Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triển của Internet. Từ những năm 60 của thế kỷ XX việc trao đổi dữ liệu điện tử và thư tín điện tử đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ của mình. Và trong khoảng thời gian này, trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính cũng bắt đầu hình thành và phát triển việc tự động hóa, tiêu biểu có thể kể đến là quá trình xử lý séc, tiếp theo là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch và truy cập trực tiếp tới các thông tin về tài khoản của mình. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều hệ thống giao dịch tự động được đưa vào hoạt động với việc sử dụng các thiết bị giao dịch tự động (ATMs – Automatic Teller Machines) và các thiết bị bán hàng tự động (Point- of –Sale Machines). Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi không những ở công sở mà cả ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã căn cứ vào điều này để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ mới, hữu ích. Đồng thời, có thể tăng nguồn thu nhập, hạ thấp chi phí dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng. Chính sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ thương mại điện tử và các công nghệ trong dịch vụ đối với khách hàng là động lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển.
18 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3795 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu mô hình sàn giao dịch B2B của ECVN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
ĐỀ TÀI
“ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH SÀN GIAO DỊCH B2B CỦA ECVN”
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA – ECVN.
1.1 Khái niệm và sự hình thành của TMĐT
1.2 Sự ra đời của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN.
1.3 Quy chế hoạt động của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN.
1.4 Quá trình phát triển của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN.
CHƯƠNG II: CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA- ECVN.
2.1 Các yếu tố của mô hình kinh doanh sàn giao dịch B2B của ECVN.
2.2 Các dịch vụ cung cấp sàn giao dịch B2B của ECVN.
2.3 Cách thức đăng ký và tham gia sàn giao dịch B2B của ECVN.
2.4 Những lợi ích từ sàn giao dịch B2B của ECVN.
2.5 Một số khó khăn và tồn tại cần khắc phục của sàn giao dịch B2B- ECVN.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH KINH DOANH SÀN GIAO DỊCH B2B CỦA ECVN.
3.1 Đối với nhà nước.
3.2 Đối với doanh nghiệp.
3.3 Đối với xã hội (các cá nhân).
KẾT LUẬN.
CHƯƠNG I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA ECVN
1.1 Sự hình thành của thương mại điện tử
1.1.1 Sự hình thành của Thương mại điện tử
Sự hình thành và phát triển của thương mại điện tử gắn liền với sự ra đời và phát triển của Internet. Từ những năm 60 của thế kỷ XX việc trao đổi dữ liệu điện tử và thư tín điện tử đã được nhiều doanh nghiệp trên thế giới thực hiện trên các mạng nội bộ của mình. Và trong khoảng thời gian này, trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính cũng bắt đầu hình thành và phát triển việc tự động hóa, tiêu biểu có thể kể đến là quá trình xử lý séc, tiếp theo là sự ra đời của các trạm giao dịch tự động cho phép khách hàng có thể thực hiện giao dịch và truy cập trực tiếp tới các thông tin về tài khoản của mình. Vào những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều hệ thống giao dịch tự động được đưa vào hoạt động với việc sử dụng các thiết bị giao dịch tự động (ATMs – Automatic Teller Machines) và các thiết bị bán hàng tự động (Point- of –Sale Machines). Sang những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi máy tính cá nhân được sử dụng rộng rãi không những ở công sở mà cả ở gia đình, nhiều tổ chức tài chính đã căn cứ vào điều này để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ và mang đến cho khách hàng ngày càng nhiều dịch vụ mới, hữu ích. Đồng thời, có thể tăng nguồn thu nhập, hạ thấp chi phí dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch của khách hàng. Chính sự cạnh tranh trong việc phát triển công nghệ thương mại điện tử và các công nghệ trong dịch vụ đối với khách hàng là động lực thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử ngày càng phát triển.
1.1.2 Khái niệm về Thương mại điện tử và sàn giao dịch B2B
* Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, các mạng truyền thông và các phương tiện điện tử khác.
