Đề tài Nghiên cứu pháp luật căn bản về hợp đồng

Thuật ngữ “hợp đồng”, khế ước” được sử dụng rất phổ biến trong các quan hệ dân sự giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Tuy nhiên hợp đồng được xem là một giao ước theo đó các bên bị ràng buộc về mặt pháp lý với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ. Do đó có thể nói rằng hợp đồng phải là một loại giao ước được điều chỉnh bởi pháp luật.

doc19 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1851 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu pháp luật căn bản về hợp đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HCM KHOA QTKD ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU PHÁP LUẬT CĂN BẢN VỀ HỢP ĐỒNG Môn học: Luật Kinh Doanh GVHD: Ths. Châu Quốc An Nhóm thực hiện: Nhóm 8 DANH SÁCH NHÓM 8 Stt Họ và tên MSSV Ghi chú 1 Bạch Thị Thu Hà 0964012055 Nhóm trưởng 2 Hà Quốc Hòa 40701151 3 Mai Công Hòa 4 Đỗ Phi Hùng 0964012080 5 Vũ Huy Thành 1164010065 6 Nguyễn Chí Thảo 1164010066 7 Ngô Phi Thụy Vũ 1164010096 8 Hoàng Trung Quân 0964012168 9 Nguyễn Quốc Tường 0964012238 10 Đỗ Văn Thành 1064012105 11 Nguyễn Thanh Toàn 116400078 BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN Stt Họ và tên Diễn giải Ghi chú 1 Bạch Thị Thu Hà Phụ trách cơ sở lý luận và tổng hợp toàn bộ bài tiểu luận Nhóm trưởng 2 Hà Quốc Hòa Phụ trách phần thực trạng 3 Mai Công Hòa Phụ trách tìm hiểu tài liệu 4 Đỗ Phi Hùng Phụ trách tìm hiểu tài liệu 5 Vũ Huy Thành Phụ trách nghiên cứu phần kiến nghị 6 Nguyễn Chí Thảo Phụ trách phần thực trạng 7 Ngô Phi Thụy Vũ Phụ trách nghiên cứu phần kiến nghị 8 Hoàng Trung Quân Phụ trách tìm hiểu tài liệu 9 Nguyễn Quốc Tường Phụ trách tìm hiểu tài liệu 10 Đỗ Văn Thành Phụ trách tìm hiểu tài liệu 11 Nguyễn Thanh Toàn Phụ trách tìm hiểu tài liệu MỤC LỤC Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng Chương 3: Kiến nghị và kết luận CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Thuật ngữ “hợp đồng”, khế ước” được sử dụng rất phổ biến trong các quan hệ dân sự giữa các cá nhân, tổ chức với nhau. Tuy nhiên hợp đồng được xem là một giao ước theo đó các bên bị ràng buộc về mặt pháp lý với nhau bởi các quyền và nghĩa vụ. Do đó có thể nói rằng hợp đồng phải là một loại giao ước được điều chỉnh bởi pháp luật. 1. Khái niệm hợp đồng: Theo Điều 388 Bộ luật dân sự 2005, Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực: Chủ thể hợp pháp Chủ thể tự nguyện Nội dung không trái pháp luật và đạo đức xã hội Thủ tục và hình thức phù hợp với quy định Phân loại hợp đồng: Căn cứ: Theo nội dung của hợp đồng Theo lĩnh vực đời sống Theo nghĩa vụ trong hợp đồng Theo hình thức của hợp đồng Theo sự phụ thuộc về hiệu lực của hợp đồng Theo đối tượng của hợp đồng Theo tính chất đặc thù của hợp đồng Theo tính thong dụng (quy định của Bộ luật dân sự 2005) 2. Giao kết hợp đồng: 2.1. Nguyên tắc gia kết: Tự do giao kết nhưng không trái pháp luật, đạo đức xã hội Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng 2.2. Chủ thể giao kết: Cá nhân Pháp nhân Các chủ thể khác 2.3. Nội dung giao kết: Theo Điều 402 Bộ luật dân sự, nội dung hợp đồng bao gồm: Đối tượng của hợp đồng (là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm) Số lượng, chất lượng Giá, phương thức thanh toán Thời hạn, địa điểm, phương thức thức hiện hợp đồng Quyền, nghĩa vụ của các bên Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng Phạt vi phạm hợp đồng Các nội dung khác 2.4. Hình thức giao kết: Là