Trẻ em là thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước.Một đất nước muốn có sự kế thừa truyền thống ông cha muốn phát triển trong tương lai thì cần sự đóng góp trẻ em. Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trong chúng ta ai cũng biết trẻ em có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước . Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã từng nói “non sông Việt Nam có tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ vào công học tập của các cháu”
Trẻ em là hạnh phúc, niềm tự hào của cha mẹ, gia đình và toàn xã hội (mầm xanh tương lai của đất nước). Là lớp công dân đặc biệt là nguồn nhân lực trong tương lai và là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sự phát triển của nhân loại nói chung trên thế giới và mỗi quốc gia riêng chính là sự thay thế các thế hệ kế tiếp nhau, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước. Các em chính là tài sản quý giá nhất của gia đình và của đất nước, là lực lượng kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc, là lực lượng làm chủ của đất nước trong tương lai.
Trẻ em luôn được gia đình, xã hội dành sự quan tâm sâu sắc nhất, mang đến những điều kiện tốt nhất để có thể phát triển một cách toàn diện cả về tâm, sinh lý. Trong những năm qua, dưới sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng không ngừng qua các năm, GDP/ người luôn thay đổi với những tín hiệu đáng mừng, đời sống nhân dân dần dần được cải thiện thì các em ngày càng được quan tâm, giáo dục có chất lượng hơn. Muốn cho trẻ phát triển tốt là chủ nhân tương lai của đất nước thì gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Gia đình là tế bào của xã hội là cái nôi nuôi nuôi dưỡng, là môi trường đầu tiên trong quá trình xã hội hoá của con người. Gia đình có các chức năng cơ bản như chức năng sinh học, chức năng tình cảm, chức năng giáo dục, chức năng xã hội , chức năng kinh tế.
Chức năng giáo dục là một trong những chức năng quan trọng. Trong gia đình cha mẹ giữ một vai trò không thể thay thế được trong việc giáo dục con cái . Cuộc sống của cha mẹ chính là môi trường sống đầu tiên của con trẻ về các giá trị cuộc sống gia đình.
Thông qua giáo dục trong gia đình, mỗi người từ khi còn nhỏ đã biết điều chỉnh mình trong các mối quan hệ xã hội. Có thể nói những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, những ý nghĩ về cuộc sống đều được hình thành ngay trong gia đình.
Song thực tế hiện nay cho thấy vấn đề gia đình nói chung và vấn đề giáo dục trong gia đình nói riêng đang bị tác động của cơ chế thị trường cả về mặt tích cực và cả về những yếu tố hạn chế. Đặc biệt ở các gia đình nông thôn thì việc giáo dục con cái vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế đó đã làm cho vấn đề gia đình cũng như vấn đề giáo dục trong gia đình ở nông thôn trở thành vấn đề cấp bách và thu hút sự quan tâm của các tổ chức chính trị và các đoàn thể cá nhân.
49 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 7907 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở xã Hồng Quảng, huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là thế hệ là chủ nhân tương lai của đất nước.Một đất nước muốn có sự kế thừa truyền thống ông cha muốn phát triển trong tương lai thì cần sự đóng góp trẻ em. Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trong chúng ta ai cũng biết trẻ em có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước . Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã từng nói “non sông Việt Nam có tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ vào công học tập của các cháu”
Trẻ em là hạnh phúc, niềm tự hào của cha mẹ, gia đình và toàn xã hội (mầm xanh tương lai của đất nước). Là lớp công dân đặc biệt là nguồn nhân lực trong tương lai và là người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng. Sự phát triển của nhân loại nói chung trên thế giới và mỗi quốc gia riêng chính là sự thay thế các thế hệ kế tiếp nhau, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước. Các em chính là tài sản quý giá nhất của gia đình và của đất nước, là lực lượng kế thừa, phát huy truyền thống của dân tộc, là lực lượng làm chủ của đất nước trong tương lai.
