Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển của kinh tế, xã
hội, đời sống của con người ngày càng được nâng lên, tuổi thọ trung bình
ngày càng tăng, dân số Việt Nam đang có xu hướng già hoá nhanh cả về tỷ lệ
và số lượng tuyệt đối. Theo Tổng Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hoá
gia đình (01/4/2012), tỷ trọng người cao tuổi (tính từ 60 tuổi trở lên) trong
dân số đã tăng nhanh từ 7,2% vào năm 1989 lên 8,2% vào năm 1999, 9,9%
vào năm 2011 và 10,2% vào năm 2012 [4]. Dự báo tỷ lệ này có thể sẽ tăng
đột biến và đạt 16,8% vào năm 2029 và 22% vào năm 2050 [20].
Tại Việt Nam, 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và phần lớn
trong số này là nông dân và làm nông nghiệp, 21% người cao tuổi được
hưởng chế độ trợ cấp hưu trí hoặc mất sức và 70% c n lại sống chủ yếu
bằng nỗ lực của chính mình. Chính vì vậy, khi đất nước chuyển sang cơ chế
thị trường, họ là những người đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phải
thích nghi với nhiều thay đổi chưa từng có trước đây [20]. Khi tuổi cao, sức
chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên
ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện thuận lợi
để bệnh tật phát sinh, phát triển. Ngoài ra, ở người cao tuổi bệnh thường
phát triển chậm chạp, âm thầm khó phát hiện và khi mắc bệnh thường mắc
nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng. Vì vậy, đối
với người cao tuổi, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe toàn diện như việc rèn
luyện nâng cao sức khỏ e về thể chất và tinh thần, khám phát hiện và điều trị
bệnh kịp thời là rất cần thiết.
137 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 19293 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, sự phát triển của kinh tế, xã
hội, đời sống của con người ngày càng được nâng lên, tuổi thọ trung bình
ngày càng tăng, dân số Việt Nam đang có xu hướng già hoá nhanh cả về tỷ lệ
và số lượng tuyệt đối. Theo Tổng Điều tra biến động Dân số và Kế hoạch hoá
gia đình (01/4/2012), tỷ trọng người cao tuổi (tính từ 60 tuổi trở lên) trong
dân số đã tăng nhanh từ 7,2% vào năm 1989 lên 8,2% vào năm 1999, 9,9%
vào năm 2011 và 10,2% vào năm 2012 [4]. Dự báo tỷ lệ này có thể sẽ tăng
đột biến và đạt 16,8% vào năm 2029 và 22% vào năm 2050 [20].
Tại Việt Nam, 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và phần lớn
trong số này là nông dân và làm nông nghiệp, 21% người cao tuổi được
hưởng chế độ trợ cấp hưu trí hoặc mất sức và 70% c n lại sống chủ yếu
bằng nỗ lực của chính mình. Chính vì vậy, khi đất nước chuyển sang cơ chế
thị trường, họ là những người đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, phải
thích nghi với nhiều thay đổi chưa từng có trước đây [20]. Khi tuổi cao, sức
chống đỡ và sự chịu đựng của con người trước các yếu tố và tác nhân bên
ngoài cũng như bên trong kém đi rất nhiều, đó chính là điều kiện thuận lợi
để bệnh tật phát sinh, phát triển. Ngoài ra, ở người cao tuổi bệnh thường
phát triển chậm chạp, âm thầm khó phát hiện và khi mắc bệnh thường mắc
nhiều bệnh cùng một lúc, gây suy sụp sức khỏe rất nhanh chóng. Vì vậy, đối
với người cao tuổi, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe toàn diện như việc rèn
luyện nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần, khám phát hiện và điều trị
bệnh kịp thời là rất cần thiết.
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác chăm sóc sức khoẻ cho
người cao tuổi, đó là đạo lý thể hiện truyền thống “trọng lão” của dân tộc ta. Mặc
dù đã có nhiều mô hình quản lý và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được
nghiên cứu, triển khai ứng dụng ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt
2
Nam, nhưng việc áp dụng vào hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương c n phụ
thuộc vào các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt là người cao tuổi sống
ở các khu vực nông thôn. Việc tìm kiếm một mô hình phù hợp để nâng cao sức
khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi ở khu vực nông thôn là
một vấn đề quan trọng và mang tính đặc thù riêng.