* Sàn giao dịch B2B ( B2B e-marketplace) là một website mà ở đó nhiều công ty có thể mua bán hàng hóa trên cơ sở sử dụng chung một nền tảng công nghệ. Sàn giao dịch B2B còn cung cấp những dịch vụ hỗ trợ như thanh toán hay vận chuyển, giao nhận để các công ty có thể hoàn thành giao dịch. Ngoài ra sàn giao dịch cũng có thể hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp như cung cấp những thông tin về các lĩnh vực ngành nghề, tạo các diễn đàn trực tuyến và cung cấp các bản nghiên cứu, đánh giá về nhu cầu của khách hàng cũng như các dự báo công nghiệp đối với các mặt hàng cụ thể.
1.2 Sự ra đời của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN
Cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) được thành lập theo quyết định số 266/2003/QĐ- TTg ngày 17/12/ 2003 của Thủ tướng Chỉnh Phủ, do Bộ Công Thương chủ trì hoạt động tại địa chỉ www.ecvn.com, ECVN hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng làm quen và tham gia vào phương thức kinh doanh thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đầy tiềm năng, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngày 26/8/2005 Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã chính thức được khai trương và đi vào hoạt động với mục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước, đặc biệt là phát triển xuất khẩu.
Sau hơn 4 năm hoạt động ,hiện nay Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã có trên 10.000 thành viên. Đồng thời, cũng tạo nên hàng nghìn cơ hội kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ, cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp thành viên. ECVN đã và đang trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử B2B (Doanh nghiệp – Doanh nghiệp) hàng đầu tại Việt Nam.
1.3 Quy chế hoạt động của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN.
1.3.1 Các khái niệm cơ bản:
Quy chế: Là thỏa thuận về các nghĩa vụ mà các thành viên tham gia ECVN phải tuân thủ.
Hệ thống ECVN: Là Cổng thương mại điện tử của Bộ Công Thương nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết tắt là ECVN. ECVN là một hệ thống điện tử có cấu trúc được vận hành bởi ECVN thông qua mạng Internet nhằm thúc đẩy việc mua bán hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp thông qua các phương tiện điện tử.
Thông điệp dữ liệu: Là thông tin được tạo ra, lưu trữ, truyền gửi bằng các phương tiện điện tử, được cấu trúc phù hợp với hệ thống ECVN.
Nhật ký thông điệp: Là bản tổng kết của tất cả các thông điệp dữ liệu đã được tạo ra và truyền gửi qua hệ thống ECVN.
Thành viên: Là các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia ECVN, cam kết tuân thủ các nghĩa vụ trong quy chế này và được Bộ Công Thương cung cấp thông tin truy cập.
Người đại diện: Là bất kỳ người nào được các thành viên chỉ định để đạt đại diện cho thành viên truy cập và sử dụng các thông tin của ECVN.
Thông tin truy cập: Bao gồm tên truy cập, mật khẩu, các thiết bị điện tử, chữ ký số và các phương tiện, phương pháp tương tự được quy định bởi ECVN dùng cho việc truy cập và sử dụng ECVN của các thành viên.
Trang web: Là trang web của hệ thống ECVN tại địa chỉ do ECVN vận hành và sẽ không chỉ giới hạn ở các thông tin, ký tự, biểu mẫu, hạng mục, hình ảnh, đường dẫn, âm thanh, đồ họa hiển thị trong trang web.
1.3.2 Hệ thống ECVN:
ECVN đồng ý cung cấp cho các thành viên thông tin truy cập để có quyền truy cập và sử dụng hệ thống ECVN dựa trên các điều khoản được quy định dưới đây. Những điều khoản này có thể được ECVN sửa đổi.
Các thành viên sẽ không phải trả bất kỳ một khoản phí nào cho tới khi có thông báo của Ban quản lý.
Các thành viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo nội dung và phương thức trao đổi thông điệp dữ liệu sao cho phù hợp với các quy định của Quy chế này.