Trẻ em luôn được gia đình, xã hội dành sự quan tâm sâu sắc nhất, mang đến những điều kiện tốt nhất để có thể phát triển một cách toàn diện cả về tâm, sinh lý. Trong những năm qua, dưới sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới, tốc độ tăng trưởng không ngừng qua các năm, GDP/ người luôn thay đổi với những tín hiệu đáng mừng, đời sống nhân dân dần dần được cải thiện thì các em ngày càng được quan tâm, giáo dục có chất lượng hơn. Muốn cho trẻ phát triển tốt là chủ nhân tương lai của đất nước thì gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ. Gia đình là tế bào của xã hội là cái nôi nuôi nuôi dưỡng, là môi trường đầu tiên trong quá trình xã hội hoá của con người. Gia đình có các chức năng cơ bản như chức năng sinh học, chức năng tình cảm, chức năng giáo dục, chức năng xã hội , chức năng kinh tế.
Chức năng giáo dục là một trong những chức năng quan trọng. Trong gia đình cha mẹ giữ một vai trò không thể thay thế được trong việc giáo dục con cái . Cuộc sống của cha mẹ chính là môi trường sống đầu tiên của con trẻ về các giá trị cuộc sống gia đình.
Thông qua giáo dục trong gia đình, mỗi người từ khi còn nhỏ đã biết điều chỉnh mình trong các mối quan hệ xã hội. Có thể nói những mầm mống ban đầu của nhân cách, những sở thích, những ý nghĩ về cuộc sống đều được hình thành ngay trong gia đình.
Song thực tế hiện nay cho thấy vấn đề gia đình nói chung và vấn đề giáo dục trong gia đình nói riêng đang bị tác động của cơ chế thị trường cả về mặt tích cực và cả về những yếu tố hạn chế. Đặc biệt ở các gia đình nông thôn thì việc giáo dục con cái vẫn còn nhiều khó khăn. Thực tế đó đã làm cho vấn đề gia đình cũng như vấn đề giáo dục trong gia đình ở nông thôn trở thành vấn đề cấp bách và thu hút sự quan tâm của các tổ chức chính trị và các đoàn thể cá nhân.
Là một nhân viên CTXH trong tương lai bản thân tôi ý thức rõ về các vấn đề đó. Nhất là trong quá trình nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh CNH_HĐH. Chính vì lí do trên mà tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở xã Hồng Quảng, huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực trạng và giải pháp.”.
2. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn
2.1 Ý nghĩa lí luận
Đề tài “Nhận thức của cha mẹ về giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế: Thực trạng và giải pháp” có giá trị to lớn về mặt lý luận, nó có đóng góp vào hệ thống các nghiên cứu, các công trình khoa học và làm sáng tỏ thêm một số lý thuyết như lý thuyết nhu cầu,lý thuyết vai trò, lý thuyết xã hội học, lý thuyết hành động xã hội. Và một số khái niệm liên quan về giáo dục trong gia đình.
Kết quả nghiên cứu còn làm sáng tỏ mối quan hệ giữa Công Tác Xã Hội với nhiều lý thuyết của các khoa học khác như: Tâm lý học, Xã hội học, Y học, giáo dục học......
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Dưới góc độ tiếp cận của CTXH cho chúng ta thấy rõ nhận thức giáo con cái trong gia đình ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều khó khăn về cách thức giáo dục.
Đồng thời tìm ra những mặt tích cực, những mặt hạn chế cần khắc phục trong hoạt động giáo dục con cái trong gia đình ở nơi đây, cũng như hoạt động giáo dục và những kiến thức trong mảng đề tài này.
Đề tài giúp cho địa phương có thêm tư liệu về tình hình giáo dục con cái. Làm sáng tỏ vai trò quan trọng của những người làm cha làm mẹ trong việc giáo dục con cái. Đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết, những vấn đề bất cập, thách thức trong việc giáo dục con cái. Để từ đó giúp những người làm cha làm mẹ nói riêng, những người thân và toàn xã hội nói chung ý thức được vai trò của mình.
Mặt khác đề tài còn cung cấp, đề xuất các giải pháp để khắc phục những khó khăn yếu kém còn tồn tại giải quyết một số bất cập, tiêu cực còn vướng mắc và một số vấn đề nỗi cộm, phát huy vai trò của các ban ngành liên quan và đội ngũ cán bộ giáo viên ở trường học của địa phương nói riêng và cả nước nói chung đối với vấn đề giáo dục.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước, nhưng muốn trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước, là thế hệ kế tiếp truyền thống dân tộc thì đòi hỏi các bậc làm cha làm mẹ phải có sự giáo dục đúng cách bỡi vậy từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu, quan tâm về cách thức giáo dục con cái.
