Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới. Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ là bước chuyển tất yếu khách quan của hệ thống giáo dục đào tạo đại học của Việt Nam theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. Bản chất của phương pháp đào tạo này là phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên trong đó tự học là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về nhận thức cũng như các khó khăn gặp phải của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong quá trình tự hoc theo học chế tín chỉ, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của việc tự học cho sinh viên theo học chế tín chỉ.
35 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 102002 | Lượt tải: 15
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu vấn đề tự học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
VẤN ĐỀ TỰ HỌC
MỤC LỤC
Trang
Ký hiệu và viết tắt …………………………………………………………….. 2
Lời nói đầu…………………………………………………………………...…
Phần I. Mở đầu 2
Phần II. Cơ sở lý luận.
2.1. Một số khái niệm trong đề tài ………………………………………… 3
2.2. Cơ sở lý luận về vấn đề tự học ………………………………………….. 5
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề tự học………………………………………. 5
2.2.1.1. Vấn đề tự học trên thế giới………………………………………………. 5
2.2.1.2. Vấn đề tự học ở Việt Nam………………………………………………. 6
2.2.2. Các quan niệm về vấn đề tự học…………………………………………. 7
2.2.3. Một số đặc điểm của hoạt động tự học trong phương thức đào tạo tín chỉ 8
2.2.4. Định nghĩa, nguyên tắc, điều kiện và cách tự học ......................................... 9
2.2.5. Đặc điểm tự học ở trường Đại học. 11
Phần III. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Nội dung nghiên cứu………………………………………………………. 12
3.2. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….. 12
Phần IV. Kết quả nghiên cứu.
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự học của sinh viên ……………….. 13
4.2. Thực trạng vấn đề tự học của sinh viên…………………………………. 16
4.2.1. Nhận thức của sinh viên về vấn đề tự học………………………………
4.2.2. Các hình thức tự học của sinh viên …………………………………….
4.2.3. Những khó khăn trong quá trình tự học ……………………………….
4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tự học …………………………………….
4.3.1. Về phía giảng viên …………………………………………………….
4.3.2. Về phía sinh viên ……………………………………………………….
4.3.3. Các điều kiện phục vụ tự học khác. …………………………………….
Phần v. Kết luận – Tồn tại và đề nghị.
5.1. Kết luận. ………………………………………………………………….
5.2. Tồn tại. ……………………………………………………………………
5.3. Đề nghị. …………………………………………………………………
Phần phụ lục
Phụ lục 1. Mẫu phiếu điều tra về tình hình nhận thức của sinh viên.
Phụ lục 2. Kết quả khảo sát qua phiếu điều tra.
Các tài liệu tham khảo
Kí hiệu và viết tắt
CNSH ………………………………………… Công nghệ sinh học
GS.TSKH……………………………………… Giáo sư, Tiến sĩ khoa học
KHCNMT ……………………………………… Khoa học Công nghệ môi trường
PGS.TS ………………………………………… Phó giáo sư, Tiến sĩ
SGK …………………………………………….Sách giáo khoa
SPKT ………………………………………….. Sư phạm kĩ thuật
Th.S ……………………………………………. Thạc sĩ
TY ……………………………………………… Thú y
LỜI NÓI ĐẦU
Đào tạo theo học chế tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến trên thế giới. Chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang học chế tín chỉ là bước chuyển tất yếu khách quan của hệ thống giáo dục đào tạo đại học của Việt Nam theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Ngày 15 tháng 8 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ”. Bản chất của phương pháp đào tạo này là phát huy tính tích cực chủ động của sinh viên trong đó tự học là yếu tố quyết định đến kết quả học tập của sinh viên theo học chế tín chỉ. Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở người học mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu về nhận thức cũng như các khó khăn gặp phải của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong quá trình tự hoc theo học chế tín chỉ, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả của việc tự học cho sinh viên theo học chế tín chỉ.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: Mô hình đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một mô hình còn khá mới mẻ với Việt Nam. Trước mắt nó đang là một thách thức lớn đòi hỏi các trường Đại học Việt Nam nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng phải vượt qua, thách thức trước hết ở yêu cầu ngày càng cao của xã hội, sức ỳ của thói quen, trong khi các phương tiện và thiết bị hỗ trợ học tập còn hạn chế. Hơn nữa, với sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm thứ nhất khi còn chưa quen với môi trường sống cũng như cách giảng dạy ở trường Đại học - một môi trường khác hoàn toàn với môi trường ở phổ thông của các em thì việc làm quen với mô hình này lại càng khó khăn hơn. Một số sinh viên còn chưa ý thức cũng như chưa xác định được rõ ràng con đường đi của mình, chưa có một phương pháp học hợp lý, trong khi yêu cầu về tính chủ động trong học tập là rất cao. Để nắm bắt toàn diện những kiến thức chuyên môn ở bậc Đại học đòi hỏi sinh viên phải có nhiều nỗ lực trong hoạt động học tập, đặc biệt phải dành nhiều thời gian cho việc tự học và tự nghiên cứu và cần có một phương pháp học đúng đắn, phù hợp và hiệu quả. Trong đó phương pháp tự học đóng một vai trò vô cũng quan trọng.
