Đề tài Nhận thức về đổi mới nội dung Phương pháp dạy học môn đạo đức lớp 2
Như chúng ta đã biết: Đất nước ta đang bước vào thời kỳ đổi mới, thời ký đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, KHKT, xây dựng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân. Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo cũng từng bước đổi mới nội dung – Phương pháp dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện nguồn nhân lực: Có đủ phẩm chất đạo đức, trí thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và trình độ KHKT để phục vụ công nghiệp hoá - hiện đại hoá phù hợp với truyền thống và tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, tiếp cận với truyền thống và tình hình thực tiễn của đất nước ta hiện nay, tiếp cận với trình độ giáo dục phổ thông của các nước phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới. Để đạt được mục tiêu trên, năm học 2005 – 2006 Bộ giáo dục - Đào tạo đã triển khai năm thứ 3 thực hiện chương trình thay sách giáo khoa mới lớp 2 và lớp 7 trong phạm vi toàn quốc. Theo tôi đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã triển khai kịp thời phù hợp với lòng mong mỏi của nhân dân đặc biệt là đối với thế hệ trẻ tương lại. Cùng với các môn học khác: Đạo đức cũng là môn học quan trọng bắt buộc trong trường tiểu học. Môn đạo đức đã giúp cho học sinh có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh. Theo chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các quan hệ và tình huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống. Từng bước hình thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Như Bác Hồ đã nói: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng”. Từ các mục tiêu trên, nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra cho chúng tôi những người làm công tác giảng dạy – là phải học tập và nắm vững được mục tiêu môn học, nội dung đổi mới chương trình và phương phá dạy học mới. - Là một giáo viên giảng dạy ở trường tiểu học, tôi hiểu được vai trò trách nhiệm của mình, tôi đã định ra cho mình những tiêu chuẩn và yêu cầu cụ thể. Đó là phải học tập, đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu nội dung sách giáo khoa chương trình đổi mới, thể nghiệm giảng dạy, dự giờ thăm lớp để đúc rút cho mình một kinh nghiệm quý báu.