Đề tài Nhân cách sinh viên trong thời kì hội nhập với khu vực và thế giới

Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, trước bối cảnh lịch sử mới chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Và một trong những nhân tố quan trọng nhất giữ vai trò trung tâm và chi phối sự phát triển của đất nước ta đó là nhân tố con người .Con người vừa là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của lịch sử lại vừa là chủ thể sang tạo ra lịch sử .Chính nhân tố con người chứ không phải bất cứ nhân tố nào khác là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ bão , tạo ra những bước ngoặt lớn tạo lên sự tiến bộ vượt bậc cho xã hội ngày nay .Vì vậy việc nghiên cứu về vấn đề con người trong thời đại ngày nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy tối đa nguồn lực con người cho việc phát triển kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống .Một trong những đặc điểm nổi bật của con người đó chính là nhân cách .

doc20 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4161 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nhân cách sinh viên trong thời kì hội nhập với khu vực và thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 PHẦN I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 3 I Cơ sở lí luận : 3 II. Cơ sở thực tiễn 9 PHẦN II. THỰC TRẠNG 11 I.Khuyết điểm 11 II. Ưu điểm 14 III. Nguyên nhân của những hạn chế 16 PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP 18 KẾT LUẬN 20 LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong tiến trình đổi mới chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Trong điều kiện toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, trước bối cảnh lịch sử mới chúng ta có những thời cơ mới song cũng phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Và một trong những nhân tố quan trọng nhất giữ vai trò trung tâm và chi phối sự phát triển của đất nước ta đó là nhân tố con người .Con người vừa là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của lịch sử lại vừa là chủ thể sang tạo ra lịch sử .Chính nhân tố con người chứ không phải bất cứ nhân tố nào khác là động lực thúc đẩy cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ bão , tạo ra những bước ngoặt lớn tạo lên sự tiến bộ vượt bậc cho xã hội ngày nay .Vì vậy việc nghiên cứu về vấn đề con người trong thời đại ngày nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát huy tối đa nguồn lực con người cho việc phát triển kinh tế , nâng cao chất lượng cuộc sống .Một trong những đặc điểm nổi bật của con người đó chính là nhân cách . Là một sinh viên , em luôn mong muốn học hỏi tự hoàn thiện bản thân, muốn trở thành một người công dân tốt của xã hội , muốn mình trở thành một con người có nhân cách tốt .Vậy nên em rất quan tâm đến đề tài : "Nhân cách sinh viên trong thời kì hội nhập với khu vực và thế giới" Trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu xót , vì vậy rất mong được ý kiến đóng góp từ thầy và các bạn . Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên : Trần Xuân Thắng NỘI DUNG PHẦN I. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU I Cơ sở lí luận : Quan niệm của triết học Mác-Lênin về con người và nhân cách con người a. Đặc điểm và vai trò của con người (Con người là thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội Đã có ý kiến cho rằng toàn bộ học thuyết Mác là học thuyết đấu tranh cho sự giải phóng và phát triển con người. Quả đúng vậy, có thể nói con người là trung tâm của học thuyết Mác, tất cả những tư tưởng lập luận về thế giới vật chất hay về xã hội đều với mục đích cao nhất là đặt con người vào đúng vị trí và vai trò lịch sử của mình. Kế thừa có chọn lọc những tinh hoa trong tìm hiểu nghiên cứu về con người của các nền triết học thời kì trước, cùng với sự tư duy sáng tạo , thiên tài, các nhà kinh điển của triết học Mác đã khắc phục được những nhược điểm trong các học thuyết nói về con người trước đây. Đứng trên lập trường duy vật triệt để, cùng với phép biện chứng kế thừa từ triết học Hêghen, triết học Mác xem con người không chỉ là một bộ phận của tự nhiên, không chỉ là kết quả của sự tiến hoá cao nhất của tự nhiên và của sự phát triển xã hội, mà hơn thế nữa con người chính