Trong những năm vừa qua với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước ta, đời sống
người dân không ngừng được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, cùng với sự phát triển như vũ
bảo của thế giới công nghệ thông tin, nhu cầu về thông tin liên lạc ngày càng được giữ vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội. Nó được rất rộng rãi trong các tầng lớp của xã hội hiện nay,
nhưng đặc biệt là giới trẻ trong đó có sinh viên trường ĐHAG. Việc sử dụng công nghệ thông tin
cũng như điện thoại di động đã tạo được sự liên lạc cần thiết và nhanh chóng, tiện lợi phù hợp
với xu hướng phát triển chung của thế giới và thời đại.
Với bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thông tin liên lạc bằng điện thoại di
động không ngừng tăng lên trong đời sống xã hội. Hiện nay trên thị trường nước ta đã xuất hiện
nhiều mạng điện thoại di động và với sự cạnh tranh rất lớn với nhau, chẳng hạn như: Vinaphone,
Mobilphone, VN mobil, Viettel Do vậy việc sử dụng mạng điện thoại di động của người dân
nói chung, tầng lớp sinh viên mà đặc biệt sinh viên trường ĐHAG nói riêng đang không ngừng
tăng lên, cùng với đó là nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động ngày càng đa dạng và phong
phú hơn. Trong đó Viettel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lớn nhất của
nước ta, do đó việc tìm hiểu và xác định nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động là điều cần
thiết và nó góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng những năm gần đây của Vinaphone,
mobilphone đã gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với Viettel cả về số lượng lẫn chất lượng.
Vinaphone đã áp dụng những chiến lược về khuyến mãi và chất lượng dịch vụ tốt nhằm tăng số
lượng mạng di động này, từ đó cũng lôi kéo không ít khách hàng Viettel qua sử mạng
Vinaphone. Bên cạnh đó thì mạng điện di động mới VN mobil ra đời với những chương trình
khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng trong đó có sinh viên chuyển
sang sử dạng mạng VN mobil này. Nhiều khách hàng đã bỏ sử dụng mạng điện thoại di động
Viettel sang sử dụng mạng ĐTDĐ Vinaphone, Mobilphone phần lớn là sinh viên trong đó có
sinh viên trường ĐHAG. Đặc biệt trong những năm gần đây phần lớn sinh viên ĐHAG không
còn sử dụng một mạng di động Viettel nữa mà sử dụng thêm loại mạng di động khác, hoặc thậm
chí bỏ hẳn luôn mạng Viettel dù cho Viettel có những chương trình khuyến mãi. Như vậy, phải
chăng mạng ĐTDĐ Viettel còn thiếu sót trong chiến lược chinh phục nhu cầu khách hàng và
chưa thấu hiểu được nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel của sinh viên nói chung và sinh viên
ĐHAG nói riêng.
36 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4599 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động mạng Viettel của sinh viên trường đại học An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
1
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1/ Lý do chọn đề tài:
Trong những năm vừa qua với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước ta, đời sống
người dân không ngừng được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần, cùng với sự phát triển như vũ
bảo của thế giới công nghệ thông tin, nhu cầu về thông tin liên lạc ngày càng được giữ vai trò
quan trọng trong đời sống xã hội. Nó được rất rộng rãi trong các tầng lớp của xã hội hiện nay,
nhưng đặc biệt là giới trẻ trong đó có sinh viên trường ĐHAG. Việc sử dụng công nghệ thông tin
cũng như điện thoại di động đã tạo được sự liên lạc cần thiết và nhanh chóng, tiện lợi phù hợp
với xu hướng phát triển chung của thế giới và thời đại.
Với bối cảnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường và thông tin liên lạc bằng điện thoại di
động không ngừng tăng lên trong đời sống xã hội. Hiện nay trên thị trường nước ta đã xuất hiện
nhiều mạng điện thoại di động và với sự cạnh tranh rất lớn với nhau, chẳng hạn như: Vinaphone,
Mobilphone, VN mobil, Viettel…Do vậy việc sử dụng mạng điện thoại di động của người dân
nói chung, tầng lớp sinh viên mà đặc biệt sinh viên trường ĐHAG nói riêng đang không ngừng
tăng lên, cùng với đó là nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động ngày càng đa dạng và phong
phú hơn. Trong đó Viettel là một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng di động lớn nhất của
nước ta, do đó việc tìm hiểu và xác định nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động là điều cần
thiết và nó góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng những năm gần đây của Vinaphone,
mobilphone…đã gây áp lực cạnh tranh rất lớn đối với Viettel cả về số lượng lẫn chất lượng.