Trong trường hợp hệ thống ECVN không thể truy cập được vì lý do kỹ thuật, ECVN sẽ thông báo cho các thành viên về sự trục trặc này bằng cách đăng một thông báo trên trang web.
1.3.3 Bảo mật, truy cập và sử dụng hệ thống ECVN
Các thành viên sẽ truy cập và sử dụng ECVN thông qua các thông tin truy cập theo các phương thức do ECVN quy định.
ECVN giữ quyền quy định các phương tiện bảo mật khác nhau cho việc truy cập và/hoặc sử dụng ECVN.
ECVN có quyền sửa đổi thông tin truy cập ECVN của các thành viên sau khi thông báo cho các thành viên trước ít nhất 1 tuần.
ECVN sẽ ngừng việc sử dụng thông tin truy cập ECVN:
o Của các thành viên cũng như của người đại diện khi các thành viên chưa được thẩm định lại theo yêu cầu của Bộ Công Thương;
o Của các thành viên cũng như các như của người đại diện nếu như phát hiện ra bất kỳ vi phạm nào đối với quy chế này;
o Của người đại diện nếu các thành viên rút lại chỉ định đối với người đại diện này;
Các thành viên sẽ ủy quyền cho người đại diện thay mặt cho mình để truy cập và sử dụng ECVN. Các thành viên sẽ thông báo cho ECVN bằng văn bản theo mẫu và theo cách do ECVN quy định. Người đại diện sẽ không được phép truy cập và sử dung ECVN cho đến khi ECVN kích hoạt các thông ti truy cập của người đại diện trong hệ thống ECVN và thông báo cho thành viên. Ngày kích hoạt tài khoản của người đại diện là ngày ECVN đưa ra thông báo.
Các thành viên sẽ ngay lập tức thông báo cho ECVN theo các mẫu và các cách do ECVN quy định về bất kỳ thay đổi nào liên quan đến người đại diện. ECVN sẽ tiến hành các thay đổi cần thiết trong hệ thống ECVN và thông báo cho thành viên. Những thay đổi này chỉ có hiệu lực vào ngày ECVN gửi thông báo.
Bất cứ hành vi, sai sót, lỗi của người đại diện sẽ được coi như là hành vi, sai sót, lỗi của các thành viên và các thành viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các vấn đề này.
Các thành viên sẽ làm tất cả những gì cần thiết nhằm bảo vệ và duy trì tính thống nhất và bảo mật của hệ thống ECVN, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở việc đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ sự truy cập hay sử dụng trái phép ECVN.
1.3.4 Thông báo
Trừ khi có những quy định cụ thể khác theo quy định này, bất kỳ thông báo nào mà ECVN có nhiệm vụ phải cung cấp cho các thành viên theo Quy chế này sẽ được coi là đã được cung cấp nếu các thông báo này được gửi bằng thư bưu điện, fax hoặc email.
Các thành viên có trách nhiệm thông báo ngay lập tức cho Bộ Công Thương bất cứ thay đổi nào về địa chỉ thư tín, fax và email.
Trừ khi có những quy định khác, các thành viên phải gửi các thông báo được yêu cầu về ECVN qua đường bưu điện đến địa chỉ:
Cổng Thương mại điện tử quốc gia( ECVN)
Bộ Công Thương
25 Ngô Quyền - Hoàn Kiếm - Hà Nội - Việt Nam
Các thành viên có thể gửi ý kiến về các vấn đề liên quan đến việc truy cập và sử dụng ECVN thông qua các cách như: thư bưu điện, fax, email tới ECVN theo địa chỉ được cung cấp trên trang web.
ECVN sẽ thông báo về việc thay đổi địa chỉ thư tín và số fax của mình trên trang web ECVN. Những thay đổi này sẽ có hiệu lực từ ngày thông báo được đăng tải trên trang web. Các thành viên phải có trách nhiệm theo dõi những thông báo này.