Đông Anh là một huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội có diện tích
18.230 ha, dân số 276.750 người. Đây là vùng đất có bề dày truyền thống lịch
sử văn hóa, với nhiều thuận lợi về vị trí địa lý. Trong những năm gần đây tốc
độ đô thị hóa của huyện diễn ra rất nhanh, số người cao tuổi cũng ngày một
tăng cao, câu hỏi đặt ra là: (1) Tình hình sức khỏe và nhu cầu sử dụng dịch vụ
chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi Đông Anh ra sao? (2) Sự đáp ứng của
gia đình và xã hội đến công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thế
nào? (3) Chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và y tế xã cần có những giải
pháp nào để đáp ứng nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi
tại tuyến xã? Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội”.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
1. Mô tả nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi,
thực trạng đáp ứng của trạm y tế xã và cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội,
năm 2012.
2. Đánh giá hiệu quả mô hình quản lý, tư vấn, chăm sóc sức khoẻ người
cao tuổi dựa vào cộng đồng tại 2 xã của huyện Đông Anh, Hà Nội.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. NHU CẦU SỬ DỤNG VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG DỊCH VỤ
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƢỜI CAO TUỔI
1.1.1. Khái niệm ngƣời cao tuổi
Người cao tuổi là một khái niệm lịch sử, gây nhiều tranh cãi trên bình
diện tiếp cận của các khoa học, trình độ phát triển của xã hội và các nền văn
hóa. Trong cuốn Bách khoa quốc tế về xã hội học (International
encyclopedia of sociology) phần Người cao tuổi và sự quan tâm của các tổ
chức xã hội khi đưa ra khái niệm về người cao tuổi các tác giả phân chia theo
độ tuổi như sau [42]:
+ 65 – 74: người cao tuổi trẻ; 75 – 84: trung cao tuổi; > 84: nhóm già.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lại phân chia các lứa tuổi của người già [93]:
+ 60 - 74: người cao tuổi; 75 - 90: người già; > 90: người già sống lâu.
Về mặt Pháp luật chung, theo Điều 2 trong Luật Người cao tuổi
(11/2009) qui định người cao tuổi là “Công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”
[48]. Gần đây ở Việt Nam, khái niệm người cao tuổi được sử dụng phổ biến,
tuy nhiên, về khoa học thì người già hay người cao tuổi đều được dùng với ý
nghĩa như nhau.
1.1.2. Ngƣời cao tuổi trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.2.1. Già hóa dân số
Già hóa dân số là một hiện tượng vừa mang tính tự nhiên vừa mang
tính xã hội, có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, xã hội của một quốc
gia. Đây là dấu hiệu đặc trưng của thời đại, nó đánh dấu sự thành công của
quá trình chuyển đổi nhân khẩu học với sự kết hợp giảm nhanh, giảm mạnh
mức chết, mức sinh, làm thay đổi cơ cấu dân số tuổi và phân bố dân số của
từng nhóm tuổi, làm tỷ lệ NCT tăng lên trong cơ cấu dân số [42].
4
Nhịp độ già hoá dân số ở nước ta trong Thập niên 90 của Thế kỷ XX và
10 năm đầu của Thế kỷ XXI đã nhanh hơn nhiều so với những năm 1980 (từ
25% lên 33% và 35%), cao hơn nhịp độ tăng dân số (dân số tăng 20% và dân
số già tăng 25% giai đoạn 1979-1989; c n giai đoạn 1989-1999 các tỷ lệ tương
ứng là 18% và 33%). Nếu nhìn toàn bộ thời kỳ từ 1979 đến 2007, dân số tăng
lên 1,61 lần c n dân số cao tuổi tăng 2,17 lần. Tốc độ già hoá dân số nước ta
khoảng 35 năm với tỷ lệ NCT tăng gấp đôi từ 5,8% (1989) lên 14% (2025) [4].
Chỉ số già hóa là một trong những chỉ tiêu quan trọng biểu thị xu hướng
già hóa của dân số. Chỉ số này được tính bằng tỷ số giữa dân số từ 60 tuổi trở
lên so với dân số dưới 15 tuổi tính theo phần trăm. Khi chỉ số này lớn hơn 100
tức là dân số cao tuổi lớn hơn dân số trẻ em. Theo Tổng Điều tra biến động
Dân số và Kế hoạch hoá gia đình (01/4/2012), chỉ số già hóa tăng từ 18% năm
1989 lên 24,3% năm 1999, 37,9% năm 2010 và 42,7% năm 2012 (cao hơn mức
trung bình của khu vực Đông Nam Á (30%)) [4].