Tự học có vai trò ý nghĩa rất lớn, không chỉ trong giáo dục nhà trường mà cả trong cuộc sống. Trong nhà trường bản chất của sự học là tự học, cốt lõi của dạy học là dạy việc học, kết quả của người học tỉ lệ thuận với năng lực tự học của người học. Ngoài việc nâng cao kết quả học tập, tự học còn tạo điều kiện hình thành và rèn luyện khả năng hoạt động độc lập, sáng tạo của mỗi người, trên cơ sở đó tạo điều kiện và cơ hội học tập suốt đời.
Tự học là nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người trong thời đại ngày nay, do đó mục tiêu quan trọng nhất của nhà trường không phải trang bị cho người học tri thức mà là phương pháp tự học.
Trên thực tế hiện nay, hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó nhiều sinh viên chưa dành nhiều thời gian cho việc tự học, chưa xây dựng và rèn luyện kỹ năng tự học cho bản thân, hình thức tự học chưa hợp lý… Chính vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động tự học của sinh viên góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo là có tính cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu biện pháp nâng cao hiệu quả tự học cho sinh viên trong mô hình đào tạo tín chỉ”
1.2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về vấn đề tự học và khảo sát thực trạng tự học của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Nông Lâm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tự học của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.4. Giả thiết nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tự học trong phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ nhưng chưa có kĩ năng, phương pháp tự học hiệu quả. Nếu áp dụng các phương pháp nhằm nâng cao kĩ năng tự học, sinh viên có thể tích cực, chủ động tự học hiệu quả và đạt kết quả cao.
1.5. Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.6. Đóng góp của đề tài.
1.6.1. Ý nghĩa lý luận: Bổ sung them cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề tự học trong học tập nói chung và trong đào tạo theo tín chỉ nói riêng.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Làm rõ thêm thực trạng vấn đề tự học của sinh viên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên hiện nay và khả năng thích ứng với yêu cầu tự học trong đào tạo theo học chế tín chỉ từ đó xây dựng được phương pháp tự học hiệu quả cho sinh viên trong mô hình đào tạo theo tín chỉ.
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Một số khái niệm trong đề tài
- Seminar có thể hiểu đơn giản là một hình thức học tập, mà trong đó người học chủ động hoàn toàn tư khâu chuẩn bị tài liêu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi , thảo luận với các thành viên khác và cuối cung tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung.
- Mind mapping (Bản đồ tâm trí) là một sơ đồ được sử dụng để phác thảo thông tin trực quan. Một bản đồ tâm trí thường được tạo ra xung quanh một từ hoặc một văn bản, đặt ở trung tâm, mà những ý tưởng, lời nói và các khái niệm liên quan được thêm vào. Từ khóa, hoặc ý chính được tỏa ra từ một nút trung tâm, các ý phụ sẽ được phát triển và trở thành nhánh nhỏ của các ý chính và thể hiện những vấn đề cần chú ý và ghi nhớ của ý chính (nhiệm vụ, yêu cầu, ý nghĩa...).
Mindmaps (tức mind mapping) có thể được vẽ bằng tay, hoặc như là "ghi chú thô" trong một bài giảng hay hội họp, hoặc có thể sử dụng chất lượng hình ảnh cao hơn khi có nhiều thời gian hơn.
