Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây ngũ cốc chính (lúa mì, lúa nước và ngô) được trồng phổ biến rộng, có năng suất cao, có giá trị kinh tế lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người.
Ngô là nguồn giải quyết lương thực cho nhiều dân tộc trên thế giới, với 21% tổng sản lượng ngô được sử dụng làm lương thực đã nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu. Ở một số nước như Mexico, Ấn Độ và một số nước châu Phi khác (đặc biệt là ở các nước kém phát triển) ngô là nguồn dinh dưỡng chính, giúp giải quyết nạn đói thường xuyên đe dọa, nên ngô là cây “báo hiệu của sự ấm no”.
Bên cạnh giá trị làm lương thực, ngô còn là nguồn thức ăn gia súc vô cùng quan trọng, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp cho gia súc, gia cầm là từ ngô. Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp đã sử dụng 70 - 90% sản lượng ngô cho chăn nuôi như Hungari 97%, Pháp 90%, Mỹ 89% Cây ngô là thức ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò sữa.
Những năm gần đây ngô còn là cây thực phẩm được ưa chuộng. Ngô rau (ngô bao tử - baby corn) có giá trị kinh tế hàng hoá và giá trị dinh dưỡng rất cao so với các loại rau cao cấp khác. Ngoài ra, ngô còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza, chất dẻo Giá trị sử dụng rộng rãi của ngô được chứng minh bằng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ. Hiện nay hoạt động sản xuất Ethanol từ nguyên liệu ngô đang phát triển mạnh và Mỹ là nước đứng đầu trong ngành này.
Đất đồi núi (đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung, đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất bị bóc trần khỏi thảm thực vật che phủ. Năm 2003, theo số liệu của Tổng cục thống kê thì đại đa số đất có độ dốc < 150 (chiếm 21,9%) đang được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm nghiệp. Diện tích đất có độ dốc từ 15 - 250 chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc > 250 và diện tích đất có rừng đã đạt 12,0 triệu ha (khoảng 36,5%). Tuy nhiên, ở nhiều nơi, do không có đất bằng nên nông dân vẫn phải dựa vào canh tác đất có độ dốc > 150 để kiếm kế sinh nhai. Với độ dốc như vậy cộng với thói quen canh tác lạc hậu lên xói mòn và rửa trôi đất rất mạnh trong quá trình canh tác là điều khó tránh khỏi.
Về sản xuất ngô ở miền núi, hiện nay cũng đã có nhiều vấn đề nẩy sinh cần phải nghiên cứu các biện pháp khắc phục kịp thời vì đó là nguồn sống rất quan trọng, đặc biệt là của đồng bào H’mông và các dân tộc sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Theo TS. Lê Quốc Doanh (2004)[1]thì ở miền núi phía Bắc Việt nam có tới 62% hộ nông dân có thu nhập từ sản xuất ngô và bình quân cây ngô chiếm tới 15% thu nhập của họ. Trong những năm gần đây, do những thành tựu trong sản xuất ngô lai mà năng suất ngô tăng vọt (từ 2,1 tấn/ha năm 1995 lên 4,0 tấn/ha năm 2008). Cộng với sự ổn định về thị trường, vai trò kinh tế của cây ngô ngày càng trở nên quan trọng hơn. Diện tích trồng ngô của miền núi phía bắc tăng lên đáng kể. Đây là một điều đáng mừng vì thực sự cây ngô đã đóng góp nhiều trong việc cải thiện đời sống nông dân miền núi. Tuy nhiên, một khi tiềm năng năng suất ngô đã đạt đến mức trần thì năng suất thực sẽ giảm. Nguyên nhân là do nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân hoá học mà không sử dụng phân xanh, phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng để bảo vệ và nâng cao độ mùn cho đất. ở nhiều nơi do đất trồng ngô bị xói mòn và thoái hoá đến mức giống và phân hoá học không còn phát huy tác dụng. Do hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến thua lỗ nên nông dân trồng ngô sẽ chuyển sang trồng sắn và sau đó đất sẽ bị bỏ hoá.
