Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơn bản trong cuộc sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cả điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nhiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, vẫn còn hơn 60% dân số nông thôn sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và một nửa số hộ ở nông thôn không có nhà tiêu. Các bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh như tiêu chảy, giun, đường ruột rất phổ biến và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp trong nhân dân. Đặc biệt, bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi toàn quốc, làm cho khoảng 250.000 người phải nhập viện mỗi năm. Theo ước tính mới đây, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc, giun móc và giun đũa. Mà nguyên nhân chính được xác định là do nguồn nước không đảm, và tỉ lệ này 92% nằm ở các vùng nông thôn, niềm núi.
Có một thực tế hiện nay, môi trường nông thôn ngày càng suy thoái nghiêm trọng, mà nguồn nước sạch đang ngày càng trở thành vấn đề bức bách, nước sinh hoạt bị đe dọa bởi sự xâm nhiễm của nước mặn, phân gia súc, chất thải làng nghề, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, sự dư thừa của các chất hữu cơ, sự nhiễm vi sinh vật. đe dọa và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động hằng ngày của hàng triệu người dân.
Theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại ở khu vực nông thôn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước sạch (nước máy). Còn lại 31% hộ gia đình phải sử dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng đào. Số còn lại chủ yếu dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối. Nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng.
Sự phát triển không đồng bộ ở các địa phương, kinh tế khởi sắc, kinh tế dần phát triển, song các nhu cầu về dịch vụ và điều kiện sống chưa phát triển đồng bộ, điển hình là trong các hoạt động bảo vệ môi trường ở nông thôn; điều này lý giải vì sao môi trường nông thôn đang ngày càng suy thoái mà biểu hiện từ nguồn nước lả rõ nhất.
Do đó tạo ra được nguồn nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho người dân đang là vấn đề hết sức cấp bách. Nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, hoạt động sống của dân cư. Nhiều tổ chức quốc tế UNICEF, Ngân hàng thế giới( WB) cùng sự chung tay vào cuộc của các bộ ban nghành: Bộ Y tế, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã vào cuộc. Tầm quan trọng của hoạt động này, được nêu rõ trong Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh mội trường nông thôn trong giai đoạn năm 2000- 2020, nhận được sự quan tâm của Nhà nước và sự nỗ lực của các địa phương đảm bảo cho người dân một nguồn nước sạch, cũng như hướng dẫn họ bảo vệ nguồn tài nguôn quý giá này, với những khoản đầu tư khổng lồ và nguồn nhân lực cán bộ đội ngũ kĩ thuật có trình độ cao. Tuy nhiên trên thực tế, để triển khai được không hề đơn giản bởi chương trình này cần đến một nguồn kinh phí quá cao. Bên cạnh đó, chất lượng nước 'đầu vào' và 'đầu ra' của các cơ sở cung cấp nước ở một số địa phương chưa được giám sát chặt chẽ, việc kiểm tra chất lượng nước chỉ được thực hiện tại thời điểm trước và ngay sau khi xây dựng cơ sở cung cấp nước, sau đó bị buông lỏng. Nhiều dự án cấp nước sạch được xây dựng trị giá hàng tỷ đồng, nhưng sau khi hoàn tất, nhiều trạm hoạt động cầm chừng, nhiều hạng mục xuống cấp, thiết bị hư hỏng, thậm chí có nhiều trạm trở thành phế liệu. Về phía người dân, do cuộc sống còn khó khăn, nhiều người nhận thức chưa thấu đáo về nước sạch, do vậy không sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để làm đường ống dẫn nước vào nhà và mua nước sạch mà tiếp tục sử dụng nước giếng khoan và hệ thống lọc thủ công, không bảo đảm các tiêu chuẩn nước sạch, phổ biến là nước bị nhiễm sắt, nhiễm mặn vv Nước thải hàng ngày với thành phần hóa học ngày càng tăng nhưng hầu hết người dân nông thôn vẫn chưa biết đến các quy trình xử lý nào, mà để tự ngấm xuống đất hay xả trực tiếp ra ao hồ, nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trong cho hoạt môi trường nông thôn, và hoạt động sản xuất. Đây là thực trạng chung ở các vùng nông thôn trong hoạt động sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
Bài toán nước sạch ở nông thôn đã thu hút nhiều công trình, cũng như nghiên cứu khoa học của cả các khối ngành kĩ thuật cũng như xã hội, song hiệu quả cũng như các phương án đặt ra để giải quyết vấn đề trong mỗi nghiên cứu vẫn chưa có tính ứng dụng cao.