là chủ thể tích cực của mọi hoạt động , là chủ thể thực sự của các quá trình xã hội và là chủ thể sáng tạo duy nhất. Ở triết học Mác , con người hiện lên đầy đủ với cả hai mặt sinh học và mặt xã hội cùng thống nhất và có sự tác động qua lại , con người trước hết phải là một “ thực thể tự nhiên”, là con người sinh học với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên, được sinh ra và là kết quả cao nhất của quá trình tiến hoá tự nhiên , do vậy nó gắn bó chặt chẽ với tự nhiên và chịu sự quy định của những quy luật của tự nhiên. Nói như Mác “ tự nhiên là thân thể vô cơ của con người”, quan điểm đó bác bỏ hoàn toàn luận điểm của chủ nghĩa duy tâm khi thần thánh hóa nguồn gốc của con người. Coi trọng mặt sinh học của con người, coi nó như một tính tất yếu trong quá trình phát triển loài người, nhưng Mac không quá tuyệt đối hoá mặt sinh học như chủ nghĩa duy vật siêu hình. Chủ nghĩa Mác kịch liệt phê phán tư tưởng cho rằng cái giá trị nhất ở con người là cái sinh vật , bản chất con người là bản chất sinh vật, còn những thứ như tư tưởng tình cảm , ước mơ hoài bão …chỉ là thứ trừu tượng, mơ hồ, không có ý nghĩa hiện sinh, bởi những tư tưởng như vậy sẽ đẩy tới việc giải quyết vấn đề con người chỉ là sự thoả mãn về nhu cầu vật chất, bản chất của con người đến gần với bản chất con vật, không thấy được vị trí chủ thể của con người đối với thế giới. Con người sống, trước hết phải thoả mãn những nhu cầu về ăn ở, đi lại, các điều kiện sinh hoạt diễn ra hàng ngày và phải đấu tranh để sinh tồn như mọi động vật khác nhưng đó không phải là tất cả những điều làm nên bản chất, nhân cách con người.C ái để phân biệt con người với con vật phải là ý thức, phải là cái xã hội trong mỗi con người . Trước Mác, các nhà triết học cũng đã phân biệt con người với con vật dưới nhiều góc độ có sức thuyết phục , Phranhklin cho rằng con người khác con vật ở chỗ biết sử dụng công cụ lao động , Arixtot đã gọi con người là một động vật có tính xã hội, Pascal nhấn mạnh đặc điểm và sức mạnh của con người là con người biết suy nghĩ, các quan niệm trên đều đúng nhưng chưa đủ vì chỉ nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người chỉ đến khi có quan niệm của Mác, bản chất con người mới được phản ánh đầy đủ và toàn diện, Mác nói “ có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì. Bản thân con người bắt đầu phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình , như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”. Con người trong quan niệm của chủ nghĩa Mác được nhấn mạnh đến tính xã hội, đến vai trò lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ xã hội”. Có nhiều ý kiến cho rằng xã hội cũng xuất hiện ở các loài vật bởi chúng cũng có cuộc sống bầy đàn tinh vi phức tạp, nhưng cần phải hiểu con vật thì chỉ hành động theo bản năng, theo nhu cầu của riêng chúng, đảm bảo sự sinh tồn cho giống nòi, nó khác xa xã hội con người bởi xã hội con người không chỉ là môi trường tồn tại của từng thành viên, mà hơn thế nữa nó còn được liên tục phát triển bởi tác động của từng cá nhân vào chính nó một cách có ý thức, như Mác nói “ xã hội sản xuất ra con người với tính cách như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội với tính cách như thế ấy”. Có thể nói , chỉ khi tồn tại trong xã hội, con người mới thể hiện bản chất của mình, bởi con người cần đến xã hội ban đầu là do nhu cầu sản xuất vật chất, nhưng trong quá trình sản xuất ấy con người sáng tạo ra đời sống tinh thần, ngôn ngữ, tư duy và nhân cách thông qua giao tiếp với các thành viên khác , nói cách khác con người hình thành bản chất người trong qúa trình giao tiếp với xã hội , nếu không có quá trình này , con người không thể trở thành một con người xã hội. Ngay cả bản chất sinh học của con người cũng không phải tồn tại bên cạnh bản chất xã hội mà hoà vào quyện vào và tồn tại bên trong yếu tố xã hội. Việc ăn ngủ, sinh hoạt hàng ngày của con người không đơn thuần chỉ là những nhu cầu sinh học không hề bị ảnh hưởng, mà trái lại, nó thường xuyên bị tác động từ yếu tố xã hội của con người đó như công việc hay các mối quan hệ. Do vậy có thể nói yếu tố xã hội là thứ chi phối hàng đầu bản chất của một con người. Trước Mác, triết gia duy vật xuất sắc của