Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng
bắt đầu đặt ra cho chúng ta nh ững vấn đề đảm bảo nhu cầu cho con người,
nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu của con người bao gồm những nhu
cầu căn bản như ăn, ở, mặc, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu hạnh phúc.
Tiền bạc sẽ không luôn luôn đem lại hạnh phúc cho con người, triết lý đó
được kiểm nghiệm hằng ngày khi người giàu phải đối mặt với nhu cầu khác
lạ khó thỏa mãn bằng nhu cầu tiền bạc. Đó là nhu cầu cuộc sống bình an, sự
dư thừa tiền bạc nhiều khi không mang lại hạnh phúc cho gia đình mà có khi
ngược lại, mang tai họa về như là vướng vào những cuộc ăn chơi xa đọa mắc
phải tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm, ma túy. làm cho xã hội bất ổn. Một
câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo
đảm chất lượng cuộc sống, trật tự an toàn xã hội ổn định, môi trường được
giữ vững. Do đó phát triển ổn định mọi mặt kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu
định hướng của Đảng và nhà nước ta cũng như của mỗi quốc gia.
Nước ta đi lên bằng sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, nên trong quá
trình phát tri ển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn. Thiên tai d ịch bệnh
diễn ra liên tiếp, tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hiện nay
đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp
tăng cao cả ở thành thị và nông thôn, sản xuất kinh doanh g ặp nhiều khó
khăn, nhập siêu ở mức cao, lạm phát tăng cao. Với tình trạng này kéo dài
sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
Để đương đầu với những khó khăn trong quá trình phát tri ển kinh tế -xã hội Đảng và Nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công
cuộc CNH-HĐH đất nước. Đưa đất nước ta phát triển bền vững và toàn
diện. Tuy vậy nhưng thực tế cho thấy nông thôn nước ta vẫn còn những
yếu kém cần phải sớm khắc phục như: Tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ
2
thuật, khoa học công nghệ, ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, ruộng đất bị lấy
đi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc xây các khu nhà để
kinh doanh, ngoài ra vấn đề chất lượng nông sản xuất khẩu còn chưa cao,
hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm (Nguyễn Lân Dũng, 2008) công nghiệp chế biến kém phát triển,
mức sống và dân trí nhiều vùng nông thôn rất thấp, CSHT, trình đ ộ quản
lý, quan h ệ sản xuất chậm đổi mới.
Huyện Bảo Thắng nằm ở phía đông nam tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp
huyện Mường Khương, phía tây giáp huyện Sa Pa và một phần thành phố
Lào Cai, phía đông giáp huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Văn Bàn và
Bảo Yên. Huyện nằm giữa trung tâm của tỉnh Lào Cai, có con Sông Hồng
chảy cắt dọc huyện, ven sông là những bãi đất màu mỡ là tiềm năng thế
mạnh về kinh tế phát triển sản xuất. Giao thông thu ận tiện cả đường sắt lẫn
đường quốc lộ, có quốc lộ 70 và quốc lộ 4E chạy dọc địa bàn huyện, thuận
tiện cho việc giao thương buôn bán hàng hóa dịch vụ. Với thế mạnh về đất
đai, lao động và lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được khai thác hiệu
quả. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo thôn xã không
ngừng được đổi mới.