1.3.5 Chứng cứ và hiệu lực
Các thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu có hiệu lực trong hệ thống ECVN.
Các thông điệp dữ liệu được tạo và truyền gửi giữa các thành viên theo thỏa thuận này sẽ có giá trị chứng cứ tương đương với các tài liệu dưới dạng văn bản viết. Các thông điệp dữ liệu này có giá trị ràng buộc đối với tất cả các thành viên liên quan trong hệ thống ECVN.
Nhật ký thông điệp sẽ là bằng chứng đầy đủ về bất kỳ hoặc tất cả các thông điệp dữ liệu được truyền gửi giữa các thành viên thông qua ECVN và/hoặc tạo ra bởi ECVN. Các thành viên phải chấp nhận rằng nhật ký thông điệp có giá trị cuối cùng và ràng buộc đối với tất cả các bên có liên quan một khi đã được tạo ra, lưu trữ và duy trì trong ECVN. Nhật ký thông điệp do ECVN quản lý.
1.3.6 Gửi và nhận thông điệp dữ liệu
Thời gian (ngày, giờ) trong ECVN bao gồm nhưng không chỉ giới hạn bởi thời gian (ngày, giờ) gửi nhận thông điệp dữ liệu, được tính theo giờ của Việt Nam.
Các thành viên có trách nhiệm thường xuyên truy cập vào trang web ECVN để nhận thông tin.
Địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu sẽ được coi là tại Việt Nam.
1.3.7 Quyền sở hữu trí tuệ
Bản quyền của hệ thống ECVN thuộc về ECVN thuộc Bộ Công Thương, không được phép sao chép hệ thống ECVN dưới bất kỳ hình thức nào mà chưa được phép bằng văn bản của Ban quản lý.
1.3.8 Điều khoản áp dụng:
Ngoại trừ có những quy định khác, Quy chế này chỉ áp dụng đối với việc tạo và truyền gửi thông điệp dữ liệu mà không áp dụng đối với nội dung của thông điệp.
ECVN có quyền ngừng hoạt động của bất kỳ thành viên nào trên trang web mà không cần thông báo trước nếu thông tin về thành viên đó được xem là không thể chấp nhận được dựa vào mục đích của trang web hoặc các tiêu chuẩn được thừa nhận chung của ngành thương mại và các quy định pháp luật.
ECVN có quyền sửa đổi, bổ sung Quy chế này mà không cần báo trước cho các thành viên.
1.3.9 Quy định chung:
Không đăng tải hay bình luận về các vấn đề chính trị, tôn giáo, sắc tộc.
Không đăng tải hay trao đổi các thông tin liên quan tới chính sách của Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Không lợi dụng để tiếp tay cho các hành động vi phạm pháp luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Không truyền bá các nội dung văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục.
Không sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hóa, không xúc phạm cá nhân hay các tổ chức khác.
Không buôn bán các sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
ECVN có quyền sửa, xóa bất kỳ bài hay tài khoản nào vi phạm các điều kiện trên.
Để bảo vệ các thành viên, thông tin về người sử dụng được bảo mật, tuy nhiên trong trường hợp có vi phạm, Ban quản lý sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các cơ quan chức năng, người sử dụng phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình trước Pháp luật.
1.4 Quá trình phát triển của Cổng Thương mại Điện tử Quốc gia- ECVN
Cổng Thương mại điện tử quốc gia ( ECVN) là sàn giao dịch thương mại điện tử B2B hàng đầu Việt Nam hiện nay. ECVN giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm bạn hàng, thông tin kinh doanh.
Khác với các chợ/cổng điện tử khác, ngay từ buổi khai trương ngày 26/8/2005, ECVN (Cổng Thương mại điện tử Quốc gia) tại địa chỉ www.ecvn.com đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương giao cho nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử, thúc đẩy hoạt động thương mại trong nước, đặc biệt là phát triển xuất khẩu.
