Giun truyền qua ñất (Soil-transmitted-helminth infections), chủ yếu là
giun ñũa, giun tóc và giun móc/ mỏ hiện vẫn là vấnñề y tế lớn của nhiều
nước trên thế giới, ñặc biệt ở các nước nhiệt ñới và cận nhiệt ñới vì tính phổ
biến và tác hại của nó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2006, ước tính
hiện có khoảng hơn 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm giun truyền qua ñất
(GTQĐ). Mỗi năm có 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006) Việt Nam có trên 65 triệu người
nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ; bệnh phổ biến khắp 64 tỉnh thành
trên toàn quốc.
Đến nay chưa có một nghiên cứu nào triển khai tăng cường nhận thức
cho cộng ñồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và người Ê ñê
nói riêng về những mối hiểm họa do các hành vi mất vệ sinh gây ra và truyền
thông giáo dục sức khỏe về những tác hại của các thói quen mất vệ sinh, sự
cần thiết phải xây dựng các công trình vệ sinh tại chỗ.
Xuất phát từ thực tế trên, thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ về
phòng chống giun ở cộng ñồng người dân tộc thiểu số Ê ñê là một trong
những vấn ñề cần ưu tiên trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng ñồng ñể
làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường ñộ nhiễm giun, giảm tác hại do giun gây ra,
nâng cao sức khỏe cho nhân dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội, ñảm
bảo quốc phòng an ninh ở Tây Nguyên, ñề tài: “Nghiên cứu thực trạng
nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở cộng ñồng người Ê ñê tại hai xã
tỉnh Đắk Lắk và hiệu quả của biện pháp truyền thông, ñiều trị nhiễm
giun” ñược tiến hành với mục tiêu sau:
1. Xác ñịnh thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun ñũa, giun tóc, giun
móc/mỏ ở cộng ñồng người Ê ñê tại hai xã thuộc tỉnhĐắk Lắk.
2. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông, ñiều trị nhiễm giun tại cộng
ñồng nghiên cứu.
193 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4472 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở cộng đồng người Ê đê tại hai xã tỉnh Đắk Lắk và hiệu quả của biện pháp truyền thông, điều trị nhiễm giun, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Giun truyền qua đất (Soil-transmitted-helminth infections), chủ yếu là
giun đũa, giun tóc và giun móc/ mỏ hiện vẫn là vấn đề y tế lớn của nhiều
nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới vì tính phổ
biến và tác hại của nó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2006, ước tính
hiện có khoảng hơn 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm giun truyền qua đất
(GTQĐ). Mỗi năm có 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006) Việt Nam có trên 65 triệu người
nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ; bệnh phổ biến khắp 64 tỉnh thành
trên toàn quốc.
Đến nay chưa có một nghiên cứu nào triển khai tăng cường nhận thức
cho cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và người Ê đê
nói riêng về những mối hiểm họa do các hành vi mất vệ sinh gây ra và truyền
thông giáo dục sức khỏe về những tác hại của các thói quen mất vệ sinh, sự
cần thiết phải xây dựng các công trình vệ sinh tại chỗ.
Xuất phát từ thực tế trên, thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ về
phòng chống giun ở cộng đồng người dân tộc thiểu số Ê đê là một trong
những vấn đề cần ưu tiên trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng để
làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun, giảm tác hại do giun gây ra,
nâng cao sức khỏe cho nhân dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm
bảo quốc phòng an ninh ở Tây Nguyên, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng
nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở cộng đồng người Ê đê tại hai xã
tỉnh Đắk Lắk và hiệu quả của biện pháp truyền thông, điều trị nhiễm
giun” được tiến hành với mục tiêu sau:
1. Xác định thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun
móc/mỏ ở cộng đồng người Ê đê tại hai xã thuộc tỉnh Đắk Lắk.
2. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông, điều trị nhiễm giun tại cộng
đồng nghiên cứu.
2
NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã xác định được việc nhiễm giun truyền qua đất có liên quan
đến một số thói quen xấu: Thường xuyên uống nước lã, không rửa tay trước
khi ăn và sau đại tiện, không sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, không đi giầy dép
của người dân tại cộng đồng nghiên cứu.
