Tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là vương quốc trái cây với diện tích trồng cây ăn
trái lớn ở khu vựa đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ "thiên thời, địa lợi", cây trái Tiền Giang
luôn xanh tươi, trĩu quả, cung cấp lượng hàng hoá dồi dào cho thị trường trái cây trong
nước và xuất khẩu. Trong đó, nhiều loại quả được coi là sản vật có một không hai mà thiên
nhiên ưu ái ban tặng, như vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, Sơ ri Gò Công
Cây sơ ri được trồng tập trung ở vùng Gò Công từ lâu vì chỉ có ở nơi đây, sơ ri mới
mang đầy đủ hương vị đặc sắc của nó mà chưa nơi nào có thể so sánh được. Do đó, sơ ri
được xem là một trong những loại cây ăn quả đặc sản của địa phương, đầy tiềm năng phục
vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhờ điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng địa
phương phù hợp, sơ ri Gò Công hầu như sai quả quanh năm, với năng suất trung bình
khoảng 15.000 tấn (2013). Đây là lợi thế của vùng Gò Công so với các vùng trồng sơ ri
khác như Bến Tre, An Giang. Hơn nữa, sơ ri còn được xem là loại cây xoá đói giảm nghèo
nhờ phù hợp với năng lực vốn và trình độ sản xuất, ít rào cản về kĩ thuật trồng với người
nghèo trong tỉnh, năng suất cao và cho trái thường xuyên. Vì vậy, từ lâu, bà con nông dân ở
Gò Công đã chọn cây sơ ri làm cây trồng chính nhờ giá trị kinh tế tiềm năng mà sơ ri mang
lại. Ngoài ra, trái sơ ri có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được giới y học đánh giá là “vua
vitamin C”. Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông đã nói rằng, sơ
ri Gò Công đã được tỉnh xác định là một trong bảy loại trái cây chủ lực, nằm trong kế hoạch
phát triển của tỉnh.
104 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái Sơ ri Gò Công, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI
TRÁI SƠ RI GÒ CÔNG
MÃ SỐ: ..
i
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. iv
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung: ........................................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ........................................................................................................ 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát ............................................................. 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.5.1 Phương pháp tiếp cận .................................................................................................... 3
1.5.2 Thông tin thu thập ......................................................................................................... 3
1.5.3 Phương pháp phân tích .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5
2.1 Lý thuyết về phát triển chuỗi giá trị ........................................................................ 5
2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị ......................................................................................... 5
2.1.2 Phân tích chuỗi giá trị................................................................................................ 9
2.1.3 Chiến lược nâng cấp chuỗi ...................................................................................... 10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 11
3.1 Phương pháp tiếp cận ........................................................................................... 11
3.2 Thông tin thu thập ................................................................................................ 11
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................................... 12
3.4 Phương pháp phân tích ......................................................................................... 12
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................... 16
4.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu............................................................................. 16
4.1.1 Điều kiện tự nhiên: ...................................................................................................... 16
4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội.............................................................................................. 17
4.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng tại vùng sản xuất sơri............................................................ 18
ii
4.2 Sơ ri Gò Công: ..................................................................................................... 19
4.2.1 Giống và chủng loại ..................................................................................................... 19
4.2.2 Phân loại sơ ri .............................................................................................................. 20
4.2.3 Điều kiện sinh thái cây sơ ri ......................................................................................... 20
4.3 Thực trạng sản xuất sơ ri Gò Công: ...................................................................... 21
4.3.1. Thực trạng sản xuất: ................................................................................................... 21
4.3.2 Giá trị kinh tế của cây sơ ri: ..................................................................................... 25
4.4 Mô tả chuỗi giá trị ................................................................................................ 26
4.4.1 Sơ đồ chuỗi ............................................................................................................. 26
4.4.2 Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi................................................................... 30
4.4.3 Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị ................................ 37
4.4.4 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ...................... 38
4.5 Phân tích kinh tế .................................................................................................. 40
4.5.1 Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri ..................................................................... 41