Bài viết “Vai trò của những người làm cha làm mẹ trong việc nuôi dạy con cái” của GS. Lê Thi đăng trên báo tạp chí khoa học về phụ nữ số 1 năm 2003 đã chứng minh phương pháp giáo dục của những người làm cha làm mẹ là một yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến kết quả giáo dục . Cha mẹ đóng vai trò là trung tâm, là hạt nhân trong việc giáo dục con cái. GS Lê Thi cũng đã đưa ra lời khuyên rằng: Cha mẹ cần giữa vai trò ngang nhau trong giáo dục con cái và giữa cha mẹ cần có sự thống nhất trong nuôi dạy con cái, tránh tình trạng “Trống đánh xuôi, kền thổi ngược”, “Quá nuông chiều, người quá khát khe” thì hiệu quả giáo dục sẽ giảm xuống.
Trên tạp chí Gia Đình và Trẻ em số 2 năm 2008 có bài viết của tác giả Bùi Văn Mạnh đã đưa ra 10 lời khuyên trong việc giáo duc con cái. Trong bài viết này tác giả đã viết đừng nên quá kỳ vọng váo con trẻ mà phải biết chấp nhận con trẻ, danh nhiều thời gian cho con trẻ.
Trong bài báo cáo “Trách nhiệm giáo dục con cái” của Vũ Thiên Lương. Tác giả cho rằng giáo dục con cái được giáo dục trên tất cả mọi lĩnh vực như giáo dục tinh thần, giáo dục thể chất. Đó chính là giúp con có một sức khỏe khỏe mạnh, dạy con phải giữ sức khỏe cá nhân, ăn uống, ngủ nghĩ đúng mực, biết cách ứng xử trong tình bạn, tình yêu. Bên cạnh đó thì cần giáo dục trí tuệ cho các em
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục tiêu chung:
Nâng cao nhận thức về giáo dục con cái của bậc làm cha mẹ trong các gia đình ở xã Hồng Quảng - Huyện A Lưới - Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Để thấy rõ nhận thức giáo dục con cái trong các gia đình ở xã Hồng Quảng trong giai đoạn hiện nay khi đời sống người dân nơi đây đang nghèo khó và gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra để các bậc làm cha làm mẹ nhận thức được vai trò đúng đắn của mình trong việc nhận thức giáo dục con, cần phải có những biện pháp giáp dục như thế nào cho đúng đắn.
4.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng trẻ em ở địa bàn trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng trẻ em được giáo dục đúng cách, được đi học, chăm sóc đầy đủ.
Phân tích những yếu tố tác động đến việc giáo dục con cái.
Tìm hiểu, phân tích những hình thức, phương pháp, nguyên tắc giáo dục con cái giáo dục con cái ở nơi đây trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng giáo dục không đúng cách.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục con cái của cha mẹ trong gia đình hình thức, phương pháp, nguyên tắc.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Trẻ em từ 6-16 tuổi ở xã Hồng Quảng , huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những bậc phụ huynh có con từ 6-16 tuổi.
Đội ngũ cán bộ giáo viên cũng như những người làm công tác giáo dục, tuyên truyền trong địa bàn xã.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Tại địa bàn xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi thời gian nghiên cứu tại địa bàn: Từ ngày 27tháng 6 đến ngày 02 tháng 7 năm 2014.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
* Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Những nguyên tắc và quan điểm của Mác - Lê Nin là cơ sở phương pháp luận đóng vai trò nền tảng xuyên suốt quá trình nghiên cứu của đề tài. Vì vậy khi nghiên cứu nhận thức giáo dục con cái trong các gia đình cần phải đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với các yếu tố khác. Với mục đích tìm hiểu hoạt động giáo dục con cái, xem xét quá trình đó diễn ra như thế nào? Nó tác động như thế nào đến lối sống, cách đối nhân xử thế của các em.
* Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử yêu cầu chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý đến điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra, tồn tại và phát triển. Chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Ở nhiều thời kì lịch sử khác nhau có nhiều lí luận quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quy định. Vì vậy khi nghiên cứu vấn đề giáo dục con cái cần phải đặt vấn đề trong hoàn cảnh lịch sử,các vấn đề xã hội chúng ta sẽ thấy rõ hơn được các vấn đề.
6.2. Phương pháp quan sát.
Quan sát là một phương pháp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri giác để thu nhận thông tin về các quá trình, các hiện tượng xã hội dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra. Thông qua hình thức quan sát công khai, người viết đã quan sát được thực trạng trẻ em, thực trạng giáo dục trẻ em, những hoạt động, biện pháp, nguyên tắc, hình thức giáo dục con cái trong gia đình, đồng thời tiến hành quan sát, theo dõi các hoạt động của các chương trình của nhà trường cũng như địa phương về giáo dục trẻ em của địa bàn, đánh giá được mức độ của vấn đề.
6.3. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp phân tích tài liệu là phương pháp rất quan trọng, được sử dụng chủ yếu và triệt để phục vụ cho bài báo cáo, giúp cho người viết có một cái nhìn tổng quát khi thực tế tại địa phương và nắm rõ về vấn đề từ các nguồn thông tin và tài liệu đã phân tích.
Bên cạnh đó là việc phân tích một số tài liệu là các công trình nghiên cứu, các bài báo, các sách báo liên quan đến giáo dục con cái trong gia đình.
Ngoài ra còn có một số tài liệu là các tờ rơi, có nội dung liên quan đến giáo dục con cái trong gia đình.
6.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là phỏng vấn mà người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thiết cho đề tài nghiên cứu. Người đi phỏng vấn được tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, cách thức đặt câu hỏi, sắp xếp câu hỏi nhằm thu thập thông tin cần thiết giải quyết mục tiêu và nội dung đề tài đặt ra.
Sử dụng phương pháp này trong đề tài nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin định tính. Đặc biệt phương pháp này tập trung chủ yếu vào ý kiến của những người làm cha làm mẹ và những yêu cầu, những tâm tư nguyện vọng trong việc đầu tư để giúp đỡ trong việc giáo dục trẻ em.
6.5. Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
Phương pháp công tác xã hội cá nhân là quá trình nhân viên công tác xã hội làm việc, tiếp cận với một thân chủ.
Đây là một phương pháp mang tính đặc thù của ngành CTXH, phương pháp này can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần, chữa trị, phục hồi sự vận hành các chức năng xã hội của họ, giúp họ tự nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình.
Trong đề tài tiến hành tôi đã tiến hành vận dụng những kiến thức đã được trang bị và qua sách vở để tiến hành tiếp cận với một số bậc phụ huynh có con từ 6-16 tuổi. Thông qua quá trình tiếp xúc, tìm hiểu, chia sẻ và tạo lập các mối quan hệ với các thân chủ, nhằm tạo ra sự thân mật, sự đồng cảm, tạo sức thuyết phục trong tiến trình tương tác. Đồng thời tìm hiểu được những nhu cầu, sự mong đợi của các thân chủ là bố mẹ, ông bà của trẻ không chỉ liên quan tới vấn đề chăm sóc, nuôi dạy trẻ mà còn những vấn đề khác nảy sinh xung quanh cuộc sống. Từ đó, giúp thân chủ nhận thức rõ hoàn cảnh, biết điều chỉnh và thúc đẩy sự thay đổi hành vi của mình theo hướng tích cực hơn. Chúng tôi cố gắng xác định đúng vấn đề của các bậc phụ huynh, các vấn đề nảy sinh ảnh hưởng tới cuộc sống và tâm lý nuôi dạy con của họ. Cùng với thân chủ xác định nguồn gốc của các khó khăn, trở ngại, xác định mục tiêu và kế hoạch hành động tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ.
7. Giả thuyết nghiên cứu
Tình hình giáo dục trẻ trong các gia đình ở nơi đây hiện nay đang còn nhiều bất cập.
Tình hình trẻ em không có sự nuôi dạy quan tâm của cha mẹ .
Nguyên nhân và các yếu tố chi phối việc giáo dục con cái trong gia đình chịu nhiều chi phối của nhiều yếu tố như yếu tố giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn. Và yếu tố quyết định nhất vẫn là yếu tố kinh tế, cuộc sống khó khăn.