Do đó, mong muốn tìm ra câu trả lời cho bài toán khó đó, em muốn tìm ra câu trả lời tại sao một vấn đề quốc gia được đầu tư, tổ chức quy mô mà vẫn chưa đật được hiệu quả như mong đợi, và môi trường nông thôn đang ngày càng suy thoái, đâu là điểm mấu chốt của vấn đề này? Phải chăng đó là do nhận thức vầ thái độ của người dân?
Đây là nguyên nhân để em tiến hành thực hiện đề tài: “ Nhận thức và thái độ của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước tại thị trấn Thanh Nê- huyện Kiến Xương- tỉnh Thái Bình”
60 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2946 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhận thức và thái độ của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước tại thị trấn thanh nê, huyện kiến xương, tỉnh thái bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Nước sạch và vệ sinh môi trường là một nhu cầu cơn bản trong cuộc sống hàng ngày của mọi người và đang trở thành đòi hỏi bức bách trong việc bảo vệ sức khỏe và cả điều kiện sinh hoạt cho nhân dân, cũng như trong sự nhiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay, vẫn còn hơn 60% dân số nông thôn sử dụng nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và một nửa số hộ ở nông thôn không có nhà tiêu. Các bệnh có liên quan tới nước và vệ sinh như tiêu chảy, giun, đường ruột rất phổ biến và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp trong nhân dân. Đặc biệt, bệnh tiêu chảy là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm đau trên phạm vi toàn quốc, làm cho khoảng 250.000 người phải nhập viện mỗi năm. Theo ước tính mới đây, có tới 44% trẻ em Việt Nam bị nhiễm giun tóc, giun móc và giun đũa. Mà nguyên nhân chính được xác định là do nguồn nước không đảm, và tỉ lệ này 92% nằm ở các vùng nông thôn, niềm núi.
Có một thực tế hiện nay, môi trường nông thôn ngày càng suy thoái nghiêm trọng, mà nguồn nước sạch đang ngày càng trở thành vấn đề bức bách, nước sinh hoạt bị đe dọa bởi sự xâm nhiễm của nước mặn, phân gia súc, chất thải làng nghề, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, sự dư thừa của các chất hữu cơ, sự nhiễm vi sinh vật... đe dọa và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và các hoạt động hằng ngày của hàng triệu người dân.
Theo kết quả khảo sát thống kê của UNICEF và Bộ Y tế, hiện tại ở khu vực nông thôn mới chỉ có 11,7% người dân được sử dụng nước sạch (nước máy). Còn lại 31% hộ gia đình phải sử dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng đào. Số còn lại chủ yếu dùng nước ao hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối. Nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng.
Sự phát triển không đồng bộ ở các địa phương, kinh tế khởi sắc, kinh tế dần phát triển, song các nhu cầu về dịch vụ và điều kiện sống chưa phát triển đồng bộ, điển hình là trong các hoạt động bảo vệ môi trường ở nông thôn; điều này lý giải vì sao môi trường nông thôn đang ngày càng suy thoái mà biểu hiện từ nguồn nước lả rõ nhất.
