Đề tài Nguồn vốn trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước

Trong nền kinh tế hiện nay, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều không thể hoạt động được. Chính vì vậy, vấn đề vốn luôn được xem xét đến hàng đầu trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi vì một doanh nghiệp sẽ chỉ vững mạnh nếu doanh nghiệp đó biết cách sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nếu sử dụng vốn không có hiệu quả, chắc chắn sản xuất kinh doanh sẽ sút kém, có thể dẫn tới doanh thu thấp, thậm chí là thua lỗ, phá sản. Khi nghiên cứu các vấn đề về vốn, sinh viên - đặc biệt là sinh viên trường kinh tế cần có được những hiểu biết ban đầu về sự vận hành, lưu thông vốn trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp,. Từ đó giúp cho chúng ta có thể hiểu được vốn hoạt động ra sao? Làm sao để vốn hoạt động một cách có hiệu quả. để sau này chúng ta có thể vận dụng nhằm giúp ích cho đất nước và cho chính bản thân chúng ta. Nhất là khi nắm được sự vận động vốn trong doanh nghiệp Nhà nước, chúng ta cũng sẽ có một cái nhìn rõ nét hơn về các đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.

doc38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguồn vốn trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ Đề bài: Nguồn vốn trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước. Giáo viên hướng dẫn: T.S Từ Quang Phương T.S Phạm Văn Hùng MỤC LỤC MỤC LỤC 2 LỜI NÓI ĐẦU 5 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN 6 1. Khái niệm, bản chất của nguồn vốn đầu tư 6 1.1. Khái niệm về vốn và nguồn vốn 6 1.2. Bản chất của của nguồn vốn đầu tư 6 2 .Vai trò của nguồn vốn đầu tư 7 3. Phân loại nguồn vốn đầu tư 8 3.1. Nguồn vốn trong nước 8 3.2. Nguồn vốn nước ngoài. 9 4. Nội dung nguồn vốn đầu tư trong doanh nghiệp. 10 4.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 10 4.1.1. Vốn ban đầu: 10 4.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia: 10 4.1.3. Phát hành cổ phiếu: 11 4.2. Nguồn vốn nợ: 11 4.2.1. Phát hành trái phiếu công ty. 11 4.2.2. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng 12 4.2.3. Nguồn vốn tín dụng thương mại 13 5. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước. 13 5.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước. 13 5.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp nhà nước. 14 5.3. Vai trò của doanh nghiệp nhà nước. 14 6. Các nhân tố tác động tới nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước 15 6.1. Cơ sở huy động nguồn vốn đầu tư phát triển trong các DNNN 15 6.2. Các nhân tố vĩ mô. 15 6.2.1. Năng lực tăng trưởng kinh tế 15 6.2.2. Tình hình chính trị trong nước, chủ trương của nhà nước 16 6.2.3. Các chính sách kinh tế vĩ mô. 16 6.3. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước 17 6.3.1. Ngân sách nhà nước 17 6.3.2. Khấu hao hàng năm 18 6.3.3. Lợi nhuận giữ lại 18 6.3.4. Thực hiện cổ phần hóa và phát hành cổ phiếu trái phiếu 18 6.3.5. Bất động sản. 20 6.4. Các nhân tố khác. 20 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN SAU ĐỔI MỚI ĐẾN NAY 22 1. Thực trạng huy động vốn 22 1.1. Nguồn vốn từ NSNN 22 1.2. Nguồn vốn từ các ngân hàng thuơng mại 23 1.3. Quỷ đầu tư mạo hiểm 23 1.4. Huy động vốn từ thị trường chứng khoán 26 2. Thực trạng sử dụng vốn. 26 2.1. Đầu tư xây dựng cơ bản 26 2.2. Vốn lưu động bổ sung 26 2.3. Vốn đầu tư phát triển khác. 27 2.3.1. Đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạt động khoa học công nghệ 27 2.3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 27 2.3.3. Đầu tư phát triển tài sản vô hình 27 2.3.4. Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp 27 3. Những vướng mắc. khó khăn còn tồn tại và nguyên nhân. 27 3.1. Những khó khăn đối với hoạt động huy động vốn ở các DNNN. 27 3.1.1. Những vướng mắc trong việc đa dạng hóa hình thức huy động vốn 27 3.1.2. Những khó khăn về tín dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước. 28 3.1.3. Những khó khăn về cơ chế quản lý tài chính DN Nhà nước. 28 3.1.4. Là những khó khăn từ phía doanh nghiệp Nhà nước. 29 3.2. Những vướng mắc trong việc huy động và sử dụng vốn. 29 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 31 1. Các giải pháp cho việc huy động vốn 31 1.1. Các giải pháp và tầm vĩ mô. 31 1.1.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý tài chính ở DNNN. 31 1.1.2. Tiếp tục sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. 31 1.1.3. Các giải pháp về tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. 32 1.2. Giải pháp cụ thể về phía các doanh nghiệp Nhà nước. 32 2. Các giải pháp nhằm tăng tích luỹ vốn cho doanh nghiệp 32 2.1. Thực hành chính sách tiết kiệm để tăng tích luỹ vốn 32 2.2. Tiếp tục đổi mới và quản lý có hiệu quả các DNNN 32 2.2.1. Cần đẩy nhanh sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước. 32 2.2.2. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá, đa dạng hoá sở hữu DNNN 32 2.3. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện ngân sách Nhà nước 33 2.3.1. Huy động đầu tư cho phát triển qua ngân sách Nhà nước bằng cách tăng thu ngân sách. 33 2.3.2. Tăng quy mô đầu tư từ NS và sử dụng đúng hướng vốn vay 33 2.3.3. Nâng cao chất lượng quản lý cấp và phát kiểm soát chi NSNN 33 2.4. Tạo lập và sử dụng vốn có hiệu quả. 33 2.5. Đổi mới, phát triển,nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN 33 2.6. Thực hiện sáp nhập hay liên kết các doanh nghiệp 33 KẾT LUẬN 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế hiện nay, vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sản xuất kinh doanh. Thiếu vốn thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều không thể hoạt động được. Chính vì vậy, vấn đề vốn luôn được xem xét đến hàng đầu trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp. Trong thực tế hiện nay, việc sử dụng vốn trong các doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm nhất. Bởi vì một doanh nghiệp sẽ chỉ vững mạnh nếu doanh nghiệp đó biết cách sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nếu sử dụng vốn không có hiệu quả, chắc chắn sản xuất kinh doanh sẽ sút kém, có thể dẫn tới doanh thu thấp, thậm chí là thua lỗ, phá sản. Khi nghiên cứu các vấn đề về vốn, sinh viên - đặc biệt là sinh viên trường kinh tế cần có được những hiểu biết ban đầu về sự vận hành, lưu thông vốn trong các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp,... Từ đó giúp cho chúng ta có thể hiểu được vốn hoạt động ra sao? Làm sao để vốn hoạt động một cách có hiệu quả. để sau này chúng ta có thể vận dụng nhằm giúp ích cho đất nước và cho chính bản thân chúng ta. Nhất là khi nắm được sự vận động vốn trong doanh nghiệp Nhà nước, chúng ta cũng sẽ có một cái nhìn rõ nét hơn về các đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề vốn trong doanh nghiệp Nhà nước, nhóm 12 bọn em xin mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về đề tài: “Nguồn vốn trong doanh nghiệp, phân tích thực trạng huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước”. Do thời gian và tài liệu tham khảo có hạn, và vốn kiến thức hiểu biết của bọn em về vấn đề chưa thật sự sâu sắc nên khó tránh khỏi sai sót. Kính mong thầy cô góp ý để bài viết em được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN VỐN 1. Khái niệm, bản chất của nguồn vốn đầu tư 1.1. Khái niệm về vốn và nguồn vốn Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hoá thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. 1.2. Bản chất của của nguồn vốn đầu tư Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội .Điều này được kinh tế học cổ điển ,kinh tế học chính trị Mac –Lênin và kinh tế học hiện đại chứng minh. Trong tác phẩm “của cải của các dân tộc ” Adam Smith,một đaị diện điển hình của kinh tế cổ điển đã khẳng định:Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn .Lao động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm .Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa ,nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”. Sang thế kỷ XIX,C.Mac đã chứng minh rằng : Trong một nền kinh tế với hai khu vực ,khu vực I sản xuất tư liệu sản xuất và khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng .Cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực đều bao gồm (c+v+m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất ,(v+m) là phần giá trị mới sáng tạo ra .Khi đó, điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng  không ngừng là : ( v + m)I > (c)II Hay nói cách khác: (c + v + m)I > cII + cI Điều này có nghĩa rằng, tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế ( của cả hai khu vực) mà còn phải dư thừa để đầu tư làm tăng quy mô tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất tiếp theo. Khu vực II, yêu cầu phải đảm bảo: (c + v + m)II < (v + m)I + (v + m)II Có nghĩa là toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất ra của khu vực II. Khi đó,nền kinh tế mới có thể dành một phần thu nhập để tái sản xuất mở rộng. Từ đó quy mô vốn đầu tư cũng sẽ gia tăng. Như vậy, phải thực hiện tiết kiệm và tăng cường sản xuât ở cả hai khu vực thì mới có thể gia tăng vốn đầu tư. Do đó, theo quan điểm của Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tạo nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản xuất và tích luỹ của nền kinh tế. Bên cạnh đó,trong tác phẩm nổi tiếng ‘ Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi xuất và tiền tệ’ của mình, John Maynard keynes đã chứng minh được rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng: Tức là: Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng Như vậy: Đầu tư = Tiết kiệm Hay: (I) = (S) Theo Keynes thu nhập chính là mức chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ và tổng chi phí. . Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư. Tuy nhiên, điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng. .Tiết kiệm và đầu tư do các thành viên khác nhau của nền kinh tế.Khi đó, thị trường vốn sẽ tham gia giải quyết vấn đề bằng việc điều tiết khoản vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời dư thừa sang cho người có nhu cầu sử dụng. Ví dụ, nhà đầu tư có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn cho một dự án đầu tư nào đó từ doanh nghiệp hay những cá nhân có vốn nhàn rỗi. Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập. Phần tích luỹ của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư. Ngược lại, vốn tích luỹ của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài. Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lai. CA = S – I Trong đó : CA là tài khoản vãng lai (current account) Như vậy nếu tài khoản vãng lai thâm hụt thì ta sẽ nhận đầu tư từ nứoc ngoài và ngược lại nhắm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. 2 .Vai trò của nguồn vốn đầu tư Vốn là chìa khoá để thực hiện mọi mục tiêu của doanh nghiệp. Vốn có tầm quan trọng đối với hoạt động kinh tế như máu trong cỏ thể người. Công thưc vận động của vốn tư bản theo nghiên cứu của Mac đựoc đại diện bởi: T – H –(SLĐ-TLSX) ...SX...H’...T’ Công thức đó đã chỉ ra rằng bất kì một doanh nghiệp nào muốn thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh cũng đều phải trải qua 3 giai đoạn: Mua-Sản xuất-Bán hàng. Và điều quan trọng cho mỗi người sản xuất, mỗi doanh nghiệp phải biết tìm cách cấu trúc một cách khôn ngoan các yếu tố của tiền vốn ,đầu tư  nhằm tạo ra nhiều của cải nhất cho mỗi cá nhân , mỗi doanh nghiệp và của cả xã hội.Trong dòng chảy của nguồn vốn đầu tư nếu dòng chảy nào chưa đúng quỹ đạo thì tưc là nguồn vốn đó ở dạng tiềm năng. Từ đó,Mac đã chỉ ra bản chất của quá trình tích luỹ vốn trong các doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa: “Một khi kết hợp được sức lao động và đất đai tức là hai nguồn gốc đầu tiên của cải, thì tư bản có một sức bành chướng cho phép nó tăng những yếu tố tích luỹ của nó lên quá những giới hạn mà bề ngoài hình như do lượng của bản thân tư bản quyết định, nghĩa là do giá trị và khối lượng của những tư liệu sản xuất (trong đó tư bản tồn tại) đã được sản xuất ra quyết định”. Yêu cầu khách quan của tích luỹ vốn đã được Mac khẳng định do những nguyên nhân sau :”Cùng với sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì quy mô tối thiểu mà một tư bản cá biệt phải có để có thể kinh doanh trong điều kiện bình thường cũng tăng lên.” Từ đó Mac khẳng định :” Sự cạnh tranh bắt buộc nhà tư bản nếu muốn duy trì tư bản củ mình thì phải làm cho tư bản ngày càng tăng thêm mẫi lên và  không thể nào tiếp tục làm cho tư bản đó ngày càng tăng lên được nếu không có sự tích luỹ ngày càng nhiều thêm”. Mac còn chỉ ra rằng những nhân tố quy định quy mô của tích luỹ : khối lượng giá trị thặng dư (lơị nhuận) năng suất lao động xã hội và quy mô vốn ban đầu (lượng tư bản ứng trước)... Như vậy, cùng với lao động, vốn (tư bản) là một trong các yếu tố đầu vào sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ.. Nếu kí hiệu Y là sản lượng thì ta có hàm sản xuất như sau: Y = F(K,L) Phương trình này nói rằng sản lượng là một hàm của khối lượng tư bản và lao động. . Nhiều tư bản cho phép sản xuất nhiều sản phẩm hơn. * Vốn là yếu tố quan trọng đồi với sự phát triển và tăng trưởng kinh tế _Trên thị trường vốn: Ta  có đẳng nhất thức nền kinh tế quốc dân như sau: Y – C – G = I hay: (Y-C-T)+(T-G)=I Trong đó T là thuế Biểu thức (Y-C-T) là tiết kiệm tư nhân. Biểu thức (T-G) là tiết kiệm chính phủ Tiết kiệm quốc dân bằng tiết kiệm chính phủ cộng tiết kiệm tư nhân. _Trên thị trường tài chính: Lãi suất vừa là chi phí đi vay vừa là lợi ích đi vay.Nó đóng vai trò điều chỉnh cân bằng trên thị trường vốn, đồng thời nó cho thấy vai trò của tiết kiệm đối với tăng trưởng kinh tế S(r) = I(r) Hệ số ICOR cũng thể hiện mối quan hệ giữa tăng trưỏng kinh tế và vốn đầu tư: muốn giữ tốc độ tăng truởng ở mức trung bình thì tỉ lệ  đầu tư phải đạt được ở mức từ 15 đến 20 so vớI GDp tuỳ thuộc vào ICOR của từng nước. ICOR = Vốn đầu tư / GDP do vốn tạo ra  Từ đó suy ra: Mửc tăng GDP = Vốn đầu tư / ICOR Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. 3. Phân loại nguồn vốn đầu tư 3.1. Nguồn vốn trong nước * Nguồn vốn nhà nước. Nguồn vốn đầu tư nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước. Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lựơc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho các công tác lập và thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể việc bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đợn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đàu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ hình thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Bên cạnh đó nó còn phục vụ công tác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô,qua nó nhà nước thực hiên việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành vùng theo chiến lựoc riêng.Nó không những thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn cả mục tiêu phát triển xã hội. Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế,nó chủ yếu bao gồm từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập giữ lại tại doanh nghiệp nhà nước. * Nguồn vốn từ của dân cư và tư nhân Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã. Theo đánh giá sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năng rất lớn mà chưa được huy động triệt để. Các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn,mở mang ngành nghề phát triển tất cả các lĩnh vực trong kinh tế.Trong 20 năm qua nhà nứoc cũng đầy mạnh các chính sách mạnh dạn bỏ vốn đầu tư và thúc đầy sự đan xen hỗn hợp của các hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hay do tích luỹ tryuền thống. Nhìn tổng quan nguồn vốn tiềm năng trong dân cư không phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt … nguồn vốn này xấp xỉ bằng 80% tổng nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia đình. Quy mô của các nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: _ Trình độ phát triển của đất nước (ở những nước có trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp). _ Tập quán tiêu dùng của dân cư. _ Chính sách động viên của Nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đóng góp với xã hội. Thị trường vốn. Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường. Nó là kênh bổ sung các nguồn vốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư - bao gồm cả Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp. Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán như một trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hút mọi nguồn vốn nhàn dỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, chính phủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồ cho nền kinh tế. Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huy động nào có thể làm được 3.2. Nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn nước ngoài bao gồm toàn bộ phần tích luỹ của cá nhân ,các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế và chính phủ nước ngoài có thể huy động vào quá trình đầu tư phát triển. Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nuớc ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốn quốc tế (international capital flows). Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới. Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm. Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức. Mỗi hình thức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau. Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau: - Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance). Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hình thức viện trợ khác. Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF; - Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại; - Đầu tư trực tiếp nước ngoài; - Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế. * Nguồn vốn ODA. Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển. Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoàn lại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%. Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường di kèm các điều kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án, thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…). Nên khi nhận ta cần xem xét kỹ khi nhận nguồn vốn ODA,nếu không nó sẽ biến thành một khoản nợ.Có thể đưa ODA vào ngan sách đáp ứng mục tiêu chi đầu tư phát triển của nhà nước và một phần có thể vận hành theo các dự án độc lập. *Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Điều kiện ưu đẫi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối với nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn với các ràng buộc về chính trị, xã hội. Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốn này thường là tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo. Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọng trong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và thường là ngắn hạn. Một
Luận văn liên quan