Đề tài Nghiên cứu truyện cổ Mạ -Kho bằng phương pháp so sánh ngoại hình

Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược quan trọng của Việt Nam, nơi cư trú của 12 tộc người thiểu số bản địa [100, 8-9], nay đang có mặt hầu hết các thành phần dân tộc Việt Nam. Tây Nguyên đã và đang được giới khoa học quan tâm nghiên cứu về nhiều phương diện, trong đó có văn hoá, văn học dân gian. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, việc trình bày đủ diện mạo văn học dân gian dù là khái quát cũng rất khó khăn. Trong tổng thể văn hoá Tây Nguyên, truyện cổ Mạ và K’Ho tuy bước đầu đã có người sưu tầm nhưng cơ bản chưa có ai nghiên cứu. Nghiên cứu truyện cổ Mạ-KtHo nhằm góp phần vào nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, vào chương trình và nội dung đào tạo của nhà trường, cụ thể là hoàn thiện các chuyên đề về văn học dân gian Tây Nguyên; khai thác thế mạnh được “đứng chân” trên mảnh đất này để ít nhiều có thể phục vụ một số nhiệm vụ của địa phương; nguồn tư liệu thu được không chỉ có giá trị cho Nghiên cứu truyện cổ Mạ-KtHo mà còn có thể xuất bản khi có điều kiện nhằm bảo tồn và phát huy vốn văn hoá dân gian dân tộc thiểu số. Với đề tài này tác giả trình bày đặc điểm các thể loạitruyện cổ Mạ-K’Ho và bước đầu so sánh về loại hìnhtrong bối cảnh truyện cổ Tây Nguyên, Việt Nam (chủ yếu với truyện cổ người Việt) và Đông Nam Á.

pdf77 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu truyện cổ Mạ -Kho bằng phương pháp so sánh ngoại hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan