Ninh Thuận là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung bộ, đi qua tỉnh có các trục giao thông QL1A, đường sắt Thống nhất và QL27, có điều kiện thuận lợi để liên hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực trong vùng du lịch Đà Lạt - Phan Rang Tháp Chàm - Nha Trang. Ranh giới tỉnh được giới hạn bởi toạ độ địa lý: từ 1080908đến 1091425 kinh độ Đông và từ 11814 đến 11915 vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.358km2; tiếp giáp với các tỉnh như sau: phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà; phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp biển Đông. Địa giới đại phương: 498km ( Niên giám thống kê năm 2008 ).
Diện tích tự nhiên của tỉnh 3.360 km2 chủ yếu là núi đá, rừng và đất bị sa mạc hóa. Trong đó diện tích dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.704 ha, đất lâm nghiệp 186.928 ha, đất chuyên dùng 14.645ha, đất ở 3.858 ha, sông suối và núi đá 50.638 ha, còn lại đất trống chưa sử dụng.
Trong các năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng tích cực và đạt những kết quả quan trọng. Đặc biệt giai đoạn 2006 – 2010, ngày càng nhận diện rõ hơn, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển, năng lượng, vị thế kinh tế của tỉnh được cải thiện, có nhiều chủ trương được triển khai đạt thành quả tích cực. Lĩnh vực xã hội đạt được những kết quả nhất định. Quốc phòng an ninh ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo, góp phần quan trọng cho tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nhà.
Trong thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) có những chuyển biến tích cực. Nhận thức về BVMT trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế, hệ thống thể chế, văn bản qui phạm pháp luật, các qui định từng bước được xây dựng và hoàn thiện, đó là tiền đề tốt cho công tác BVMT trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trường, trong đó nổi bật nhất là vấn đề ô nhiễm do công nghiệp và làng nghề; môi trường vẫn tiếp tục bị suy thoái; tình trạng hoang mạc hóa và thoái hóa đất vẫn đang diễn ra mạnh mẽ; chất lượng nguồn nước đang bị suy giảm; Hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn đang là vấn đề bức xúc gay gắt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất thải rắn (CTR) tại một số khu vực chưa được thu gom xử lý đúng qui định; điều kiện vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp nước sạch tại hầu hết các xã vùng nông thôn chưa được đảm bảo. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, thiệt hại do thiên tai,. gây áp lực ngày càng lớn lên nguồn tài nguyên và môi trường, đặt công tác BVMT trước những thách thức lớn trong thời gian tới. Để BVMT trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa điều cần thiết là phải dự đoán được những vấn đề môi trường cấp bách mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và cải thiện môi trường bằng cách xây dựng chính sách, chiến lược môi trường phù hợp hướng tới phát triển bền vững.
Căn cứ Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại đất nước; Công văn số 1016/BTNMT-MT ngày 29/3/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng chiến lược, kế họach hành động BVMT giai đọan 2006 – 2010, nghị quyết Đại Hội tỉnh Đảng bộ lần XI của Ninh Thuận và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác BVMT thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ trên UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Sở KH-CN thực hiện đề tài xây dựng chiến lược BVMT phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
214 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội đến năm 2020 của tỉnh Ninh Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN
Ninh Thuận là tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung bộ, đi qua tỉnh có các trục giao thông QL1A, đường sắt Thống nhất và QL27, có điều kiện thuận lợi để liên hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các khu vực trong vùng du lịch Đà Lạt - Phan Rang Tháp Chàm - Nha Trang. Ranh giới tỉnh được giới hạn bởi toạ độ địa lý: từ 108°09¢08²đến 109°14¢25² kinh độ Đông và từ 11°8¢14² đến 11°9¢15² vĩ độ Bắc. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.358km2; tiếp giáp với các tỉnh như sau: phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà; phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận; phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Đông giáp biển Đông. Địa giới đại phương: 498km ( Niên giám thống kê năm 2008 ).