Do đó tạo ra được nguồn nước sạch để đảm bảo sức khỏe cho người dân đang là vấn đề hết sức cấp bách. Nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe, hoạt động sống của dân cư. Nhiều tổ chức quốc tế UNICEF, Ngân hàng thế giới( WB) cùng sự chung tay vào cuộc của các bộ ban nghành: Bộ Y tế, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…đã vào cuộc. Tầm quan trọng của hoạt động này, được nêu rõ trong Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh mội trường nông thôn trong giai đoạn năm 2000- 2020, nhận được sự quan tâm của Nhà nước và sự nỗ lực của các địa phương đảm bảo cho người dân một nguồn nước sạch, cũng như hướng dẫn họ bảo vệ nguồn tài nguôn quý giá này, với những khoản đầu tư khổng lồ và nguồn nhân lực cán bộ đội ngũ kĩ thuật có trình độ cao. Tuy nhiên trên thực tế, để triển khai được không hề đơn giản bởi chương trình này cần đến một nguồn kinh phí quá cao. Bên cạnh đó, chất lượng nước 'đầu vào' và 'đầu ra' của các cơ sở cung cấp nước ở một số địa phương chưa được giám sát chặt chẽ, việc kiểm tra chất lượng nước chỉ được thực hiện tại thời điểm trước và ngay sau khi xây dựng cơ sở cung cấp nước, sau đó bị buông lỏng. Nhiều dự án cấp nước sạch được xây dựng trị giá hàng tỷ đồng, nhưng sau khi hoàn tất, nhiều trạm hoạt động cầm chừng, nhiều hạng mục xuống cấp, thiết bị hư hỏng, thậm chí có nhiều trạm trở thành phế liệu. Về phía người dân, do cuộc sống còn khó khăn, nhiều người nhận thức chưa thấu đáo về nước sạch, do vậy không sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền để làm đường ống dẫn nước vào nhà và mua nước sạch mà tiếp tục sử dụng nước giếng khoan và hệ thống lọc thủ công, không bảo đảm các tiêu chuẩn nước sạch, phổ biến là nước bị nhiễm sắt, nhiễm mặn…vv Nước thải hàng ngày với thành phần hóa học ngày càng tăng nhưng hầu hết người dân nông thôn vẫn chưa biết đến các quy trình xử lý nào, mà để tự ngấm xuống đất hay xả trực tiếp ra ao hồ, nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trong cho hoạt môi trường nông thôn, và hoạt động sản xuất. Đây là thực trạng chung ở các vùng nông thôn trong hoạt động sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.
Bài toán nước sạch ở nông thôn đã thu hút nhiều công trình, cũng như nghiên cứu khoa học của cả các khối ngành kĩ thuật cũng như xã hội, song hiệu quả cũng như các phương án đặt ra để giải quyết vấn đề trong mỗi nghiên cứu vẫn chưa có tính ứng dụng cao.
Do đó, mong muốn tìm ra câu trả lời cho bài toán khó đó, em muốn tìm ra câu trả lời tại sao một vấn đề quốc gia được đầu tư, tổ chức quy mô mà vẫn chưa đật được hiệu quả như mong đợi, và môi trường nông thôn đang ngày càng suy thoái, đâu là điểm mấu chốt của vấn đề này? Phải chăng đó là do nhận thức vầ thái độ của người dân?
Đây là nguyên nhân để em tiến hành thực hiện đề tài: “ Nhận thức và thái độ của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước tại thị trấn Thanh Nê- huyện Kiến Xương- tỉnh Thái Bình”
Tổng quan vấn để nghiên cứu
Vấn dề môi trường nông thôn và cụ thể là vấn đề nước sạch cũng như bảo vệ tài nguyên nước trong từ những thập niên đầu của thế kỉ XXI đã trở thành đề tài nóng của rất nhiều đề tài nghiên cứu và các chương trình quốc gia. Cụ thể:
Thứ nhất, Chương trình cấp nước, vệ sinh đô thị và nông thôn của Ngân hàng thế giới (WB), tổ chức Ngân hàng thế giới đã thực hiện chương trình này trên hơn 30 quốc gai ở châu Á và châu Phi, với hình thức chủ yếu là khảo sát địa điểm và đầu tư cho hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà máy xử lý, khoa học- kĩ thuật bảo vệ môi trường, hỗ trợ nhân dân xây dựng các công trình vệ sinh đúng quy chuẩn,… với mục đích để người dân nông thôn được sử dụng nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân trong môi trường trong sạch nhất. Chương trình dùng nguồn vốn để kiến thiết cơ sở hạ tầng là chủ yếu, đã đật được hiệu quả ở rất nhiều nước, song ở nước ta chương trình này vẫn chưa đạt được hiệu quả nhanh chóng, bởi nó chưa thực sự bám sát vào đặc điểm phong tục tập quán, mức sống cũng như thói quen sinh hoạt của dân nông thôn vốn đã có nhiều điểm khác biệt ở mỗi vùng miền. Vì vậy nhà máy và các công trình kĩ thuật và những khoản đầu tư của chương trình này vẫn đang trong tình trạng chưa triệt để, chưa làm đến nơi.
Thứ hai, Chiến lược quốc gia về cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trong giai đoạn năm 2000 – 2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp với Bộ Y Tế thực hiện, là một chương trình lớn về môi trường được thực hiện ở nước ta trong 20 năm đầu của thế kỉ. Chiến lược được phê duyệt đến nay đã 10 năm, trong 10 năm qua những định hướng, chiến lược đã được Chính phủ cụ thể hóa trong chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, đưa tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh từ chưa đến 30% lên 83% vào năm 2010 và tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 56% đã khẳng định tầm quan trọng của Chiến lược, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội cả nước
Theo đó, Chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 được cập nhật theo hướng phản ánh được những thay đổi quan trọng của đất nước và của ngành trong giai đoạn mới, cập nhật những cách tiếp cận mới để đảm bảo đẩy nhanh tốc độ bao phủ về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, ưu tiên cho các nhóm nghèo, chú trọng gia tăng yếu tố phát triển môi trường bền vững, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước đến năm 2020. Cũng theo kế hoạch, giai đoạn 2011-2015, chương trình sẽ đảm bảo 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trong đó 70% sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; 85% số hộ ở nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh; 85% số hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh, các nhà trẻ, trường học, công trình công cộng đủ nước sạch; 60% làng xã được thu gom rác thải sinh hoạt. Có thể nói đây được coi là chương trình quốc gia có tính sâu rộng nhất của nước ta về hoạt động môi trường nông thôn, nó đã xác định được tầm quan trọng của vấn đề môi trương nông thôn, đề ra được những biện pháp cụ thể, đồng thời đặt được những chương trình tập huấn giáo dục nâng cao trình độ ý thức cho người dân, để giải quyết tận gốc vấn đề. Tuy vậy hiệu quả thực sự của chương trình vẫn là những con số thống kê, và thực tế vần còn nhiều vấn đề.
Thứ ba: bài viết: “ Chất lượng nước sinh hoạt ở nông thôn” ( Vân Anh- Nam Định) trên báo Nhân Dân điện tử ra ngày Chủ Nhật 31/7/ 2011, đã đánh giá khá bao quát về chất lượng nước ở nông thôn hiện nay, đồng thời bài viết nêu ra loạt ý kiến về cách giải quyết cho vấn đề chất lượng nước sạch, thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc: “Tiến hành thăm dò nguồn nước ngầm trên các địa bàn cấp xã, từ kết quả đó đưa ra khuyến cáo với nhân dân về chất lượng nguồn nước, trên cơ sở đó đề ra biện pháp khắc phục khó khăn trước mắt, trong lúc chờ đợi đầu tư chương trình cung cấp nước sạch đến từng nhà với tư cách là biện pháp có tính chiến lược, lâu dài. Tập trung công tác tuyên truyền, vận động, tìm kiếm giải pháp xử lý nguồn nước đối với những vùng có nếp sống lạc hậu, vùng có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước... Nâng cao ý thức của quần chúng, từ đó lên án, phê phán, đồng thời xử lý nghiêm khắc các gia đình, tổ chức kinh doanh, sản xuất có hành vi làm ô nhiễm nguồn nước. Việc tổ chức tạo nguồn nước và cung cấp nước phải có sự tính toán đến hoàn cảnh kinh tế và phải phù hợp điều kiện và tập quán của nhân dân. Ðể công tác vận động đi vào chiều sâu, có hiệu quả cao, nên thông qua tổ chức đoàn thể ở địa phương.”
