hiện đại đã và đang được ứng dụng thành công tại nhiều quốc gia
trên thế giới. Phương pháp chi phí mục tiêu là một quá trình xác định và thực hiện
chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ những giai đoạn đầu tiên nghiên cứu và phát
triển sản phẩm, bảo đảm sản phẩm sẽ được bán với giá bán mục tiêu và doanh
nghiệp sẽ thu được mức lợi nhuận mục tiêu mong muốn. Khác với Kế toán quản trị
truyền thống được sử dụng để phù hợp với những đặc điểm sản xuất kinh doanh đã
và đang tồn tại của doanh nghiệp; chẳng hạn như một doanh nghiệp có thể lựa chọn
phương pháp xác định chi phí theo công việc hay theo quá trình sản xuất là phụ
thuộc vào đặc điểm quy trình sản xuất của bản thân doanh nghiệp; phương pháp chi
phí mục tiêu mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với các doanh nghiệp đặc biệt là
khi tham gia trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu. Phương pháp chi phí mục tiêu
cho phép tính toán chi phí trong toàn bộ dòng đời của sản phẩm với những đặc tính
được thiết kế để đáp ứng với nhu cầu khách hàng và thị trường. Vì vậy, khác với
việc ứng dụng bị động theo một cái gì đã cho sẵn của một doanh nghiệp (lĩnh vực
hoạt động, cạnh tranh, công nghệ, tổ chức sản xuất) thì phương pháp này có thể hỗ
trợ nhà quản trị đưa ra các lựa chọn về sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh, thị trường
thông qua sự cung cấp thông tin của mình. Bên cạnh đó, vận dụng các kỹ thuật có
sự kết nối với các yếu tố cạnh tranh thị trường chính là điểm khác biệt nổi trội với
kế toán quản trị truyền thống, phù hợp với xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thách thức cạnh tranh không nhỏ đối với các
doanh nghiệp Việt Nam, các doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có chất lượng, có
giá thành cạnh tranh trên thị trường, lại vừa phải đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra.
Do đó, nghiên cứu một phương pháp kế toán quản trị hiện đại như trên là một yêu
cầu mang tính thời sự, là tiền đề trang bị lý luận cho nguồn nhân lực sẵn sàng với
những cơ hội mới.
2
Mặt khác, hiện nay tại Việt Nam có rất ít các nghiên cứu phân tích sâu về phương
pháp này. Do đó, mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích và hoàn thiện khung
lý thuyết về kế toán quản trị chi phí theo mục tiêu nhằm ứng dụng vào nghiên cứu
và giảng dạy học phần Kế toán quản trị tại Trường Đại học Thương mại, bên cạnh
đó cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu lĩnh vực kế toán quản
trị và những doanh nghiệp quan tâm ứng dụng kế toán quản trị chi phí theo mục
tiêu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu chính như sau:
Một là, nghiên cứu và hệ thống hóa nội dung kế toán quản trị chi phí mục tiêu
trong doanh nghiệp sản xuất đã được ứng dụng thành công trong các ở các nước
trên thế giới.
Hai là, khảo sát thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại một số doanh
nghiệp sản xuất; hệ thống nội dung kế toán quản trị chi phí mục tiêu trong doanh
nghiệp sản xuất. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng mô hình kế toán
quản trị chi phí mục tiêu phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất Việt
Nam.
Ba là, đưa ra một số đề xuất về khung lý thuyết phương pháp chi phí mục tiêu
ứng dụng trong giảng dạy của Học phần Kế toán quản trị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là: Kế toán quản trị chi phí mục tiêu – Target
costing bao gồm các nội dung chính: định nghĩa, nội dung phương pháp, quy trình
thực hiện phương pháp chi phí theo mục tiêu, các công cụ áp dụng trong kế toán chi
phí theo mục tiêu.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các nội dung kế toán chi phí mục tiêu tại
các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam với lựa chọn mẫu ngẫu nhiên 100 doanh
nghiệp sản xuất. Phạm vi thời gian nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng
9/2016 đến tháng 2/2017.
3
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp thu thập dữ liệu:
Để có được dữ liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài, tác giả đã thực hiện thu
thập dữ liệu từ 2 nguồn: dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp.
- Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập dữ liệu thông qua hai
phương pháp là phương pháp phỏng vấn trực tiếp các nhà quản trị doanh nghiệp và
phương pháp điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi với mẫu điều tra là 100
doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.