Huyện Văn Chấn - Yên Bái là một điển hình của canh tác trên đất dốc ở miền núi phía Bắc. Phần lớn diện tích đất ở đây là đất dốc với tầng đất canh tác dày do cộng đồng người H'mông, người Mường, người Thái sử dụng. Cây trồng trong hệ thống trồng trọt chủ yếu là ngô và lúa nương. Kiểu canh tác ở đây là dọn sạch và đốt trước khi gieo trồng, mặt đất không được che phủ. Vì thế lượng chất hữu cơ bề mặt bị xói mòn và rửa trôi sau những trận mưa là rất lớn.
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, hiểu được vai trò của việc bảo vệ đất, chống xói mòn giúp cho đất màu mỡ hơn, kiểm soát cỏ dại, giữ nước, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân, chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm: "Nghiên cứu sử dụng một số cây che phủ trong canh tác ngô đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái" nhằm góp phần xây dựng hệ thống canh tác ngô hiệu quả, ổn định và lâu bền hơn.
62 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3287 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sử dụng một số cây che phủ trong canh tác ngô đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây ngũ cốc chính (lúa mì, lúa nước và ngô) được trồng phổ biến rộng, có năng suất cao, có giá trị kinh tế lớn và chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của con người.
Ngô là nguồn giải quyết lương thực cho nhiều dân tộc trên thế giới, với 21% tổng sản lượng ngô được sử dụng làm lương thực đã nuôi sống 1/3 dân số toàn cầu. Ở một số nước như Mexico, Ấn Độ và một số nước châu Phi khác (đặc biệt là ở các nước kém phát triển) ngô là nguồn dinh dưỡng chính, giúp giải quyết nạn đói thường xuyên đe dọa, nên ngô là cây “báo hiệu của sự ấm no”.
Bên cạnh giá trị làm lương thực, ngô còn là nguồn thức ăn gia súc vô cùng quan trọng, 70% chất tinh trong thức ăn tổng hợp cho gia súc, gia cầm là từ ngô. Ở các nước phát triển có nền chăn nuôi công nghiệp đã sử dụng 70 - 90% sản lượng ngô cho chăn nuôi như Hungari 97%, Pháp 90%, Mỹ 89%… Cây ngô là thức ăn xanh và ủ chua rất tốt cho chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là bò sữa.
Những năm gần đây ngô còn là cây thực phẩm được ưa chuộng. Ngô rau (ngô bao tử - baby corn) có giá trị kinh tế hàng hoá và giá trị dinh dưỡng rất cao so với các loại rau cao cấp khác. Ngoài ra, ngô còn là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho các nhà máy sản xuất rượu cồn, tinh bột, dầu, glucoza, chất dẻo… Giá trị sử dụng rộng rãi của ngô được chứng minh bằng 670 mặt hàng khác nhau của các ngành công nghiệp lương thực - thực phẩm, công nghiệp dược và công nghiệp nhẹ. Hiện nay hoạt động sản xuất Ethanol từ nguyên liệu ngô đang phát triển mạnh và Mỹ là nước đứng đầu trong ngành này.
Đất đồi núi (đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung, đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất bị bóc trần khỏi thảm thực vật che phủ. Năm 2003, theo số liệu của Tổng cục thống kê thì đại đa số đất có độ dốc 250 và diện tích đất có rừng đã đạt 12,0 triệu ha (khoảng 36,5%). Tuy nhiên, ở nhiều nơi, do không có đất bằng nên nông dân vẫn phải dựa vào canh tác đất có độ dốc > 150 để kiếm kế sinh nhai. Với độ dốc như vậy cộng với thói quen canh tác lạc hậu lên xói mòn và rửa trôi đất rất mạnh trong quá trình canh tác là điều khó tránh khỏi.