Thứ tư, Đề tài nghiên cứu khoa học: “Vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt của người dân Nghĩa Chỉ - Minh Đạo- Tiên Du- Bắc Ninh”. Đề tài sẽ tập trung vào việc tìm hiểu cách thức xử lý rác thải của người dân, ý thức bảo vệ môi trường của con người nơi đây. Nghiên cứu được thực hiện ở thôn Nghĩa Chỉ, bằng cách dùng các phương pháp nghiên cứu xã hội học. Tuy không phải là đề tài nghiên cứu trực tiếp về vấn đề nước sinh hoạt nhưng nghiên cứu lại lấy thái độ và nhu cầu của người dân về vấn đề sử lý rác thải làm đối tượng nghiên cứu trọng tâm- một hướng nghiên cứu khá mới mẻ, do đó nhận thấy có thể tiếp thu cách tiếp cận vấn đề trong đề tài này, hoàn thiện thêm các phương pháp nghiên cứu vấn đề môi trường nước ở nông thôn.
Các chương trình cũng như đề tài được nghiên cứu về vấn đề này được đặt ra ngày càng nhiều và đang thu được những kết quả nhất định, ở mỗi địa phương cụ thể đặc biệt là ở nông thôn vùng sâu vùng xa, hay khu vực nông thôn đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động mạnh các chương trình vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.
Đề tài mà em thực hiện sẽ đi vào tìm hiểu sâu về thực trạng của vấn đề, tìm ra mâu thuẫn của những hoạt động đã có và tìm ra câu trả lời vì sao các hoạt động đó chưa thực sự hiệu quả, nhận thức và thái độ người dân trong các hoạt động bảo vệ môi trường, cụ thể trong nghiên cứu này là việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước có mối liên hệ như thế nào đến hiệu quả của các hoạt động môi trường. Và muốn tìm hiểu nhu cầu và nhận thânh thức thực tế của người dân nông thôn về vấn đề này, đề từ đó có thể đưa ra một số khuyến nghĩ để cải thiện môi trường nông thôn nói chung, mà trước hết là môi trường thị trấn Thanh Nê- huyện Kiến Xương- Thái Bình.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình nguồn nước ở địa phương
Đánh giá nhu cầu sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người dân
Đánh giá về nhận thức của người dân về sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Tìm ra mối liên hệ giữa nhu cầu, nhận thức và tình ình thực tế địa phương,
Đưa ra khuyến nghĩ cho vấn đề.
Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhu cầu và nhận thức của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Các hộ gia đình thị trấn Thanh Nê- huyện Kiến Xương- Tỉnh Thái Bình
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: tìm hiểu thực trạng diễn ra từ trước tính đến thời điểm kết thúc cuộc nghiên cứu ( 30/11/2011).
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị trấn Thanh Nê- huyện Kiến Xương- tỉnh Thái Bình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp :
- Phương pháp phỏng vấn bằng bảng điều tra viên tự ghi: tiến hành phỏng vấn 775 hộ gia đình với 775 bảng hỏi. Nội dung bảng hỏi xoay quanh việc tìm hiểu nhu cầu và nhận thức về việc bảo vệ môi trường của người dân nông thôn hiện nay:
Phương pháp phỏng vấn sâu:
Mỗi điều tra viên thực hiện phỏng vấn sâu 5 người trong thôn về một vấn đề tự chọn: việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước của người dân.
Trong quá trình phỏng vấn sâu kết hợp quan sát trực tiếp thái độ của người được phỏng vấn để đánh giá độ tin cậy cũng như thái độ thực tế của họ.
Phương pháp quan sát:
Quan sát một số biểu hiện bên ngoài về kinh tế ( vật chất) của các hộ gia đình được phỏng vấn. Cụ thể: quan sát vị trí nhà ở, nguồn nước họ đang sử dụng, bể nước, vị trí lắp đặt ông nước sạch( nếu có)…
Phương pháp phân tích tài liệu
+ sử dụng tài liệu của địa bàn nghiên cứu như: báo cáo cáo tình hình Kinh tế xã hội của UBND xã năm 2008
+ Luật Tài nguyên Nước ( sửa đổi và bổ sung- 2008)
+ sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sách, báo, tạp chí, mạng Internet,….
