Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một sản phẩm thiết yếu và có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của người dân. Các sản phẩm này có tính đặc trưng cao, khó có thể
thay thếbằng một loại sản phẩm khác, thậm chí giữa hai sản phẩm khác nhau cũng có
những đặc trưng, công dụng và giá trịkhác nhau, mỗi công thức nghiên cứu sản xuất
một loại sản phẩm mới đều được đăng ký quyền sáng chếvà bảo hộquyền sởhữu trí
tuệ. Những điều này đã làm nên giá trịvà tầm quan trọng của ngành sản xuất và phân
phối thuốc xã hội. Tuy nhiên, trình độsản xuất và nghiên cứu của ngành Dược Việt
Nam còn nhiều yếu kém, chưa phát triển kịp với tốc độphát triển của xã hội, chưa có
khảnăng tạo ra những loại thuốc đặc trịchuyên biệt đểphục vụnhu cầu trong nước;
do đó, hằng năm chúng ta phải nhập khẩu một sốlượng lớn dược phẩm từnước ngoài.
Với mong mỏi tìm một hướng đi thích hợp giúp cho ngành dược trong nước hoàn thiện
và phát triển, phục vụtốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và tiết kiệm nguồn lực
quốc gia thông qua việc giảm bớt sản lượng nhập khẩu. Xuất phát từý nghĩa này,
nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đềtài “NGHIÊN CỨU VỀVIỆC SẢN XUẤT
VÀ PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐGIẢI PHÁP HOÀN THIỆN”. Mục tiêu nghiên cứu của đềtài bao gồm: Nghiên
cứu đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đối với ngành dược; phân tích thực trạng sản xuất
và phân phối của ngành dược Việt Nam nói chung và một sốcông ty dược nói riêng,
nhằm tìm ra những mặt hạn chế đang cản trởsựphát triển của ngành. Từnhững cơsở
đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát hoàn thiện hoạt động sản xuất và
phân phối của ngành.
Đểthực hiện bài viết này, nhóm nghiên cứu đã sửdụng phương pháp nghiên cứu định
tính, phương pháp chuyên gia, sau đó tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích duy vật
biện chứng để đưa ra bức tranh chính xác nhất vềtoàn cảnh ngành sản xuất và phân
phối dược phẩm trong nước. Các thông tin nghiên cứu bao gồm cảthông tin thứcấp
thu thập từCục quản lý Dược, Sởy tế, và các trang web của công ty chứng khoán SSI
và MHB, từInternet, báo tạp chí và các tài liệu khác có liên quan. Thông tin sơcấp:
thu thập thông qua việc thu thập ý kiến từcác chuyên gia của các công ty dược: Công
ty dược 2/9, công ty dược Hậu Giang, công ty dược Bến Tre.
Trong quá trình thu thập thông tin cho đềtài nghiên cứu, nhóm đã tìm được một số
công trình nghiên cứu vềngành công nghiệp Dược như:
Luận án Nghiên cứu thực trạng, đềxuất một sốgiải pháp quản lý sản xuất và cung
ứng thuốc nhằm phục vụtốt sức khỏe nhân dân trong cơchếthịtrường hiện nay –
luận án tiến sĩdược học 2003 – TS Nguyễn Văn Yên.
Một sốgiải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam đến
năm 2010 – luận án tiến sĩKinh tế2004 – TS Trần Công Kỷ
Các đềtài này đưa ra các giải pháp chung và sốliệu thu thập từtrước năm 2003 nên đã
không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà nền kinh tếngày càng phát triển, các
doanh nghiệp dược lần lượt tiến hành việc cổphần hóa. Điều cấp thiết là phải có một
đềtài nghiên cứu khảo sát thực trạng sản xuất và phân phối hiện tại của ngành dược
Việt Nam, từ đó đềra những giải pháp đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện tại. Đề
tài nghiên cứu này đã khắc phục những hạn chế đó.