- Đưa ra mô hình phòng chống nhiễm giun phù hợp với cộng đồng
người Ê đê và vận dụng triển khai công tác truyền thông-giáo dục sức khỏe
cho cộng đồng người Ê đê, một dân tộc còn nhiều phong tục lạc hậu, điều
kiện kinh tế và trình độ dân trí thấp, tỷ lệ nhiễm giun cao.
- Luận án là công trình nghiên cứu khoa học có tính khoa học, thực tiễn,
giá trị xã hội và nhân văn cao đối với công tác phòng chống giun truyền qua
đất ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Ngoài ra có những đóng
góp cho Dịch tễ học, Vệ sinh xã hội và Tổ chức Y tế liên quan tới các bệnh
lây trong cộng đồng.
- Công trình luận án khẳng định hiệu quả của thuốc tẩy giun
mebendazol và cũng khẳng định mô hình nhà tiêu phù hợp tập quán và kinh
tế cho cộng đồng người Ê đê hiện nay là nhà tiêu đào thông hơi.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Phần chính của luận án gồn 142 trang bao gồm các phần sau:
Đặt vấn đề: 2 trang; Chương 1: Tổng quan tài liệu: 37 trang; Chương 2: Đối
tượng và phương pháp nghiên cứu: 27 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu:
35 trang; Chương 4: Bàn luận: 37 trang; Kết luận: 3 trang; Kiến nghị: 1 trang.
Danh mục công trình nghiên cứu. Có 175 tài liệu tham khảo, trong đó 118
tài liệu tiếng Việt, 57 tài liệu nước ngoài. 38 bảng, 22 biểu đồ, 11 hình,
3 phụ lục.
3
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân tộc Ê đê từ 2 tuổi trở lên tại xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu.
1.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 11 năm 2005 đến tháng 12 năm 2007
1.3. Địa điểm nghiên cứu
Xã Hòa Xuân thuộc thành phố Buôn Ma Thuột và xã Ea Tiêu thuộc
huyện Krông Ana
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Thiết kê nghiên cứu
1.4.1.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Mô tả tỷ lệ và cường độ nhiễm giun, Kiến thức-Thái độ-Thực hành của
người dân và một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mức độ nhiễm giun.
1.4.1.2. Nghiên cứu can thiệp cộng đồng
Điều trị đặc hiệu bằng thuốc mebendazol và TT-GDSK về phòng chống
nhiễm giun ở cộng đồng can thiệp.
1.4.2. Phương pháp chọn mẫu
1.4.2.1. Mô tả cắt ngang về tỷ lệ và cường độ nhiễm giun
Công thức tính cỡ mẫu
(2.1)
Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 995 người, để tăng độ chính xác và trên
thực tế nghiên cứu đã lấy toàn bộ người Êđê ở hai xã nghiên cứu là 3251:
trong đó xã Ea Tiêu có 1506 người và xã Hòa Xuân có 1745 người.
Tiêu chuẩn chọn mẫu: toàn bộ người Ê đê ở 2 xã, từ 2 tuổi trở lên và đồng ý
tham gia nghiên cứu.
1.4.2.2. Mô tả cắt ngang về kiến thức, thái độ thực hành (KAP) của
người dân và các yếu tố nguy cơ nhiễm giun
- Tiêu chuẩn chọn mẫu: Chủ hộ gia đình hoặc đại diện gia đình (> 18 tuổi),
sống tại xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu, là người dân tộc Ê đê, đồng ý tham gia
vào nghiên cứu.
2
2
2/1 )1(
d
pp
n
−×Ζ
=
−α
4
Công thức tính cỡ mẫu: (2.2)
Cỡ mẫu nghiên cứu tối thiểu là 384 người đại diện cho từng hộ gia
đình, để tăng độ chính xác và trên thực tế lấy toàn bộ số hộ hai xã 984 (chủ
hộ), trong đó: xã Ea Tiêu có 460 (chủ hộ) và xã Hòa Xuân có 524 (chủ hộ).