phương tiện ghi nhận thức thực tế sự cam kết của các bên Có hai cách xác định: Là hình thức do các bên tự lựa chọn Là hình thức do nhà nước quy định Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn: Hình thức giao kết bằng hình thức cụ thể Hình thức giao kết miệng Hình thức giao kết bằng văn bản Trường hợp nhà nước quy định Phải là hình thức văn bản Phải có chứng thực, đăng ký hoặc xin phép. Ví dụ: công chứng, UBND, cục sở hữu trí tuệ. 2.5. Trình tự giao kết: Đề nghị giao kết Theo khoản 1 điều 390 Bộ luật dân sự 2005 thì: đề nghị giao kết Hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Yêu cầu khi đưa ra đề nghị giao kết Giới hạn của đề nghị giao kết Chấp nhận đề nghị giao kết Chấp nhận toàn bộ đề nghị Thời hạn của sự chấp nhận Lưu ý: Trường hợp chậm trả lời Trường hợp chỉ chấp nhận một phần đề nghị 2.6. Địa điểm giao kết: Địa điểm giao kết Hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận dân sự do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng dân sự là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. 2.7. Thời điểm giao kết: Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời hoặc chấp nhận giao kết Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết. Thời điểm giao kết Hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng Thời điểm giao kết Hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản. 2.8. Hiệu lực của hợp đồng: Điều kiện có hiệu lực (giao dịch dân sự) Thời điểm có hiệu lực (Điều 405) Sự vô hiệu của hợp đồng (giao dịch dân sự vô hiệu) 3. Thực hiện hợp đồng: Khi tham gia giao kết hợp đồng, các chủ thể đều nhằm thỏa mãn mục đích kinh doanh hay dân sự của mình. Mục đích này chỉ có thể đạt được qua việc nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của bên kia. Thực hiện hợp đồng là mỗi bên thực hiện những nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng, chẳng hạn trả tiền khi mua hàng, giao hàng hóa cho người mua trong quan hệ mua bán, thực hiện dịch vụ theo thỏa thuận với người thuê dịch vụ, … Việc thực hiện hợp đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc luật định và được đảm bảo bằng các biện pháp tài sản như thế chấp, cầm cố. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể phát sinh việc sửa đổi, hủy bỏ chấm dứt hợp đồng. 3.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng Theo Điều 412 Bộ Luật Dân sự 2005 đề cập đến các nguyên tắc sau: Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng , số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác; Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau; Không được xâm hại đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi hợp pháp của người khác. 3.2. Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng Là các biện pháp tác động mang tính dự phòng do các bên thỏa thuận đặt ra nhằm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ, ngăn ngừa và khắc phục hậu quả xấu do vi phạm nghĩa vụ. Bao gồm: Cầm cố tài sản Thế chấp tài sản Ký cược Ký quỹ Bảo lãnh Tín chấp 3.3. Sửa đổi hợp đồng Các bên có thể thỏa thuận Hình thức ghi nhận sửa đổi phải phù hợp với hình thức hợp đồng đã giao kết Giải quyết hậu quả của việc sửa đổi (chi phí bỏ ra để thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện, tiền bồi thường thiệt hại do sửa đổi hợp đồng) 3.4. Nội dung thực hiện: Đối với hợp đồng đơn vụ: (Điều 413 Bộ luật dân sự 2005) Đối với hợp đồng song vụ: (Điều 414 Bộ luật dân sự 2005) Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba 4. Chấm dứt – hủy bỏ hợp đồng Theo quan điểm của luật dân sự, chấm dứt hợp đồng là dấu hiệu chỉ báo quyền và nghĩa vụ của các bên không còn tồn tại. 4.1. Chấm dứt hợp đồng: Các trường hợp: Hợp đồng đã hoàn thành Do các bên đã thỏa thuận Chủ thể giao kết chết hoặc chấm dứt Bị hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt Không thực hiện được vì đối tượng không còn Đơn phương chấm dứt thực hiện Điều kiện: khi có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định Thủ tục: Phải thông báo Trách nhiệm: Bên nào có lỗi bên ấy phải bồi thường 4.2. Hủy bỏ hợp đồng: Điều kiện: có sự vi phạm hợp đồng Yêu cầu: Phải thông báo Trách nhiệm: Phải hoàn trả tài sản đã nhận từ khi giao kết Phải bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ thông báo (và gây thiệt hại) 5. Trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng 5.1. Đặc điểm trách nhiệm pháp lý trong quan hệ hợp đồng Áp dụng khi có vi phạm và cho người vi phạm Biểu hiện sự cưỡng chế của nhà nước Là hậu quả bất lợi cho người vi phạm Luôn liên quan trực tiếp đến tài sản Vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng 5.2. Các loại trách nhiệm Trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng (nghĩa vụ giao vật, nghĩa vụ thực hiện hay không thực hiện một công việc) Trách nhiệm tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng Phạt hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG Trong thực tiễn đời sống hiện nay, có nhiều mối quan hệ như mua bán hàng hóa, trao đổi, vay mượn, và ngày càng có nhiều loại giao dịch khác do tính chất phát triển đa dạng của các quan hệ xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh, các giao dịch đều phải được thực hiện bằng hợp đồng. Hợp đồng là kết quả của sự ưng thuận giữa các bên. Tuy nhiên, trong thực tế, không hiếm trường hợp sự ưng thuận này có “khiếm khuyết” và nhìn chung, pháp luật hợp đồng các nước đều dự liệu ba trường hợp “khiếm khuyết” cho phép tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Đó là nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa trong quá trình giao kết hợp đồng. Ở Việt Nam, vấn đề xử lý lừa dối hay đe dọa trong giao kết hợp đồng đã tồn tại khá sớm.... Do đó, khi vấn đề nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng được đặt ra, Tòa án thường “mượn” các quy định của Pháp lệnh HĐDS hay của BLDS để giải quyết. BLDS 2005 đã có sự sửa đổi so với BLDS năm 1995 và Pháp lệnh HĐDS về nhầm lẫn. Cụ thể, Điều 131 BLDS năm 2005 về “giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn” quy định: “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu. Trong trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch thì được giải quyết theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật này”. Trong quá trình vận dụng chế định này chúng ta thấy thể hiện một số bất cập về nguyên nhân gây nhầm lẫn, đối tượng của nhầm lẫn, xử lý vấn đề nhầm lẫn cũng như về khái niệm nhầm lẫn. 1. Về nguyên nhân của sự nhầm lẫn 1.1. Nguyên nhân BLDS đưa ra hai nguyên nhân của sự nhầm lẫn làm cho hợp đồng vô hiệu. Theo đoạn 1 của Điều 131, nhầm lẫn do lỗi vô ý hay cố ý của bên kia và thực tế cho thấy hai loại nhầm lẫn này hoàn toàn có thể tồn tại. Tuy nhiên, ngoài hai nguyên nhân trên, BLDS không có đưa ra một nguyên nhân nào khác nữa và đây chính là một bất cập. 1.2. Thiếu nguyên nhân Trong thực tế có thể xảy ra một bên nhầm lẫn mà bên kia hoàn toàn “không có lỗi”; bên kia không có lỗi cố ý hay