Kết cấu của đềtài nghiên cứu bao gồm 3 chương với 3 nội dung chính được đềcập
nhưsau:
Chương 1: Một sốvấn đềlý luận cơbản. Chương này bao gồm 19 trang từtrang
5 đến trang 24 Trong chương này nhóm đã đưa ra một sốkhái niệm có liên quan vềthị
trường, khái niệm thuốc, tính đặc trưng và tầm quan trọng của thuốc. Ngoài ra trong
chương này, những vấn đềliên quan đến ngành dược Việt Nam nhưlịch sửhình thành
ngành Dược, năm áp lực cạnh tranh và những yếu tốtác động đến ngành này. Những
khái niệm đưa ra nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát vềngành dược nói
chung và ngành dược Việt Nam hiện nay nói riêng, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu
sâu hơn vềhoạt động sản xuất và phân phối của ngành Dược nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Chương 2: Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược
Chương này bao gồm 30 trang, từtrang 28 đến trang 57 , với 4 nội dung chính được đề
cập bao gồm:
- Tổng quan vềthịtrường thuốc Việt Nam: trong phần này nhóm nghiên cứu đã
tiến hành phân tích nhu cầu thuốc của thịtrường qua các năm, đồng thời so sánh chi
tiêu của người Việt Nam cho thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu từnước
ngoài vềsốlượng và chất lượng.
- Nguyên vật liệu phục vụcho ngành sản xuất trong nước: trong chương này
nhóm đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát lấy thông tin vềcác loại nguyên vật liệu bao
gồm 2 nhóm chính là nguyên vật liệu trong nước và nguyên vật liệu nhập khẩu từnước
ngoài. Nội dung cuối cùng của phẩn này là kết quảmà nhóm thu thập được vềthực
trạng sửdụng nguyên vật liệu ởhai doanh nghiệp Công ty dược Hậu Giang, và Công
ty dược 2/9 (Nadyphar) nhằm cho thấy cái nhìn cụthểvềviệc sửdụng nguyên vật liệu
của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và 2 doanh nghiệp kểtrên nói riêng.
- Thực trạng sản xuất của các công ty dược Việt Nam: phần này sẽtrình bày về
sựtăng trưởng vềsốlượng và đa dạng hóa chủng loại trong hoạt động sản xuất thuốc.
Điều tra chất lượng các cơsởsản xuất thuốc. Trình bày các dựán đầu tưmới và các
hoạt động R&D của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây.
- Thực trạng phân phối của các công ty dược Việt Nam: Phần này trình bày hệ
thống phân phối và ưu nhược điểm các kênh phân phối của ngành dược Việt Nam, và
ví dụvềhệthống phân phối của hai công ty dược Hậu Giang và Bến Tre. Phần này
cũng có trình bày thêm vềcác hoạt động quảng bá của các công ty dược Việt Nam.
Ngoài ra phần này cũng đềcập đến hoạt động quản lý giá thuốc trên thịtrường hiện
nay.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản xuất, phân phối của ac1c
công ty Dược Việt Nam
Chương này bao gồm 9 trang, từtrang 58 đến trang 66
Dựa vào kết quảnghiên cứu của chương 2, trong chương này, nhóm tập trung trình
bày các giải pháp cụthể đểhoàn thiện và phát triển các hoạt động sản xuất và phân
phối của các công ty Dược theo 4 nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp vềcông
nghệ, nhóm giải pháp cho nguồn nguyên vật liệu, nhóm giải pháp sản xuất và một số
giải pháp khác như: nhân sựvà quảng cáo.
86 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5345 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu về việc sản xuất, phân phối thuốc của các công ty dược Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ-NĂM 2010”
TÊN CÔNG TRÌNH: NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SẢN XUẤT,
PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
MỤC LỤC
Lời mở đầu...............................................................................................................1
.....................................................................................................................................