Trì Quang là một xã nghèo của huyện Bảo Thắng, đời sống của nhân
dân còn nghèo nàn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, nhu
cầu phát triển kinh tế và ổn định xã hội đang là nhu c ầu cấp bách đặt ra
hiện nay đối với người dân nơi đây. Tỷ lệ sản xuất nông - lâm nghiệp còn
cao chiếm 81,06%, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ chiếm 18,94%, công tác
môi trường, nhà ở, công tác quản lý đất đai chưa được quy hoạch, công
trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ
môi trường, đào tạo nghề và xây dựng cơ sở vật chất. chưa được đồng bộ
và chưa quản lý sử dụng một cách thống nhất, có kế hoạch trước mắt và lâu
dài (Ủy ban nhân dân xã Trì Quang, 2012) . Với lực lượng lao động có sẵn
và có tiềm năng đất đai, tài ngu yên rừng của xã hiện nay thì sự phát triển
3
của xã là chưa tương xứng với tiềm năng của nó bởi cơ sở hạ tầng còn
nhiều hạn chế, yếu kém, các ngành kinh t ế chưa thực sự phát triển để phát
huy hết tiềm năng vốn có của xã cho nên hiệu quả kinh tế còn thấp, tốc độ
phát triển chậm. Cùng với sự phát triển đó và bên cạnh những khó khăn
gặp phải vậy ta cần phải đi sâu hơn đ ể nghiêm cứu đánh giá phát huy
những mặt thuận lợi, đề xuất những giải pháp đ ể khắc phục sự hạn chế, vì
vậy em đã chọn làm đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất m ột số giải
pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội xã Trì Quang - huyện Bảo Thắng -tỉnh Lào Cai”.
75 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2667 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu thực trạng và đề xuất m ột số giải pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội xã Trì Quang - Huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng nhanh chóng nhưng cũng
bắt đầu đặt ra cho chúng ta những vấn đề đảm bảo nhu cầu cho con người,
nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhu cầu của con người bao gồm những nhu
cầu căn bản như ăn, ở, mặc, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, nhu cầu hạnh phúc.
Tiền bạc sẽ không luôn luôn đem lại hạnh phúc cho con người, triết lý đó
được kiểm nghiệm hằng ngày khi người giàu phải đối mặt với nhu cầu khác
lạ khó thỏa mãn bằng nhu cầu tiền bạc. Đó là nhu cầu cuộc sống bình an, sự
dư thừa tiền bạc nhiều khi không mang lại hạnh phúc cho gia đình mà có khi
ngược lại, mang tai họa về như là vướng vào những cuộc ăn chơi xa đọa mắc
phải tệ nạn xã hội, cờ bạc, mại dâm, ma túy... làm cho xã hội bất ổn. Một
câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với bảo
đảm chất lượng cuộc sống, trật tự an toàn xã hội ổn định, môi trường được
giữ vững. Do đó phát triển ổn định mọi mặt kinh tế - xã hội luôn là mục tiêu
định hướng của Đảng và nhà nước ta cũng như của mỗi quốc gia.
Nước ta đi lên bằng sản xuất nông nghiệp là chủ đạo, nên trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội gặp không ít khó khăn. Thiên tai dịch bệnh
diễn ra liên tiếp, tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân. Hiện nay
đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp
tăng cao cả ở thành thị và nông thôn, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó
khăn, nhập siêu ở mức cao, lạm phát tăng cao. Với tình trạng này kéo dài
sẽ dẫn đến hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
Để đương đầu với những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội Đảng và Nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công
cuộc CNH-HĐH đất nước. Đưa đất nước ta phát triển bền vững và toàn
diện. Tuy vậy nhưng thực tế cho thấy nông thôn nước ta vẫn còn những
yếu kém cần phải sớm khắc phục như: Tình trạng lạc hậu về khoa học kỹ
2
thuật, khoa học công nghệ, ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, ruộng đất bị lấy
đi để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc xây các khu nhà để
kinh doanh, ngoài ra vấn đề chất lượng nông sản xuất khẩu còn chưa cao,
hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp còn thấp, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch chậm (Nguyễn Lân Dũng, 2008) công nghiệp chế biến kém phát triển,
mức sống và dân trí nhiều vùng nông thôn rất thấp, CSHT, trình độ quản
lý, quan hệ sản xuất chậm đổi mới.
Huyện Bảo Thắng nằm ở phía đông nam tỉnh Lào Cai, phía bắc giáp
huyện Mường Khương, phía tây giáp huyện Sa Pa và một phần thành phố
Lào Cai, phía đông giáp huyện Bắc Hà, phía nam giáp huyện Văn Bàn và
Bảo Yên. Huyện nằm giữa trung tâm của tỉnh Lào Cai, có con Sông Hồng
chảy cắt dọc huyện, ven sông là những bãi đất màu mỡ là tiềm năng thế
mạnh về kinh tế phát triển sản xuất. Giao thông thuận tiện cả đường sắt lẫn
đường quốc lộ, có quốc lộ 70 và quốc lộ 4E chạy dọc địa bàn huyện, thuận
tiện cho việc giao thương buôn bán hàng hóa dịch vụ. Với thế mạnh về đất
đai, lao động và lợi thế về địa lý, giao thông từng bước được khai thác hiệu
quả. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, diện mạo thôn xã không
ngừng được đổi mới.