1.4.2.3. Điều trị đặc hiệu bằng thuốc mebendazol viên 500mg, liều duy nhất.
Chọn tất cả người nhiễm giun trong xét nghiệm phân đợt I ở xã Hòa Xuân,
không phân biệt giới, độ tuổi, là người dân tộc Ê đê sống ở xã Hòa Xuân,
đồng ý tham gia nghiên cứu và uống thuốc đủ cả 3 đợt.
1.4.2.4. Chọn mẫu cho nghiên cứu can thiệp bằng TT- GDSK
Cỡ mẫu: Truyền thông –GDSK cho toàn bộ người dân và học sinh ở xã
Hòa Xuân.
1.4.2.5. Theo dõi điều trị sau 21 ngày, 2 tháng và 4 tháng
Tiêu chuẩn chọn: Tất cả những người nhiễm giun đũa, giun móc/mỏ được
điều trị đợt I ở xã Hòa Xuân, đồng ý tham gia nghiên cứu và không phân biệt
tuổi, nghề nghiệp và giới.
Cỡ mẫu:
Áp dụng công thức: (2.3)
Cỡ mẫu tối thiểu là 211 người, nhưng trên thực tế chúng tôi nghiên cứu
216 người bị nhiễm giun đũa và 216 người nhiễm giun móc/mỏ, theo dõi liên
tục sau 3 đợt xét nghiệm phân.
1.5. Kỹ thuật thu thập thông tin
1.5.1. Kỹ thuật điều tra xã hội học: Sử dụng các thông tin của sở y tế, trạm y
tế, ủy ban nhân dân xã, và niên giám thống kê thuộc tỉnh Đắk Lắk năm 2006.
1.5.2. Kỹ thuật điều tra kiến thức, thái độ thực hành: Phỏng vấn trực tiếp và
quan sát theo nội dung của mục tiêu.
1.5.3. Can thiệp thuốc điều trị : Chọn thuốc điều trị là mebendazol liều duy
nhất 1 viên 500mg.
1.5.4. Kỹ thuật can thiệp bằng TT-GDSK về phòng chống nhiễm giun
Thời gian thực hiện từ tháng 12 năm 2005 liên tục đến tháng 11 năm 2007.
2
21
)2/1(
)( PP
pqF
n
−
Ζ
−
=
α
2
2
2/1 )1(
d
pp
n
−×Ζ
=
−α
5
Các bước tiến hành :
- Làm việc với UBND xã về kế hoạch hoạt động nghiên cứu.
- Xây dựng nhóm tuyên truyền viên:
Hình thức truyền thông (truyền thông trực tiếp)
- Trao đổi tại các buổi họp giao ban ở trạm y tế hoặc ủy ban xã hoặc các
buổi sinh hoạt tại trường hoặc sinh hoạt tại nhà cộng đồng
- Phát tờ rơi đến học sinh và các hộ gia đình hoặc trình chiếu băng video.
- Tổ chức cho học sinh hoặc chủ hộ gia đình tham quan mô hình nhà
tiêu hợp vệ sinh trong buôn, phân tích mặt ưu điểm và nhược điểm từng loại
nhà tiêu. Hướng dẫn qui trình sử dụng của từng loại nhà tiêu, qui trình kiểm
tra và vệ sinh nhà tiêu hằng tuần.
1.5.5. Kỹ thuật xét nghiệm phân
Kỹ thuật Kato-Katz (theo qui trình của WHO khuyến cáo).
1.6. Vật liệu nghiên cứu
1.6.1. Vật liệu TT-GDSK phòng chống nhiễm giun
Tài liệu TT-GDSK song ngữ (tiếng Việt và tiếng Ê đê), bộ tranh lật TT-
GDSK, tài liệu mô hình nhà tiêu, tài liệu kỹ thuật xây dựng nhà tiêu, tờ rơi và
poster về phòng chống giun.
1.6.2. Bộ câu hỏi phỏng vấn
Bộ câu hỏi điều tra được in sẵn (phụ lục 1) và bảng kiểm quan sát (phụ lục 2)
1.6.3. Thuốc sử dụng trong điều trị Thuốc tẩy giun: Mebendazol, Bcomplex
và acid folic sắt.