Già hóa dân số trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế, xã hội c n thấp
là một thách thức vô cùng to lớn. Mọi quốc gia đều phải đối mặt và giải quyết
hàng loạt các vấn đề liên quan đến NCT như: dịch vụ CSSK NCT ngày càng
gia tăng, sự tăng trưởng kinh tế phải đáp ứng đủ nhu cầu gia tăng nhóm phụ
thuộc trong khi nhóm lao động lại giảm mạnh. Nói cách khác, nếu không chuẩn
bị một cách kỹ lưỡng ngay từ bây giờ thì dân số già không khỏe mạnh và
không có thu nhập bảo đảm cuộc sống sẽ buộc chính phủ phải có những khoản
chi tiêu rất lớn và điều này sẽ tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước cũng
như sự bền vững tài chính dài hạn của toàn bộ nền kinh tế.
1.1.2.2. Người cao tuổi trên thế giới
Theo qui ước của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi
từ 10% trở lên thì quốc gia đó được coi là dân số già. Pháp đạt tỷ lệ này từ năm
1935, Thụy Điển năm 1950. Thời gian để một nước tăng tỷ lệ người cao tuổi từ
7% lên 10% đạt ngưỡng dân số già rất khác nhau: Pháp 70 năm, Mỹ 35 năm,
5
Nhật Bản 15 năm. Như vậy, tốc độ già hóa dân số song song với tốc độ phát
triển kinh tế, xã hội, tốc độ phát triển của mỗi quốc gia càng nhanh thì tốc độ
già hóa dân số càng mạnh [20], [74].
Giữa các khu vực cũng có sự chênh lệch rõ rệt về số lượng và tỷ lệ NCT.
Tỷ lệ NCT cao nhất ở các nước đã phát triển, chẳng hạn Thụy Điển khoảng
22% gấp hơn 3 lần Ấn Độ (7,2%) nhưng số lượng NCT nhiều nhất lại tập trung
ở các nước đang phát triển. Trong số 1.120 triệu NCT có tới 805 triệu NCT
sống ở các nước nghèo (chiếm tới 80% NCT của thế giới) (Bảng 1.1) [20].
Bảng 1.1. Số lƣợng và tỷ lệ ngƣời cao tuổi trên thế giới (1950-2050)
Đơn vị: triệu người
Chỉ tiêu 1950 1975 2000 2025 2050
Số dân 2500 3900 6080 8000 9150
Số người cao tuổi 214 350 590 1120 2000
Tỷ lệ NCT (%) 8,6 9,1 9,7 14,0 23,0
Số NCT ở các nước giàu 95 166 230 315
400
Số NCT ở các nước nghèo 119 180 360 805
1600
Nguồn: Liên Hợp Quốc. World Population Prospects. The 2011 Revision
Số liệu bảng 1.1 cũng cho thấy: sau 50 năm (1950 - 2000), dân số tăng
khoảng 2,43 lần, số NCT tăng 2,76 lần và số NCT ở các nước đang phát triển
tăng lên tới 3,03 lần. Nếu 50 năm qua, người ta thường nói tới “bùng nổ dân
số” thì phải nói “siêu bùng nổ người cao tuổi”, đặc biệt là ở các nước nghèo
[20], [45]. Năm 2002, cứ 10 người dân thì có 1 NCT, ước tính đến năm 2050
cứ 5 người thì có 1 NCT. Phần lớn NCT là nữ (55%), trong đó nhóm từ 75 tuổi
trở lên nữ chiếm 65% và tập trung chủ yếu tại các quốc gia phát triển [20].
Tỷ lệ người cao tuổi ở khu vực nông thôn và thành thị cũng có sự khác
nhau. Năm 1975, tỷ lệ NCT ở nông thôn chỉ là 7,7% thấp hơn so với thành thị là
10,1%. Với xu hướng đô thị hóa ngày càng tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển, dự báo trong 20 năm tới số lượng NCT ở thành thị sẽ lên
6
tới 318 triệu người, vượt xa so với nông thôn (khu vực này chỉ c n 257 triệu
NCT). Đáng chú ý hơn cả là số người trong nhóm tuổi già nhất (trên 80 tuổi) sẽ
tăng nhanh nhất từ 86 triệu năm 2005 lên 394 triệu năm 2050 [42]. Tốc độ già
hóa nhanh chóng ở các nước đang phát triển dẫn tới những thay đổi về cấu trúc
và vai tr của gia đình. Hiện tượng lớp trẻ dồn về thành phố tìm việc để lại người
già ở nông thôn, từ đó làm cho phụ nữ trở thành lao động chính và dẫn tới tình
trạng ngày càng có ít người chăm sóc người cao tuổi khi già yếu tại gia đình.