Chương 1: một số vấn đề về lý luận ..................................................................... 5
1.1 Một số vấn đề/lý luận liên quan đến thị trường ................................................. 5
1.1.1 Khái niệm về thị trường và phân loại thị trường............................................. 5
1.1.2 Các yếu tố hình thành nên thị trường.............................................................. 6
1.1.3 Chức năng của thị trường................................................................................ 6
1.2 Một số vấn đề liên quan đến thuốc và việc sản xuất thuốc................................ 7
1.2.1 Thuốc và một số khái niệm có liên quan ........................................................ 7
1.2.2 Khái niệm về cung ứng thuốc ......................................................................... 8
1.2.3 Tính đặc thù của thuốc và ngành công nghiệp dược..................................... 10
1.2.4 Tính đặc thù của thị trường thuốc ................................................................ 11
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp
................................................................................................................................ 12
1.2.5.1 Các yếu tố của môi trường vĩ mô............................................................... 12
1.2.5.2 Các yếu tố của môi trường vi mô.............................................................. 16
1.2.6 Nhu cầu thuốc ............................................................................................... 16
1.2.6.1 Khái niệm về nhu cầu thuốc....................................................................... 18
1.2.6.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu thuốc ................................................. 19
1.2.7 Vai trò ngành công nghiệp dược đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ........ 20
1.3 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của ngành dược Việt Nam ...... 22
1.4 Kinh nghiệm phát triển ngành dược của các nước trên thế giới ...................... 23
Tổng kết chương 1................................................................................................ 24
Chương 2: Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược Việt
Nam
2.1 Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam ........................................................ 28
2.2 Nguyên vật liệu sản xuất thuốc ........................................................................ 30
2.2.1 Những nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất dược trong nước ...................... 30
2.1 Nguồn nguyên vật liệu trong nước................................................................... 30
2.2 Nguồn nguyên vật liệu nước ngoài .................................................................. 31
2.2.2 Thực trạng sử dụng nguồn nguyên vật liệu của các công ty dược
Việt Nam ................................................................................................................ 34
2.3 Thực trạng hoạt động sản xuất của các công ty dược Việt Nam ..................... 36
2.3.1 Sự tăng trưởng trong sản xuất thuốc ............................................................. 36
.....................................................................................................................................
2.3.2 Sự gia tăng chủng loại thuốc, đặc biệt là nhóm thuốc đặc trị ....................... 39
2.3.3 Chất lượng của các cơ sở sản xuất thuốc (GMP-WHO, GLP) ..................... 42
2.3.4 Thực trạng đầu tư các dự án mới của các công ty dược Việt Nam............... 43
2.3.5 Thực trạng R&D của các công ty dược Việt Nam........................................ 45
2.4 Thực trạng hoạt động phân phối thuốc trên thị trường .................................... 46
2.4.1 Mạng lưới phân phối thuốc của ngành dược................................................. 46
2.4.2 Hoạt động quảng bá thương hiệu .................................................................. 52
2.4.3 Hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường và chiến lược giá ................... 53
của các doanh nghiệp Dược
2.5 Vai trò của Nhà Nước trong việc quản lí sản xuất và phân phối thuốc ........... 55
Tổng kết chương 2................................................................................................ 57
Chương 3: Bàn về một số giải pháp sản xuất và phân phối thuốc của các công ty
dược Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước ......................................... 58
3.1 Những vấn đề tồn tại trong ngành dược Việt Nam.......................................... 58
3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm phát triển ngành công nghiệp dược ...................... 59
3.2.1 Giải pháp về sản xuất .................................................................................... 59
3.2.1.1 Giải pháp về nguyên liệu đầu vào.............................................................. 59
3.2.1.2 Giải pháp về sản xuất sản phẩm................................................................. 61
3.2.2 Giải pháp về nghiên cứu triển khai ............................................................... 61
3.2.3 Giải pháp về phân phối ................................................................................. 62
3.2.4 Giải pháp về nguồn nhân lực ........................................................................ 63
3.2.5 Giải pháp về quản lí của Nhà nước............................................................... 63
3.3 Một số kiến nghị với các cơ quan chức năng................................................... 64
Tổng kết chương 3................................................................................................ 65
Kết luận ................................................................................................................. 66
1
LỜI MỞ ĐẦU
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, là một sản phẩm thiết yếu và có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của người dân. Các sản phẩm này có tính đặc trưng cao, khó có thể
thay thế bằng một loại sản phẩm khác, thậm chí giữa hai sản phẩm khác nhau cũng có
những đặc trưng, công dụng và giá trị khác nhau, mỗi công thức nghiên cứu sản xuất
một loại sản phẩm mới đều được đăng ký quyền sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ. Những điều này đã làm nên giá trị và tầm quan trọng của ngành sản xuất và phân
phối thuốc xã hội. Tuy nhiên, trình độ sản xuất và nghiên cứu của ngành Dược Việt
Nam còn nhiều yếu kém, chưa phát triển kịp với tốc độ phát triển của xã hội, chưa có
khả năng tạo ra những loại thuốc đặc trị chuyên biệt để phục vụ nhu cầu trong nước;
do đó, hằng năm chúng ta phải nhập khẩu một số lượng lớn dược phẩm từ nước ngoài.