1.6.4. Vật liệu xét nghiệm phân Bộ Kato-Katz (có lỗ đong 41,7 mg phân.
1.7. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu
1.7.1. Các biến số nghiên cứu
1.7.1.1. Các biến số của nghiên cứu mô tả cắt ngang
6
Bảng 1.1. Nhóm biến số phụ thuộc
Nhóm
biến số
Tên
biến số
Định
nghĩa
phân loại
Loại
biến số
Kỹ thuật
thu thập
Nhóm
biến
số
phụ
thuộc
Nhiễm giun đũa Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm giun tóc Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm giun móc/mỏ Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm 2 loại giun Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm 3 loại giun Có/không Danh định Xét nghiệm phân
Bảng 1.2. Nhóm biến số độc lập
Nhóm
biến số
Tên biến số
Định nghĩa phân
loại
Loại
biến số
Kỹ thuật thu
thập
Nhóm
biến
số
độc
lập
Tuổi
Được tính theo năm
dương lịch
Liên tục
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Giới Nam hoặc nữ Nhị phân
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Nghề nghiệp
Hiện tại của đối
tượng
Danh
định
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Trình độ học
vấn
Trình độ học vấn
cao nhất của đối
tượng
Danh
định
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Ăn rau sống
Thực hành của đối
tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Uống nước lã
Thực hành của đối
tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Rửa tay trước
khi ăn
Thực hành của đối
tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Rửa tay sau
đại tiện
Thực hành của đối
tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Đi chân đất
Thực hành của đối
tượng
Danh
định
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
Sử dụng nhà
tiêu
Thực hành của đối
tượng
Danh
định
Theo bảng kiểm
nhà tiêu
Dùng phân
tươi bón cây
trồng
Thực hành của đối
tượng
Danh
định
Phỏng vấn theo bộ
câu hỏi
7
1.7.1.2. Biến số cho nghiên cứu can thiệp
Bảng 1.3. Nhiễm giun trước can thiệp và sau can thiệp gồm
Tên biến Định nghĩa Phân loại
Phương pháp thu
thập số liệu
Nhiễm giun đũa Có hoặc không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm giun tóc Có hoặc không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm giun móc/mỏ Có hoặc không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm 2 loại giun Có hoặc không Danh định Xét nghiệm phân
Nhiễm 3 loại giun Có hoặc không Danh định Xét nghiệm phân
Bảng 1.4. Kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh cá nhân và tác hại của giun
trước, sau can thiệp gồm
Tên biến Định nghĩa Phân loại
Phương pháp
thu thập số liệu
Biết đường lây truyền
của giun
Kiến thức của đối
tượng nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo
bộ câu hỏi
Biết tác hại của giun
Kiến thức của đối
tượng nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo
bộ câu hỏi
Rửa tay trước khi ăn
Thực hành của đối
tượng nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo
bộ câu hỏi
Rửa tay sau khi đại tiện
Thực hành của đối
tượng nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo
bộ câu hỏi
Đi chân đất
Thực hành của
đối tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo
bộ câu hỏi
Uống nước lã
Thực hành của
đối tượng
Phân loại
Phỏng vấn theo
bộ câu hỏi
Sử dụng BHLĐ
Thực hành của đối
tượng nghiên cứu
Phân loại
Phỏng vấn theo
bộ câu hỏi
8
1.7.2. Các chỉ số nghiên cứu
1.7.2.1. Các chỉ số thông qua xét nghiệm phân
1.7.2.2. Các chỉ số đánh giá truyền thông giáo dục sức khỏe trong cộng
đồng dân cư xã Hòa Xuân
1.7.2.3. Nhóm chỉ số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến nhiễm giun
1.7.2.4. Chỉ số về kết quả điều trị bằng thuốc mebendazol
1.8. Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập trong nghiên cứu, được xử lý theo phương pháp
thống kê sinh học và sử dụng phần mềm EpiData v 3.1, thực hiện tại bộ môn
Dịch tễ Y Hà Nội.
