Đề tài Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam

Một nhà nước tiến bộ là nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảo đảm các lợi ích của con người, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giá trị của cuộc sống. Và tất nhiên một nhà nước dân chủ tiến bộ cũng không nằm ngoài tiêu chí đó. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Ở nhà nước đó sự nghiêm minh của pháp luật luôn được đề cao nhưng pháp luật lại vì còn người hướng đến mục đích cao cả nhất là đem lại lợi ích và công lý cho con người vì thế pháp luật luôn mang tính nhân đạo sâu sắc_nghiêm minh mà chí tình đạt lý. Tuy nhiên trong luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại hình phạt tử hình khiến cho rất nhiều ý kiến hoài nghi về tính toàn diện trong nguyên tắc nhân đạo, nhiều tranh cãi và khuynh hướng khác nhau liên quan đến vấn đề mang tính nhạy cảm này. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình đối với mọi tội phạm, ngoài ra làn sóng đấu tranh của tổ chức nhân đạo, dân chủ uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia phải còn áp dụng hình phạt tử hình phải thực hiện nghiêm túc và khách quan việc đánh giá hiệu quả thực sự của việc áp dụng án tử hình. Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế, buộc chúng ta phải chỉnh sửa các chính sách pháp luật sao cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại trong đó có việc mở rộng tự do dân chủ và cắt giảm các tội tử hình.Việt Nam đang được cả thế giới dõi theo và quan tâm, việc cắt giảm một số án tử hình trong luật hình sự năm 1999 cũng như lấy nguyên tắc nhân đạo làm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là bước tiến mới,để thế giới có cái nhìn thiện cảm đối với chúng ta. Năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày nhân quyền thế giới(10/12/1948-10/12/2008) với mong muốn có một món quà chào đón ngày trọng đại này, tôi hi vọng báo cáo khoa học này sẽ có một ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những trăn trở, băn khoăn đó đã thôi thúc cá nhân tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này trên một góc nhìn và bình diện mới.Đề tài mang tên: “nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam. ”

doc25 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 12662 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỀ TÀI: NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM Môn :Luật Hình Sự ( phần Chung ) Người hướng dẫn : Th.s Chu Thị Trang Vân Người thực hiện : Giang Văn Quyết K51 b Khoa luật Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự dẫn dắt và giúp đỡ của cô giáo,Chu Thị Trang Vân, giảng viên bộ môn luật Hình sự.Những tài liệu tham khảo sử dụng trong bài viết đều được trích dẫn rõ ràng cụ thể. Người thực hiện đề tài G.V.Q Giang văn Quyết Mục Lục Phần mở đầu 5 1.Lý do chọn đề tài 5 2.Tình hình nghiên cứu 6 3.Nhiệm vụ mục đích của đề tài nghiên cứu 6 4.Đóng góp của đề tài 7 5.Phương pháp nghiên cứu 7 6.Phạm vi của đề tài 7 7.Kết cấu của báo cáo khoa học 7 Chương I: Cơ Sở Lý Luận 8 I- Một số khái niệm liên quan 8 1.Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là gì? 8 2.Hình phạt tử hình là gì? 8 3.Tại sao lại áp dụng hình phạt tử hình 9 II- Mối tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam 9 Chương II: Nguyên Tắc Nhân Đạo Trong Luật Hình Sự Và Vấn Đề Áp Dụng Án Tử Hình Ở Việt Nam 10 I-Đặc điểm, mục đích của nguyên tắc nhân đạo và hình phạt tử hình trong luật hình sự 10 1.Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo 10 2.Đặc điểm của hình phạt tử hình 11 3.Mục đích của nguyên tắc nhân đạo và áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự 12 II- Vài nét về hướng phát triển và thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 13 1.Xu hướng phát triển của hình phạt tử hình 14 2.Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay 15 3.Nguyên nhân và yêu cầu thiết thực cho vấn đề hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam 16 III- Phương pháp thay đổi việc áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự 19 1. Vấn đề giải pháp trong thực tiễn khi hạn chế và tiến tới xóa bỏ việc áp dụng hình phạt tử hình 19 2.Những đề xuất sửa đổi văn bản luật và việc áp dụng hình phạt tử hình trong những năm tới 21 2.1Trong thời gian trước mắt 21 2.2 Sau một thời gian hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình chúng ta sẽ tiến tới việc loại xóa bỏ toàn bộ hình phạt tử hình trong giai đoạn từ năm 2010-2015 21 Kết luận 24 Danh mục tài liệu tham khảo 25 Phần Mở Đầu 1.Lý do chọn đề tài. Một nhà nước tiến bộ là nhà nước tồn tại trên cơ sở hướng tới việc bảo đảm các lợi ích của con người, hạnh phúc của con người là thước đo mọi giá trị của cuộc sống. Và tất nhiên một nhà nước dân chủ tiến bộ cũng không nằm ngoài tiêu chí đó. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thể hiện rõ bản chất Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Ở nhà nước đó sự nghiêm minh của pháp luật luôn được đề cao nhưng pháp luật lại vì còn người hướng đến mục đích cao cả nhất là đem lại lợi ích và công lý cho con người vì thế pháp luật luôn mang tính nhân đạo sâu sắc_nghiêm minh mà chí tình đạt lý. Tuy nhiên trong luật hình sự Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại hình phạt tử hình khiến cho rất nhiều ý kiến hoài nghi về tính toàn diện trong nguyên tắc nhân đạo, nhiều tranh cãi và khuynh hướng khác nhau liên quan đến vấn đề mang tính nhạy cảm này. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới xóa bỏ án tử hình đối với mọi tội phạm, ngoài ra làn sóng đấu tranh của tổ chức nhân đạo, dân chủ uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia phải còn áp dụng hình phạt tử hình phải thực hiện nghiêm túc và khách quan việc đánh giá hiệu quả thực sự của việc áp dụng án tử hình. Hơn nữa trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế, buộc chúng ta phải chỉnh sửa các chính sách pháp luật sao cho phù hợp với xu thế chung của nhân loại trong đó có việc mở rộng tự do dân chủ và cắt giảm các tội tử hình.Việt Nam đang được cả thế giới dõi theo và quan tâm, việc cắt giảm một số án tử hình trong luật hình sự năm 1999 cũng như lấy nguyên tắc nhân đạo làm nguyên tắc cơ bản của luật hình sự là bước tiến mới,để thế giới có cái nhìn thiện cảm đối với chúng ta. Năm 2008 nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày nhân quyền thế giới(10/12/1948-10/12/2008) với mong muốn có một món quà chào đón ngày trọng đại này, tôi hi vọng báo cáo khoa học này sẽ có một ý nghĩa thiết thực. Xuất phát từ những trăn trở, băn khoăn đó đã thôi thúc cá nhân tôi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này trên một góc nhìn và bình diện mới.Đề tài mang tên: “nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam. ” 2.Tình hình nghiên cứu. Trên bình diện khoa học đây là nhóm đề tài được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu.Nó là vấn đề phức tạp, cũ mà luôn mới. Có thể kể tới đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia năm 2000-58-189 “ Luận cứ và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam”( cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);hay đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003 “ Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành án phạt tử hình- thực trạng và giải pháp”(cơ quan chủ trì của Bộ Tư pháp). Cũng có thể kể tới luận văn Thạc sĩ ,Trần Thu Huyền “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong bộ luật hình sự Việt Nam” Đại học quốc gia Hà Nội, năm 2006.hoặc luận văn Thạc sĩ luật học, Trần Quang Huy “ vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.” Hà nội ,năm 2007…cùng nhiều bài báo và tạp chí khác viết về vấn đề này. Các đề tài nghiên cứu trên thường tập trung vào việc phân tích nguyên nhân,điều kiện thực trạng và đưa ra đề xuất trong vấn đề áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung. Điều đặc biệt là hầu hết các nhà nghiên cứu khoa học đều cho rằng muốn đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, muốn giữ vững công lý phải duy trì hình phạt tử hình.Việc tồn tại hình phạt tử hình là cần thiết nhằm trừng trị thích đáng những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng cá nhân tôi có cách nghĩ khác, cái nhìn khác. Riêng tôi ở một cách tiếp cận khác trong báo cáo này sẽ có cái nhìn nhận tổng quan về áp dụng hình phạt tử hình thông qua việc đối chiếu đan xen so sánh nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự và vấn đề áp dụng án tử hình ở Việt Nam. Từ đó tác giả sẽ đưa ra cách nhìn nhận khoa học về việc có nên tồn tại án tử hình trong xu thế hiện đại, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. 3.Nhiệm vụ và mục đích của đề tài nghiên cứu. Để thực hiện đề tài nghiên cứu này tác giả có nhiệm vụ nêu bật được quan điểm của Đảng nhà nước ta về nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự cũng như vấn đề áp dụng án tử hình,mối quan hệ giữa chúng.Đặc điểm của án tử hình cũng như xu thế áp dụng án tử hình trên thế giới từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá khách quan nhất cho vấn đề có hay không tồn tại án tử hình ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế. Thực hiện nhiệm vụ đó đề tài nhằm mục đích hướng mọi ngưới tới một cái nhìn nhân văn hơn về việc cụ thể nguyên tắc nhận đạo trong luật hình sự bằng việc hạn chế tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình. 4.Đóng góp của đề tài. Báo cáo khoa học này sẽ góp phần cùng nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết về án tử hình về quyền con người có thêm những lý luận để bảo vệ cho quan điểm của mình.Nó sẽ là tài liệu nghiên cứu hữu ích cho các nhà làm luật và không mong gì hơn trong thời gian tới những đề xuất của tác giả sẽ trở thành hiện thực trong cuộc sống, góp phần hoàn thiện luật hình sự nói riêng và pháp luật Việt Nam nói chung. 5.Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu này sử dụng và khai thác triệt để phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin,tư tưởng Hồ CHí Minh.Đề tài có sự đan xen của cách phương pháp nghiên cứu cụ thể khác nhất là phương pháp phân tích, so sánh và bình luận nhằm giải quyết các vấn đề mà báo cáo đã đặt ra. 6.Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu xoay quanh vấn đề án tử hình ở Việt Nam,trên cơ sở so sánh với nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự.Do tính chất của vấn đề rất rộng và phức tạp nên đề tài sẽ không đi sâu nghiên cứu về lịch sử hình thành hình phạt tử hình cũng như các giai đoanh phát triển của nó.Mà chỉ đi sâu về mặt lý nhằm đưa ra kiến giải cho vấn đề có nên tồn tại hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam khi mà ta đang tiến lên xây dựng mô hình xã hội chủ nghĩa hiện đại. 7.Kết cấu của báo cáo khoa học. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm có hai chương chính: Chương I :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ Chương II: NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ I-Một số khái niệm có liên quan. I- Khái niệmNguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc nhân đạo là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng.Trong luật hình sự nguyên tắc này thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng pháp luật vì con người : “ con người là trung tâm của mọi đường lối chính sách và pháp luật.Nó không chỉ là phương tiện bảo đảm tính mạng, sức khỏe của con người mà còn tạo ra mọi điều kiện để mỗi người tự mình xây dựng một cuộc sống hạnh phúc.Khi quy định trách nhiệm pháp lý, pháp luật không có mục đích gây đau đớn về mặt thể xác hoặc hạ thấp nhân phẩm danh dự của cá nhân mà mong muốn giáo dục con người trở về vơi cuộc sống lương thiện,phương pháp tác động cảu pháp luật lên đời sống xã hội là lấy giáo dục thuyết phục là chủ yếu.”- lý luận chung về nhà nước và pháp luật-NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội-2001. Nguyên tắc nhân đạo thể hiện bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân của Nhà nước Việt Nam.Thể hiện tư tưởng vì con người của định hướng đi lên nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nguyên tắc này là sự thể chế hóa điều 71 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ tính mạng sức khỏe danh dự và nhân phẩm. Không ai bị bắt nếu như không có quyết định của tòa án nhân dân,quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.Việc bắt và giam giữ phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xâm phạm danh dự, nhân phẩm của công dân”. Như vậy nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc quan trọng của pháp luật hình sự nhằm đảm bảo tính nhân văn, bảo vệ những quyền tối thiểu của con người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. 2.Hình phạt tử hình là gì? Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của pháp luật hình sự Việt Nam, được áp dụng đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả pháp lý của nó là tước đoạt quyền được sống của con người và loại trừ họ ra khỏi cộng đồng xã hội vĩnh viễn. Theo điều 35 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 thì tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng với người phạm tội nghiêm trọng.Đây là loại tôi đã gây ra những hậu quả to lớn cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, và gây ảnh hưởng xấu nhiều mặt đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. 