1.1.2.3. Người cao tuổi Việt Nam
Cùng với xu hướng chung của thế giới, quá trình già hoá dân số ở Việt
Nam cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, qui mô ngày càng lớn.
Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc
độ tăng và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ
ngày càng lớn. Số liệu từ bốn cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn
1979 - 2009 cho thấy (Bảng 1.2), tỷ lệ NCT ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60-69)
tăng chậm, trong khi tỷ lệ NCT ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già
nhất (80+) có xu hướng tăng nhanh hơn. Dự báo của GSO (2010) cho giai
đoạn 2009 - 2049, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số “già” cũng là lúc
nhóm dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất [66], [68].
Bảng 1.2. Dân số Việt Nam “già ở nhóm già nhất”
Nhóm tuổi
(% tổng
dân số)
1979 1989 1999 2009 2019 2029 2039 2049
60-64 2,28 2,40 2,31 2,26 4,29 5,28 5,80 7,04
65-69 1,90 1,90 2,20 1,81 2,78 4,56 5,21 6,14
70-74 1,34 1,40 1,58 1,65 1,67 3,36 4,30 4,89
75-79 0,90 0,80 1,09 1,40 1,16 1,91 3,28 3,87
80+ 0,54 0,70 0,93 1,47 1,48 1,55 2,78 4,16
Nguồn: Tổng điều tra dân số 1989, 1999 và 2009 và dự báo dân số của GSO (2010)
7
So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nước phát
triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tốc độ già hóa dân
số Việt Nam khá cao. Cụ thể, số năm để tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của
Việt Nam tăng từ 7% lên 14% tổng dân số (hay thời gian để dân số quá độ từ
giai đoạn “già hóa” sang “già”) là ngắn hơn nhiều nước: Pháp mất 115 năm,
Thụy Điển mất 85 năm, Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26
năm, trong khi Việt Nam chỉ mất 20 năm. Với điều kiện kinh tế, xã hội phát
triển như hiện nay thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc
thích ứng với một dân số “già hóa” nhanh [20], [68].
Cơ cấu người cao tuổi hiện nay cho thấy, ở Việt Nam đa phần NCT sống
ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp dù rằng quá trình đô thị hóa đang
diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam. Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy có
72,9% NCT sống ở nông thôn. Trong số NCT, chỉ có khoảng 16 - 17% được
hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% hưởng trợ cấp người có công với
nước. Như vậy, c n trên 70% NCT hiện nay sống bằng lao động của mình,
bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình [20]. Trong khi đó, ở nông thôn
ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm ph ng khi bất trắc tuổi già.
Thực tế này đ i hỏi chính sách đối với NCT cần hướng đến nông thôn, cần xây
dựng và triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân, đẩy mạnh nghiên
cứu các hình thức hoạt động phù hợp cho NCT ở nông thôn, đặc biệt NCT cô
đơn, không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn
Xét theo vùng kinh tế - xã hội, người cao tuổi nước ta phân bố không
đồng đều, tập trung ở 3 vùng có đông dân cư nhất trong cả nước là đồng
bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ. Đồng bằng
sông Hồng có số lượng người cao tuổi cao nhất trong cả nước (chiếm
25,41% số NCT), tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 20,95%) và
Bắc Trung bộ 15,2% (Bảng 1.3) [68].