Trì Quang là một xã nghèo của huyện Bảo Thắng, đời sống của nhân
dân còn nghèo nàn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, nhu
cầu phát triển kinh tế và ổn định xã hội đang là nhu cầu cấp bách đặt ra
hiện nay đối với người dân nơi đây. Tỷ lệ sản xuất nông - lâm nghiệp còn
cao chiếm 81,06%, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ chiếm 18,94%, công tác
môi trường, nhà ở, công tác quản lý đất đai chưa được quy hoạch, công
trình hạ tầng cơ sở kỹ thuật, phục vụ phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ
môi trường, đào tạo nghề và xây dựng cơ sở vật chất... chưa được đồng bộ
và chưa quản lý sử dụng một cách thống nhất, có kế hoạch trước mắt và lâu
dài (Ủy ban nhân dân xã Trì Quang, 2012). Với lực lượng lao động có sẵn
và có tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng của xã hiện nay thì sự phát triển
3
của xã là chưa tương xứng với tiềm năng của nó bởi cơ sở hạ tầng còn
nhiều hạn chế, yếu kém, các ngành kinh tế chưa thực sự phát triển để phát
huy hết tiềm năng vốn có của xã cho nên hiệu quả kinh tế còn thấp, tốc độ
phát triển chậm. Cùng với sự phát triển đó và bên cạnh những khó khăn
gặp phải vậy ta cần phải đi sâu hơn để nghiêm cứu đánh giá phát huy
những mặt thuận lợi, đề xuất những giải pháp để khắc phục sự hạn chế, vì
vậy em đã chọn làm đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển kinh tế xã hội xã Trì Quang - huyện Bảo Thắng -
tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu chung
Đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Trì quang giai
đoạn 2010-2012, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn đẩy
mạnh sự phát triển theo hướng CNH-HĐH nông thôn trên địa bàn xã.
1.3. Mục tiêu cụ thể đề tài
- Đánh giá hiện trạng phát triển về lĩnh vực kinh tế, xã hội qua 3 năm
2010 - 2012.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để khắc phục những hạn chế và tồn
tại, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội cho những năm tới.
1.4. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đúng thực trạng về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã.
- Tài liệu, số liệu thu thập được phải chính xác, khách quan trung thực.
- Giải pháp đề xuất phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng địa phương.
1.5. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa học tập và nghiên cứu
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thực
tế phục vụ cho công tác sau này.
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu.
4
- Nâng cao cả khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh
viên trong quá trình nghiên cứu.
- Là tài liệu tham khảo cho khoa, trường, cơ quan trong ngành và sinh
viên của sinh viên khóa sau.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được đời sống vật chất tinh thần của người dân trong xã.
- Đề xuất được những biện pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người dân trong xã hội nói riêng, góp phần ổn định xã hội nói chung.
5
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế nông thôn
* Kinh tế - xã hội
- KT-XH là một vấn đề rộng lớn, bao trùm mọi mặt trong hoạt động của
một quốc gia nói chung và một tỉnh, một huyện, một đơn vị hành chính xã nói
riêng. Nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành khoa học.
- KT-XH là một phạm trù bao gồm các vấn đề: KT-VHXH-ANQP. Các
vấn đề được nghiên cứu cụ thể là: Tình hình sản xuất Nông - Lâm - Thuỷ sản,
CN-TTCN, DV, cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm...), y tế giáo dục,
môi trường. Tất cả những vấn đề này có liên quan mật thiết với nhau. Chúng
tác động tạo thành mối quan hệ hai chiều, mỗi một vấn đề giữ một vị trí quan
trọng riêng không thể thiếu.