Với mong mỏi tìm một hướng đi thích hợp giúp cho ngành dược trong nước hoàn thiện
và phát triển, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân và tiết kiệm nguồn lực
quốc gia thông qua việc giảm bớt sản lượng nhập khẩu. Xuất phát từ ý nghĩa này,
nhóm nghiên cứu đã quyết định chọn đề tài “NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC SẢN XUẤT
VÀ PHÂN PHỐI THUỐC CỦA CÁC CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM VÀ MỘT
SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: Nghiên
cứu đặc điểm và yếu tố ảnh hưởng đối với ngành dược; phân tích thực trạng sản xuất
và phân phối của ngành dược Việt Nam nói chung và một số công ty dược nói riêng,
nhằm tìm ra những mặt hạn chế đang cản trở sự phát triển của ngành. Từ những cơ sở
đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những giải pháp phát hoàn thiện hoạt động sản xuất và
phân phối của ngành.
Để thực hiện bài viết này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, phương pháp chuyên gia, sau đó tiến hành tổng hợp, thống kê, phân tích duy vật
biện chứng để đưa ra bức tranh chính xác nhất về toàn cảnh ngành sản xuất và phân
phối dược phẩm trong nước. Các thông tin nghiên cứu bao gồm cả thông tin thứ cấp
thu thập từ Cục quản lý Dược, Sở y tế, và các trang web của công ty chứng khoán SSI
2
và MHB, từ Internet, báo tạp chí và các tài liệu khác có liên quan. Thông tin sơ cấp:
thu thập thông qua việc thu thập ý kiến từ các chuyên gia của các công ty dược: Công
ty dược 2/9, công ty dược Hậu Giang, công ty dược Bến Tre.
Trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu, nhóm đã tìm được một số
công trình nghiên cứu về ngành công nghiệp Dược như:
Luận án Nghiên cứu thực trạng, đề xuất một số giải pháp quản lý sản xuất và cung
ứng thuốc nhằm phục vụ tốt sức khỏe nhân dân trong cơ chế thị trường hiện nay –
luận án tiến sĩ dược học 2003 – TS Nguyễn Văn Yên.
Một số giải pháp chiến lược nhằm phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam đến
năm 2010 – luận án tiến sĩ Kinh tế 2004 – TS Trần Công Kỷ
Các đề tài này đưa ra các giải pháp chung và số liệu thu thập từ trước năm 2003 nên đã
không còn phù hợp với tình hình hiện nay khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, các
doanh nghiệp dược lần lượt tiến hành việc cổ phần hóa. Điều cấp thiết là phải có một
đề tài nghiên cứu khảo sát thực trạng sản xuất và phân phối hiện tại của ngành dược
Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp đúng đắn và phù hợp với tình hình hiện tại. Đề
tài nghiên cứu này đã khắc phục những hạn chế đó.