8
Bảng 1.3. Phân bố dân số cao tuổi theo khu vực và vùng
1992/93 1997/98 2002 2004 2006 2008
Vùng
ĐB sông Hồng 23,95 23,78 25,35 25,78 25,64 25,41
Đông Bắc 13,11 13,73 10,89 10,46 10,03 10,39
Tây Bắc 1,83 1,73 2,13 1,93 1,71 1,43
Bắc Trung Bộ 13,00 14,48 13,87 12,59 12,92 15,2
Nam Trung Bộ 10,89 8,68 9,79 9,93 9,62 8,64
Tây Nguyên 2,03 1,85 4,01 3,4 3,82 3,07
Đông Nam Bộ 13,61 15,56 14,0 15,37 15,63 14,92
ĐB sông Cửu Long 21,52 20,20 19,94 20,55 20,63 20,95
Khu vực
Nông thôn 77,73 76,06 76,83 73,33 72,30 72,49
Thành thị 22,27 23,94 23,17 26,67 27,70 27,51
Nguồn: Điều tra mức sống dân cư (hộ gia đình) - 2008
Có thể nói, mô hình biến động dân số của Việt Nam khá giống Trung
Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia khác. Đây là những nước có dân số
chuyển từ loại trẻ sang già và dự báo đến giữa thế kỷ XXI, dân số Việt Nam
c n ở mức già hơn cơ cấu dân số chung của thế giới. Sự gia tăng dân số NCT
sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ, điều đó đang là một thách thức lớn đặt ra cho gia
đình và toàn xã hội. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc nghiên cứu quá
trình già hóa từ đó tiên lượng tình trạng và chủ động nghiên cứu kinh nghiệm
của các nước nhằm nâng cao chất lượng sống cho NCT ở Việt Nam.
1.1.3. Các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Thách thức lớn nhất đối với việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
hiện nay là mô hình và nguyên nhân bệnh tật của NCT đang thay đổi nhanh
chóng khiến cho gánh nặng “bệnh tật kép” ngày càng rõ. Một mặt, NCT
đang phải chịu nhiều bệnh do lão hóa gây ra; mặt khác, NCT cũng phải chịu
các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới tác động của quá trình tăng
9
trưởng và phát triển kinh tế. Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là các
bệnh mạn tính như: bệnh mạch vành, tăng huyết áp (THA), đột quỵ, đái tháo
đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, thoái hóa khớp, loãng xương,
sa sút trí tuệ, trầm cảm, mù l a và giảm thị lực; các bệnh này là nguyên nhân
chính gây giảm sút sức khoẻ ở người cao tuổi [95].
* Nghiên cứu trên thế giới
Khi các quốc gia tiến hành công nghiệp hóa, việc thay đổi lối sống và
việc làm là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về mô hình bệnh tật. Ở các quốc
gia phát triển, mối quan tâm hàng đầu về sức khỏe là ph ng và điều trị các
bệnh mãn tính (tim mạch, ung thư, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa,
Alzheimer), tăng hiệu quả chăm sóc nội trú, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu (CSSKBĐ) có hiệu quả, dịch vụ chăm sóc dài hạn cho người
cao tuổi [87], [96]. Trong khi các nước đang phát triển phải tiếp tục giải quyết
các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng đồng thời phải đối phó với sự gia tăng
nhanh chóng các bệnh không lây truyền trong điều kiện hệ thống chăm sóc
sức khỏe c n nhiều thiếu thốn [53], [78].
Tại các nước phát triển, tuổi già là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tàn phế
và các bệnh mạn tính. Những tàn phế thường gặp là giảm thị lực, giảm thính lực
và ngã chấn thương. Trên thế giới có khoảng 180 triệu người bị tàn phế về thị
giác, khoảng 4% NCT bị khiếm thị mà nguyên nhân chính là do đục thuỷ tinh
thể, tăng nhãn áp, thoái hoá điểm vàng và bệnh võng mạc do đái tháo đường.
Người cao tuổi cũng dễ bị mắc các bệnh do rối loạn chuyển hóa. Nghiên cứu của
Lai S.W ở 1.123 NCT (>65 tuổi) thấy hàm lượng acid uric trung bình là 7.4 ±
1,6mg/dl ở nam giới và 6,3 ±1,6 mg/dl ở nữ giới. Các yếu tố có liên quan với
tăng acid uric máu là huyết áp tâm trương, BMI, cholesterol, triglyccicd và
creatinin máu [82]. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy các yếu tố như thái độ
hành vi, lối sống ít vận động, dinh dưỡng không hợp lý, thói quen hút thuốc lá và
uống rượu cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của NCT.
10
* Nghiên cứu ở Việt Nam
Mô hình bệnh tật của người cao tuổi Việt Nam là mô hình chuyển từ
bệnh lây nhiễm sang bệnh mạn tính, không lây nhiễm. Đây đang là một thách
thức lớn vì các bệnh không lây nhiễm thường có thời gian tiềm tàng kéo dài với
các tình trạng tiền bệnh như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn glucose
máu và một số rối loạn chuyển hóa khác.