Vinaphone đã áp dụng những chiến lược về khuyến mãi và chất lượng dịch vụ tốt nhằm tăng số
lượng mạng di động này, từ đó cũng lôi kéo không ít khách hàng Viettel qua sử mạng
Vinaphone. Bên cạnh đó thì mạng điện di động mới VN mobil ra đời với những chương trình
khuyến mãi cực kỳ hấp dẫn đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng trong đó có sinh viên chuyển
sang sử dạng mạng VN mobil này. Nhiều khách hàng đã bỏ sử dụng mạng điện thoại di động
Viettel sang sử dụng mạng ĐTDĐ Vinaphone, Mobilphone phần lớn là sinh viên trong đó có
sinh viên trường ĐHAG. Đặc biệt trong những năm gần đây phần lớn sinh viên ĐHAG không
còn sử dụng một mạng di động Viettel nữa mà sử dụng thêm loại mạng di động khác, hoặc thậm
chí bỏ hẳn luôn mạng Viettel dù cho Viettel có những chương trình khuyến mãi. Như vậy, phải
chăng mạng ĐTDĐ Viettel còn thiếu sót trong chiến lược chinh phục nhu cầu khách hàng và
chưa thấu hiểu được nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel của sinh viên nói chung và sinh viên
ĐHAG nói riêng.
Xuất phát từ thực tiễn trên cho thấy việc tìm hiểu khảo sát “nhu cầu sử dụng mạng điện thoại
di động Viettel của sinh viên trường ĐHAG” là hết sức quan trọng và cần thiết.
1.2/ Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu:
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
2
1.2.1/ Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu và thu thập ý kiến của sinh viên trường ĐHAG về nhu cầu sử dụng mạng điện thoại
động Viettel.
Qua đó có những giải pháp điiều chỉnh khắc phục những gì còn hạn chế, đồng thời sẽ phát triển
mặt tích cực đối với nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động Viettel.
1.2.2/ Phƣơng pháp nghiên cứu:
1.2.2.1/ Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu sơ cấp: Nghiên cứu thu thập dữ liệu qua phỏng vấn đối với sinh viên khóa 8, 10 của
khoa KT-QTKD sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel.
Dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu qua sách, giáo trình, báo chí, internet…
1.2.2.2/ Phƣơng pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả vấn đề và phân tích đánh giá những nhu cầu sử dụng từ
sinh viên, bằng phương pháp quy nạp, diễn dịch, định tính, định lượng để giải quyết vấn đề.
1.2.2.3/ Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: sinh viên khóa 8,10 của khoa KT-QTKD sử dụng mạng điện thoại di
động.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 06/02/2010 đến ngày 24/05/2010.
1.2.2.4/ Mẫu nghiên cứu:
Lấy mẫu dựa trên phương pháp lấy mẫu có hạn mức. Tổng mẫu là 60 được bố đều cho 2 khóa.
Sử dụng câu hỏi mở và câu hỏi đóng.
1.2.2.5/ Thang đo:
Với mục tiêu nghiên cứu trên sẽ phù hợp với việc dùng phương pháp định tính và định
lượng, cho nên dùng thang đo biểu danh, thang đo Liker, thang đo thứ bậc, thang đo tỷ lệ…với
mục đích sử dụng các thang đo này để biết được nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động
Viettel của sinh viên trường ĐHAG.
1.3/ Ý nghĩa thực tiễn:
Qua nghiên cứu này sẽ giúp cho công ty viễn thông quân đội Viettel sẽ nắm bắt được nhu cầu
của sinh viên nói chung và sinh viên trường ĐHAG nói riêng về mức độ đa dạng và phong phú
như thế nào. Từ đó góp phần giúp cho công ty Viettel có những chiến lược Marketing, chiến
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
3
lược kinh doanh… phù hợp và sẽ làm tăng lượng khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và làm
cho hiệu quả kinh doanh của công ty Viettel không ngừng tăng cao và ngày càng mạnh mẽ.
1.4/ Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Giới thiệu một cách khái quát về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài và cuối cùng là phần kết cấu của đề tài.
Chương 2: Chương này sẽ trình bày các lý thuyết được sử dụng làm cơ sở khoa học cho việc
phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu. Nội dung của chương bao gồm: các khái niệm về
nhu cầu, tháp nhu cầu của Maslow, phân loại nhu cầu, các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu.
Chương 3: Chương này trình bày cụ thể về thiết kế nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu
chính thức, quy trình lấy mẫu, các loại thang đo được sử dụng.