nền triết học cổ điển Đức Phoiơbăc cũng đã đề cập đến bản chất xã hội của con người tuy vậy con người trong triết học của Phoiơbăc bị tách rời hoàn toàn yếu tố xã hội, là con người chung chung, phi giai cấp , không chỉ ra được quá trình phát triển liên tục của xã hội và con người, đánh mất đi vai trò sang tạo to lớn đối với lịch sử cuả nhân loại. Thấy rõ hạn chế đó, triết học Mác đã đưa con người vào trong chính hiện thực xã hội, vào trong chính thực tiễn cuộc sống, kinh nghiệm của họ để tìm hiểu bản chất của con người, do đó con người trong chủ nghĩa Mác là con người của hiện thực , của lịch sử cụ thể, tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với cộng đồng, lịch sử. Trong bức thư gửi Ăngghen phê phán quan niệm siêu giai cấp của Phoiơbăc về con người, Mác đã viết “ Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt . Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội”. Với câu nói bất hủ này, Mác đã đưa bản chất con người trở lại đúng vị trí lịch sử vốn có của nó, đồng thời khẳng định bản chất con người không phải là tổng số đơn giản các mối quan hệ, mà là “tổng hoà” các mối quan hệ xã hội , điều đó có nghĩa bản chất con người được hình thành từ muôn vàn các mối quan hệ đan xen, phức tạp, do vậy bản chất con người cũng là một phạm trù thực sự phức tạp. ( Vai trò chủ thể của con người đối với lịch sử Khi khẳng định con người với tư cách là một thực thể tự nhiên đặc thù, tồn tại trong mối liên hệ và tác động qua lại khăng khít với các vật thể tự nhiên khác, chủ nghĩa Mác cũng đồng thời khẳng định sức mạnh và khát vọng chinh phục là đặc trưng tích cực về mặt tự nhiên của con người. Ăngghen khẳng định nhờ có lao động mà con người từ vượn có thể tiến hoá được thành người, nhưng có thể chính khát vọng chinh phục thế giới đã đưa con người trở thành chủ thể sáng tạo không ngừng của thế giới. Con người vẫn là sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài của tự nhiên, lịch sử song quan trọng hơn tất cả, con người lại luôn luôn là chủ thể của chính lịch sử - xã hội, Ăngghen nói “Thú vật cũng có một lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng ta không thể biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người ngày càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu”, Lê Nin cũng khẳng định “Lực lượng sản xuất hàng đầu của thế giới là người công nhân, người lao động”. Như vậy, với tư cách là một thực thể xã hội có ý thức, con người lao động tác động vaò thế giới tự nhiên , cải biến thế giới tự nhiên, điều này khác con vật ở chỗ con vật chỉ dựa vào những điều kiện những điều kiện có sẵn của tự nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên để sinh tồn trong khi con người thông qua hoạt động phong phú của mình làm chuyển biến thế giới tự nhiên, sinh động thế gới tự nhiên , bắt tự nhiên phục vụ lợi ích của mình , tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Với một bộ óc thông minh cùng khát khao chinh phục,con người từng bước làm chủ tự nhiên , thông qua đó thúc đẩy xã hội của mình phát triển. Mác nói “ Toàn bộ cái gọi là lịch sử thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo con người kinh qua lao động của con người, sự sinh thành của tự nhiên cho con người”. Trong khi cải tạo tự nhiên phục vụ lợi ích của mình, con người cũng đồng thời làm ra lịch sử của chính mình, chúng ta đều biết mỗi cá nhân đều chịu tác động của xã hội, cuả hoàn cảnh lịch sử, tuy vậy con người không phải là vật bị động đối với những tác động ấy, trái lại từng cá nhân cũng tác động trở lại lịch sử xã hội, lịch sử xã hội là lịch sử của chính bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tai con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội, thông qua hoạt động vật chất và tinh thần con người thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do đó không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người.Tất cả những điều trên thể hiện một cách nhìn mới, cách nhìn biện chứng, khoa học về con người, tạo nên một bước ngoặt mang tính cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng về con người. Quan niệm của chủ nghĩa Mac đã xoá tan một cách triệt để lớp màn huyền ảo , thần bí bấy lâu bao quanh con người, vạch ra bản chất