Đề tài Những biến đổi về phong tục, tập quán của dân tộc Thái ở bản Hoa I và bản Dọi I xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La từ khi thực hiện dự án tái định cư thủy điện Sơn La năm 2003 đến nay

Trong lĩnh vực văn hóa, mỗi dân tộc có đều có quá trình sáng tạo giá trị văn hóa của mình. Chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, cho nên, sự phát triển Văn hóa của mỗi dân tộc không đều nhau. Nhưng yếu tố về lịch sử, về chế độ xã hội, về đạo lý, về kinh tế, về khoa học không tách rời yếu tố văn hóa, trong đó phong tục, tập quán là bộ phận cấu thành trong đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc. Phong tục tập quán vốn là những nét đặc trưng mang đậm nét văn hóa của từng cộng đồng tộc người, có những phong tục “ ăn sâu, bám dễ” duy trì mối quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ, xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống cộng đồng, xã hội. Phong tục tập quán còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi dân tộc do đó Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phong tục tập quán của các cộng đồng tộc người nhất là người dân tộc thiểu số nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây dựng xã hội ổn định, văn minh và phát triển bền vững. Việc nghiên cứu đề tài để có được cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về vốn truyền thống văn hóa của các dân tộc nói chung dân tộc Thái Bản địa tại xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn la nói riêng, qua đó thấy được chúng ta cần gìn giữ cái gì, phát huy cái gì, đang là vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu, lý giải bằng phương pháp khoa học. Nếu chúng ta xem cái gì cũng đều có giá trị như nhau thì sẽ lẫn “cát” với “vàng”. Đối với cái mới đang lan truyền từ các phía, nếu chúng ta bị lóa mắt vì những cái mới lạ thì dễ dàng vứt bỏ các giá trị trong văn hóa của dân tộc mình để chấp nhận mọi thứ “Cũ người, mới ta”. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: 1. Mục đích: Nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi phong tục tập quán của người dân tộc Thái ở hai bản Hoa I và bản Dọi I từ khi thực hiện dự án tái định cư Thuỷ điện Sơn La năm 2003 đến nay. 2. Nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu lý luận: các hệ thống lý thuyết, khái niệm nhằm làm sáng tỏ sự biến đổi phong tục tập quán của người dân. - Nghiên cứu thực nghiệm, so sánh sự biến đổi phong tục tập quán của người dân tộc Thái trước đây và từ khi thực hiện dự án tái định cư Thủy điện Sơn La đến nay. - Những ảnh hưởng của sự biến đổi phong tục tập quán đến đời sống xã hội của người dân.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7584 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những biến đổi về phong tục, tập quán của dân tộc Thái ở bản Hoa I và bản Dọi I xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La từ khi thực hiện dự án tái định cư thủy điện Sơn La năm 2003 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở BẢN HOA I VÀ BẢN DỌI I XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA TỪ KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA NĂM 2003 ĐẾN NAY *** Phần I GIỚI THIỆU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong lĩnh vực văn hóa, mỗi dân tộc có đều có quá trình sáng tạo giá trị văn hóa của mình. Chỉ vì hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, cho nên, sự phát triển Văn hóa của mỗi dân tộc không đều nhau. Nhưng yếu tố về lịch sử, về chế độ xã hội, về đạo lý, về kinh tế, về khoa học… không tách rời yếu tố văn hóa, trong đó phong tục, tập quán là bộ phận cấu thành trong đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng dân tộc. Phong tục tập quán vốn là những nét đặc trưng mang đậm nét văn hóa của từng cộng đồng tộc người, có những phong tục “ ăn sâu, bám dễ” duy trì mối quan hệ, sự ổn định trong cộng đồng theo một trật tự nhất định, nếu nó bị phá vỡ, xáo