+ Phương pháp phỏng vấn: nội dung phỏng vấn đối với các nhà quản trị
doanh nghiệp được thiết lập dựa trên mục tiêu tìm hiểu về tổ chức bộ máy quản lý,
tổ chức bộ máy kế toán và đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc
điểm tổ chức hệ thống thông tin quản lý của công ty, quan điểm quản lý chi phí sản
xuất kinh doanh tại công ty. Kết quả của quá trình phỏng vấn rất hữu ích để tác giả
đề tài có thể rút ra được kết luận chung về thực trạng tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như thấy rõ được thực trạng quản lý chi phí tại các doanh nghiệp
sản xuất hiện nay. (Mẫu phiếu phỏng vấn – phụ lục số 02)
+ Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này được thực hiện thông
qua việc thiết kế phiếu câu hỏi điều tra, nội dung câu hỏi điều tra được thiết kế dựa
trên những nghiên cứu trước đó về Phương pháp chi phí mục tiêu. (Mẫu phiếu điều
tra – Phụ lục số 01). Phiếu khảo sát gồm 3 phần:
Phần 1: Những thông tin chung của doanh nghiệp về quy mô, lĩnh vực hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Phần 2: Những câu hỏi lựa chọn chung về phương pháp quản lý chi phí
doanh nghiệp, đặc điểm, công cụ quản lý chi phí hiện tại mà các doanh nghiệp được
khảo sát đang áp dụng.
Phần 3: Câu hỏi lựa chọn theo thang điểm Likert. Việc xây dựng câu hỏi
thang đo này dựa trên các nghiên cứu trước đó về chi phí mục tiêu của các tác giả
trên thế giới, tuy nhiên nội dung đã được cụ thể hóa và thay đổi để phù hợp với bối
4
cảnh tại Việt Nam để nhằm đánh giá những nội dung cụ thể của phương pháp chi
phí mục tiêu tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Mục đích và nội dung của Phiếu điều tra là thu thập thông tin về tình hình và
mức độ vận dụng phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu doanh nghiệp sản
xuất tại Việt Nam hiện nay và những dự định sẽ áp dụng trong tương lai, những lý
do khiến cho việc chưa áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu, xu hướng vận dụng
phương pháp chi phí mục tiêu trong tương lai.
Mẫu chọn để nghiên cứu của đề tài là khảo sát thực trạng các vấn đề liên
quan đến vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu trong phạm vi 100 doanh nghiệp
sản xuất tại Việt Nam.
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Đối với loại dữ liệu này, tác giả đã thu thập dựa
trên các nghiên cứu, các bài tạp chí chuyên ngành có uy tín của các nhà nghiên cứu
hàng đầu trong lĩnh vực Phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới, các báo cáo
khoa học của các hội thảo chuyên ngành trên thế giới và Việt Nam, các tài liệu báo
cáo của các doanh nghiệp khảo sát tại Việt Nam.
Phương pháp phân tích dữ liệu: Dữ liệu thu thập được được tổng hợp và
phân tích. Tác giả đã sử dụng phần mềm Excel và SPSS 20.0 để phân tích dữ liệu
thu thập được từ phiếu điều tra khảo sát.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu bởi 3
chương như sau:
Chương 1: Những lý luận chung về phương pháp chi phí mục tiêu trong doanh
nghiệp
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và tình hình vận dụng phương pháp chi phí mục
tiêu trên thế giới và Việt Nam
Chương 3: Các kết luận và đề xuất về vấn đề áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu
trong doanh nghiệp và khung lý thuyết về phương pháp chi phí mục tiêu cho học
phần kế toán quản trị
5
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP CHI
PHÍ MỤC TIÊU TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số lý luận cơ bản về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
1.1.1. Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hoạt động quản lý, là quá trình
định dạng, đo lường, ghi chép và cung cấp các thông tin của chi phí hoạt động kinh
tế của một tổ chức. Dưới góc độ kế toán quản trị, bộ phận kế toán chi phí có chức
năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí và cung cấp thông tin nhằm đánh giá
khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, các hoạt động và các bộ phận của tổ
chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quá trình hoạt động kinh doanh.
Qua những phân tích trên có thể hiểu kế toán quản trị chi phí là một bộ phận
của hệ thống kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí để mỗi tổ chức
thực hiện chức năng quản trị, gồm xác định kế hoạch, kiểm soát, đánh giá hoạt động
và ra các quyết định hợp lý về các hoạt động của đơn vị.
Bản chất của kế toán quản trị chi phí được thể hiện qua những nội dung
sau:
Thứ nhất, kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin chi phí cho nhà
quản trị trong việc hoạch định, kiểm soát chi phí, ra quyết định và đánh giá kết quả
thực hiện. Thông tin do kế toán quản trị chi phí cung cấp vừa cụ thể, trung thực vừa
xuất phát từ nhu cầu của các nhà quản trị nên rất hữu ích cho công tác quản trị
doanh nghiệp.
Thứ hai, thông tin do kế toán quản trị chi phí cung cấp có thể là thông tin tài
chính hay phi tài chính. Trong môi trường kinh doanh hiện đại, các thông tin phi tài
chính ngày càng được sử dụng rộng rãi trong quản trị chi phí.
Thứ ba, kế toán quản trị chi phí tồn tại cùng với kế toán tài chính trong