Về sản xuất ngô ở miền núi, hiện nay cũng đã có nhiều vấn đề nẩy sinh cần phải nghiên cứu các biện pháp khắc phục kịp thời vì đó là nguồn sống rất quan trọng, đặc biệt là của đồng bào H’mông và các dân tộc sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Theo TS. Lê Quốc Doanh (2004)[1]thì ở miền núi phía Bắc Việt nam có tới 62% hộ nông dân có thu nhập từ sản xuất ngô và bình quân cây ngô chiếm tới 15% thu nhập của họ. Trong những năm gần đây, do những thành tựu trong sản xuất ngô lai mà năng suất ngô tăng vọt (từ 2,1 tấn/ha năm 1995 lên 4,0 tấn/ha năm 2008). Cộng với sự ổn định về thị trường, vai trò kinh tế của cây ngô ngày càng trở nên quan trọng hơn. Diện tích trồng ngô của miền núi phía bắc tăng lên đáng kể. Đây là một điều đáng mừng vì thực sự cây ngô đã đóng góp nhiều trong việc cải thiện đời sống nông dân miền núi. Tuy nhiên, một khi tiềm năng năng suất ngô đã đạt đến mức trần thì năng suất thực sẽ giảm. Nguyên nhân là do nông dân chỉ quan tâm sử dụng giống mới và tăng hàm lượng phân hoá học mà không sử dụng phân xanh, phân hữu cơ hoặc tàn dư cây trồng để bảo vệ và nâng cao độ mùn cho đất. ở nhiều nơi do đất trồng ngô bị xói mòn và thoái hoá đến mức giống và phân hoá học không còn phát huy tác dụng. Do hiệu quả kinh tế thấp dẫn đến thua lỗ nên nông dân trồng ngô sẽ chuyển sang trồng sắn và sau đó đất sẽ bị bỏ hoá.
Huyện Văn Chấn - Yên Bái là một điển hình của canh tác trên đất dốc ở miền núi phía Bắc. Phần lớn diện tích đất ở đây là đất dốc với tầng đất canh tác dày do cộng đồng người H'mông, người Mường, người Thái sử dụng. Cây trồng trong hệ thống trồng trọt chủ yếu là ngô và lúa nương. Kiểu canh tác ở đây là dọn sạch và đốt trước khi gieo trồng, mặt đất không được che phủ. Vì thế lượng chất hữu cơ bề mặt bị xói mòn và rửa trôi sau những trận mưa là rất lớn.
Xuất phát từ yêu cầu sản xuất nông nghiệp bền vững, hiểu được vai trò của việc bảo vệ đất, chống xói mòn giúp cho đất màu mỡ hơn, kiểm soát cỏ dại, giữ nước, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho người dân, chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm: "Nghiên cứu sử dụng một số cây che phủ trong canh tác ngô đất dốc ở huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái" nhằm góp phần xây dựng hệ thống canh tác ngô hiệu quả, ổn định và lâu bền hơn.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được cây che phủ có tác dụng tới sinh trưởng phát triển cây ngô đồng thời hạn chế được xói mòn đất.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu góp phần xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển hệ thống canh tác trồng Ngô đất dốc bền vững và hiệu quả thông qua sử dụng một số cây che phủ đất.
- Là cơ sở cho việc định hướng bảo vệ và khai thác tốt hơn tiềm năng đất dốc vùng miền núi phía Bắc.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ hướng nông dân vùng núi tới kiểu canh tác đất dốc hiệu quả, bền vững hơn; đồng thời bảo tồn được nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng) và bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tăng thu nhập, giảm đầu tư cho Ngô đạt năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn đồng thời, cải thiện đời sống nông dân vùng cao.