4.5.2 Chi phí của đại lý, HTX, thương lái ......................................................................... 43
4.5.3 Chi phí của công ty thu mua: ................................................................................... 44
4.5.4 Phân tích hiệu quả kinh tế của chuỗi: ....................................................................... 44
4.6 Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sơ ri Gò Công ................................................. 55
4.6.1 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành.................................................................. 55
4.6.2 Năng lực thương lượng của người mua .................................................................... 55
4.7 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sơ ri .................................................. 56
4.7.1 Quan điểm nâng cấp chuỗi ...................................................................................... 56
4.7.2 Tầm nhìn chiến lược: .............................................................................................. 56
Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cây sơ ri hướng đến làm tăng thu nhập cho các tác nhân
trong chuỗi, nhất là ngươi trồng sơ ri, đồng thời, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất
lượng và sản lượng của thị trường. ....................................................................................... 56
4.7.3 Phân tích thị trường của sản phẩm sơ ri ................................................................... 56
4.7.4 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi .......................................................................... 57
4.8 Phân tích SWOT ................................................................................................... 58
CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI HOÁ CÁC SẢN
PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG TỪ TRÁI SƠ RI ........................................................................ 64
5.1 Mục đích dự án .................................................................................................... 64
iii
5.2 Địa điểm thực hiện ............................................................................................... 65
5.3 Tiềm năng, khả năng ............................................................................................ 65
5.4 Mô tả sản phẩm “Mứt sơ ri Gò Công” .................................................................. 66
5.5 Kế hoạch thực hiện .............................................................................................. 66
5.5.1 Nhân sự ................................................................................................................... 66
5.5.2 Tài chính ................................................................................................................. 68
5.5.3 Marketing................................................................................................................ 69
6 Kết quả ứng dụng ................................................................................................. 69
6.1 Về mặt kinh tế ......................................................................................................... 69
6.2 Về mặt xã hội .......................................................................................................... 70
6.3 Về mặt môi trường .................................................................................................. 71
7 Khả năng ứng dụng và nhân rộng ......................................................................... 71
7.1 Về chính quyền địa phương: .................................................................................... 71
7.2 Về chuyển giao công nghệ....................................................................................... 72
7.3 Về sản phẩm: .......................................................................................................... 72
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74
6.1. Nội dung kết luận ................................................................................................. 74
6.2 Hạn chế ................................................................................................................ 74
6.3 Đóng góp của đề tài ............................................................................................. 75
6.4 Hướng phát triển của đề tài .................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................... a
PHỤ LỤC................................................................................................................................... c
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
HTX Hợp tác xã
BVTV Bảo vệ thực vật
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra. .............................................................................................. 13
Bảng 2.Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng ........................................................................... 14
Bảng 3. Bảng mô hình phân tích SWOT ............................................................................. 15
Bảng 4. Diện tích trồng và sản lượng trái sơ ri Gò Công năm 2013 ..................................... 21
Bảng 5. Hiện trạng trồng sơ ri huyện Gò Công Đông năm 2012 .......................................... 24
Bảng 6. Diện tích và năng suất trung bình của sơ ri, lúa, hoa màu, cây ăn trái năm 2012..... 26
Bảng 7. Đặc điểm về chủ hộ của người trồng sơ ri .............................................................. 31
Bảng 8. Thông tin hoạt động mua bán của thương lái .......................................................... 33
Bảng 9. Thông tin đại lý của công ty Nichirei ..................................................................... 35
Bảng 10. Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri .................................................................. 41
Bảng 11.Thu nhập và lợi nhuận của người trồng sơ ri ......................................................... 42
Bảng 12. Chi phí, lợi nhuận, thu nhập của các tác nhân tiêu thụ sản phẩm sơ ri Gò Công.