Kết cấu của đề tài nghiên cứu bao gồm 3 chương với 3 nội dung chính được đề cập
như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản. Chương này bao gồm 19 trang từ trang
5 đến trang 24 Trong chương này nhóm đã đưa ra một số khái niệm có liên quan về thị
trường, khái niệm thuốc, tính đặc trưng và tầm quan trọng của thuốc. Ngoài ra trong
chương này, những vấn đề liên quan đến ngành dược Việt Nam như lịch sử hình thành
ngành Dược, năm áp lực cạnh tranh và những yếu tố tác động đến ngành này. Những
khái niệm đưa ra nhằm cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quát về ngành dược nói
chung và ngành dược Việt Nam hiện nay nói riêng, tạo nền tảng cho việc nghiên cứu
3
sâu hơn về hoạt động sản xuất và phân phối của ngành Dược nước ta trong giai đoạn
hiện nay.
Chương 2: Thực trạng sản xuất và phân phối thuốc của các công ty dược
Chương này bao gồm 30 trang, từ trang 28 đến trang 57 , với 4 nội dung chính được đề
cập bao gồm:
- Tổng quan về thị trường thuốc Việt Nam: trong phần này nhóm nghiên cứu đã
tiến hành phân tích nhu cầu thuốc của thị trường qua các năm, đồng thời so sánh chi
tiêu của người Việt Nam cho thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu từ nước
ngoài về số lượng và chất lượng.
- Nguyên vật liệu phục vụ cho ngành sản xuất trong nước: trong chương này
nhóm đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát lấy thông tin về các loại nguyên vật liệu bao
gồm 2 nhóm chính là nguyên vật liệu trong nước và nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước
ngoài. Nội dung cuối cùng của phẩn này là kết quả mà nhóm thu thập được về thực
trạng sử dụng nguyên vật liệu ở hai doanh nghiệp Công ty dược Hậu Giang, và Công
ty dược 2/9 (Nadyphar) nhằm cho thấy cái nhìn cụ thể về việc sử dụng nguyên vật liệu
của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và 2 doanh nghiệp kể trên nói riêng.
- Thực trạng sản xuất của các công ty dược Việt Nam: phần này sẽ trình bày về
sự tăng trưởng về số lượng và đa dạng hóa chủng loại trong hoạt động sản xuất thuốc.
Điều tra chất lượng các cơ sở sản xuất thuốc. Trình bày các dự án đầu tư mới và các
hoạt động R&D của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây.
- Thực trạng phân phối của các công ty dược Việt Nam: Phần này trình bày hệ
thống phân phối và ưu nhược điểm các kênh phân phối của ngành dược Việt Nam, và
ví dụ về hệ thống phân phối của hai công ty dược Hậu Giang và Bến Tre. Phần này
cũng có trình bày thêm về các hoạt động quảng bá của các công ty dược Việt Nam.
Ngoài ra phần này cũng đề cập đến hoạt động quản lý giá thuốc trên thị trường hiện
nay.
4
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và phát triển sản xuất, phân phối của ac1c
công ty Dược Việt Nam
Chương này bao gồm 9 trang, từ trang 58 đến trang 66
Dựa vào kết quả nghiên cứu của chương 2, trong chương này, nhóm tập trung trình
bày các giải pháp cụ thể để hoàn thiện và phát triển các hoạt động sản xuất và phân
phối của các công ty Dược theo 4 nhóm giải pháp chính: nhóm giải pháp về công
nghệ, nhóm giải pháp cho nguồn nguyên vật liệu, nhóm giải pháp sản xuất và một số
giải pháp khác như: nhân sự và quảng cáo.