1.9. Các sai số có thể gặp và cách hạn chế
1.9.1. Sai số do xét nghiệm và cách hạn chế
Sử dụng những người có kinh nghiệm trong xét nghiệm phân để định
tính và định lượng.
1.9.2. Sai số do ngôn ngữ trong quá trình phỏng vấn và tuyên truyền
Hạn chế sai số bằng cách chọn người địa phương là cán bộ y tế thôn,
buôn hoặc cán bộ buôn hoặc xã cùng đi phỏng vấn làm phiên dịch khi cần và
tập huấn thành thạo các kỹ năng phỏng vấn, truyền thông, và dùng từ ngữ
đơn giản, dễ hiểu.
1.9.3. Hạn chế của nghiên cứu mô tả cắt ngang và biện pháp khắc phục
Giải thích rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của nghiên cứu để đối tượng nghiên
cứu hợp tác và sử dụng cán bộ chuyên sâu và tập huấn chuyên môn, tập huấn
kỹ năng cho điều tra viên và người tuyên truyền viên trước khi tiến hành điều
tra để họ có thể khai thác đúng thông tin theo mục tiêu của đề tài.
1.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Các số liệu nghiên cứu chỉ nhằm mục đích phục vụ sức khỏe cho người
tham gia nghiên cứu, chỉ thực hiện với người tình nguyện và thuốc tẩy giun,
miễn phí, theo phác đồ của Bộ Y tế ban hành.
9
Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun ở hai xã
2.1.1. Thông tin chung về cá nhân của đối tượng xét nghiệm phân
>18 tuổi,
51%
2-5 tuổi,
5,4%
6-11 tuổi,
12,1%
16-18 tuổi,
16,7%
12-15 tuổi,
15%
Hình 2.1. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu phân theo nhóm tuổi hai xã
nghiên cứu
Qua 3.251 đối tượng nghiên cứu xét nghiệm phân, tỷ lệ nhóm >18 tuổi
có số lượng người tham gia cao nhất 51%, tiếp theo là nhóm 16-18 tuổi có
16,7%, nhóm 12-15 tuổi có 15%, nhóm 6-11 tuổi có tỷ lệ 12,1% và nhóm 2-5
tuổi có tỷ lệ thấp nhất là 5,4%. Về giới tính, nữ giới có tỷ lệ cao hơn nam giới
(50,6% so với 49,4%). Kết quả này tương đồng với Ngô Thị Tâm (2005).
2.1.2. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun ở 2 xã nghiên cứu
Bảng 2.1. Tỉ lệ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở 2 xã nghiên cứu
(n=3.251)
Xã
Số
mẫu
XN
Nhiễm
chung
G.đũa
(a)
G.tóc
(b)
G.móc/mỏ
(c)
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Số
(+)
%
Ea Tiêu (1) 1.506 1.116 74,1 809 53,7 20 1,3 579 38,4
Hòa Xuân (2) 1.745 1.324 75,9 1.043 59,8 36 2,1 630 36,1
Tổng (3) 3.251 2.440 75,1 1.852 57,0 56 1,7 1.209 37,2
p(1a,2a)>0,05, p(1b,2b)>0,05, p(1c,2c)>0,05, p(3a,3b,3c)<0,001
Tỷ lệ nhiễm giun chung khá cao 75,1%, giữa 2 xã nghiên cứu không có sự
khác biệt, với p >0,05. Trong số 3 loại giun thì tỷ lệ nhiễm giun đũa cao nhất
là 57,0%, tiếp đến là giun móc/mỏ là 37,2%, tỷ lệ thấp nhất là giun tóc 1,7%.
10
Tỷ lệ nhiễm về 3 loại giun có sự khác biệt, với (p<0,001). Kết quả này phù
hợp nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thao (2006).