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ngô là loại cây trồng có năng suất cao lại chứa một hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng đáng kể, cho nên ngô được sử dụng làm lương thực (một số nước Châu Phi đã sử dụng 50-60% tổng sản lượng ngô làm lương thực), làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, để cung cấp thịt, trứng, sữa cho con người (một số nước Châu Âu và Bắc Mỹ đã dùng 80-90% sản lượng ngô làm thức ăn chính trong chăn nuôi). Đồng thời, ngô cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến rượu, bia, cồn, đường và thực phẩm…
Tình trạng đất bị suy thoái đang là vấn đề nghiêm trọng đối với xã hội, hiện tượng này không những làm cho diện tích đất nông nghiệp bị giảm đi mà còn ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống như ô nhiễm đất, nạn đói, tình trạng lũ lụt gia tăng, mất diện tích rừng… và những người chịu tác động trực tiếp từ những hiện tượng trên là dân nghèo sống ở các khu vực núi cao. Ngày nay, trong sản xuất suất nông nghiệp ở khu vực miền núi chúng ta đang tập trung vào nghiên cứu phương thức sử dụng đất bền vững, trong đó việc sử dụng cây che phủ cải tạo đất đang là vấn đề được nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân quan tâm. Vì cây che phủ ngoài việc chống xói mòn, cải thiện được điều kiện tiểu khí hậu đồng ruộng (độ ẩm, nhiệt độ…), nó còn trả lại cho đất một lượng chất dinh dưỡng rất lớn và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Do đó chúng tôi thấy việc tiến hành nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết, vì đề tài đáp ứng được nhu cầu của xã hội và của người sản xuất.
2.2. Tình hình sản xuất Ngô trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất Ngô trên thế giới
Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong hơn 40 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha. Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha, năng suất 4,9 tấn/ha và sản lượng đạt kỷ lục với 766,2 triệu tấn. (FAOSTAT,USDA 2008)[4]
Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi thuyết ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Đặc biệt, từ 10 năm nay, cùng với những thành tựu mới trong chọn tạo giống lai nhờ kết hợp phương pháp truyền thống với cộng nghệ sinh học thì việc ứng dụng công nghệ cao trong canh tác cây ngô cũng như áp dụng kỹ thuật trồng xen cho cây che phủ cho Ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng ngô thế giới
và một số khu vực
Khu vực
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(nghìn tấn)
Thế giới
157,0
49,0
766.200
Các nước phát triển
49,441
78,80
389.593
Các nước đang phát triển
98,136
31,80
312.073
Mỹ
30,395
92,86
282.260
Trung Quốc
26,222
51,54
135.145
Thái Lan
1,150
36,35
4.180
Nguồn: FAOSTAT, 2006 [5]
Hiện nay, Mỹ là nước có diện tích trồng ngô lớn nhất thế giới và hầu hết diện tích này được trồng bằng giống lai. Năm 2005, năng suất ngô trung bình của Mỹ đạt gần 9,27 tấn/ha trên diện tích 29,8 triệu ha (Faostat Database, 2006), đứng vào hàng các nước có năng suất ngô cao nhất thế giới. Việc nghiên cứu và sử dụng ngô lai ở châu Âu bắt đầu muộn hơn Mỹ khoảng 20 năm nhưng cũng đạt được những thành tựu quan trọng. Một số nước có năng suất ngô bình quân cao là Israel (16 tấn/ha), Bỉ (12,2 tấn/ha), Tây Ban Nha (9,9 tấn/ha) (Faostat Database, 2006). Năng suất ngô bình quân của Trung Quốc đã tăng từ 1,5 tấn/ha năm 1950 lên 5,15 tấn/ha năm 2006 (Faostat Database, 2006). Thái Lan là nước dẫn đầu trong việc đưa giống ngô lai vào sản xuất. Năm 1981, diện tích trồng giống ngô lai của Thái Lan là 0,1% đến năm 1996 là 77,5%. Thái Lan hiện có 90% diện tích ngô được trồng bằng giống lai (Pichet Gludoyma, 2005)