5
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
Trên cơ sở tổng hợp của đề tài, trong chương 1, nhóm tác giả sẽ đưa ra những cơ sở lí
luận lien quan chủ yếu đến thị trường và ngành công nghiệp dược, được trình bày từ
trang đến trang của đề tài. Cụ thể là, chương này sẽ đề cập đến các vấn đề lí luận liên
quan đến thị trường như khái niệm phân loại thị trường, các yếu tố hình thành và chức
năng của thị trường; bên cạnh đó là các khái niệm về thuốc, nhu cầu thuốc, tính đặc
thù của thi trường thuốc, của ngành công nghiệp dược, các tếu tố ảnh hưởng đến việc
sản xuất và phân phối thuốc của doanh nghiệp và cuối cùng là tiến hành tìm hiểu về
lịch sử hình thành phát triển của ngành công nghiệp dược Việt Nam, vai trò của nó đối
với sự phát triển của kinh tế- xã hội đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm của cac quốc
gia trên thế giới về lĩnh vực phát triển công nghiệp dược tạo nền tảng cho việc phân
tích so sánh cho thực trạng ngành công nghiệp nước nhà và đưa ra những kiến nghị,
giải pháp trong chương 3.
1.1 Một số vấn đề/ lí luận liên quan đến thị trường
1.1.1 Khái niệm thị trường
Hiện nay có rất nhiều tài liệu định nghĩa về thị trường,tuy nhiên theo nhóm tác giả, các
khái niệm phổ biến và chính xác nhất là:
“Thị trường là lĩnh vực lưu thông hàng hóa tổng thể nói chung những hoạt động mua,
bán, nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hóa”
“Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng tiềm tàng, cùng có chung một nhu cầu,
đồng thời họ đều đang muốn và đều có khả năng tiến hành trao đổi để thoản mãn nhu
cầu đó.”
“Theo nghĩa hẹp thì thị trường là nơi diễn ra trao đổi, mua bán hàng hoá. Nhưng theo
nghĩa rộng thì thị trường là tổng thể các mối quan hệ cạnh tranh, cung - cầu, giá cả, giá
trị... mà trong đó giá cả và sản lượng hàng hoá tiêu thụ được xác định”
6
Thị trường có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau: theo đối tượng giao dịch, theo
tính chất và cơ chế vận hành thị trường, theo quy mô, phạm vi..nhưng với căn cứ vào
mục tiêu của đề tài và tính chất của thị trường thuốc thì hình thức phân loại thị trường
theo số lượng người mua và số lượng người bán là phù hợp hơn cả.Trong đó thị trường
được chia làm hai loại
Thị trường độc quyền
Thị trường độc quyền là lượng hàng hóa, dịch vụ và giá của chúng được điều khiển
theo ý muốn của một hoặc nhiều nhóm người có cung lợi ích từ hàng hóa hoặc dịch vụ
nào đó.Thị trường độc quyền bao gồm thị trường độc quyền hoàn hảo và không hoàn
hảo.
Thị trường cạnh tranh
Thị trường cạnh tranh xuất hiện khi có nhiều người mua nhiêu người bán cùng thực
hiện hành vi mua bán trên một loại hàng hóa, dịch vụ hoặc một nhóm hàng hóa, dịch
vụ.Trong đó, các doanh nghiệp tham gia trên thĩ trường này có thực lực tương đối như
nhau và các quan hệ kinh tế diễn ra tương đối ổn định và khách quan.Thị trường cạnh
tranh bao gồm cạnh tranh hoàn hảo và không hoàn hảo.
1.1.2 Các yếu tố hình thành nên thị trường:
Thị trường bao gồm ba yếu tố:
Chủ thể thị trường:là các pháp nhân kin tế có lợi ích độc lập, có quyền tụ chủ
quyết định các sách lược, chiến lược hoạt động của mình
Khách thể thị trường: là các sản phẩm hữu hình hoặc vô hình được trao đổi
thông qua thị trường, các sản phẩm đã tồn tại trên thực tế hoặc các sản phẩm sẽ có
trong tương lai
Giới trung gian thị trường: là hệ thống cầu nối hữu hình hoặc vô hình liên kết
giữa các các thành phần đang tham gia hoạt động trên thị trường với nhau.