6. Giả thuyết và khung lý thuyết
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Nhu cầu được sử dụng rất cao nhưng tỉ lệ được sử dụng nguồn nước sạch của người dân nông thôn còn thấp vì các lý do kinh tế, và chất lượng nguồn nước.
Giả thuyết : Điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ học vấn, công tác quản lý quy hoạch của địa phương là những nhân tố chính ảnh hưởng đến nhận thức và hiệu quả của các hoạt động bảo vệ nguồn nước của người dân.
6.2. Khung lý thuyết
Điều kiện KT- XH địa phương
Trình độ học vấn
Mức sống
Công tác quản lý quy hoạch của địa phương
Được thông tin
Tầm quan trọng của nguồn nước
Hỗ trợ và bình ổn giá nước
Sử dụng nước sạch
Tác hại của nước thải không được xử lý
Trong các hoạt động bảo vệ môi trường
tổ chức các hoạt động BVMT
Nhận thức và nhu cầu của người dân trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.
Nhu cầu
Nhận thức
PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Lý thuyết vận dụng
Tiếp cận hệ thống cấu trúc chức năng.
Parson nổi tiếng trong giới xã hội học về sơ đồ lý thuyết hệ thống xã hội, viết tắt là IGIL, theo 4 chữ cái đầu tiên của 4 tiểu hệ thống. Theo Parson, hệ thống xã hội được cấu thành từ 4 tiểu hệ thống (hệ thống nhỏ hơn), tương ứng với 4 loại nhu cầu, chức nang cơ bản của hệ thống xã hội. Bốn loại yêu cầu chức năng của xã hội là:
Thích ứng (Adaptation- ký hiệu là A) với môi trường tự nhiên- vật lý xung quanh.
Hướng đích (Goal Attainment- G)- huy động các nguồn lực nhằm vào các mục tiêu đã xác định.
Liên kết (Intergration- I)- phối hợp các hoạt động, điều hoà và giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn.
Duy trì khuôn mẫu lặn (latent- Pattern maintenance- L) tạo ra sự ổn định, trật tự.
(A) Nguồn lực thích ứng
(G) Hướng đích
(L) Duy trì khuôn mẫu
(I) Liên kết
Từ đó, trong xã hội học hiện đại đã xuất hiện sơ đồ nổi tiếng của Parson về hệ thống xã hội viết tắt là sơ đồ IGIL, còn được gọi là sơ đồ hệ thống 4 chức năng.
Trong hệ thống xã hội, tiểu hệ thống (A) có chức năng cung cấp các phương tiện, nguồn lực và năng lượng để thực hiện các mục đích đã xác định. Trong hệ thống xã hội, đây chính là các tiểu hệ thống kinh tế. Nền kinh tế, các doanh nghiệp và các quá trình kinh tế được tổ chức để thực hiện các chức năng thích ứng của xã hội đối với môi trường khan hiếm các nguồn lực và biến đổi không ngừng.
Tiểu hệ thống hướng đích (G) đóng vai trò xác định các mục tiêu và định hướng cho toàn bộ hệ thống vào việc thực hiện mục đích đã xác định. Tiểu hệ thống hướng đích trong xã hội chính là hệ thống chính trị với các tổ chức đảng phái và các cơ quan chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cùng nhiều đơn vị và cơ quan quyền lực khác.
Tiểu hệ thống liên kết (I) thực hiện chức năng gắn kết các cá nhân, các nhóm và tổ chức xã hội, đồng thời kiểm soát xã hội thông qua giám sát, kiểm tra, điều chỉnh, trừng phạt để giải quyết các quan hệ xung đột, mâu thuẫn, nhằm tạo nên sự ổn định, sự đoàn kết và tật tự xã hội. Tiểu hệ thống liên kết gồm có các cơ quan pháp luật, cơ quan hành chính và bộ máy an ninh xã hội.