Vấn đề giáo dục con cái không được chú trọng dẫn đến trẻ em không được quan tâm, học hành không đến nơi đến chốn, sự hiểu biết của các em ngày một bó hẹp dần. Nếu không giải quyết thì trẻ em không chỉ là thế hệ kế tiếp sự nghiệp của ông cha mà nó còn kìm hãm sự phát triển của toàn xã hội.
8. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu ,kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo thì nội dung chính của báo cáo gồm có 3 chương.
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu và các khái niệm, lý thuyết liên quan.
Chương 2: Thực trạng nhận thức giáo dục con cái trong gia đình hiện nay ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức giáo dục con cái trong gia đình ở xã Hồng Quảng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
1.1.Tổng quan chung về xã hồng quảng
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hồng Quảng là một xã miền núi, cách trung tâm huyện A Lưới khoảng 1km về phía Tây.
Phía bắc giáp với xã Hồng Bắc.
phía Nam giáp với xã Hồng Thái.
phía Tây giáp với xã Nhâm.
phía Đông giáp với xã A Ngo và thị Trấn A Lưới.
Về địa lý và dân cư, toàn xã có 06 thôn dân cư được bố trí hai bờ sông Ta Rinh có chiều rộng koảng 2 km và chiều dài 6 km.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 568,10 ha. Tổng số hộ toàn xã là 539 hộ, với 2.099 khẩu; số hộ nghèo là 74 hộ, chiếm 14,31%, số hộ cận nghèo là 159 hộ, chiếm 30, 75%. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Pa cô chiếm trên 95%, số còn lại là dân tộc anh em khác như Tà ôi, Ka tu và Kinh .nghề nghiệp của người dân chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm 90%, các ngành nghề khác như lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản và dịch vụ chiếm khoảng 10%.
Hình 1.1. Bản đồ hành chính xã Hồng Quảng
(nguồn: google.com )
1.1.1.2 Địa hình
Về địa hình:
Huyện A Lưới thuộc vùng núi cao và trung bình có độ cao từ 680m - 1.150m, bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe suối, xen giữa các vùng núi cao, đèo dốc, có các vùng đất bằng tạo thành các thung lũng với diện tích không lớn. Được thành lập tháng 3/1976, huyện A Lưới có diện tích tự nhiên 1224,7 km2; dân số trung bình 45.160 người; mật độ dân số 37 người/km2 (theo niên giám thống kế năm 2012).
Trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện với chiều dài trên 100 km, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện thông thương hàng hóa, giao lưu kinh tế với các địa phương trên tuyến và cả nước; có 2 cửa khẩu liên thông với CHDCND Lào là cửa khẩu A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Cutai (tỉnh Saravan); quốc lộ 49 nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, kết nối A Lưới với thành phố Huế và các huyện đồng bằng của tỉnh; cách quốc lộ 9 - trục đường xuyên Á 60 km, có thể thông thương thuận lợi với các nước trong Khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo - Quảng Trị. Đây là những lợi thế, tiềm năng lớn để huyện phát triển kinh tế cũng như mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trong Khu vực.
1.1.1.3. Khí hậu
Là xã nằm tròng vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, có thời tiết khắc nghiệt, khí hậu trong năm chia làm 2: Mùa ít mưa từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng từ 250C. Lượng mưa trung bình cả năm từ 2800-3400mm, những tháng ít mưa khoảng 900mm.
1.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
1.1.1.4.1.. Rừng
Tổng diện tích rừng trồng là 1640,77ha, trong đó rừng thông HTX quản lý 185 ha. Trên địa bàn xã có 02 trang trại lớn, 4 trang trại vừa và nhỏ sản xuất nông lâm kết hợp, chủ yếu trồng keo và cây cao su. Ngoài ra còn có hơn 400 hộ tham gia trồng rừng.