Diện tích tự nhiên của tỉnh 3.360 km2 chủ yếu là núi đá, rừng và đất bị sa mạc hóa. Trong đó diện tích dùng vào sản xuất nông nghiệp 69.704 ha, đất lâm nghiệp 186.928 ha, đất chuyên dùng 14.645ha, đất ở 3.858 ha, sông suối và núi đá 50.638 ha, còn lại đất trống chưa sử dụng.
Trong các năm qua tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng tích cực và đạt những kết quả quan trọng. Đặc biệt giai đoạn 2006 – 2010, ngày càng nhận diện rõ hơn, khai thác tốt hơn các tiềm năng và lợi thế về kinh tế biển, năng lượng, vị thế kinh tế của tỉnh được cải thiện, có nhiều chủ trương được triển khai đạt thành quả tích cực. Lĩnh vực xã hội đạt được những kết quả nhất định. Quốc phòng an ninh ổn định, trật tự xã hội được đảm bảo, góp phần quan trọng cho tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá tỉnh nhà.
Trong thời gian qua, công tác quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT) có những chuyển biến tích cực. Nhận thức về BVMT trong các cấp, các ngành và nhân dân đã được nâng lên, mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế, hệ thống thể chế, văn bản qui phạm pháp luật, các qui định từng bước được xây dựng và hoàn thiện, đó là tiền đề tốt cho công tác BVMT trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề môi trường, trong đó nổi bật nhất là vấn đề ô nhiễm do công nghiệp và làng nghề; môi trường vẫn tiếp tục bị suy thoái; tình trạng hoang mạc hóa và thoái hóa đất vẫn đang diễn ra mạnh mẽ; chất lượng nguồn nước đang bị suy giảm; Hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn đang là vấn đề bức xúc gay gắt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất thải rắn (CTR) tại một số khu vực chưa được thu gom xử lý đúng qui định; điều kiện vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp nước sạch tại hầu hết các xã vùng nông thôn chưa được đảm bảo. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số, tình trạng đói nghèo chưa được khắc phục tại một số vùng nông thôn, thiệt hại do thiên tai,... gây áp lực ngày càng lớn lên nguồn tài nguyên và môi trường, đặt công tác BVMT trước những thách thức lớn trong thời gian tới. Để BVMT trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa điều cần thiết là phải dự đoán được những vấn đề môi trường cấp bách mà công cuộc phát triển sẽ đem lại và phải có những biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và cải thiện môi trường bằng cách xây dựng chính sách, chiến lược môi trường phù hợp hướng tới phát triển bền vững.
Căn cứ Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại đất nước; Công văn số 1016/BTNMT-MT ngày 29/3/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xây dựng chiến lược, kế họach hành động BVMT giai đọan 2006 – 2010, nghị quyết Đại Hội tỉnh Đảng bộ lần XI của Ninh Thuận và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác BVMT thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của tỉnh. Thực hiện nhiệm vụ trên UBND tỉnh Ninh Thuận đã giao cho Sở KH-CN thực hiện đề tài xây dựng chiến lược BVMT phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
MỤC TIÊU
Đánh giá hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí và sinh thái) của tỉnh, từ đó dự báo xu thế biến đổi môi trưng trên kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Xây dựng chiến lược BVMT phục vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu
Từ mục tiêu cần đạt và đặc thù của việc lập chiến lược BVMT, cũng như đặc thù của lãnh thổ nghiên cứu. Việc chọn không gian và thời gian nghiên cứu sao cho đảm bảo tính tổng thể, toàn diện và không bỏ sót các vấn đề là rất cần thiết. Theo đó:
Về không gian: Toàn bộ vùng lãnh thổ của tỉnh Ninh Thuận với 3238 km2 diện tích tự nhiên, bao gồm Tp. Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Nam. Địa giới lãnh thổ được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía tây là vùng núi cao giáp Đà Lạt, phía bắc và phía nam có hai dãy núi chạy ra biển. Giữa tỉnh và ven biển là vùng đồng bằng khô cằn nên được mệnh danh là miền Viễn tây của Việt Nam. Vùng núi cao chiếm 63,2% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, vùng gò đồi chiếm 15,4% và đồng bằng là 22,4%.