Chương 4: Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu bao gồm các nội dung sau: tìm
hiểu nhu cầu sử dụng mạng điện thoại di động của sinh viên; nghiên cứa về các biến cố như: về
giới tính, về thu nhập, về khóa học gây tác động đến nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ của sinh viên
ĐHAG.
Chương 5: Với chương này kết luận, đúc kết lại kết quả của việc nghiên cứu. Cuối cùng
là đưa ra những kiến nghị và nói lên hạn chế của đề tài.
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT-MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1/ Các khái niệm về nhu cầu:
2.1.1/ Nhu cầu là gì?
“ Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được.”
-Nhu cầu của con người đa dạng và phức tạp. Nó bao gồm cả những nhu cầu sinh lý cơ bản về
ăn, mặc, sưởi ấm và an toàn tính mạng lẫn nhu cầu xã hội, về sự thân thiết gần gũi , uy tín và tình
cảm gắn bó, cũng như những nhu cầu cá nhân về tri thức và tự thể hiện mình. Nếu nhu cầu
không được thõa mãn thì con người sẽ cảm thấy khổ sở và bất hạnh. Và nếu nhu cầu đó có ý
nghĩa càng lớn đối với con người thì nó càng khổ sở hơn. Con người không được thõa mãn sẽ
phải lựa chọn một trong hai hướng giải quyết sau: hoặc bắt tay vào tìm kiếm một đối tượng có
khả năng thõa mãn được nhu cầu: hoặc cố gắng kiềm chế nó.
*Một số khái niệm khác về nhu cầu:
-Theo Jeremy Bentham, Benfild, William Stanley Jevons, John Ramsay McCulloch, Edward S.
Herman. Đó là hiện tượng phức tạp, đa diện, đặc trưng cho mọi sinh vật. Sự hiện diện của nhu
cầu ở bất kì sinh vật nào, ngay cả ở bất kì xã hội nào được xem như cơ thể sống phức tạp, là đặc
điểm để phân biệt chủ thể đó với môi trường xung quanh. Và các ông khái niệm nhu cầu như
sau:
“Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt của chính cá thể đó và do đó
phân biệt nó với môi trường sống”
-Nhu cầu được hiểu là sự cần thiết về một cái gì đó. Nhưng “cái gì đó” chỉ là hình thức biểu
hiện bên ngoài của nhu cầu. Sau hình thức biểu hiện ẩn chứa bản chất của nhu cầu mà có thể tạm
gọi là "nhu yếu". Nhu yếu đang nói đến lại có thể được xem là hình thức biểu hiện của một nhu
yếu khác căn bản hơn. Như vậy khái niệm nhu cầu và nhu yếu mang tính tương đối với nhau.
Điều đó cho thấy rằng nhu cầu của cơ thể sống là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng lớp, bao
gồm vô số các chuỗi mắc xích của hình thức biểu hiện và nhu yếu liên kết chằng chịt, có khả
năng phát triển và đa dạng hóa. Tuy nhiên, để dễ nhận dạng, một nhu cầu riêng biệt đơn giản
nhất được cấu thành bởi một nhu yếu và một hình thức biểu hiện.
-Hình thức biểu hiện nhất định được cụ thể hóa thành đối tượng của một nhu cầu nhất định.
Đối tượng của nhu cầu chính là cái mà nhu cầu hướng đến và có thể làm thỏa mãn nhu cầu đó.
Một đối tượng có thể làm thỏa mãn một số nhu cầu, một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một
số đối tượng, trong đó mức độ thỏa mãn có khác nhau.
(
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
5
-Theo Henrry Musay, khi nghiên cứu về vấn đề nhu cầu khẳng định: “nhu cầu là một tổ chức
cơ động, hướng dẫn và thúc đẩy hành vi”. Nhu cầu ở mỗi người khác nhau về cường độ mức độ,
đồng thời các loại nhu cầu chiếm ưu thế cũng khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, ông cũng đưa
ra quan điểm tiến bộ về nhu cầu: thể nghiệm ban đầu là cảm giác băn khoăn luôn ám ảnh, con
người cũng như con người đều thiếu thốn một cái gì đó, nó là cần thiết của chủ thể cần cho hoạt
động sống và do đó, gây cho chủ thể một mục đích tính tích cực nhất định.
(
* khái niệm khác về: Marketing, mong muốn, hàng hóa, nhu cầu có khả năng thanh toán, mô
hình ba mức độ thõa mãn nhu cầu:
-Marketing: Là một dạng hoạt động của con người nhằm thõa mãn những nhu cầu và mong
muốn của họ thông qua trao đổi.