3.Tại sao lại áp dụng hình phạt tử hình ? Ở nước ta hiện nay vẫn còn 28 cấu thành tội phạm có thể chịu mức án cao nhất là tử hình.Theo các nhà làm luật việc Bộ Luật Hình sự vẫn tồn tại hình phạt tử hình nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm đang diễn ra quyết liệt trên mọi lĩnh vực trong hoàn cảnh phức tạp của đất nước. Như vậy, hình phạt tử hình được áp dụng khi người phạm tội không thể cải tạo sửa chữa và phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng mà mọi hình phạt,ngoại trừ hình phạt tử hình đều không đủ khả năng bảo đảm công lý,lập lại công bằng cho xã hội.Công lý đòi hỏi mọi chủ thể phải chịu tách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình.Trong lĩnh vực hình sự thì yêu cầu này được biểu hiện thông qua nguyên tắc hình phạt tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm. “Loại bỏ hình phạt tử hình trong giai đoạn này thì trong nhiều trường hợp, công lý khó đảm bảo,công bằng xã hội khó được khôi phục.”-ý kiến của PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng. Nhưng đó là lý do của cách đây nửa thập niên, còn hiện nay trong giai đoạn Việt Nam từng bước khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế, khi mà chúng ta hòa nhập vào sân chơi chung của nhân loại, lý thuyết xây dựng chủ nghĩa xã hội đang được vận hành, kéo theo đó là xu hướng phát triển tuyệt đối quyền con người thì sự xậm phạm tình mạng người khác dù bằng hình thức nào phải chăng đều không còn hợp lý? Cho nên việc cắt giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam cần được xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng, để làm sao chúng ta có một Nhà nước thật dân chủ, một nền pháp luật thật sự nhân đạo II. Mối tương quan giữa nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự với vấn đề áp dụng hình phạt tử hình. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam thấm nhuần tư tưởng vì con người, đặt lợi ích của con người lên hàng đầu.Việc tồn tại hình phạt tử hình trong khung hình phạt của luật hình sự nhìn chung không tại ra mâu thuẫn.Bởi lẽ,sự hiện diện của án tử hình là do những nguyên nhân khách quan,do điều kiện kinh tế xã hội quy định, hơn nữa pháp luật hình sự cũng quy định nhiều hạn chế cho việc áp dụng hình phạt tử hình: Điều 35: “ …Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển sang tù chung thân Trong trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.” Xét ở một khía cạnh khác do ảnh hưởng của nguyên tắc nhân đạo,cùng với sự phát triển của xã hội loài người mà việc quy định và áp dụng hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có xu hướng giảm dần và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn.Như vậy,nguyên tắc nhân đạo có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu giảm hóa án tử hình trong luật hình sự. Tuy nhiên,Việc luật hình sự Việt Nam vẫn còn tồn tại hình phạt tử hình cho nhiều cấu thành tội phạm, kể cả tội phạm kinh tế, đã khiến cho nguyên tắc nhân đạo không còn trọn vẹn.Thiết nghĩ để thiết thực tiến lên chủ nghĩa xã hội với tinh thần nhất quán vì con người và đảm bảo nguyên tắc nhân đạo pháp luật hình sự Việt Nam cần tiến tới loại trừ án tử hình. Chương II : NGUYÊN TẮC NHÂN ĐẠO TRONG LUẬT HÌNH SỰ VÀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG ÁN TỬ HÌNH Ở VIỆT NAM I-Đặc điểm, mục đích của nguyên tắc nhân đạo và hình phạt tử hình trong luật hình sự. II- Đặc điểm của nguyên tắc nhân đạo. Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt nam là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầu được quy định phổ biến trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.Về cơ bản nó có những đặc điểm sau. a) Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội cũng như truyền thống nhân đạo của dân tộc ta. Tư tưởng nhân đạo thể hiện ngay trong mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thi công lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội trước pháp luật, bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội. Nguyên tắc nhân đạo đòi hỏi trước hết, hoạt động thi hành án hình sự phải phải bảo đảm bảo vệ có hiệu quả, hài hòa các lợi ích khác nhau, tôn trọng nhân phẩm danh dự của cá nhân b) Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự biểu hiện cụ thể ở việc nghiêm cấm các hành vi đày đọa, hành hạ về thân thể, các hành vi xâm phạm nhân phẩm danh dự đối với những người chấp hành án hình