- SQR3 (Survey Question Read Recite Review) là một kĩ thuật vô cùng hữu ích cho việc tiếp thu đầy đủ thông tin trong văn bản. Nó giúp bạn hình thành một dàn ý thích hợp để bạn có thể sắp xếp các dữ liệu vào đó một cách chính xác, giúp bạn thiết lập được các mục tiêu nghiên cứu, học tập của mình. SQR3 còn nhắc nhở bạn dung các kĩ thuật duyệt lại nhằm khắc sâu kiến thức vào tâm trí của bạn. Sử dụng SQR3 sẽ giúp bạn đọc tài liệu hiệu quả hơn, bạn có thể tận dụng được tối đa hiệu quả từ thời gian học của mình
2.2. Cơ sở lý luận về vấn đề tự học
2.2.1. Lịch sử nghiên cứu về vấn đề tự học:
2.2.1.1. Vấn đề tự học trên thế giới.
Tự học đã được con người thực hiện từ rất sớm, ngay từ khi GD chưa trở thành một nghành khoa học thực sự. Ở thời kỳ đó, người ta đã biết quan tâm đến việc làm sao cho người học chăm chỉ, tích cực ghi nhớ được những giáo huấn của thầy và hành động theo những điều ghi nhớ đó.
Montaigne từng khuyên rằng: “Tốt hơn là ông thầy để cho học trò tự học, tự đi lên phía trước, nhận xét bước đi của họ, đồng thời giảm bớt tốc độ của thầy cho phù hợp với sức học của trò”.
Từ thế kỷ XVII, các nhà giáo dục như: J.A Comensky (1592-1670); G.Brousseau (1712-1778); J.H. Pestalozzi (1746-1872); A.Disterweg (1790-1866) trong các công trình nghiên cứu của mình đều rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh và nhấn mạnh phải khuyến khích người đọc giành lấy trí thức bằng con đường tự khám phá, tìm tòi và suy nghĩ trong quá trình học tập.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của tâm lý học hành vi, tâm lý học phát sinh, nhiều Phương pháp dạy học mới ra đời: “phương pháp lạc quan”,” phương pháp trọng tâm tri thức”, “phương pháp montessori”…Các phương pháp dạy học này đã khẳng định vai trò quyết định của học sinh trong học tập nhưng quá coi trọng “con người cá thể” nên đã hạ thấp vai trò của người giáo viên đồng thời phức tạp hóa quá trình dạy học. Mặt khác, những phương pháp này đòi hỏi các điều kiện rất cao kể cả từ phía người học lẫn các điều kiện giảng dạy nên khó có thể triển khai rộng rãi được. Từ giữa những năm 1970 đã có sách hay bài viết về vấn đề này (Benn, S. I. viết bài “Freedom, Autonomy and the Concept of the Person” năm 1976; Holec H. viết quyển “Autonomy in Foreign Language Learning” năm 1981, NXB Oxford)
Sau chiến tranh thế giới thứ II, bên cạnh sự tiến bộ rất nhanh của các nghành khoa học cơ bản, khoa học giáo dục cũng có nhiều tiến bộ đáng kể. Một trong những tiến bộ đó là: sự xích lại gần nhau hơn giữa dạy học truyền thống (Giáo viên là nơi phát động thông tin, học sinh là nơi tiếp nhận thông qua diễn giảng trên lớp) và các quan điểm dạy học hiện đại (học sinh là chủ thể tích cực, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn).
Các nhà giáo dục học ở Mỹ và Tây Âu ở thời kỳ này đã đều thống nhất khẳng định vai trò của người học trong quá trình dạy học, song bên cạnh đó cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của người thầy và các PP, phương tiện dạy học.
Khái niệm người học trong giai đoạn này cũng không còn được quan niệm cá thể hóa cực đoan như trước đây, tuy nó vẫn được chú ý. Theo J.Dewey: “ học sinh là mặt trời, xung quanh nó quy tụ mọi phương tiện giáo dục”. Tư tưởng “lấy học sinh làm trung tâm” đã được cụ thể hóa thành nhiều phương pháp cụ thể như: “Phương pháp hợp tác” (cooperative methods), “phương pháp tích cực” (active methods), “Phương pháp cá thể hóa”, “Phương pháp nêu vấn đề”, … trong đó “Phương pháp tích cực” được nghiên cứu triển khai rộng hơn cả. Theo phương pháp này, giáo viên đóng vai trò gợi sự chú ý kích thích, thúc đẩy học sinh tự hoạt động. Vì thế, người học đóng vai trò trung tâm của quá trình dạy học, còn người dạy là chuyên gia của việc học. Nhìn chung tư tưởng “lấy học sinh là trung tâm trong quá trình dạy học nói riêng và giáo dục nói chung đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều phương pháp, trong đó “phương pháp tích cực” là chủ đạo mang tính nguyên tắc. Đây chính là cơ sở để đưa ra những biện pháp bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, sinh viên.