* Tăng trưởng và phát triển
- Tăng trưởng là sự gia tăng cơ sở vật chất được biểu hiện bằng sự gia
tăng của một hoặc nhiều chỉ tiêu kinh tế, hoặc của cả nền kinh tế quốc dân
trong một thời gian, được đánh giá bằng chỉ số % tăng thêm của tổng thu
nhập hàng năm hay từng thời kỳ.
- Phát triển là một quá trình làm thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức
sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng
trong xã hội...
* Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay gia tăng về quy mô sản lượng
của nền kinh tế trong một giai đoạn hay một thời kỳ nhất định.
- Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng
thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội.
6
* Phát triển kinh tế xã hội
Là quá trình nâng cao điều kiện về vật chất và tinh thần của con người
qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất
lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người
trong quá trình sống.
* Phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH-HĐH
Là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao,
quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ và văn minh.
Quá trình này đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn, quá trình CNH-
HĐH nông thôn là một quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phân
công lại lao động và ngành nghề, đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướng
ngày càng nâng cao tỷ trọng của các hoạt động công nghiệp và phi nông
nghiệp khác bằng việc áp dụng ngày càng rộng rãi và có hiệu quả những tiến
bộ KHKT trong sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và các ngành nghề phi
nông nghiệp để không ngừng phát triển kinh tế và nâng cao mọi mặt đời
sống của cộng đồng dân cư nông thôn, góp phần bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững.
* Phát triển bền vững
Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 đưa ra định nghĩa vắn tắt về
phát triển bền vững: “Phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay
mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai...”.
Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu nhất
định, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu
người tăng lên qua từng năm, số hộ nghèo giảm dần, số lượng hộ giàu tăng lên,
rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn, giảm bất bình đẳng xã hội, cơ sở
hạ tầng được nâng lên đáng kể, nhất là công trình giao thông được tu bổ đầu tư
lớn, giúp việc đi lại, kinh doanh, lưu thông hàng hoá của người dân, giáo dục y
7
tế cũng được nâng cấp. Xã hội đang dần tiến tới một xã hội thực sự văn minh,
dân chủ, công bằng xã hội, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ ở nhiều vùng
nông thôn. Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém.
Nền kinh tế nhìn chung vẫn mang tính thuần nông, cơ cấu kinh tế nông - công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, năng suất thấp, khoa học công nghệ
còn lạc hậu, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nhất là miền núi và
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Vấn đề đặt ra trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước là xoá bỏ
sự lạc hậu, nâng cao đời sống, nâng cao trình độ dân trí nhằm phát triển bền
vững và toàn diện. Đảng cộng sản Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm về phát
triển bền vững trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước đến năm 2010
“phát triển nhanh hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực
hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”, gắn sự phát triển kinh
tế với giữ vững, ổn định chính trị xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng.
Chủ trương của Đảng ta đề ra đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta cơ
bản thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với lực lượng sản xuất.
Nhưng trước mắt nước ta vẫn là một nước có cơ cấu nông - công nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp và dịch vụ.
Nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất vật chất chủ yếu và quan trọng
của nền kinh tế quốc dân. Thực tế đã chứng minh điều này, ngay từ những
buổi sơ khai của loài người, nông nghiệp đã là ngành chủ yếu phục vụ cho
cuộc sống của loài người và là cơ sở nền tảng cho các ngành nghề khác phát
triển. Hầu hết các nước dựa vào sản xuất nông nghiệp tạo ra một lượng lương
thực thực phẩm cần thiết để nuôi sống dân tộc mình, tạo điều kiện cho các
ngành kinh tế thương nghiệp phát triển. Nông nghiệp thường gắn với những
vùng quê đặc trưng cho vùng nông thôn. Sản xuất nông nghiệp bao gồm:
Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tuỳ theo thế mạnh của từng vùng
mà có chiến lược phát triển khác nhau.