1.1.3 Chức năng của thị trường
7
Dù thị trường có nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung thị trường thực hiện ba chức
năng chủ yếu và luôn có quan hệ mật thiết với nhau như sau:
Chức năng thừa nhận công dụng XH của hàng hoá (giá trị sử dụng XH) và lao
động đã chi phí để sản xuất ra nó. Nếu hàng hoá bán được và bán với giá cả bằng giá
trị thì XH đã thừa nhận công dụng của nó cũng như thừa nhận mức hao phí lao động
để sản xuất ra nó phù hợp với mức hao phí lao động XH cần thiết, giá trị hàng hoá
được thực hiện. Nếu hàng hoá không bán được thì hoặc là công dụng của hàng hoá
không được thừa nhận, hoặc là do chi phí sản xuất cao hơn mức trung bình của XH
nên XH không chấp nhận. Nếu hàng hoá bán được với giá cả thấp hơn giá trị thì có
nghĩa là XH chỉ thừa nhận công dụng của nó và một phần chi phí sản xuất ra nó.
Chức năng cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng
hoá, giá cả, chất lượng...Chức năng thông tin luôn tác động các chức năng khác.
Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng. Từ những thông tin
thu được trên thị trường, người sản xuất hay tiêu dùng sẽ có những điều chỉnh kịp thời
để phù hợp với biến đổi của thị trường. Nhờ đó mà sản xuất và tiêu dùng được hạn chế
hoặc kích thích.
1.2. Một số vấn đề liên quan đến thuốc và việc sản xuất thuốc
1.2.1. Thuốc và một số khái niệm liên quan
Theo luật dược 2005, thuốc được định nghĩa như sau: "Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các
chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc
điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm
thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng".
Theo điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, thuốc được định nghĩa như sau: "Thuốc là
những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hay sinh học được
bào chế để dùng cho người nhằm:
8
Phòng bệnh, chữa bệnh,
Phục hồi, điều chính chức năng cơ thể,
Làm giảm triệu chứng bệnh,
Chuẩn đoán bệnh,
Phục hồi và nâng cao sức khoẻ,
Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân,
Làm ảnh hưởng quá trình sinh đẻ,
Làm thay đổi hình dạng cơ thể.”
Theo nhóm nghiên cứu, thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, nó có ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ con người. Thuốc vừa tuân theo quy luật thị trường, vừa chịu sự quản lý
nghiêm ngặt của nhà nước.
Thuốc biệt dược là thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác với
tên gốc hoặc tên chung quốc tế.
Thuốc gerenic là tên chung của các loại thuốc được sản xuất đại trà khi bằng sáng chế,
phát minh hết hiệu lực, thuốc không còn được độc quyền bởi các công ty nắm giữ
bằng phát minh, sang chế.
Nguyên liệu làm thuốc là chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩm trong quá
trình sản xuất thuốc.
Thuốc thành phẩm là dạng thuốc đã qua tất cả các giai đoạn sản xuất, kể cả đóng gói
trong bao bì cuối cùng và dán nhãn.
1.2.2. Khái niệm về cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc được định nghĩa là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người
sử dụng dựa trên bốn nhiệm vụ cơ bản là lực chọn thuốc, mua sắm thuốc quốc gia,
phân phối thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc. Trong đó:
9
Lựa chọn thuốc
Việc lựa chọn thuốc cho một quốc gia được dựa vào những căn cứ sau:
+Mô hình bệnh tật, mô hình tử vong toàn quốc.
+Các phác đồ điều trị chuẩn đã được xây dựng.
+Kinh phí quốc gia và khả năng chi trả của người bệnh
+Dự toán tình hình bệnh tật trong kì tới
+Tham khảo danh mục thuốc, hoạt chất, mô hình bệnh tật đã được lưu hành của WHO
hoặc một số quốc gia có tương đồng về kinh tế, y tế.
Mua sắm thuốc quốc gia
+Xác định nhu cầu về số lượng và chủng loại