Bệnh không lây nhiễm có chung các yếu tố nguy cơ, các yếu tố này
được chia làm 3 nhóm: các yếu tố về hành vi, lối sống (thói quen hút thuốc,
lạm dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng không hợp lý (ăn ít rau, nhiều thịt...),
thói quen ít vận động; các yếu tố về môi trường (môi trường tự nhiên, môi
trường chính trị, xã hội, kinh tế); các yếu tố nguy cơ không thay đổi được
(tuổi, giới tính, chủng tộc...) [36], [53]. Điều đáng nói là nguy cơ mắc các
bệnh không lây nhiễm tăng dần theo tuổi do sự phơi nhiễm trong một thời
gian dài các bộ phận chức năng của cơ thể và giảm khả năng hệ thống miễn
dịch. Năm 1996, bệnh lây nhiễm chiếm tỷ lệ mắc là 37%, trong đó chết là
33,0%; bệnh không lây nhiễm theo thứ tự là 50,0% và 43,0%; đến năm
2005, bệnh lây nhiễm giảm c n 25,0% và 16,0%; c n các bệnh không lây
nhiễm lại tăng cao 62,0%, trong đó tỷ lệ chết là 61,0% [36]. Vì vậy, đối với
người cao tuổi Việt Nam, bệnh không lây nhiễm lại càng trở nên nghiêm
trọng hơn và việc điều trị là rất tốn kém do bệnh thường chỉ được phát hiện
ở giai đoạn muộn.
Nghiên cứu Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009) [53] chỉ ra rằng
nguy cơ khuyết tật của người cao tuổi ở Việt Nam cũng rất cao, trong đó khuyết
tật thường gặp là mất thị lực và thính lực. Tình trạng này có thể khiến cho người
cao tuổi bối rối, tự ti và giảm giao tiếp xã hội. Xét theo độ tuổi, kết quả từ Tổng
Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 cho thấy tỷ lệ khuyết tật của người cao tuổi
tăng lên khi tuổi cao hơn (Bảng 1.5) [66].
11
Bảng 1.5. Tỷ lệ khuyết tật ở ngƣời cao tuổi
Các khuyết tật
Không
khó khăn
Khó khăn
Rất
khó khăn
Không
thể
Nhìn (% theo độ tuổi)
60-69 80,5 17,9 1,3 0,3
70-79 65,2 30,5 3,7 0,7
80+ 45,3 41,6 10,9 2,3
Nghe (% theo độ tuổi)
60-69 89,6 9,1 1,1 0,2
70-79 74,4 21,8 3,4 0,5
80+ 49,6 37,1 11,5 1,8
Ghi nhớ (% theo độ tuổi)
60-69 89,0 9,7 1,1 0,3
70-79 74,7 21,5 3,1 0,7
80+ 51,2 35,4 10,8 2,5
Nguồn: Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009
Nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) [31] cho thấy 95%
người cao tuổi có bệnh và chủ yếu là các bệnh như: xương khớp (40,62%); tim
mạch và huyết áp (45,6%); tiền liệt tuyến (63,8%); rối loạn tiểu tiện (35,7%) và
phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính (12,6%). Những bệnh tật phát sinh do thay đổi
lối sống như sa sút tâm thần và trầm cảm lại có xu hướng tăng và tỷ lệ người cao
tuổi mắc các bệnh này tăng lên khi tuổi cao (Bảng 1.6) [53].
Bảng 1.6. Tỷ lệ một số bệnh tâm thần thƣờng gặp của ngƣời cao tuổi
Nhóm tuổi
60 - 74 >= 75
Sa sút tâm thần n (%)
24/617
(3,9%)
12/123
(9,8%)
Trầm cảm n (%)
7/846
(0,8%)
7/309
(2,3%)
Nguồn: Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009)
12
1.1.4. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi
Nhu cầu là một khái niệm mang tính khách quan, có thể được hiểu là
những thiếu hụt về một vấn đề nào đó. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe là người
bệnh thực sự mắc bệnh hoặc cần CSSK, cần được sử dụng các DVYT thích
hợp để giải quyết vấn đề sức khỏe đó. Nhu cầu hàng đầu đối với CSSK là
ph ng bệnh, phát hiện sớm bệnh, chữa bệnh kịp thời để tránh hoặc kéo dài