sự. Theo đó các biện pháp tư pháp và chế định pháp lý hình sự khác được áp dụng đối với người phạm tội không nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm con người.Nếu trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự mà thiếu dù một trong năm đặc điểm của tội phạm- thiếu một trong năm điều kiện của trách nhiệm hình sự thì tương ứng như vậy, hành vi ấy không phải là tội phạm- người thực hiện hành vi ấy không phải là chủ thể của tội phạm và do đó trách nhiệm hình sự bị loại trừ. c)Nguyên tắc nhân đạo cũng thể hiện ở quy chế giảm, miễn hoặc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Người có năng lực trách nhiệm hình sự hạn chế, người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian nuôi con nhỏ, người già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được giảm, miễn một phần trách nhiệm hình sự.Nhà nước cũng luôn có chính sách khoan hồng đối với những người phạm tội ra tự thú hay có sự hối cải, chính sách ân xá ,đại xá, đặc xá cho người đang chấp hành hình phạt. 2- Đặc điểm của hình phạt tử hình. a)Tử hình là loại hình phạt đặc biệt, hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt của quốc gia. Trong hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình phạt tử hình là hình phạt cuối cùng thể hiện sự nghiêm khắc nhất của pháp luật đối với người phạm tội. Người bị áp dụng hình phạt tử hình cũng đồng nghĩa với việc sẽ không còn có cơ hội tồn tại để sống, họ đã bị tước đi thứ quyền thiêng nhất – quyền được sống. Xét một cách chính xác hay đơn giản thì cũng không có một hình phạt nào nghiêm khắc hơn hình phạt tử hình, sự tàn khốc và triệt tiêu khả năng tồn tại của con người khiến cho hình phạt tử hình trở thành khung hình phạt ít được áp dụng.Và cũng vì tính chất này mà nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam khi quy định trong luật hình sự luôn có xu hướng hạn chế áp dụng hình phạt tử hình( Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử…luật hình sự năm 1999 đã loại bỏ 13 cấu thành tội phạm trên tổng số 40 cấu thành tội phạm có quy định về hình phạt tử hình mà trước luật hình sự năm 1985 đã quy định.) b) Tử hình là hình phạt tước bỏ hoàn toàn khả năng tái phạm nhưng cũng đồng nghĩa với việc không thể khắc phuc hậu quả của người phạm tội. Tử hình tước đi quyền sống của người phạm tội tước đi mọi giao tiếp, mọi mối quan hệ xã hội của người phạm tội.Người phạm tội khi bị áp dụng hình phạt tử hình sẽ vĩnh viễn không còn tồn tại trong xã hội loài người.Vì thế sẽ không bao giờ có cơ hội cho họ tiếp tục tái phạm, ăn năn hối lỗi hoặc có thế sống mà khắc phục hậu quả nặng nề do hành vi phạm tội của mình gây ra. Sâu xa hơn khi một người bị kết án tử hình, nhất là người vốn có địa vi quan trọng trong xã hội sẽ gây ra những xáo trộn trong quan hệ với cộng đồng,quan hệ với vợ hoặc chồng, với con cái,ảnh hưởng đến tính nhân đạo của nhà nước và tính nhân văn mềm dẻo của pháp luật. c) Hình phạt tử hình có tính không thể thay đổi và không hàm chứa nội dung cải tạo giáo dục người phạm tội. Khi áp dụng hình phạt tử hình với người phạm tội cơ quan có thẩm quyền đều lí luận rằng hành vi của người phạm tội thể hiện rõ là họ là những đối tượng không thể cải tạo, không thể giáo dục và vì thế họ sẽ phải chết.Khi quyền sống của họ đã bị tước đi, họ không bao giờ còn tồn tại trên đời để có thể cải tạo giáo dục. Xuất phát từ điểm này chúng ta có thể thấy hình phạt tử hình luôn có tính chất không thể thay đổi. Bởi nếu như những tội phạm khác, giả sử người phạm tội đang thụ lý trong tù mà chứng minh được rằng họ bị oan thì họ sẽ được thả tự do và có quyền yêu cầu cơ quan liên quan bồi thường thiệt hại oan sai.Nhưng ở người bị kết án tử hình đã được áp dụng thì dù sau đó có chứng minh được người đó chết hoàn toàn vô tội thì cũng không làm cách nào cho họ có thể sống lại để tiếp tục cuộc sống mà họ đáng được có.Vì thế, không thể thay đổi là một đặc tính rất cơ bản của hình phạt tử hình. 3.Mục đích của nguyên tắc nhân đạo và áp dụng hình phạt tử hình trong luật hình sự. Mục đích của quy định nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là nhằm đảm bảo cho con người những lợi ích tối thiểu,đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về danh dự nhân phẩm và tính mạng.Nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự là cách thể chế hóa quan điểm chính sách vì con nguời của nhà nước Cộng hòa xã hội Việt Nam,quan điểm bao dung coi giáo dục thuyết phụ