Về thời gian: Tiếp cận và lập chiến lược đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, thời gian này phù hợp và trùng khớp với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội (KTXH) cũng như các định hướng quy hoạch giao thông, sử dụng đất, phát triển không gian đô thị... của tỉnh Ninh Thuận.
Đối tượng nghiên cứu
Do đặc thù của nghiên cứu lập chiến lược nên các đối tượng cần tiếp cận rất đa dạng và thường có biến điến động thay đổi theo không gian và thời gian. Chủ yếu đề tài sẽ tiếp cận các đối tượng sau:
Môi trường: Bao gồm môi trường vùng đô thị, môi trường vùng nông thôn, nông nghiệp, môi trường công nghiệp, môi trường sinh thái.
Tài nguyên: Bao gồm tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên sinh vật, tài nguyên khoáng sản.
Nhân văn: bao gồm con người, phong tục, tập quán, thói quen, lịch sử, văn hoá, xã hội
Kinh tế - thương mại: bao gồm kinh tế, thương mại, du lịch, ...
Kỹ thuật – Công nghệ: Các khu, cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Thiên tai: Hạn hán, lũ lụt, ngập lụt, mưa bão, lốc xoáy...
Các vấn nạn môi trường tỉnh đang phải đối mặt: ô nhiễm do công nghiệp và làng nghề (từ các cơ sở nuôi tôm, sản xuất muối, chế biến hải sản…); môi trường vẫn tiếp tục bị suy thoái; tình trạng hoang mạc hóa và thoái hóa đất vẫn đang diễn ra mạnh mẽ; chất lượng nguồn nước đang bị suy giảm; Hạn hán và thiếu nước sinh hoạt vẫn đang là vấn đề bức xúc gay gắt, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; chất thải rắn (CTR) tại một số khu vực chưa được thu gom xử lý đúng qui định; điều kiện vệ sinh môi trường (VSMT), cung cấp nước sạch tại hầu hết các xã vùng nông thôn chưa được đảm bảo.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp xử lý số liệu thống kê: phương pháp này được sử dụng để phân tích các yếu tố tự nhiên và KTXH tại khu vực nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để xử lý các số liệu điều tra về hiện trạng môi trường, điều kiện KTXH
Phương pháp này thu thập các số liệu, tài liệu, tư liệu, ảnh chụp… dưới hình thức: số liệu, niên giám, thống kê, sách, tác phẩm đã xuất bản, tạp chí, báo, tư liệu của các tác giả có nghiên cứu liên quan.... Trong Đề tài, phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong tất cả các phần nhằm thu thập, phân tích các thông tin có liên quan đến Dự án như điều kiện tự nhiên, KTXH, hiện trạng môi trường, quá trình đô thị hóa, sự phát triển KTXH.
Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác.
Tiến hành thu thập tất cả các thông tin liên quan về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KTXH ở tỉnh
Các số liệu được thống kê xử lý theo phần mềm SPSS, và Exel.
Kỹ thuật GIS được sử dụng để xây dựng, cập nhật các thông tin vào các bản đồ GIS (tỷ lệ 1:100.000). Phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng việc đánh giá tổng hợp tác động của các yếu tố tự nhiên lên các khu dân cư, cụm công nghiệp; cũng như xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường.
Thu thập file số hoá các bản đồ có sẵn, thành lập các bản đồ hiện trạng các khu du lịch hợp lý về mặt thời gian, không gian. Bên cạnh đó, việc quản lý cơ sở dữ liệu thông tin môi trường bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) rất có hiệu quả và có thể cập nhật số liệu mới khi cần. Kế thừa các số liệu quan trắc môi trường, phông môi trường có sẵn của tỉnh.
Phương pháp lấy mẫu, phân tích môi trường: phương pháp này được sử dụng để lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường, như là chất lượng nước mặt, nước ngầm, chất lượng nước mặt NTTS, đất, không khí, rác thải…
Thu thập trực tiếp số liệu thông tin nguồn lao động nhập cư trên địa bàn. Lượng thông tin thu nhập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo cơ sở để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý cho quá trình đô thị hoá.
Phỏng vấn và điều tra theo phiếu mẫu: Thu thập ý kiến của nhà quản lý, dân địa phương, doanh nghiệp.