đích thực, đầy sức thuyết phục về con người . b. Nhân cách và vai trò của nó trong đời sống con người Nhân cách là một phần quan trọng trong mỗi cá nhân con người. Nó là bộ mặt tâm lí , tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp. Người ta sinh ra là người nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động giao tiếp, về thực chất, đó là quá trình xã hội hoá cá nhân, tiếp thụ các giá trị văn hoá của gia đình, cộng đồng, xã hội. Nhân cách có tính chất xã hội , đồng thời cũng mang tính cá biệt, với những kinh nghiệm , nếp suy nghĩ tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướng giá trị, tính cách riêng, tạo ra tính đa dạng của các cá nhân. Nhân cách biểu hiện cái tôi của mỗi cá nhân. Mỗi hành vi của cá nhân đều in dấu ấn của nhân cách, bởi suy nghĩ có ảnh hưởng trực tiếp đến hành động, một nhân cách tốt sẽ có những hành động phù hợp giữa lợi ích cá nhân và cộng đồng, trái lại một nhân cách xấu sẽ dẫn đến những hành vi đi ngược lại lợi ích và sự phát triển chung. Với vai trò quan trọng như vậy, nhân cách đã rất được các triết gia từ cổ chí kim chú ý. Triết học Mác khẳng định nhân cách không phải do bấm sinh mà có, nó được hình thành và phát triển dựa vào các yếu tố sinh học, tư chất di truyền học, sự tác động qua lại biện chứng của gia đình, nhà trường, xã hội và thế giới quan cá nhân. Nhân cách là thế giới quan bên trong của từng cá nhân, tuy vậy nó cũng mang tính lịch sử bởi thế giới quan của cá nhân cũng bị ảnh hưởng của tính chất thời đại như vị trí lợi ích của cá nhân trong xã hội , khả năng thẩm định đạo đức- nhân văn và kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Một xã hội tiến bộ chỉ có thể được xây dựng bởi những con người có nhân cách tích cực và ngược lại, chỉ khi có một xã hội tiến bộ thì những cá nhân mới có cơ hội bồi dưỡng và phát huy hết nhân cách theo hướng tích cực, nâng cao vai trò chủ thể sáng tạo đối với tự nhiên và xã hội. Do vậy trong sự nghiệp phát triển con người không thể xem nhẹ cả việc phát triển xã hội lẫn giáo dục nhân cách. II. Cơ sở thực tiễn ( Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam đối với vấn đề con người và nhân cách con người Trong suốt thời kì đổi mới, Đảng ta đã hết sức coi trọng vấn đề con người và chiến lược con người, đặt con người ở trung tâm của mọi sự phát triển. Đó là tư tưởng tất cả vì con người, tất cả do con người – tư tưởng xuyên suốt thời kỳ đổi mới và là một trong những nhân tố quan trọng làm nên thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới. Không lúc nào quên lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, liên tiếp các kì đại hội từ đại hội VI đến đại hội X, Đảng liên tục đề ra các chủ trương chính sách lớn cho sự nghiệp phát triển con người, không những phục vụ đắc lực cho việc phát triển đất nước mà còn nâng cao tầm vóc của người Việt Nam trong thời đại toàn cầu hiện nay. Tại đại hội VI, Đảng đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế xã hội , xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong văn kiện đại hội lần thứ VII của Đảng có viết: “Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người – động lực trực tiếp của sự phát triển” . Đến Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khoá VII, Đảng ta nhấn mạnh: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc cho con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta”…Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, tại đại hội VIII, Đảng ta đã đúc kết và khẳng định “ lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, Khẳng định này được cụ thể hoá thành những quốc sách lớn sao cho phù hợp với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Khi công cuộc đổi mới đang đi vào chiều sâu, phải giải quyết những nhiệm vụ hết sức to lớn và phức tạp thì Đảng ta chủ trương bằng mọi giá phải “khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu bằng khoa học và công nghệ”. Tiếp tục một cách nhất quán tư tưởng chiến lược con người của thời kỳ đổi mới, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: xã hội ta là xã hội vì con người và coi con người luôn luôn giữ vị trí trung tâm của phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Con người, trước hết là tiềm