8
Công nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản là khu vực chủ đạo trong
nền kinh tế quốc dân. Hoạt động công nghiệp bao gồm, khai thác, chế biến và
sửa chữa. Công nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là thước đo cho sự
phát triển. Bởi một nước phát triển bao giờ cũng gắn với nền công nghiệp
phát triển, còn nước kém phát triển thường gắn với nền công nghiệp lạc hậu.
Sự phát triển công nghiệp gắn liền với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp
dụng vào sản xuất cùng với việc mở rộng thị trường tiêu thụ, mức độ chuyên
môn hoá và tập trung cao.
Đối với vùng nông thôn thì công nghiệp nông thôn có vai trò thúc đẩy
quá trình CNH-HĐH nông thôn. Cùng với nông nghiệp nông thôn thì công
nghiệp nông thôn góp phần không nhỏ trong sự phát triển toàn diện nông
thôn, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng.
TTCN nông thôn bao gồm ngành tiểu thủ công nghiệp sử dụng nguyên
liệu gỗ, tre, nứa lá, ngành thủ công mỹ nghệ, các ngành nghề truyền thống...
TTCN đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn,
giúp giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn.
Dịch vụ nông thôn bao gồm các dịch vụ như: Tài chính, thương mại, kỹ
thuật. Dịch vụ phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển ngành nông nghiệp
và công nghiệp.
Các ngành kinh tế có tác động với nhau, có mối tương quan tỷ lệ giữa
các bộ phận cấu thành so với tổng thể.
Phát triển kinh tế - xã hội phải đầu tư mạnh về cơ sở hạ tầng, khoa học
công nghệ.
Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho việc phát triển, nó bao gồm: Hệ thống thuỷ lợi,
giao thông, điện, thông tin liên lạc, trạm xá, trường học... Cơ sở hạ tầng phải được
phát triển mạnh tính đồng bộ thống nhất tuỳ thuộc vào điều kiện của từng địa
phương.
Khoa học và công nghệ là nhân tố hàng đầu đẩy mạnh quá trình CNH-
HĐH đất nước. Khoa học công nghệ chủ yếu tập trung vào các hướng như: p
dụng các loại giống mới và công nghệ mới và sản xuất để tăng năng suất cây
9
trồng, vật nuôi. Từng bước áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, hạn chế sử
dụng chất độc hại để đảm bảo không ô nhiễm môi trường và tạo ra sản phẩm
đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, áp dụng công nghệ mới
vào công tác bảo quản và chế biến để nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm.
Phát triển kinh tế có tác động rất mạnh tới các mặt của xã hội, cả chiều thuận
và chiều nghịch. Do vậy để tạo ra sự phát triển toàn diện và bền vững thì phải phát
triển toàn diện của kinh tế đồng thời phải phát triển toàn diện của xã hội.
Phát triển xã hội là tập chung vào phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn
hoá, thể dục thể thao, an ninh chính trị, góp phần nâng cao trình độ dân trí, tạo
ra môi trường an toàn, tiến bộ và công bằng xã hội.
Tóm lại: Phát triển kinh tế - xã hội là phải song song, đồng thời, toàn
diện và bền vững. Tức phát triển kinh tế phải gắn liền với xã hội,hai lĩnh vực
này luôn tác động qua lại với nhau, tồn tại song song với nhau mà chúng ta
không thể coi nhẹ mặt nào hơn.
* nông thôn
Tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng nông thôn và từng thời gian, mà
mỗi nội dung có mức độ và phạm vi khác nhau. Nội dung phát triển kinh tế
nông thôn mang tính toàn diện, bao gồm nhiều mặt có quan hệ chặt chẽ với
nhau và không thể thay thế nhau. Phát triển kinh tế nông thôn chủ yếu tập
trung vào các vấn đề: Kinh tế nông nghiệp nông thôn, kinh tế công nghiệp
nông thôn, kinh tế dịch vụ nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn,
chính sách để phát triển kinh tế nông thôn... Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói:
...”. Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Kinh tế nông nghiệp là ngành cơ bản, ngành gốc, là lĩnh vực bao trùm
cả kinh tế nông thôn, giữ vai trò quyết định sự phát triển kinh tế nông thôn,
kinh tế nông nghiệp có những quy luật kinh tế khách quan, liên quan vấn đề
kinh tế nông nghiệp.
Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khóa X đã chỉ rõ:
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu
10
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp
chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa
thiết bị, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản
hàng hóa trên thị trường. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng
cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để
đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ
tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường, thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản, vị thế của
nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
nông thôn
Công nghiệp nông thôn bao gồm: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy
sản như xay sát, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất thức
ăn chăn nuôi, công nghiệp sản xuất công cụ thông thường, công cụ cải tiến và
sửa chữa máy móc nông nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng như:
sản xuất vôi, sản xuất gạch ngói, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đồ gỗ,
tre, nứa, sản xuất đồ dùng gia đình, các trang thiết bị đồ gỗ, sản xuất giường,
tủ, bàn, ghế, công nghiệp khai thác vàng, khai thác đá, khai thác cát, sỏi...
Phát triển công nghiệp nông thôn góp phần tích cực vào quá trình phát
triển kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH. Công nghiệp nông thôn là bộ
phận cấu thành của kinh tế nông thôn. Việc phát triển công nghiệp và tiểu thủ
công nghiệp thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển toàn diện, để khai thác tốt
nhất các điều kiện kinh tế và các điều kiện tự nhiên ngay tại khu vực nông
thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn sẽ thu hút lực lượng lao động, tạo việc
làm và tăng thu nhập cho người lao động trong nông thôn, đồng thời sẽ sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực ở nông thôn, sẽ thúc đẩy kết cấu hạ tầng phát
11
triển nhanh chóng, góp phần phân bố hợp lý dân cư và các lực lượng lao động
trong khu vực này.
* hát triển ch vụ nông thôn
Quá trình tiêu dùng, thực hiện dịch vụ theo nhu cầu của sản xuất hoặc
của đời sống. Trong nền kinh tế hàng hóa, cũng giống như các sản phẩm
thông thường, các dịch vụ đều là hàng hóa, đều có giá trị và giá trị sử dụng,
luôn phải thích ứng với thị trường và khách hàng đó là đặc trưng chung nhất
của kinh tế dịch vụ. Theo quan niệm hiện đại, các ngành kinh tế dịch vụ nông
thôn là một bộ phận của các ngành kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân.
Hoạt động dịch vụ trong khu vực nông thôn bao gồm cung ứng điện cho sản
xuất ở nông thôn, bưu điện, điện thoại và thông tin liên lạc ở nông thôn,
thương nghiệp nông thôn hoạt động mua bán hàng hóa chủ yếu ở nông thôn
như buôn bán vật tư, kỹ thuật, nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp và dịch vụ nông thôn, buôn bán hàng tiêu dùng (cả sản phẩm nông
nghiệp và hàng công nghiệp tiêu dùng) cho nông dân nông thôn, mua hàng
nông sản và hàng công nghiệp, máy móc và công cụ sản xuất trong nông thôn
(Nguyễn Đình Nam, 1996).
iêng đối với nông, lâm, ngư nghiệp còn có các dịch vụ giống cây trồng,
giống gia súc, dịch vụ về phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, dịch vụ khám
chữa bệnh cho gia súc, dịch vụ bảo quản, chế biến, đóng gói nông sản phẩm...
Cùng với quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
nông thôn, thị trường hóa nông thôn, trong đó nông thôn cần phát triển nhiều
ngành kinh tế dịch vụ, thực sự làm cho các ngành kinh tế dịch vụ càng phong
phú và đa dạng, chiếm cơ cấu ngày càng lớn trong kinh tế nông thôn để thúc
đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế nông thôn.
* Nh ng nh n t chủ ếu nh h ởng t i s phát triển kinh tế nông thôn
Các nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, đất đai, khí hậu thời
tiết, các nguồn tài nguyên khác như nguồn nước, rừng, khoáng sản... đây là
những nhân tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển kinh tế nông thôn.
12
Các nhân tố kinh tế - xã hội: Cơ cấu kinh tế nông thôn, nguồn lao động,
các thành phần kinh tế nông thôn, thị trường, vốn, CSHT