Lấy mẫu nước, đất, khí và rác tại các khu vực nông thôn, thành thị, cụm – khu công nghiệp và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng đất, nước (nước mặt – lục địa và ven biển, nước ngầm, nước thải, CTR, không khí, tiếng ồn…) vào mùa mưa và mùa khô.
Phương pháp lập phiếu điều tra: phương pháp này sử dụng để điều tra, đánh giá hiện trạng hoạt động BVMT của tỉnh.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách thu thập thông tin qua các phiếu điều tra, phỏng vấn. Đối tượng được phỏng vấn là người dân địa phương (thành thị, nông thôn), doanh nghiệp, nhà quản lý về tình hình, nhận định, và thu thập các thông tin cần thiết. Số phiếu điều tra là 180 phiếu. Trên cơ sở số liệu này, chúng ta sẽ xử lý kết quả theo mục đích cần thu thập thông tin bằng phần mềm SPSS (Statistic Package for Social Science) và exel.
Phương pháp chuyên gia: phương này được sử dụng để phân tích các cơ sở pháp lý, cơ chế, chính sách phục vụ cho việc đề xuất chiến lược BVMT tỉnh đến năm 2020.
Dựa vào điều kiện của địa phương, các chuyên gia tư vấn, đóng góp xây dựng trong việc lựa chọn các vấn đề chính, xây dựng khung chiến lược, lựa chọn chiến lược và cuối cùng là vạch ra chiến lược chi tiết.
Tổ chức hội thảo chuyên đề nhằm huy động trí tuệ nhiều người trong nhiều thành phần ở các góc độ khác nhau trong việc lựa chọn các vấn đề chính của chiến lược và thiết kế chi tiết từng hạng mục của chiến lược.
Phương pháp tổ chức hội thảo, hội nghị: phương pháp này được áp dụng trong suốt quá trình thực hiện đề tài để trao đổi phương pháp luận, đánh giá kết quả thực hiện giữa kì và đánh giá kết quả cuối cùng của đề tài.
Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí mở rộng
Các bước chính của phương pháp này như sau:
Liệt kê tất cả các tài nguyên được sử dụng trong các phương án phát triển
Xác định tất cả các hoạt động sử dụng hoặc làm suy thoái tài nguyên
Liệt kê những bộ phận cần bổ sung vào quy hoạch để sử dụng hợp lý và phát huy khả năng tối đa của tài nguyên
Xác định khung thời gian của các tác động và các chi phí cần thiết, tính toán chi phí – lợi ích
Biểu thị các kết quả trên vào một tài liệu thích hợp với việc lựa chọn quyết định
Kỹ thuật xác định các vấn đề ưu tiên
Để xác định các vần đề ưu tiên cần phải phân tích sâu sắc các số liệu, thông tin ứng với các hoạt động phát triển KTXH hiện tại, từ đó xác định các thông số nền hay phông nền cơ sở.
Trên cơ sở các số liệu nền, cộng với những nhận định sự biến động theo không gian và thời gian (dựa vào quy hoạch tổng thể), phân tích xác định các vấn đề môi trường và tập trung đối với các vấn đề ưu tiên cấp bách, nghiêm trọng. Các vần đề môi trường thường tập trung vào các khía cạnh như: Mức độ sử dụng TNTN, sử dụng đất; bố trí các KCN và khu đô thị có đảm bảo vấn đề sinh thái? Diễn biến chất lượng các thành phần môi trường như thế nào? Vấn đề xả thải có hợp lý?…
Phương pháp xây dựng Chiến lược môi trường
Trên cơ sở Hiện trạng, xác định các thách thức à xây dựng các mục tiêu cụ thể cho từng phần à xác định nội dung cơ bản Chiến lược à xây dựng chương trình hành động Chiến lược năm 2015 à trên cơ sơ sở đã nghiên cứu, vạch ra các Định hướng Chiến lược những nét chính yếu cần phấn đấu cho hoạt động môi trường tài nguyên đến năm 2020.