Từ những năm cuối thế kỷ 20, nghề trồng ngô trên thế giới đã có những bước phát triển kỳ diệu nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai, kỹ thuật nông học tiên tiến và những thành tựu của công nghệ sinh học, công nghệ chế biến và bảo quản... đã đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mỳ và lúa nước. Sự kết hợp cây trồng xen vào sản xuất ngô đã tăng sản lượng ngô trên thế giới.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô, lúa mỳ và lúa nước
của thế giới năm 2009
Loại cây trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Ngô
156,4
50,3
787,3
Lúa mỳ
224,9
30,3
682,2
Lúa nước
155,7
42,5
661,8
(Nguồn: UDSA, 2009)[6]
Trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới, cây ngô tuy chỉ đứng thứ hai về diện tích nhưng lại dẫn đầu về năng suất và sản lượng. Năm 2008, diện tích ngô của thế giới đã vượt lúa nước với 156,4 triệu ha sau lúa mỳ (224,9 triệu ha), nhưng năng suất ngô đã đạt 50,3 tạ/ha, gấp 1,66 lần so với lúa mỳ và 1,18 lần so với năng suất lúa nước.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong giai đoạn 2000 - 2009
Năm
Chỉ tiêu
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2000
137
43,25
592,5
2001
137,5
44,77
615,5
2002
137,3
44,06
604,9
2003
144,7
44,6
645,2
2004
147,5
49,45
729,2
2005
147,4
48,42
713,9
2006
148,6
47,53
706,3
2007
158,6
49,69
788,1
2008
161
51.09
822,7
2009
156
51,9
809,02
(Nguồn: FAOSTAT, 2010 và UDSA, 2010)[9]
Trong vòng 40 năm trở lại đây, ngành sản xuất ngô đã có những tiến bộ vượt bậc: năm 1961 diện tích ngô thế giới chỉ là 104,8 triệu ha với năng suất 20 tạ/ha, đến năm 2000 năng suất ngô trung bình của thế giới đã tăng gấp đôi lên 43,25 tạ/ha và diện tích cũng được mở rộng thêm 32,1 triệu ha so với năm 1961. Đó là một tốc độ phát triển đáng kể, tốc độ tăng về diện tích đạt 0,82 triệu ha/năm, năng suất là 0,59 tạ/năm, sản lượng tăng 9,96 triệu tấn/năm. Đặc biệt năm 2007 năng suất ngô đã tăng lên 50,1 tạ/ha và sản lượng đạt kỷ lục với 791,8 triệu tấn (FAOSTAT, 2008).[7]
Tình hình sản xuất ngô của thế giới trong những năm gần đây tăng cả về 3 chỉ tiêu là: diện tích, năng suất và sản lượng. Diện tích trồng ngô tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2007, từ 136,9 triệu ha (2000) tăng lên 158,0 triệu ha (2007). Năm 2008 diện tích ngô có giảm đi một chút nhưng năng suất lại đạt cao nhất từ trước đến nay với 50,30 tạ/ha. Trong vòng 8 năm (từ 2000 - 2008) tốc độ tăng trưởng diện tích là 3,01 triệu ha, năng suất là 0,88 tạ/ha/năm và sản lượng là 24,35 triệu tấn/năm. Theo dự đoán xu thế phát triển ngô trong thời gian tới là diện tích trồng ngô đi vào ổn định và có thể giảm dần do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp bởi nhiều nguyên nhân (dân số tăng, công nghiệp hóa mạnh, hiện tượng sa mạc hóa…). Nhưng một mặt nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, do vậy phải tăng năng suất và sản lượng bằng cách tạo ra nhiều giống ngô có khả năng chịu thâm canh, cho năng suất cao, chống chịu tốt.