Đồng tình với quan điểm trên, các nhà giáo dục Xô Viết đã khẳng định vai trò tiềm năng to lớn của hoạt động tự học trong giáo dục nhà trường. Đặc biệt, nhiều tác giả còn nghiên cứu sâu sắc cách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của người học , trong đó nêu lên những biện pháp tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học.
2.2.1.2. Vấn đề tự học ở Việt Nam
Vấn đề tự học ở Việt Nam cũng được chú ý từ lâu. Ngay từ thời kỳ phong kiến, giáo dục chưa phát triển nhưng đất nước vẫn có nhiều nhân tài kiệt xuất. Những nhân tài đó, bên cạnh yếu tố được những ông đồ tài giỏi dạy dỗ, thì yếu tố quyết định đều là tự học của bản thân. Cũng chính vì vậy mà người ta coi trọng việc tự học, nêu cao những tấm gương tự học thành tài. Nhưng nhìn chung, lối giáo dục còn rất hạn chế “người học tìm thấy sự bắt chước, đúng mà không cần độc đáo, người học học thuộc lòng …”
Đến thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, mặc dù nền giáo dục Âu Mỹ rất phát triển nhưng nền giáo dục nước ta vẫn chậm đổi mới. Vấn đề tự học không được nghiên cứu và phổ biến, song thực tiễn lại xuất hiện nhu cầu tự học rất cao trong nhiều tầng lớp xã hội.
Vấn đề tự học thực sự được phát động nghiên cứu nghiêm túc, rộng rãi từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1945), mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là người khởi xướng vừa nêu tấm gương về tinh thần và phương pháp dạy học. Người từng nói: “còn sống thì còn phải học”, và cho rằng: “về cách học phải lấy tự học làm cốt”. Có thể nói tự học là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, về phương pháp học tập. Những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học kinh ngiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ và thành công của Người cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, tư tưởng về tự học đã được nhiều tác giả trình bày trực tiếp và gián tiếp trong các công trình tâm lý học, giáo dục học học, phương pháp dạy học bộ môn. Một số công trình tiêu biểu là: Nguyễn Cảnh Toàn (Nguyễn Cảnh Toàn (1995), luận bàn và kinh nghiệm về tự học), Trần Kiều, Nguyễn Bá Kim, Thái Duy Tuyên, Bùi Văn Nghị,…
GS.TSKH Nguyễn Cảnh Toàn là một tấm gương sáng về tự học ở nước ta. Từ một giáo viên trung học (1947), chỉ bằng con đường tự học, tự nghiên cứu ông đã trở thành nhà toán học nổi tiếng. Không chỉ nghiên cứu khoa học cơ bản, ông còn có nhiều công trình, bài viết về khoa học giáo dục, về vấn đề tự học. Ông cho rằng: “Học bao giờ cũng gắn với tự học, tự rèn luyện để biến đổi nhân cách của mình. Người dạy giỏi là người dạy cho học sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, tự giáo dục”.
Các tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường đã khẳng định: Năng lực tự học của trò dù còn đang phát triển vẫn là nội lực quyết định sự phát triển của bản thân người học. Thầy là ngoại lực, là tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò tự học. Nói cách khác quá trình tự học, tự nghiên cứu cá nhân hóa việc học của trò phải kết hợp với việc dạy của thầy và quá trình hợp tác của bạn trong cộng đồng lớp học, tức là quá trình xã hội hóa việc học.
Bước vào thời kì đổi mới hiện nay, việc tự học nói chung, và vấn đề tự học của sinh viên nói riêng ngày càng được quan tâm và nghiên cứu vì vai trò quan trọng của tự học trong quá trình dạy và học theo hướng đổi mới lấy người học là trung tâm. Chúng ta có thể tham khảo bài viết của Nguyễn Nghĩa Dán “Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh” (Tạp chí “Nghiên cứu Giáo dục”, số 2/1998); hay Giáo sư Cao Xuân Hạo đã có những phân tích thấu đáo và ý kiến sâu sắc trong bài “Bàn về chuyện tự học” (Kiến thức ngày nay, số 396, năm 2001). Và giáo viên ở các trường đại học cũng có những nghiên cứu để giúp dần đưa việc tự học thành một hoạt động không thể thiếu trong quá trình dạy và học hiện nay. (Diệp Thị Thanh, trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng với bài “Phương pháp Tự học – Cầu nối giữa học tập và Nghiên cứu Khoa học”) Tự học là vấn đề quan trọng và cần thiết hiện nay đối với sinh viên.