năng và sức mạnh trí tuệ, tinh thần đạo đức là nhân tố quyết định và là vốn quý nhất của chúng ta trên con đường xây dựng CNXH. Chính vì vậy đại hội IX chủ trương: chiến lược con người phải nằm ở vị trí trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các chủ trương của Đảng trong suốt thời kì qua đã được hiện thực hoá qua các chính sách cụ thể về y tế, văn hoá , giáo dục …Với những nỗ lực không ngừng, Đảng ta đã tạo ra một bước tiến dài trong quá trình phát triển con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa tiến bộ, dân chủ , toàn diện. PHẦN II. THỰC TRẠNG I.Khuyết điểm Trong quá trình đổi mới , chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể ,tuy vậy khi nhìn thẳng vào thực tế thì vấn đề con người vẫn còn nhiều điều đáng suy nghĩ .So với trình độ phát triển chung của thế giới ,Việt Nam vẫn là một nước đi sau , do vậy trình độ trình độ giáo dục y tế tuy có nhiều tiến bộ song vẫn ở tình trạng lạc hậu .Nền kinh tế thị trường phát triển mới 20 năm nhưng đã chi phối đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp dân cư và ảnh hưởng không nhỏ đến tầng lớp sinh viên trí thức .Các nền văn hoá phương Tây du nhập là văn hoá truyền thống bị mời nhạt , các giá trị đạo đức , truyền thống đấu tranh của dân tộc bị lu mờ trước lối sống gấp gáp , vô tâm , thờ ơ ham hưởng thụ từ bên ngoài .Thêm vào đó , tư tưởng đồng tiền đang chi phối cả cuộc sống trong gia đình và ngoài xã hội , vì đồng tiền mà các quan chức nhà nước sẵn sằng tham nhũng của dân , làm xói mòn lòng tin của dân vào Đảng , vì đồng tiền mà các quan hệ thân thiết gần gũi như anh em , vợ chồng, bạn bè…sẵn sàng bị đổ vỡ nhanh chóng.Sự biến đổi to lớn, sâu sắc của đời sống kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hành động của con người Việt Nam , đến lí tưởng và đạo đức của họ, các chuẩn mực đạo đức dần thay đổi, theo một cuộc điều tra xã hội học, con người Việt Nam từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị -xã hội chung sang coi trọng các giá trị vật chất , từ chỗ lấy con người xã hội tập thể làm mẫu mực chuyển sang chỗ quá nặng nề về con người cá nhân, thậm chí cá nhân chủ nghĩa.Từ chỗ coi đức làm gốc trong quan hệ nhân cách chuyển sang coi nhẹ đạo đức. Điều khiện khách quan đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống thiếu tích cực của sinh viên hiện nay . Một trong những thực tại đáng buồn là phần lớn sinh viên ngày nay không có lí tưởng vững vàng , cao đẹp như thế hệ cha anh , tinh thần cách mạng dần bị lãng quên .Họ chưa ý thức được trách nhiệm xây dựng đất nước của mình để xứng đáng với máu xương mà lớp lớp cha anh đã ngã xuống vì tự do cho dân tộc , tinh thần dân tộc những chỗ cho tư tưởng cá nhân , lí tưởng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đang xây đắp gần như bị bỏ ngỏ , kết quả là sự chảy máu chất xám ra bên ngoài luôn ở tình trạng đáng báo động bởi họ đã chọn nơi tốt hơn để cống hiến , đất nước mất đi “ tài nguyên “ vô giá .Sinh viên ngày nay, họ tự tin với thế hệ đi trước rằng mình là những con người của thời đại mới luôn nhanh nhạy và năng động nhưng khi đứng trước bạn bè quốc tế, họ lại thể hiện “một sự tự ti vĩ đại” họ thiếu niềm tin vào sự trỗi dậy của dân tộc, thậm chí còn có một bộ phận thanh niên sa vào các tệ nạn xã hội , làm thoái hoá nghiêm trọng cả thể chất và tinh thần, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội . Lối sống buông thả , không biết định hướng của sinh viên ngày nay là một điều đáng buồn cho tương lai của đất nước .Theo số liệu từ một cuộc điều tra nhỏ ở ba trường đại học ở TP.HCM : ĐH Khoa học tự nhiên ,ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn ,ĐH Bách khoa , đã cho thấy có 10% sinh viên hướng vào vui chơi , hưởng thụ.Số những sinh viên này hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ , nhiều khi vô bổ , ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách .” Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới ..” ,”Phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập…” “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ …” Đó là những điều quan tâm thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này .Họ rất năng động , hứng thú với những hoạt động vui chơi , gi