Đơn vị tính: đồng/kg ........................................................................................................... 43
Bảng 13. Chi phí thêm vào và lợi nhuận mỗi tác nhân ......................................................... 46
Bảng 14. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân. Đơn vị tính: đồng/kg Nguồn: Số liệu
khảo sát năm 2013 .............................................................................................................. 49
Bảng 15. Phân bổ giá trị gia tăng, thu nhập, lợi nhuận cho các tác nhân .............................. 53
Bảng 16. Phân tích SWOT sản phẩm sơ ri huyện Gò Công Đông........................................ 60
Bảng 17. Bảng Kế hoạch nguồn nhân lực ............................................................................ 68
Bảng 18. So sánh hiệu quả từ mứt sơ ri (2,5 kg sơ ri tươi = 1 kg mứt sơ ri) ......................... 70
iv
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Địa bàn nghiên cứu................................................................................................. 16
Hình 2. Vị trí vùng ngọt hoá Gò Công ................................................................................ 19
Hình 3. Logo sơ ri Gò Công ................................................................................................ 72
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích sơ ri tại huyện Gò Công giai đoạn 2006 -
2012. Đơn vị: ha ................................................................................................................. 22
Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giống cây sơ ri tại huyện Gò Công. Đơn vị % ............... 23
Sơ đồ 1. Sơ đồ chuỗi giá trị sơ ri Gò Công .......................................................................... 26
Sơ đồ 2. Mô hình phân tích chiến lược nâng cấp chuỗi ....................................................... 57
1
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là vương quốc trái cây với diện tích trồng cây ăn
trái lớn ở khu vựa đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ "thiên thời, địa lợi", cây trái Tiền Giang
luôn xanh tươi, trĩu quả, cung cấp lượng hàng hoá dồi dào cho thị trường trái cây trong
nước và xuất khẩu. Trong đó, nhiều loại quả được coi là sản vật có một không hai mà thiên
nhiên ưu ái ban tặng, như vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, Sơ ri Gò Công
Cây sơ ri được trồng tập trung ở vùng Gò Công từ lâu vì chỉ có ở nơi đây, sơ ri mới
mang đầy đủ hương vị đặc sắc của nó mà chưa nơi nào có thể so sánh được. Do đó, sơ ri
được xem là một trong những loại cây ăn quả đặc sản của địa phương, đầy tiềm năng phục
vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhờ điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng địa
phương phù hợp, sơ ri Gò Công hầu như sai quả quanh năm, với năng suất trung bình
khoảng 15.000 tấn (2013). Đây là lợi thế của vùng Gò Công so với các vùng trồng sơ ri
khác như Bến Tre, An Giang... Hơn nữa, sơ ri còn được xem là loại cây xoá đói giảm nghèo
nhờ phù hợp với năng lực vốn và trình độ sản xuất, ít rào cản về kĩ thuật trồng với người
nghèo trong tỉnh, năng suất cao và cho trái thường xuyên. Vì vậy, từ lâu, bà con nông dân ở
Gò Công đã chọn cây sơ ri làm cây trồng chính nhờ giá trị kinh tế tiềm năng mà sơ ri mang
lại. Ngoài ra, trái sơ ri có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được giới y học đánh giá là “vua
vitamin C”. Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông đã nói rằng, sơ
ri Gò Công đã được tỉnh xác định là một trong bảy loại trái cây chủ lực, nằm trong kế hoạch
phát triển của tỉnh.
Tuy vậy, từ trước tới nay, giá trị của trái sơ ri nơi đây chưa được đông đảo người tiêu
dùng biết đến. Những năm gần đây, chứng kiến hàng trăm ngàn gốc sơ ri bị chặt, trái sơ ri
bị đổ bỏ ngay trên mảnh đất quê hương vì không đem lại hiệu quả kinh tế, người nông dân
không khỏi chạnh long. Thực tế đó cho thấy, người dân vùng Gò Công vẫn chưa thể ổn
định kinh tế từ cây Sơ ri như người dân nơi khác có thể giàu lên nhờ trồng sầu riêng hay
nhãn, cam, xoài.Giải pháp nào thật sự hiệu quả giúp sơ ri Gò Công đạt giá trị kinh tế như
những loại trái cây khác vẫn chưa được tìm ra.