2.2.2. Các quan niệm về vấn đề tự học
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học. Quan niệm về tự học, Người cho rằng: “Tự học là cách học tự động” và “phải biết tự động học tập”. Theo Người: “tự động học tập” tức là tự học một cách hoàn toàn tự giác, tự chủ, không đợi ai nhắc nhở, không chờ ai giao nhiệm vụ mà tự mình chủ động vạch kế hoạch học tập cho mình, rồi tự mình triển khai, thực hiện kế hoạch đó một cách tự giác, tự mình làm chủ thời gian để học và tự mình kiểm tra đánh giá việc học của mình”.
Trong quyển Học và dạy cách học, GS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ và có khi cả cơ bắp và các phẩm chất khác của người học, cả động cơ tình cảm, nhân sinh quan thế giới quan để chiếm lĩnh một tri thức nào đó của nhân loại, biến tri thức đó thành sở hữu của chính mình”.
Theo Nguyễn Kỳ cho rằng: “Tự học là đặt mình vào tình huống học, vào vị trí của người tự nghiên cứu, xử lý các tình huống, giải quyết các vấn đề đặt ra: nhận biết vấn đề xử lý thông tin, tái hiện kiến thức, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề, xử lý tình huống…”.A
GS – TSKH Thái Duy Tuyên khẳng định: “Tự học là môt hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) cùng các phẩm chất động cơ, tình cảm để chiếm lĩnh tri thức một lĩnh vực hiểu biết nào đó hay những kinh nghiệm lịch sử xã hội của nhân loại, biến nó thành sở hữu của chính bản thân người học” (Chuyên đề Dạy tự học cho sinh viên trong các nhà trường trung học chuyên nghiệp và Cao đẳng, Đại học)
Tóm lại, tổng hợp các quan niệm về tự học của các tác giả có thể đưa ra khái niệm về tự học như sau: “Tự học là tự mình động não suy nghĩ, sử dụng các khả năng trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp (sử dụng các công cụ thực hành), cùng các phẩm chất của cá nhân như: động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, không ngại khó, có ý trí, kiên trì, nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của riêng mình”.a
2.2.3. Một số đặc điểm của hoạt động tự học trong phương thức đào tạo tín chỉ. Có thể khẳng định rằng: hoạt động tự học của sinh viên là một hoạt động không thể thiếu và đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình học tập ở bậc đại học. Tuy nhiên, trong các phương thức đào tạo khác nhau, hoạt động này lại có những nét đặc thù riêng. Sự khác biệt giữa hoạt động tự học trong học chế niên chế so với học chế tín chỉ được thể hiện ở một số điểm sau:
Trước hết, trong phương thức đào tạo theo niên chế, sinh viên tuân thủ theo một chương trình do nhà trường định sẵn của từng học kỳ, từng năm học, từng khóa học căn cứ vào thời khóa biểu. Khi chuyển sang phương thức đào tạo theo tín chỉ, kế hoạch học tập cụ thể phụ thuộc vào chính bản thân người học. Sinh viên có nhiệm vụ và quyền được lựa chọn môn học, thời gian học, tiến trình học tập nhanh, chậm phù hợp với điều kiện của mình. Phương thức này tạo cho sinh viên năng lực chủ động trong việc lập kế hoạch học tập khoa học, xác định thời gian, phương tiện, biện pháp để thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch học tập đó. Khi đó người sinh viên phải ý thức xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu sao cho quá trình học tập hiệu quả nhất.
Thứ hai, hình thức tổ chức dạy học trong phương thức tín chỉ qui định hoạt động tự học của sinh viên như là một thành phần bắt buộc trong thời khóa biểu và là một nội dung quan trọng của đánh giá kết quả học tập. Hoạt động dạy - học theo tín chỉ được tổ chức theo ba hình thức: lên lớp, thực hành và tự học. Trong ba hình thức tổ chức dạy học này, hai hình thức đầu được tổ chức có sự tiếp xúc trực tiếp giữa giảng viên và sinh viên (giảng viên giảng bài, hướng dẫn; sinh viên nghe giảng, thực hành, thực tập dưới sự hướng dẫ