Đến tháng 8/ 2006, ECVN đã có trên 1.500 thành viên, trong đó có hơn 300 thành viên vàng, là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thương ( lúc đó la Bộ Thương Mại) xét chọn và nhiều thành viên là các doanh nghiệp nước ngoài. Nhằm đảm bảo cho các giao dịch thương mại trên ECVN có độ tin cậy cao, các doanh nghiệp phải được thẩm định ở các mức độ khác nhau trước khi trở thành thành viên vàng, bạc hoặc đồng. Đến cuối tháng 12/2006 đã có trên 6.000 cơ hội kinh doanh xuất hiện trên website của ECVN
Sang năm 2007, ECVN đã có trên 2.200 doanh nghiệp thành viên, trong đó có gần 400 thành viên vàng là các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Thương Mại thẩm định và lựa chọn qua các năm 2004- 2005-2006 và trên 200 thành viên bạc là các doanh nghiêp đã từng đạt được các giải thưởng quốc gia, quốc tế như: Thương hiệu mạnh, Sao vàng đất Việt, Giải thưởng chất lượng, Rồng vàng,…Tính đến ngày 20/8/2007, Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã có gần 3.000 thành viên, trong đó có 353 thành viên vàng, 226 thành viên bạc. Ngày 24/8, Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã mở thêm sàn giao dịch việc làm tai địa chỉ Dịch vụ này sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thành viên của ECVN tuyển dụng lao động và giao dịch về việc làm, trong đó có hàng trăm thành viên nước ngoài. Như vậy, ECVN đã hoàn thành mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp làm quen với thương mại điện tử, thúc đẩy thương mại trong nước và đặc biệt là phát triển xuất khẩu, khẳng định vị thế là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử theo phương thức B2B uy tín của Việt Nam.
Năm 2008, sau gần 03 năm đi vào hoạt động, Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) đã có hơn 4.000 doanh nghiệp thành viên, trong đó có gần 1.000 doanh nghiệp nước ngoài và hàng trăm doanh nghiệp thành vàng là các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín do Bộ Công Thương bình chọn trong suốt 3 năm 2006-2008. Trên ECVN thường xuyên có trên 5.000 sản phẩm, các thành viên có thể dễ dàng tìm được các đối tác nhập khẩu ở nước ngoài và những sản phẩm trao đổi là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ, dệt may, thủy sản.
Tính đến hết tháng 8/2009, ECVN đã có trên 10.000 thành viên, trong đó, hàng trăm thành viên vàng, là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả (do Bộ Công Thương xét chọn). Trong những năm qua, trên 15.000 cơ hội kinh doanh đã được chào qua cổng thương mại điện tử này.
Để trở thành một cầu nối giao thương tốt, ECVN đã và đang thực hiện khá nhiều công việc như: Thường xuyên cập nhật thông tin từ thương vụ tại các nước để tìm kiếm nhu cầu mua bán cho các thành viên; tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện về thương mại điện tử cho tổ chức, doanh nghiệp và gần đây, ECVN có đưa ra các dịch vụ cung cấp thông tin chuyên ngành phục vụ đắc lực nhất cho khối các doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu, các dự án thương mại điện tử như: chương trình Mô hình điểm ứng dụng thương mại điện tử tập trung vào các đối tượng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam...
ECVN đã thực sự là cầu nối các doanh nghiệp Việt Nam với thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và kinh tế số.
CHƯƠNG II
CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH CỦA CỔNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ QUỐC GIA- ECVN.
2.1 Các yếu tố của mô hình kinh doanh sàn giao dịch B2B của ECVN.
2.1.1 Mục tiêu giá trị:
ECVN với mục tiêu là hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng làm quen và tham gia vào phương thức kinh doanh thương mại điện tử doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) đầy tiềm năng, qua đó nâng cao sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế va trở thành trang web về thương mại điện tử hang đầu việt nam.