Xuất phát từ thực tế đó cũng như thấy được tiềm năng phát triển của cây sơ ri Gò
Công,nhóm mong muốn nghiên cứu, tìm ra vấn đề cản trở sự phát triển sơ ri của vùng, đặc
2
biệt là hoạt động thương mại; giúp người nông dân mặn mà lại với việc trồng loại cây mang
lại nhiều giá trị kinh tế như trước đây, củng cố kiến thức đã học về chuỗi giá trị cũng như
đào sâu thêm kiến thức mới, nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu nâng cao giá trị
gia tăng cho hoạt động sản xuất - thương mại trái sơ ri Gò Công”. Ngoài ra, nhóm tác
giả còn hi vọng,góp một phần nào đó trong việc tìm ra phương hướng phát triển cho loại
cây chủ lực này của tỉnh Tiền Giang từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, đặc biệt trong việc gia
tăng giá trị và thị trường đầu ra cho loại trái cây giàu tiềm năng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Bài nghiên cứu thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ sơ ri Gò Công, từ
khi bắt đầu sản xuất cho đến người tiêu dùng cuối cùng để phát hiện và khắc phục các hạn
chế còn tồn tại ở mỗi mắc xích để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi cũng như nâng cao thu
nhập cho người trồng và các tác nhân khác trong chuỗi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sơ ri Gò Công.
- Xác định các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị sơ ri Gò Công và vai trò của các
thành phần tham gia trong chuỗi.
- Định hướng giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị cho sơ ri Gò Công.Góp phần tìm
kiếm giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế của sơ ri bằng việc tìm kiếm công nghệ chế
biến.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ, chế biến và thương mại trái sơ ri Gò Công hiện nay như
thế nào? Giá trị kinh tế, lợi tức cây sơ ri mang lại?
- Quy mô, các kênh phân phối sơ ri Gò Công? Tác nhân tham gia và chức năng mỗi
tác nhân?
- Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị như thế nào?
- Giải pháp nào thiết thực, ngắn hạn trong việc nâng cấp chuỗi giá trị sơ ri, nâng cao
giá trị gia tăng cho sơ ri Gò Công?
3
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Về nội dung: nhóm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp nâng
cao giá trị gia tăng cho cây sơ ri.
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu đối với tác nhân người sản xuất của đề tài là thị
xã Gò Công và huyện Gò Công Đông. Đây là hai địa bàn có diện tích và sản lượng sơ
ri lớn của tỉnh. Đối với các tác nhân khác được nghiên cứu tại Tiền Giang và
TP.HCM.
- Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng cây sơ ri Gò Công trong giai đoạn 2011
– 2014.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị
cây sơ ri tại Gò Công, bao gồm nhà cung cấp đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp), hộ
nông dân trồng sơ ri, thương lái, chủ vựa/ bán sỉ, bán lẻ, các công ty chế biến có hoạt
động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm trên ít nhất một năm.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp tiếp cận
Vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks ” (2007) của Eschnorn GTZ
và “Thị trường cho người nghèo – Công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007). Phương
pháp luận về phân tích ngành hàng của FAO (2005) cũng được áp dụng trong nghiên cứu
này.
1.5.2 Thông tin thu thập
Số liệu thống kê về diện tích, sản lượng, năng suất của sơ ri Gò Công.
Số liệu cụ thể về năng suất, chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ việc canh tác sơ ri và
các loại nông sản khác của người nông dân trồng sơ ri, thương lái.
Số liệu về chi phí sản xuất, chế biến, thương mại của các công ty chế biến sơ ri
thô.
Số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tình hình phát triển các loại nông sản của
huyện Gò Công Đông những năm gần đây nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung.
1.5.3 Phương pháp phân tích
Nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
4
Nhóm phương pháp định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị
sơ ri Gò Công, quá trình vận động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, và giữa chuỗi giá trị
với hệ thống chính sách t