1.1.1.4.2. Tài nguyên nước:
* Có mạng lưới sông ngòi, kênh mương khá dày đặc, có Sông Nong đi qua trung tâm xã và đỗ về sông Đại Giang khoảng 20km, nguồn nước thường hội tụ từ các khe suối như: Khe Ngang và Khe Chứa, Khe Trái, Khe con Bồng, Khe Sơn và khe su. Ngoài ra xã có hệ thống kênh dẫn nước từ Hồ Truồi đổ về cho nên hàng năm lưu lượng nước sông luôn đảm bảo dồi dào, phục vụ sản xuất nông nghiệp khá thuận lợi. Có 64,5ha diện tích nuôi cá nước ngọt, có gần 16 ha ruộng thấp trũng, người dân tận dụng làm 1 vụ lúa 1 vụ cá, toàn xã có 92 hộ nuôi cá nước ngọt.
* Nguồn nước ngầm: Tuy chưa có cơ quan nghiên cứu khoa học vào nghiên cứu, nhưng ở đây nguồn nước ngầm rất phong phú và chất lượng khá tốt, có độ sâu đến 40 mét, nguồn nước ngầm của xã hiện là nguồn nước rất quan trọng cùng cấp tốt cho việc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế
1.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp
* Tổng diện tích gieo trồng: 153,9 ha; đạt 75,18% kế hoạch, tăng 10 ha so với cùng kỳ vụ Đông xuân 2013-2014, trong đó:
+ Lúa nước: 25 ha; đạt 49,1% kế hoạch; giảm 0,9 ha so với cùng kỳ;
+ Ngô: 50 ha; đạt 100 % kế hoạch; so với cùng kỳ;
+ Sắn: 65 ha; đạt 100 % kế hoạch; tăng 5 ha so với cùng kỳ;
+ Rau màu các loại: 5,4 ha, đạt 72 % kế hoạch; tăng 1,9 ha so với cùng kỳ;
+ Khoai các loại: 8 ha, đạt 77,7 % kế hoạch; tăng 4 ha so với cùng kỳ;
+ Đậu các loại: 0,5 ha, đạt 50 % kế hoạch, bằng so với cùng kỳ.
1.1.2.2. Về chăn nuôi
* Tổng đàn gia súc: 1013 con, đạt 59,07% KH, giảm 7 con so với cùng kỳ;
- Trâu: 90 con; - Bò: 301 con;
- Dê: 111 con; - Lợn: 511 con;
* Tổng đàn gia cầm: 7205 con, đạt 62,69% KH, giảm 2360 so với cùng kỳ.
* Công tác tiêm phòng gia súc:
- Đối với vắc xin tam liên lợn: 200 liều;
- Đối với vắc xin THT trâu bò: 170 liều;
- Đối với vắc xin dại chó: 25 liều;
- Đối với vắc xin LMLM tuypO: 200 liều.
- Hiện nay Thú y xã đang gặp rất nhiều khó khăn, do số lượng gia súc chủ yếu tập trung tại các trang trại A Sáp. Hiện nay Thú y xã đang tiếp tục tiến hành tiêm phòng Tụ huyết trùng trâu, bò, lợn vụ Hè thu 2014.
* Về nuôi trồng thủy sản: Vụ Đông xuân 2013-2014, toàn xã đã thực hiện diện tích ao hồ là 5 ha, đạt 62,5% KH. Thả hơn 10.000 con cá giống.
1.1.3. Đặc điểm văn hóa- xã hội
* Trường Mầm non Hoa Phong Lan:
Tổng số các cháu đã được huy động đến trường có: 128 cháu và 29 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trường Mầm Non thường xuyên duy trì về sĩ số Nhóm trẻ và Mẫu giáo; Kết quả triển khai chương trình chăm sóc trẻ, giáo dục MN năm học 2013-2014: Đạt 85,9% bé chuyên cần, 85,2% Bé ngoan, 85,2% Bé sạch, 84,4% Bé khỏe. Trường có 12 Đảng viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2013 và 17 Đoàn viên công đoàn không ngừng phấn đấu vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Năm 2013- 2014 có 14 CBGVNV đạt LĐTT và đạt 04 giáo viên dạy giỏi cấp Trường.
*Trường tiểu học Hồng Quảng:
Trường tiểu học Hồng Quảng đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 tiếp tục phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc Gia mức độ 2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đã có nhiều phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giáo, tham mưu giúp UBND xã thực hiện tốt chức năng lãnh đạo về hoạt động trong mọi lĩnh vực giáo dục cho địa phương. Trường có 16 giáo viên dạy giỏi cấp trường và 04 giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Nhiều t