Để tồn tại một cách ổn định và trật tự, mỗi xã hội cần phải có tiểu hệ thống bảo tồn (L) thực hiện chức năng kích thích, động viên các cá nhân và nhóm xã hội, đồng thời đảm nhiệm chức năng quản lý và duy trì các khuôn mẫu hành vi, ứng xử của các thành viên. Tiểu hệ thống L bao gồm gia đình, nhà trường, tổ chức văn hoá, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật. Thông qua các cơ chế xã hội hoá, hợp thức hoá và thiết chế hoá hệ các giá trị, chuẩn mực xã hội có khả năng đáp ứng nhu cầu duy trì các kiểu hành động, các khuôn mẫu hành vi để đảm bảo trật tự, ổn định, cân bằng và an toàn xã hội.
Các tiểu hệ thống có mối quan hệ qua lại với nhau theo nguyên lý chức năng để tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Các tiểu hệ thống trao đổi với nhau thông qua một loạt các phương tiện và công cụ xã hội. Mỗi cặp hệ thống lại trao đổi với nhau thông qua một số loại phương tiện chuyên biệt, các tiểu hệ thống có tác động qua lại với nhau đan xen và phức tạp.
Như vậy ấp dụng lý thuyết hệ thống cấu trúc chức năng trong vấn đề nghiên cứu, có thể phân ra các hệ thống trong điều kiện địa phương để thấy sự liên kết và mối quan hệ tồn tài giữa các hệ thống trong vấn đề giải quyết nhu cầu cũng như nhận thức của đại bộ phận dân cư trong một khu vực.
Thứ nhất, (A) là nhà máy và chính quyền địa phương được cung cấp cấc nguồn lực như nhà máy, công nghệ, ngân sách…vv ( bao gồm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực về cơ sở vật chất) để thực hiện mục tiêu hướng đích ( G) được xác định là cung cấp nguồn nước sạch cho dân cư, bảo vệ môi trường, đồng thời đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của nhà máy. Như vậy yếu tố thứ nhất là nguồn lực mạnh thì mục tiêu hướng đích đã được đặt ra thứ hai sẽ đạt được hiệu quả cao hơn.
Thứ ba là nhừng mối liên kết (I) của nơi đáp ứng nhu cầu của người dân và người dân. Khi mối liên kết này bền chặt nó sẽ tạo sự điều hòa trong hoạt động của các nhóm, khi mối liên kết được xác định ở đây là thông tin không được đảm bảo thì mâu thuẫn sẽ xuất hiện trong hệ thống.
Thứ tư đó là (L) bao gồm các thành tố như các tổ chức hội, đoàn thể, gia đình giữ vai trò điều chỉnh hành vi, từ nhận thức, kích thích, động viên các các nhân và các nhóm xã hội hành động theo các chuẩn mực hành vi. Lý giải cho những hoạt động cộng đồng bảo vệ môi trường.
2. Các khái niệm
{ Tài nguyên nước:
Theo Luật tài nguyên nước ( sửa đổi và bổ sung 2008) quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước nước mưa, nước dưới đất, nước biển…”
Trong đó:
Nguồn nước chỉ là các dạng tích tụ tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai tác sử dụng được, bao gồm sông, suối, kênh, rạch, biển, hồ, đầm, ao, các tầng chứa nước dưới đất; mưa băng tuyết và các dạng tích tụ khác.
Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới mặt đất.
Nước sinh hoạt là nước dùng cho ăn uống, vệ sinh của con người.
Nước sạch là nước đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng nước sạch của tiêu chuẩn Việt Nam.
Nguồn nước sinh hoạt là nguồn có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc nước có thể xử lý thành nước sạch một cách kinh tế.
Bảo vệ tài nguyên nước là biện pháp phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, đảm bảo an toàn nguồn nước và bảo vệ khả năng phát triển tài nguyên nước.
Ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép.
Suy thoái cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của nguồn nước.
(Theo Luật Tài nguyên nước- 15/2008/QĐ-BTNMT)
C