Tuy nhiên tình hình sản xuất ngô có sự khác biệt rất lớn giữa các vùng, các nước trên thế giới:
Bảng 2.4: Sản xuất ngô ở một số châu lục trên thế giới năm 2008
Khu vực
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
Châu Á
52,17
45,53
237,56
Châu Mỹ
64,12
68,33
438,2
Châu Âu
15,47
60,18
93,14
Châu Phi
29,15
18,25
53,2
(Nguồn: FAOSTAT, 2010)[8]
Châu Mỹ có diện tích trồng ngô lớn nhất so với các châu lục khác với 64,12 triệu ha, chiếm 39,8% diện tích ngô toàn thế giới. Đồng thời đây cũng là châu lục có năng suất, sản lượng ngô cao nhất, năm 2008 đạt 68,34 tạ/ha, cao hơn 33,8% so với năng suất trung bình của thế giới; sản lượng đạt 438,21 triệu tấn - chiếm hơn 53,3% sản lượng ngô toàn thế giới. Châu Á là khu vực có diện tích ngô lớn thứ 2 sau Châu Mỹ với 52,17 triệu ha, nhưng năng suất ngô ở khu vực này chỉ đạt 45,53 tạ/ha, bằng 89% năng suất trung bình của thế giới. Châu Âu đứng thứ hai trên thế giới về năng suất với 60,18 tạ/ha. Châu Phi có diện tích đứng thứ ba trên thế giới nhưng có năng suất ngô rất thấp, chỉ đạt 18,25 tạ/ha, chỉ bằng 36,1% năng suất bình quân của thế giới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trình độ khoa học kỹ thuật ở các nước đang phát triển còn hạn chế, chưa tạo ra được những giống ngô phù hợp cho sản xuất; điều kiện khí hậu, đất đai không thuận lợi; kinh tế còn kém phát triển nên thiếu vốn đầu tư vào thâm canh.
Các nước phát triển có năng suất ngô cao hơn năng suất trung bình của thế giới và ngược lại các nước đang phát triển năng suất ngô thấp hơn rất nhiều. Một số nước có năng suất cao như: Tây Ban Nha 99,01 tạ/ha, Mỹ 96,58 tạ/ha, Pháp 92,94 tạ/ha,... và những nước có diện tích trồng ngô lớn là: Mỹ 31,83 triệu ha, Trung Quốc 29,88 triệu ha, Brazil 14,45 triệu ha … Các nước này đã đóng góp rất lớn đối với sản lượng ngô của thế giới, trong đó Mỹ là nước có đóng góp lớn nhất và luôn là nước dẫn đầu về sản xuất ngô. Sản lượng ngô của Mỹ năm 2009 là 307,38 triệu tấn, chiếm 38,7% tổng sản lượng ngô của thế giới. Lý do năng suất ngô ở Mỹ tăng lên trong 50 năm qua là 50% do cải tạo nền di truyền của các giống lai, 50% do cải thiện chế độ canh tác. Ngoài ra một trong những lý do năng suất ngô ở Mỹ vẫn tăng cao là nhờ việc áp dụng ngô chuyển gen.
Trên thị trường quốc tế ngô đứng đầu trong danh sách những mặt hàng có giá trị khối lượng hàng hóa giao dịch ngày càng tăng, tỷ trọng lưu thông lớn, thị trường tiêu thụ rộng và nhu cầu ngày càng cao. Hiện nay nhu cầu tiêu thụ ngô trên thế giới trung bình hàng năm từ 702,5 đến 768,8 triệu tấn. Trong đó, nước Mỹ tiêu thụ 33,52% tổng sản lượng ngô tiêu thụ và các nước khác chiếm 66,48%. Sở dĩ nhu cầu ngô tăng mạnh là do dân số thế giới tăng nên nhu cầu về thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh dẫn đến đòi hỏi lượng ngô dùng trong chăn nuôi tăng. Hơn nữa trong những năm gần đây khi nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt thì ngô được coi là nguồn nguyên liệu chính để chế biến ethanol, một loại nhiên liệu sạch dùng để thay thế một phần nguyên liệu xăng dầu. Trong bối cảnh giá dầu đang liên tiếp lập những kỷ lục mới, nhiên liệu sinh học đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết. Tại nước sản xuất ethanol lớn nhất là Mỹ, ¼ sản lượng ngô là dùng để sản xuất ethanol, như vậy chỉ riêng lượng ngô cho chương trình ethanol của Mỹ đã tương đương hơn một nửa nhu cầu ngũ cốc của thế giới.
Hiện nay thị trường ngô thế giới được đánh giá là thị trường tương đối khả quan. Với tình hình sản xuất và tiêu thụ hiện nay thì cây ngô sẽ càng khẳng định được vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp thế giới.