Sử dụng phương pháp phân tích DPSIR
Nhằm phân tích và tìm ra các chỉ tiêu môi trường cần thiết nhằm phục vụ xây dựng các bản đồ chuyên đề và bản đồ hiện trạng.
Động lực
Áp lực
Hiện trạng (Môi trường, phát triển kinh tế – xã hội, thể chế)
Tác động
Đáp ứng
DPSIR là mô hình phân tích Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng hiện ứng dụng và sử dụng rộng rãi trong việc xác định các chỉ thị môi trường nhằm phục vụ việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường ở trong nước và cả trên Thế Giới.
Trong phần đánh giá hiện trạng môi trường, Đề tài sử dụng mô hình này để phân tích những áp lực lên các thành phần môi trường mà Ninh Thuận gặp phải do thực trạng phát triển KTXH và đặc điểm tự nhiên; Phân tích hiện trạng các thành phần môi trường do chịu áp lực trên; Phân tích các tác động mà Ninh Thuận đang phải đối mặt do áp lực và hiện trạng trên; Cuối cùng, phân tích những đáp ứng của các cấp, các ngành liên quan đã và đang thực hiện để hạn chế các tác động.
Phương pháp so sánh cặp đôi
Khi nghiên cứu các yếu tố, để biết ảnh hưởng và mức độ tác động giữa các yếu tố bằng cách xét từng cặp (trong điều kiện các yếu tố khác không có sự khác biệt đáng kể):
Sự khác biệt về ý thức cộng đồng trước và sau khi thực hiện chương trình tuyên truyền.
Sự khác biệt về cách thức quản lý, thu gom, xử lý trước và sau khi nghiên cứu.
Sự khác biệt về kinh tế chất thải trước và sau khi nghiên cứu
Năng suất, hiệu quả của các giải pháp thực hiện
Sự khác biệt về sức khoẻ cộng đồng và môi sinh, môi trường trước và sau khi nghiên cứu.
CƠ SỞ VÀ CHIỀU HƯỚNG TIẾP CẬN
Năm 1991, Chính phủ đã thông qua kế hoạch Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững 1991-2000. Đây là văn bản có tính chiến lược đầu tiên đề cập đến tất cả các lĩnh vực môi trường và vấn đề sử dụng TNTN của đất nước.
Chiến lược BVMT Quốc gia giai đoạn 2001-2010 đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (trước đây) chuẩn bị. Qua nhiều sửa đổi và bổ sung các nội dung cho phù hợp với thời kỳ mới phải đến cuối năm 2003 Chiến lược BVMT Quốc gia giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến 2020 mới được Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003- QĐ-TTg ngày 02/12/2003. Chiến lược này đã chọn mục tiêu, xác định các giải pháp thực hiện công việc BVMT trong cả nước và các chương trình hành động ưu tiên.
Ngày 15/11/2004, Ban chấp hành TW ban hành Nghị Quyết 41-NQ/TW về BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do tổng bí thư Nông Đức Mạnh kí. Đây là văn bản tiếp theo của Chỉ thị 36/CT-TW nhằm đẩy mạnh công tác BVMT trong giai đoạn này. Theo đó, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX thông qua đã khẳng định quan điểm phát triển đất nước là “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT” (trích NQ). Nghị quyết một lần nữa khẳng định 5 quan điểm trong đó nhấn mạnh: (i) BVMT là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân; (ii) BVMT vừa là mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế- xã hội của từng ngành và từng địa phương.
Ngày 12/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, đã đưa ra các giải pháp cấp bách cụ thể trong các lĩnh vực gồm: đất đai, đo đạc và bản đồ; bảo vệ môi trường; khí tượng thủy văn và ứng phó với biến đổi khí hậu; tài nguyên nước; địa chất khoáng sản và kinh tế biển, đảo.
Căn cứ Quyết định 256/2003/QĐ-TTg ngày 21/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, chương trình hành động 151-Ctr/TU của Tỉnh Ủy, Quyết định 1960/QĐ-UBND.HC ngày 7/11/2005 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác BVMT thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thực hiện nhiệm vụ trên UBND tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo Sở KH-CN chủ trì xây dựng chiến lược BVMT phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020.