lỗi vô ý. Bởi, cả hai cùng có nhầm lẫn và không thể suy luận rằng một ai trong hai bên có lỗi. Ví dụ, bên bán nghĩ rằng tài sản của mình bán là đồ cổ của thế kỷ thứ 15 và người mua cũng nghĩ là như vậy. Một thời gian sau, cả hai bên được biết rằng đây là đồ cổ của thế kỷ thứ 12. Như vậy, bên bán có nhầm lẫn, bên mua cũng vậy và nhầm lẫn của bên bán hoàn toàn không có “lỗi” của bên mua. Những ví dụ loại này không hiếm trong thực tế. Ví dụ, ngày 15/11/1998, anh Mạnh mua của anh Thắng một chiếc xe Dream với giá là 28 triệu đồng. Ngày 8/12/1998, khi vợ anh Mạnh sử dụng thì Công an kiểm tra giấy tờ và phát hiện xe máy này là tang vật của một vụ án đang điều tra. Theo Tòa án, “thực tế chiếc xe Dream II anh Thắng đã bán cho anh Mạnh không phải là của anh mà là tang vật của vụ cướp tài sản của công dân nên hợp đồng mua bán xe giữa anh Thắng với anh Mạnh là vô hiệu. Buộc anh Thắng phải có trách nhiệm trả anh Mạnh số tiền 28 triệu đồng”. Cũng theo Tòa án, “việc anh Thắng mua chiếc xe máy Dream II của anh Quang cũng là anh bị nhầm lẫn và không biết chiếc xe này là tang vật của vụ án hình sự”. Từ đó, Tòa án đã căn cứ vào “điều 136 và 141-146 BLDS (năm 1995)” để “xác định giao dịch dân sự giữa anh Thắng và anh Mạnh là vô hiệu (...); chấp nhận yêu cầu của anh Mạnh đòi anh Thắng số tiền 28 triệu đồng”. Đối với Tòa án, hợp đồng vô hiệu vì có nhầm lẫn. Bởi Tòa án đã viện dẫn Điều 141 BLDS năm 1995 trong khi đó điều này quy định “giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn”. Ở đây, bên mua là anh Mạnh có nhầm lẫn, khi mua anh Mạnh không thể nghĩ rằng đây là tang vật của một vụ án hình sự, nhưng thực tế đây lại là tang vật của một vụ cướp. Vẫn theo Tòa án, bản thân anh Thắng “cũng” “bị nhầm lẫn”. Trong vụ việc vừa nêu, hợp đồng bị vô hiệu do nhầm lẫn là hợp đồng giữa anh Mạnh và anh Thắng; cả hai cùng nhầm lẫn. Do vậy, không thể coi ai trong hai người có lỗi cả. Tòa án đã vận dụng BLDS năm 1995 và cho rằng có nhầm lẫn làm cho hợp đồng vô hiệu. Cách giải quyết như vậy là hoàn toàn thuyết phục. Bởi, BLDS năm 1995 (và Pháp lệnh HĐDS) không phân biệt nguyên nhân của nhầm lẫn như BLDS năm 2005. Do đó, mọi nguyên nhân làm cho một bên nhầm lẫn đều thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS năm 1995. BLDS năm 2005 thay đổi so với BLDS năm 1995 và chỉ đề cập đến 02 nguyên nhân, do đó cách giải quyết của BLDS năm 2005 là chưa toàn diện, không đầy đủ. Nếu vụ việc tương tự như trên xảy ra và phải áp dụng BLDS năm 2005 thì chúng ta thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết. 2. Về đối tượng của sự nhầm lẫn 2.1. Nội dung hợp đồng Trong thực tế, không hiếm trường hợp các bên nhầm lẫn nội dung hợp đồng; một bên yêu cầu sửa đổi phần nhầm lẫn và được bên kia cũng như Tòa án thừa nhận. Ví dụ, vào năm 1997, vợ chồng bà Sáu, ông Tuấn có lập hợp đồng trao đổi nhà, đất với vợ chồng ông Hòa, bà Phương. Qua đó, ông Tuấn, bà Sáu giao phần đất ngang 05m; dài 20m cho vợ chồng ông Hòa bà Phương tọa lạc tại khóm 9, phường 7, thị xã Trà Vinh, nay là số 95 Nguyễn Thị Minh Khai, khóm 9, phường 7, thị xã Trà Vinh. Phía vợ chồng ông Hòa, bà Phương phải giao cho vợ chồng bà Sáu căn nhà 29/11 Phạm Thái Bường, phường 3, thị xã Trà Vinh. Theo yêu cầu của bà Sáu, vợ chồng ông Hòa, bà Phương làm thủ tục mua bán căn nhà trên cho con bà Sáu là Kiều Quốc Vương đứng tên, để thuận lợi cho việc hợp thức hóa. Nhưng khi đến phường làm thủ tục thì mới phát hiện trong giấy tờ chỉ ghi địa chỉ nhà