2.1.2 Mô hình doanh thu: Phí dịch vụ
Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các gói dịch vụ sau:
VIP : 9.950.000 vnđ / năm
Kim cương: 4.950.000 vnđ/ năm
Tự do : miễn phí
2.1.3 Cơ hội thị trường
ECVN thiết lập mối quan hệ hợp tác với rất nhiều các cơ quan Bộ, Ngành, các Sở thương mại, trung tâm xúc tiến thương mại, các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Đặc biệt, ECVN có mối liên hệ chặt chẽ với gần 60 Thương vụ Việt Nam tại các thị trường nước ngoài, với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam… nhằm tạo nên những dịch vụ hữu ích nhất cho thành viên, hỗ trợ thành viên trong việc tìm kiếm bạn hàng, thông tin kinh doanh, thông tin thị trường, thẩm định thông tin doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ra nước ngoài...
2.1.4 Môi trường cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh:
Doanh nghiệp được hỗ trợ 1 gian hàng hoàn toàn miễn phí bằng 2 ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt) trong đó có thể:
o Giới thiệu thông tin doanh nghiệp: Hình ảnh, video, người liên hệ, v.v...
o Đăng tải thông tin chào mua, chào bán của các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.
o Công cụ trợ giúp kinh doanh.
Kết nối (matching) các doanh nghiệp.
Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về các cơ hội kinh doanh, các nhu cầu tìm kiếm đối tác, giới thiệu các nhà nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Tiếp cận các tiện ích mới nhất, mạnh nhất và nhiều thông tin nhất.
Dịch vụ công trực tuyến như: Hệ thống khai báo C/O điện tử, Hỗ trợ xuất khẩu, v.v..
Quảng bá qua các hệ thống các trang B2B trong nước và thế giới, qua các công cụ tìm kiếm, những trang vàng, v.v...
2.1.5 Sự phát triển của tổ chức:
Cổng thương mại điện tử Quốc gia (ECVN) không ngừng lớn mạnh về mặt tổ chức, số lượng thành viên đăng ký tham gia ngày một tăng, các dịch vụ cung cấp ngày một đa dạng, phong phú đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi về sự phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Tính đến hết tháng 8/2009, ECVN đã có trên 10.000 thành viên, trong đó có hàng trăm thành viên vàng và hàng nghìn cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp.
2.2 Các dịch vụ cung cấp sàn giao dịch B2B của ECVN
ECVN cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp cả trực tuyến và không trực tuyến.
2.2.1 Các dịch vụ hỗ trợ trực tuyến:
Doanh nghiệp được hỗ trợ 1 gian hàng hoàn toàn miễn phí bằng 2 ngôn ngữ (Tiếng Anh và tiếng Việt) trong đó có thể:
Giới thiệu thông tin doanh nghiệp: Hình ảnh, video, người liên hệ, v.v...
Đăng tải thông tin chào mua, chào bán của các sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ.
Công cụ trợ giúp kinh doanh.
Kết nối (matching) các doanh nghiệp.
Thường xuyên cập nhật thông tin mới nhất về các cơ hội kinh doanh, các nhu cầu tìm kiếm đối tác, giới thiệu các nhà nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Tiếp cận các tiện ích mới nhất, mạnh nhất và nhiều thông tin nhất.
Dịch vụ công trực tuyến như: Hệ thống khai báo C/O điện tử, Hỗ trợ xuất khẩu, v.v...
Quảng bá qua các hệ thống các trang B2B trong nước và thế giới, qua các công cụ tìm kiếm, những trang vàng,...
2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ không trực tuyến:
ECVN hỗ trợ thành viên trong việc tìm kiếm bạn hàng, thông tin kinh doanh, thông tin thị trường, thẩm định thông tin doanh nghiệp, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp ra nước ngoài...
Hỗ trợ tham gia các diễn đàn giao lưu với các đoàn doanh nghiệp nước ngoài. ECVN giới thiệu đầy đủ và cập nhật nhất