-Mong muốn: Là một dạng nhu cầu có dạng đặc thù, tương ứng với trình độ văn hóa và nhân
cách của cá thể.
-Hàng hóa: Là tất cả những cái gì có thể thõa mãn được mong muốn hay nhu cầu và được cung
ứng cho thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng.
-Nhu cầu được thanh toán: Đó là mong muốn được kèm thêm điều kiện có khả năng thanh toán.
-Mô hình ba mức độ thõa mãn nhu cầu:
Nhu cầu không được Nhu cầu được thõa mãn Nhu cầu được thõa
thõa mãn một phần mãn hoàn toàn
Có thể biểu thị một thứ hàng hóa cụ thể và nhu cầu cụ thể của con người bằng những vòng
tròn, và khả năng của hàng hóa thõa mãn nhu cầu đó là mức độ trùng nhau của chúng. Hình 1
biểu thị hàng hóa A không thõa nhu cầu X, hàng hóa B thõa mãn một phần và hàng hóa C thõa
mãn toàn bộ nhu cầu X.
Hàng
hóa A
Nhu cầu
X
Hàng
hóa B
Hàng hóa
C. nhu
cầu X
nhu
Nhu
cầu X
Hình1: Ba mức độ thõa nhu cầu
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
6
2.2/ Tháp nhu cầu Maslow:
(Hình 2.2 Tháp nhu cầu Maslow)
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một
trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao
hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất
cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ.
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "sinh lý" (physiological) - thức ăn,
nước uống, nơi trú ngụ, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể,
việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.
Tầng thứ ba: Nhu cầu (xã hội) được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên
ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
Tầng thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn
trọng, kinh mến, được tin tưởng.
Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, được
thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là
thành đạt.
Theo Abraham Maslow, nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất
đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn
là động cơ thúc đẩy nữa.
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
7
Nhu cầu sinh lý (Vật Chất): .nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu của cơ thể (body needs)
hoặc nhu cầu sinh lý (physiological needs), bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như ăn,
uống, ngủ, không khí để thở, tình dục, các nhu cầu làm cho con người thoải mái,…đây là những
nhu cầu cơ bản nhất và mạnh nhất của con người. Trong hình kim tự tháp, chúng ta thấy những
nhu cầu này được xếp vào bậc thấp nhất: bậc cơ bản nhất.
Maslow cho rằng, những nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu
cơ bản này được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, giục giã một người
hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được.
Ông bà ta cũng đã sớm nhận ra điều này khi cho rằng: “Có thực mới vực được đạo”, cần phải
được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao hơn.
Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói khát hoặc bệnh
tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu.
Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc,
mất tài sản… Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tức các nhu cầu này không
còn điều khiển suy nghĩ và hành động của họ nữa, họ sẽ cần gì tiếp theo? Khi đó các nhu cầu về
an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an toàn và an ninh này thể hiện trong cả thể
chất lẫn tinh thần.
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm. Nhu cầu
này sẽ trở thành động cơ hoạt động trong các trường hợp khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng
như chiến tranh, thiên tai, gặp thú dữ,…. Trẻ con thường hay biểu lộ sự thiếu cảm giác an toàn
khi bứt rứt, khóc đòi cha mẹ, mong muốn được vỗ về.
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định trong
cuộc sống, được sống trong các khu phố an ninh, sống trong xã hội có pháp luật, có nhà cửa để
ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin tôn giáo, triết học cũng là do nhu cầu an
toàn này, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần.
Các chế độ bảo hiểm xã hội, các chế độ khi về hưu, các kế hoạch để dành tiết kiệm, …cũng
chính là thể hiện sự đáp ứng nhu cầu an toàn này.
Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần
được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu
cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về một bộ phận, một tổ chức nào đó
(belonging needs) hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương (needs of love). Nhu cầu này thể hiện
qua quá trình giao tiếp như việc tìm kiếm, kết bạn, tìm người yêu, lập gia đình, tham gia một
cộng đồng nào đó, đi làm việc, đi chơi picnic, tham gia các câu lạc bộ, làm việc nhóm,
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
8
Nhu cầu này là một dấu vết của bản chất sống theo bầy đàn của loài người chúng ta từ buổi
bình minh của nhân loại. Mặc dù, Maslow xếp nhu cầu này sau 2 nhu cầu phía trên, nhưng ông
nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không được thoả mãn, đáp ứng, nó có thể gây ra các bệnh trầm
trọng về tinh thần, thần kinh. Nhiều nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, những người sống độc
thân thường hay mắc các bệnh về tiêu hóa, thần kinh, hô hấp hơn những người sống với gia đình.