là đường Độc Lập, khóm 2, phường 3. Bà Sáu cũng đã yêu cầu ký lại hợp đồng mới cho phù hợp với địa chỉ nhà đất trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nhưng vợ chồng bà Phương, ông Hòa nghi ngờ có sự gian dối nên không đồng ý ký. Từ đó, bà Sáu yêu cầu hủy hợp đồng. Về vụ việc này, theo Tòa án, “xét thấy tại phiên tòa hôm nay anh Vương được bà Sáu và ông Tuấn ủy quyền tự nguyện rút lại đơn kháng cáo không yêu cầu hủy hợp đồng trao đổi nhà đất, chỉ yêu cầu ông Hòa và bà Phương lập lại hợp đồng trao đổi nhà, đất lập vào năm 1997. Yêu cầu của anh Vương được ông Hòa và bà Phương chấp nhận lập lại hợp đồng mới cho anh Vương theo đúng địa chỉ căn nhà số 29/11, Phạm Thái Bường, phường 3, thị xã Trà Vinh. Xét thấy việc thỏa thuận giữa anh Vương với ông Hòa, bà Phương là sự tự nguyện đúng pháp luật nghĩ nên công nhận”8. Ba văn bản về hợp đồng có quy định về nhầm lẫn là Pháp lệnh HĐDS, BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều chỉ đề cập tới nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng. Cụ thể, theo khoản 3, Điều 15, Pháp lệnh HĐDS, hợp đồng vô hiệu “khi một bên hợp đồng bị nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của hợp đồng” và theo khoản 1, Điều 141, BLDS năm 1995, “khi một bên do nhầm lẫn về nội dung chủ yếu của giao dịch mà xác lập giao dịch, thì có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội dung của giao dịch đó; nếu bên kia không chấp nhận yêu cầu thay đổi của bên bị nhầm lẫn, thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu”. BLDS năm 2005 có quy định về nhầm lẫn tại Điều 131 và ở đây chúng ta cũng chỉ thấy đề cập tới nhầm lẫn “về nội dung” của hợp đồng. Một vấn đề đặt ra là khi có sự nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng thì phải giải quyết như thế nào? 2.2. Chủ thể của hợp đồng Trong thực tế, hoàn toàn có thể xảy ra nhầm lẫn về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng. Vụ việc sau đây dường như là một ví dụ. Ngày 21/4/2006, ông Trường và bà Thu có lập hợp đồng thỏa thuận hợp tác thành lập Công ty cổ phần đầu tư thẩm mỹ Xuân Trường với ngành nghề kinh doanh gồm mua bán mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, dụng cụ thẩm mỹ, y ngoại tổng quát, đào tạo nghề. Ông Trường là Tổng Giám đốc. Lợi nhuận công ty sau khi trừ chi phí hoạt động chia đều 50% cho ông Trường và bà Thu. Công ty đã đi vào hoạt động được khoảng 2 tháng thì hai bên bắt đầu có mâu thuẫn. Ông Trường khởi kiện yêu cầu bà Thu phải bồi thường cho ông các khoản thiệt hại và khoản tiền mà ông đã đầu tư vào công ty. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp, Tòa án đã tuyên hợp đồng hợp tác giữa ông Trường và bà Thu là vô hiệu do nhầm lẫn (Tòa án đã viện dẫn Điều 131, BLDS năm 2005). Cơ sở để Tòa án cho rằng có sự nhầm lẫn trong hợp đồng thỏa thuận hợp tác giữa ông Trường và bà Thu là “Bà Thu không phải là bác sỹ nên bị nhầm lẫn y ngoại tổng quát với phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ ngay từ khi xác lập hợp đồng thỏa thuận hợp tác”. Ở đây, Tòa án cho rằng sự nhầm lẫn xuất phát từ nhận thức của bà Thu bởi bà đã nhầm “y ngoại tổng quát” là “phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ”. Điều đó có nghĩa là đối với bà Thu, có sự khác nhau giữa nhận thức của bà Thu về chuyên môn của ông Trường và “sự thật” về chuyên môn của ông Trường. Trong nhận thức của mình, bà Thu nghĩ rằng bằng cấp chuyên môn của ông Trường là y ngoại tổng quát, tức là ông Trường có chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ nên mới hợp tác kinh doanh. Ông Trường có chuyên môn về y ngoại tổng quát nhưng ông lại không có chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ. Như vậy, nếu có nhầm lẫn như Tòa án đã nhận định thì đây là nhầm lẫn về chủ thể giao kết hợp đồng. BLDS chỉ đề cập đến nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng còn vụ việc vừa rồi dường như có nhầm lẫn về chủ thể. Mặc dù vậy, Tòa án vẫn cho tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Xét về góc độ văn bản thì Tòa án đã thiếu cơ sở pháp lý. Trong vụ việc sau đây, dường như hợp đồng đã được giao kết và một bên đã nhầm lẫn về chủ thể của hợp đồng. Cụ thể, bà Lê Thị Hoà và ông Hoàng Hiếu Dân đã ly hôn ngày 11/5/2001, nhưng tại giấy vay ngày 18/1/2003 do ông Hoàng Hiếu Dân lập, xác định ông có vay bà Oanh 30 lượng vàng; phía dưới dòng chữ “Người vay” ông Dân ký tên và ghi rõ họ tên, phía bên phải giấy này có chữ ký bà Lê Thị Hòa.   Theo Tòa án, “không đủ cơ sở xác định bà Lê Thị Hòa là người vay (...). Tuy nhiên, bà Oanh nêu bà chỉ đồng ý cho hai vợ chồng vay chứ không cho ông Dân vay, vì ông Hoàng Hiếu Dân và bà Lê Thị Hòa muốn giấu tình trạng hôn nhân giữa hai người nên bà Hòa dù không vay nợ nhưng vẫn ký thì bà cũng có một phần lỗi làm bà Oanh nhầm tưởng mà cho vay, nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn và phải tuyên bố giao dịch này vô hiệu, bà Lê Thị Hòa phải có một phần trách nhiệm, cụ thể là bà Lê Thị Hòa phải trả ½ số nợ là phù hợp”. Ở đây, Tòa án đã áp dụng “Điều 131; Điều 137 BLDS”10 năm 2005, tức các quy định về nhầm lẫn trong BLDS. Trong vụ việc vừa nêu, Tòa án cho rằng có nhầm lẫn và tuyên bố vô hiệu hợp đồng, nhưng với thông tin của bản án thì khó có thể khẳng định có nhầm lẫn về “nội dung” của hợp đồng. Nếu có nhầm lẫn ở đây thì đó dường như là nhầm lẫn về “chủ thể” của hợp đồng. 3. Về khái niệm nhầm lẫn Trong các vụ việc nêu trên, chúng ta thấy Tòa án xác định là có nhầm lẫn nhưng không lý giải tại sao đó là nhầm lẫn. BLDS quy định hợp đồng có thể bị tuyên bố vô hiệu do nhầm lẫn nhưng không có định nghĩa “nhầm lẫn”. Trong thực tế, không hiếm trường hợp Tòa án kết luận có nhầm lẫn nhưng phân tích kỹ thì kết luận về sự có tồn tại hay không “nhầm lẫn” có thể khác. Ví dụ, theo ông Trăng trình bày, ngày 22/9/2005, ông và ông Lê Viết Hùng ký kết hợp đồng thuê nhà với nội dung: Ông Hùng cho ông thuê toàn bộ căn nhà 4A6 Cư xá 307, phường 25, quận Bình Thạnh, giá thuê mỗi tháng 5.000.000 đồng, tiền thuê nhà thanh toán 03 tháng 01 lần và đặt cọc 03 tháng tiền thuê nhà để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Sau đó đôi bên có tranh chấp và theo Tòa án, “xét thấy, căn nhà 4A6 Cư xá 307, phường 25, quận Bình Thạnh do ông Lê Viết Huế và bà Tô Anh Tuyết là chủ sở hữu. Ông Huế và bà Tuyết chết không để lại di chúc và bà Trinh, bà An không có ủy quyền cho ông Hùng. Do đó, ông Hùng ký kết hợp đồng cho ông Trăng thuê căn nhà và ký nhận đặt cọc thuê nhà 4A6 Cư xá 307, phường 25, quận Bình Thạnh là giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn, nên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập”5. Ở đây, Tòa án đã cho rằng có “nhầm lẫn” và đã tuyên bố hợp đồng vô hiệu trên cơ sở Điều 141 và khoản 2, Điều 146 BLDS năm 1995, quy định về nhầm lẫn về nội dung của hợp đồng. Tại sao lại có nhầm lẫn ở đây? Nhầm lẫn về cái gì? Nếu có nhầm lẫn thì dường như là nhầm lẫn về chủ thể
Luận văn liên quan