Hình 2.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhiễm giun theo nhóm tuổi
Quả xét nghiệm phân 3.251 đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm giun đũa
ở nhóm tuổi 2-5 là 73%, kết quả này cao hơn nghiên cứu của Ngô Thị Tâm, Vũ
Đức Vọng, phù hợp với Phan Thị Hà,(1992). Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tăng dần
theo nhóm tuổi và cao nhất ở nhóm > 18 tuổi là 46,7%, kết quả này phù hợp với
Phan Văn Trọng
53,9 51,9
42,4
49,8
1,5 1,9
0
10
20
30
40
50
60
G.Đũa G.Móc/mỏ G.Tóc
Chủ hộ
Không chủ hộ
Tỷ lệ %
Hình 2.3. Tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm > 18 tuổi là chủ hộ gia đình (n=984)
và nhóm không phải là chủ hộ gia đình > 18 tuổi (n=655)
Trong 1.639 đối tượng nghiên cứu ở nhóm >18 tuổi, trong đó 984 người
đại diện cho chủ hộ gia đình có tỷ lệ nhiễm giun đũa 53,9%, giun móc/mỏ
42,4%. Nhóm >18 tuổi, không đại diện nghiên cứu chủ hộ gia đình (n=655)
có tỷ lệ nhiễm giun là 51,9%, giun móc/mỏ 49,8%, giun tóc 1,9%. Tỷ lệ
nhiễm giun ở 2 nhóm tuổi trên không có sự khác biệt, với p>0,05.
53.154.956.7
69.3
73
1.62.41.81.31.1
46.7
45.9
22
17
10.3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
2-5 tuổi 6-11 tuổi 12-15 tuổi 16-18 tuổi >18 tuổi
G.đũa G.tóc G.móc/mỏ
11
Bảng 2.2. Tỉ lệ đơn nhiễm và đa nhiễm giun tại hai xã nghiên cứu (n=2.440)
Xã
Nghiên cứu
Số mẫu XN
(+) chung
Đơn nhiễm
(a)
Nhiễm 2 loại
(b)
Nhiễm 3 loại
(c)
Số (+) % Số (+) % Số (+) %
Ea Tiêu (1) 1.116 831 74,5 279 25,0 6 0,5
Hòa Xuân (2) 1.324 952 71,9 358 27,0 14 1,1
Tổng 2.440 1783 73,1 637 26,1 20 0,8
P(1a,2a)>0,05, p(1b,2b)>0,05, p(1c,2c)>0,05
Qua 2.440 mẫu xét nghiệm phân, tỷ lệ đơn nhiễm cao nhất là 73,1%, hai
loại giun chiếm 26,2% và thấp nhất ba loại giun 0,8%, sự khác biệt với
p0,05.
91,5
87,7
67,7 67,9 69,9
7,8 11,8
31,3 30,8 29,4
1,3
0,7 0,5 1 0,60
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2-5 tuổi 6-11 tuổi 12-15 tuổi 16-18 tuổi >18 tuổi
Nhiễm 1 loại Nhiễm 2 loại Nhiễm 3 loạiTỷ lệ
Hình 2.4. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ đơn, đa nhiễm giun ở 2 xã theo nhóm tuổi
Đa số các đối tượng nghiên cứu đều nhiễm một loại giun 73,1%. Nhóm
2-5 tuổi có tỷ lệ nhiễm đơn cao nhất 91,5%, nhiễm 2 loại giun cao nhất nhóm
12-15 tuổi là 31,3%, 3 loại giun khá thấp 0,8%. Kết quả này phù hợp ở Đắk
Lắk, những tỷ lệ này ngược lại với tác giả Nguyễn Duy Toàn (nhiễm 2 loại
cao nhất 70,3%, một loại 24,4% và 3 loại 5,1%).
12
Bảng 2.3. Cường độ nhiễm giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ ở hai xã nghiên
cứu (n=3.251)
Cường độ Chỉ số
Xã Ea
Tiêu
Hòa Xuân Cả hai xã
p
Số trứng
trung
bình/gram
phân
Số mẫu
XN
1506 1745 3251
G.đũa 363,85 332,68 348,27 >0,05
G.móc/mỏ 30,29 29,38 29,84 >0,05
G.tóc 0,66 0,87 0,77 >0,05
Cường độ nhiễm 3 loại giun tại địa bàn nghiên cứu, theo bảng phân loại của
Tổ chức Y tế Thế giới thuộc vào cường độ nhiễm nhẹ. Kết quả này thấp hơn
so với Vũ Thị Bình Phương (2002) giun đũa cao nhất 14.801, giun móc/mỏ
810, giun tóc 173 trứng trung bình/gram phân.