Chúng ta cũng biết rõ rằng: sự cô đơn có thể dễ dàng giết chết con người. Nhiều em ở độ tuổi
mới lớn đã lựa chọn con đường từ bỏ thế giới này với lý do: “Những người xung quanh, không
có ai hiểu con!”.
Nhu cầu được tôn trọng: Theo Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp
nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng.
Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.
Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng (self esteem needs) vì nó thể hiện 2 cấp độ: nhu
cầu được người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của bản thân, và nhu cầu cảm
nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình, có lòng tự trọng, sự tự tin vào khả năng
của bản thân. Sự đáp ứng và đạt được nhu cầu này có thể khiến cho một đứa trẻ học tập tích cực
hơn, một người trưởng thành cảm thấy tự do hơn.
Chúng ta thường thấy trong công việc hoặc cuộc sống, khi một người được khích lệ, tưởng
thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn, hiệu quả hơn. Nhu
cầu này được xếp sau nhu cầu “thuộc về một tổ chức”, nhu cầu xã hội phía trên. Sau khi đã gia
nhập một tổ chức, một đội nhóm, chúng ta luôn muốn được mọi người trong nhóm nể trọng, quý
mến, đồng thời chúng ta cũng phấn đấu để cảm thấy mình có “vị trí” trong nhóm đó.
Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người
xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công
lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở
thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con
người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính nể.
Nhu cầu tự hoàn thiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó
là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của
một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó.
Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực
hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm
thấy hài lòng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp
cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng.
2.3/ Nhu cầu cá nhân, phân loại nhu cầu:
Nhu cầu sử dụng mạng ĐTDĐ Viettel
9
Nhu cầu cá nhân: là nhu cầu nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được
làm những cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách đơn giản hơn, đây chính là nhu cầu được
sử dụng hết khả năng, tiềm năng của mình để tự khẳng định mình, để làm việc, đạt các thành quả
trong xã hội.
Theo Maslow thì nhu cầu có năm tầng, ngoài ra còn phân loại nhu cầu khác như sau:
Nhu cầu của con người theo ông Nguyễn Khắc Viện có ba loại cơ bản: nhu cầu vật chất, nhu
cầu xúc cảm và nhu cầu xã hội.
Các nhu cầu vật chất: có liên quan mật thiết đến hoạt động của cơ thể và đôi khi được mô tả
như là các xung năng (drives) sơ cấp hoặc sinh lý. Chẳng hạn như xung năng tình dục, xu năng
đói. Đó là các nhu cầu bẩm sinh. Các nhu cầu vật chất thông thường ở người là nhu cầu về thực
phẩm, phương tiện sinh sống như nước, ô xy và nhu cầu bài tiết, quần áo và nơi che chở để bảo
vệ và giữ cơ thể ấm áp. Nhu cầu được hoạt động, hoặc được kích thích cảm giác và vận động kể
cả khoái cảm, luyện tập thân thể và nghỉ ngơi.
Nhu cầu về cảm xúc: loại nhu cầu này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra động
lực cho hành vi và khi cảm xúc bị hẫng hụt thì dẫn đến hậu quả gây ra các nhiễu loạn trong hành
vi (nên chú ý khi ta muốn đề đạt vấn đề gì muốn được chấp nhận thì phải lựa lúc, lựa lời để tăng
hiệu quả). Các nhu cầu chung về cảm xúc là: Nhu cầu về tình thương yêu của con người, sự tán
thành và kính trọng, nhu cầu được thừa nhận, nhu cầu về sự xứng đáng, nhu cầu được cần tới và
được người khác mong muốn.
Các nhu cầu xã hội: các nhu cầu xã hội và các cách thỏa mãn các nhu - cầu đó nảy sinh lừ nền
văn hóa hoặc bối cảnh xã hội mà con người là một thành viên. Các nhu cầu xã hội đan xen với
các nhu cầu vật chất và nhu cầu cảm xúc. Những nhu cầu xã hội chung là nhu cầu đồng nhất hóa
hay nhu cầu được quy thuộc một nhóm, một hạng người nào đó: Nhu cầu giáo dục, nhu cầu theo
tôn giáo, nhu cầu giải trí... Các nhu cầu xã hội cũng như các nhu cầu khác được đáp ứng trong
tác động qua lại với những người gần gũi, các thành viên của cộng đồng, các nhóm xã hội cũng
như gia đình.
Các nhu cầu đan xen nhau phụ thuộc lẫn nhau quan hệ qua lại với nhau tới mức