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu ngô ở Việt Nam
Năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 chỉ đạt trên 1 tấn/ha, với diện tích hơn 200 nghìn hecta; đến đầu những năm 1980, năng suất cũng chỉ đạt 1,1 tấn/ha và sản lượng hơn 400.000 tấn do vẫn trồng các giống ngô địa phương với kỹ thuật canh tác lạc hậu. Từ giữa những năm 1980, nhờ hợp tác với Trung tâm Cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT (2001), World maize Fact and Trends, CIMMYT- International Maize and Wheat Impruvement Center, el Batan, Mexico, 1997/2000)[10].
Nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt là từ đầu những năm 1990 đến nay, gắn liền với việc không ngừng mở rộng giống ngô lai ra sản xuất, đồng thời cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác theo đòi hỏi của giống mới.
Năm 1991 diện tích trồng giống lai chưa đến 1% trên hơn 400 nghìn hecta trồng ngô, năm 2007 giống lai đã chiếm khoảng 95% trong số hơn 1 triệu hecta. Năng suất ngô nước ta tăng nhanh liên tục với tốc độ cao hơn trung bình thế giới trong suốt hơn 20 năm qua. Năm 1980 năng suất ngô nước ta chỉ bằng 34% so với trung bình thế giới (11/32 tạ/ha); năm 1990 bằng 42% (15,5/37 tạ/ha); năm 2000 bằng 60% (25/42 tạ/ha); năm 2005 bằng 73% (36/49 tạ/ha) và năm 2007 đã đạt 81,0% (39,6/49 tạ/ha). Năm 1994, sản lượng ngô Việt Nam vượt ngưỡng 1 triệu tấn, năm 2000 vượt ngưỡng 2 triệu tấn, và năm 2007 chúng ta đạt diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất từ trước đến nay: diện tích là 1.072.800 ha, năng suất 39,6 tạ/ha, sản lượng vượt ngưỡng 4 triệu tấn - 4.250.900 tấn. Ngô Việt Nam bắt đầu phát triển từ năm 1995 trở lại đây và hình thành mạng lưới tiêu thụ rộng khắp gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và chăn nuôi. Nhu cầu của người chăn nuôi và thị trường ngô phát triển mạnh mẽ từ đồng bằng sông Hồng đã tạo động lực cho sản xuất ngô tại các vùng trung du miền núi phía Bắc, cùng với nó là sự phát triển của các giống ngô lai và áp dụng khoa học kỹ thuật của người dân vào sản xuất.
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của Việt Nam
giai đoạn 1961- 2009
Năm
1961
1975
1990
1994
2000
2005
2009
Diện tích
(1000ha)
229,20
267,0
432,0
534,6
730,2
1052,6
1.086.800
Sản lượng
(1000 tấn)
260,10
280,60
671,0
1143,9
2005,9
3787,1
4.431.800
Năng suất (tạ/ha)
11,4
10,5
15,5
21,4
25,1
36,0
40,8
(Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2010)[11]
Theo dự báo của Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp & PTN, năm 2008 các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu thêm 672.000 tấn ngô để làm nguyên liệu cho chế biến. Dự kiến tới năm 2010, Việt Nam sẽ phải nhập 741.000 tấn ngô và năm 2015 xấp xỉ 1 triệu tấn.
Giá ngô trên thị trường khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Hồng hiện nay thường không ổn định, phụ thuộc vào mùa vụ trồng ngô ở Sơn La và Hoà Bình. Vào những thời điểm thu hoạch ngô Sơn La, giá ngô thường thấp hơn những thời điểm khác trong năm và biến động theo giá thu mua của các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Khu vực Đông Bắc cũng chịu ảnh hưởng của biến động giá ngô thị trường trong nước song ít hơn do tỷ lệ ngô lai (ngô hàng hóa) tại khu vực này còn thấp.
Thị trường ngô của các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc được phân chia thành 2 khu vực rõ rệt: khu vực Tây Bắc phát triển ngô theo hướng hàng hóa và khu vực Đông Bắc vẫn sản xuất ngô mang nặng tính tự cung tự cấp, có một số ít tỉnh đang hướng sản xuất ngô theo thị trường bằng cách tăng diện tích trồng ngô lai (như Cao Bằng, Yên Bái).
Theo những nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hệ thống nông nghi