2..2. Thực trạng yếu tố nguy cơ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở
cộng đồng dân tộc Ê đê tại xã Hòa Xuân và xã Ea Tiêu
2.2.1. Một số thông tin chung về hộ gia đình và cá nhân ở 2 xã nghiên cứu
Bảng 2.4. Thực trạng sử dụng nhà tiêu tại hộ gia đình ở hai xã (n=984)
Nhà tiêu hợp vệ sinh và
không hợp vệ sinh
(NTHVS &NTKHVS)
Xã Ea Tiêu
N = 460
Xã Hòa Xuân
n = 524
Chung 2 xã
n = 984
p
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
NTHVS
Dội nước 10 2,2 12 2,3 22 2,2 >0,05
Đào thông hơi 79 17,2 78 14,9 157 16,0 >0,05
Tổng 89 19,3 90 17,2 179 18,2 >0,05
NTKHVS Đào nông 324 70,4 389 74,2 713 72,5 >0,05
13
Tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh 18,2%, hầu hết các hộ gia đình đang sử dụng
nhà tiêu không đảm bảo vệ sinh là nhà tiêu đào nông 72,5%. Giữa hai xã tỷ
lệ các loại nhà tiêu không có sự khác biệt, với p>0,05. Kết quả này phù hợp
với Bùi Vĩnh Diện (2000), có 13,69% nhà tiêu hợp vệ sinh và 86,31 % không
hợp vệ sinh.
Bảng 2.5. Thực trạng quản lý phân và sử dụng phân tại hộ gia đình của hai xã
(n=984)
Thực trạng
quản lý phân
Xã Ea Tiêu
n = 460
Xã Hòa Xuân
n = 524
Chung 2 xã
n = 984
P
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Số hộ
Tỷ lệ
(%)
Không có nhà tiêu 47 10,2 45 8,6 92 9,3 >0,05
Đi cầu ngoài nhà tiêu 324 70,4 389 74,2 713 72,5 >0,05
Không dùng phân tươi 460 100,0 524 100,0 984 100,0 >0,05
Số hộ không có nhà tiêu là 9,3% và nhà tiêu không hợp vệ sinh (nhà tiêu
đào nông) 72,5%. Người dân có thói quen tốt là không dùng phân người bón cây
trồng là 100%.
Mù chữ.
18,5%
Tiểu học.
44,6%
THCS.
27,3%
THPT.
8,1%
trên
THPT.
1,4%
Hình 2.5. Biểu đồ biểu diễn trình độ học vấn của người dân ở hai xã
nghiên cứu
Trong số 984 chủ hộ gia đình người dân tộc Ê đê tại hai xã nghiên cứu
được phỏng vấn, có 18,5% người không biết đọc và biết viết tiếng Việt, trình
độ học vấn chủ yếu ở mức tiểu học 44,6%, trình độ THCS 27,3%, THPT
8,1%, trên THPT có tỷ lệ rất thấp 1,4%. Kết quả này cao hơn tác giả Đào
14
Ngọc Phong (2004), nghiên cứu các bà mẹ có con dưới 5 tuổi thuộc 3 tỉnh
đồng bằng sông Hồng.
3.2.2. Kết quả điều tra kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của chủ hộ
Bảng 2.6. Sự hiểu biết của người dân tại hai xã nghiên cứu về đường lây truyền
và tác hại của giun (n=984)
Chỉ số
Xã Ea Tiêu Xã Hòa Xuân Chung 2 xã
P Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Đường
lây
truyền
Qua da 30 6,5 45 8.6 75 7,6 >0,05
Thức ăn 125 27,2 132 25,2 257 26,1 >0,05
Uống nước lã 103 22,4 100 19,1 203 20,6 >0,05
Tay bẩn 87 18,9 109 20,8 196 19,9 >0,05
Không biết 115 24,9 138 26,3 253 25,7 >0,05
Tác
hại của