Đề cương “ Xây dựng chiến lược BVMT phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020” đã được Sở KHCN tỉnh Ninh Thuận phê duyệt 06/2009.
Chiến lược BVMT tỉnh Ninh Thuận phải bám sát, tuân thủ và gắn kết chặt chẽ với Chiến lược BVMT quốc gia; Nghị quyết 41-NQ/TW Bộ Chính trị về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW Bộ Chính trị.
Ngòai ra, ở cấp độ tòan quốc, Chiến lược BVMT tỉnh Ninh Thuận được tham khảo, kế thừa và tuân thủ các chiến lược sau:
Chiến lược phát triển khoa học Công nghệ Việt Nam đến năm 2010, ban hành theo quyết định số 272/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Chiến lược quản lý CTR đô thị và khu công nghiệp (KCN) đến năm 2020, ban hành theo quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Chiến lược Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường (VSMT) nông thôn đến năm 2020, ban hành theo quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
Chiến lược Phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo, ban hành theo quyết định số 657/2001/BTS của Bộ trưởng Bộ Thủy sản.
Quy họach tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường quốc gia đến năm 2020, ban hành theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Và nhiều chiến lược, quy họach khác liên quan
Ở cấp độ địa phương, chiến lược còn phải dựa trên:
Nghị quyết chiến lược phát triển KTXH của tỉnh, Đảng bộ Ninh Thuận.
Kế hoạch phát triển KTXH của Uỷ ban Nhân dân tỉnh và các văn bản cụ thể hoá của Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Y tế Ninh Thuận đến năm 2020.
Tập trung, giải quyết vấn đề về dân sinh tại các vùng lũ, nông thôn. Làm sao nhân dân có thể sống chung với lũ và phát triển KTXH bền vững.
Tăng năng suất khai thác tài nguyên, đặc biệt là đất, nước mà không làm tổn hại đến môi trường và sinh thái.
Giảm nguy cơ sạc lở bờ sông, ổn định dòng chảy...
Phải gắn liền với quy hoạch phát triển KTXH và nâng cao chất lượng đời sống
Phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững (kinh tế, xã hội và môi trường)
Phải được tiếp cận một cách có hệ thống, phải lường hết được các yếu tố tác động nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất.
Phải có sự tham vấn cộng đồng, tập trung vào cộng đồng để thấu hiểu cộng đồng nhằm đưa ra các chính sách, phương án phù hợp.
Phải nhắm đến nhiều đối tượng bao gồm Công nghệ, Con người, Thị trường, Tổ chức và Thông tin (các yếu tố cấu thành giải pháp kinh tế - kỹ thuật).
Phải kế thừa các thành tựu và tránh các sai lầm của các địa phương khác.
Cần có lộ trình tiếp cận, nghiên cứu, thí điểm, áp dụng và triển khai.
Việc xây dựng chiến lược BVMT của tỉnh phải dựa trên sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố tự nhiên và KTXH. Từ đó đề ra một chiến lược BVMT phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của tỉnh.
Khi xây dựng một Chiến lược môi trường, chúng ta cần phải quan tâm nghiên cứu những vấn đề mang tính quyết định và tác động môi trường có thể có của nó. Đồng thời, vấn đề không kém phần quan trọng là phải xác định tất cả các vấn đề, các tác động tiềm tàng của chúng và sau đó sắp xếp theo thứ tự ưu tiên.
Dựa trên những vấn đề đã được xác định, những mục tiêu và chỉ tiêu đã được xác lập, nghiên cứu, cân nhắc và tập trung giải quyết những vấn đề môi trường ưu tiên. Từ đó, xây dựng các phương án quản lý môi trường. Từ nhiều phương án được đưa ra ấy, lựa chọn phương án thích hợp. Cuối cùng, xây dựng chi tiết chiến lược BVMT và kế hoạch hành động chi tiết cho tỉnh.
NỘI DUNG
Khảo sát, thu thập, biên hội tài liệu về hiện trạng môi trường tự nhiên và KTXH của tỉnh Ninh Thuận
Đánh giá tác động của sự cố môi trường (thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng…) xảy ra trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Khảo s