trộn, thay đổi sẽ dẫn đến những biến đổi trong đời sống cộng đồng, xã hội. Phong tục tập quán còn bao gồm cả những vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng của mỗi dân tộc do đó Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề phong tục tập quán của các cộng đồng tộc người nhất là người dân tộc thiểu số nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, kết hợp với tinh hoa nhân loại để xây dựng xã hội ổn định, văn minh và phát triển bền vững. Việc nghiên cứu đề tài để có được cái nhìn sâu sắc, đầy đủ hơn về vốn truyền thống văn hóa của các dân tộc nói chung dân tộc Thái Bản địa tại xã Tân Lập - Mộc Châu - Sơn la nói riêng, qua đó thấy được chúng ta cần gìn giữ cái gì, phát huy cái gì, đang là vấn đề phức tạp, cần được nghiên cứu, lý giải bằng phương pháp khoa học. Nếu chúng ta xem cái gì cũng đều có giá trị như nhau thì sẽ lẫn “cát” với “vàng”. Đối với cái mới đang lan truyền từ các phía, nếu chúng ta bị lóa mắt vì những cái mới lạ thì dễ dàng vứt bỏ các giá trị trong văn hóa của dân tộc mình để chấp nhận mọi thứ “Cũ người, mới ta”. II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Mục đích: Nghiên cứu, tìm hiểu sự biến đổi phong tục tập quán của người dân tộc Thái ở hai bản Hoa I và bản Dọi I từ khi thực hiện dự án tái định cư Thuỷ điện Sơn La năm 2003 đến nay. 2. Nhiệm vụ của đề tài: - Nghiên cứu lý luận: các hệ thống lý thuyết, khái niệm nhằm làm sáng tỏ sự biến đổi phong tục tập quán của người dân. - Nghiên cứu thực nghiệm, so sánh sự biến đổi phong tục tập quán của người dân tộc Thái trước đây và từ khi thực hiện dự án tái định cư Thủy điện Sơn La đến nay. - Những ảnh hưởng của sự biến đổi phong tục tập quán đến đời sống xã hội của người dân. III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU. 1. Đối tượng: “ Biến đổi về phong tục, tập quán của người dân tộc Thái ở bản Hoa I và bản Dọi I ( bản địa ) xã Tâp Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 2. Phạm vi: - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2003 đến nay - Không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện tại hai bản Hoa I và bản Dọi I xã Tân Lập huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. - Nghiên cứu các thành tố tiêu biểu như: ở ( nhà và ở ), ăn, mặc ( trang phục ), lễ hội, tang ma, cưới xin của người dân Thái. 3. Khách thể nghiên cứu: Người dân bản địa tại Bản Dọi I, Bản Hoa I xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La; những người Đại diện cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở bản, xã. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trong một nghiên cứu xã hội học nhằm thu thập được những thông tin cho một nghiên cứu thực nghiệm, cần xác định rõ phương pháp luận và các phhương pháp cụ thể cho việc thu thập thông tin. Trong nghiên cứu của đề tài sẽ dựa trên các phương pháp nghiên cứu cụ thể đó là: 1- Phương pháp phỏng vấn ( Bảng hỏi, phỏng vấn sâu). - Khái niệm: Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Phương pháp phỏng vấn cho phép chúng ta khả năng thực hiện phỏng vấn lặp lại với cá nhân được nghiên cứu, nếu trong cuộc phỏng vấn có vấn đề nào đó chưa rõ ràng, hoặc nếu nghi ngờ. Nếu làm đúng qui trình và những yêu cầu đặt ra đối với một cuộc phỏng vấn, thì phỏng vấn sẽ là một phương pháp thu thập thông tin có độ tin cậy cao. Phỏng vấn là phương pháp thu thâp thông tin được sử dụng cho nghiên cứu nhằm tìm hiểu về những sự kiện đa dạng. Nó có thể được sử dụng cho các nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chính cá nhân như tuổi tác, công việc gia đình và các đặc trưng văn hoá xã hội khác. Nó có thể được sử dụng cho nghiên cứu về doanh nghiệp, về làng xã… Cách thức thực hiện một cuộc phỏng vấn, thực tế rất đa dạng. Nó phụ thuộc trực tiếp vào loại phỏng vấn nào mà chúng ta sẽ lựa chọn để thu thập thông tin, vì mỗi loại phỏng vấn yêu cầu sự chuẩn bị, sự thực hiện và xử lý thông tin ở các mức độ rất khác nhau. Căn cứ vào nội dung và mục đích của đề tài, trong nghiên cứu sẽ dùng cả phương pháp phỏng vấn sâu và bảng hỏi. - Phỏng vấn sâu: Đó là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, người phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt các câu hỏi nhằm thu thập được thông tin mong muốn. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện, khái quát về tổng thể, mà giúp chúng ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định. - Bảng hỏi: Là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc, tâm lý, lo gíc và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu. Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm. Nó là sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu. Đề tài và mục tiêu nghiên cứu phụ thuộc vào các giả thuyết thực tế đã được tái hiện trong bảng hỏi. Bảng hỏi là công cụ đo lường quan trọng. Nhờ có nó người ta đo được các biến số nhất định có quan hệ tới đối tượng của công trình nghiên cứu, cụ thể là, đo những nhân tố nhất định có liên quan đến cá nhân người trả lời. Với những vai trò của bảng hỏi, bảng hỏi được soạn thảo tốt sẽ cho chúng ta thông tin đầy đủ, tin cậy và việc đo lường sẽ đạt được độ chính xác, khoa học. Còn nếu trong bảng các câu hỏi được lập ra không đáp ứng được các yêu cầu thì khả năng thu nhập thông tin sẽ giảm đi, thậm chí chúng ta còn nhận được những thông tin méo mó, xuyên tạc so với thực tế. 2 - Phương pháp quan sát: - Khái niệm: Quan sát với tư cách là một trong những phương pháp cụ thể cho việc thu thập các thông tin cá biệt được hiểu là một phương pháp bộ phận thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu trong các nghiên cứu xã hội học. Quan sát xẫ hội học là quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục đích nghiên cứu. Quan sát với tư cách là một phương pháp nghiên cứu xã hội học có một số đặc trưng là tính hệ thống, tính kế hoạch và tính mục đích. Quan sát xã hội học khác với quan sát thông thường ở những khía cạnh đó là: Quan sát xã hội học cần tuân theo mục tiêu nghiên cứu nhất định; Quan sát xã hội học cần được thực hiện theo cách thức nhất định; Những thông tin thu được từ quan sát cần được ghi nhận vào tờ kê khai chuẩn bị trước ( bảng hỏi ), vào nhật ký.v.v.. và theo một cách thức nhất định; Thông tin từ quan sát cần phải được kiểm tra về tính ổn định và tính hiệu lực. 3- Phương pháp phân tích tài liệu. - Khái niệm: Phân tích tài liệu thực chất là cải biến mục đích của thông tin có sẵn trong các tài liệu; hay nói cách khác là xem xét các thông tin có sẵn trong các tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết nhằm đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu của một đề tài nhất định. Tài liệu chính là nguồn thông tin để trả lời cho các câu hỏi được đặt ra trong nội dung của một bảng hỏi. Một trong những khác biệt giữa phân tích tài liệu với các phương pháp thu thập thông tin là ở chỗ, thông tin đã được ấn định trong tài liệu và được rút ra từ đó để đáp ứng cho mục tiêu nghiên cứu, được tạo nên nhằm mục đích khác, chứ hoàn toàn không liên quan gì với cuộc nghiên cứu hiện tại. Như vậy thông tin là cái có sẵn nhà xã hội học không thể thay đổi và cũng không thể bổ sung, mà chỉ có thể thiết lập những khả năng của nó và để sử dụng được những yếu tố mà người nghiên cứu quan tâm. Trước khi sử dụng một tài liệu nào đó cho phân tích cần phải trả lời hai vấn đề sơ bộ: thứ nhất, phải chăng tài liệu có được là cần thiết cho nghiên cứu; thứ hai, phải chăng thông tin có trong các tài liệu đó là tin tưởng được. Bằng việc sử dụng các phương pháp trên cho đề tài nghiên cứu sẽ giúp cho người nghiên cứu tiến hành điều tra, tìm hiểu được những phong tục tập quán vốn có trước đây của người dân Thái tại hai bản Hoa I và bản Dọi I, sự biến đổi sau khi thực hiện dự án tái định cư Thuỷ điện Sơn La năm 2003 cho đến nay, và những ảnh hưởng của nó trong đời sống xã hội của hai bản người dân Thái ở đây. V. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU. 1. Ý nghĩa lý luận: - Các giải thuyết đưa ra dựa trên các lý thuyết xã hội học, do đó việc giải thuyết mà đề tài đưa ra được kiểm chứng thì khẳng đinh tính đúng đắn của lý thuyết xã hội học như là Biến đổi xã hội; Hành động xã hội; Lệch chuẩn xã hội, nhờ các lý thuyết đó giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về đời sống xã hội con người. - Trong tình hình đất nước đang đổi mới mỗi khả năng văn hóa đều có thể tham gia vào đời sống văn hóa xã hội. Nhưng không nên “ Mạnh ai nấy làm” ngoài sự quản lý không thể thiếu của Nhà nước và lực lượng chức năng cũng rất cần có một hệ thống lý luận khoa học làm cơ sở cho các nghiên cứu thực nghiệm. - Kiểm nghiệm những giả thuyết được đưa ra trong các nghiên cứu đồng thời tăng thêm tính chính xác trong các dự báo về các hiện tượng đã, đang và sẽ sảy ra trong đời sống xã hội. 2. Ý nghĩa thực tiễn: - Qua việc nghiên cứu tìn hiểu kỹ hơn về những phong tục, tập quán của dân tộc Thái nói chung người Thái ở xã Tân Lập, Mộc Châu Sơn La đặc biệt từ khi thực hiện dự án tái đinh cư Thủy điện Sơn La ( 2003 ) đến nay. - Phát hiện ra những nguyên nhân của những biến đổi đó, sự ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của nó đến đời sống tinh thần của người dân. - Đề xuất, Kiến nghị các giải pháp nhằm phát huy những phong tục truyền thống tốt đẹp, phù hợp, phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện lợi dung tập quán, tín ngưỡng để hoạt động sai trái pháp luật, lệch chuẩn đạo đức xã hội. - Giúp các nhà quản lý đề ra các chủ trương, chính sách, nhất là chính sách về dân tộc một cách phù hợp, hiệu quả thiết thực. VI. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU: Những Biến đổi về phong tục tập quán của người dân tộc Thái bản Hoa I và bản Dọi I ( Tân Lập - Mộc Châu - Sơn La) từ khi thực hiện dự án tái định cư Thuỷ điện Sơn La năm 2003 đến nay. VII. KHUNG LÝ THUYẾT – MÔ HÌNH. Phần II CƠ SỞ LÝ LUẬN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG: Bằng cách tiếp cận xã hội đa diện, xã hội học chứng tỏ giá trị cao của nó, không chỉ đối với các nhà xã hội học chuyên ngành mà còn cả đối với những người thuộc các ngành khác như Lịch sử, Khoa học chính trị, Kinh tế, Tâm lý, Nhân chủng học… Nghiên cứu xã hội học là công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp, nghĩa là xem xét bất cứ hiện tượng, quá trình xã hội nào cũng phải được đặt chúng trong chỉ thể, toàn vẹn của nó. Theo Durkheim xã hội học với tư cách là một khoa học thực nghiệm, do đó cần coi các sự kiện như là các “ đồ vật” nhà xã hội học xuất phát từ các sự kiện xã hội, những hành vi và ứng xử thực tế và mô tả, giải thích chúng một cách khách quan. Xã hội có những cơ chế và quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cá nhân, vì thế chỉ có thể giải thích sự kiện xã hội này bằng các sự kiện xã hội khác, không thể quy về những nguyên nhân tâm lí, động cơ hay khát vọng của cá nhân. Và như vậy thì các sự kiện xã hội chỉ trở thành đối tượng nghiên cứu của xã hội khi chúng được đưa vào phân tích trong khuôn khổ xã hội học. Xuất phát từ mục đích và tầm quan trọng của nghiên cứu xã hội học nói chung giúp chúng ta có kiến thức và phương pháp để tự khảo sát, tìm hiểu vị trí đích thực của bản thân trong các nhóm xã hội, từ đó mà tự điều chỉnh, thích ứng với sự mong đợi của xã hội. Với những gì thu thập được từ đề tài nghiên cứu chúng ta có cơ sở để nhận thức đúng động lực làm biến đổi phong tục tập quán, hành vi của cá nhân cũng như các nhóm xã hội. Nắm bắt được sự tác động và xu tế biến đổi những phong tục tập quán giúp chúng ta giảm bớt được các thành kiến, định kiến xã hội, nhất là những vấn đề mang tính nhạy cảm liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, dân tộc, phát huy tính mềm dẻo, năng động trong hành vi hoạt động, thích ứng với xu thế phát triển và tiến bộ của xã hội nói chung. Những dự báo có giá trị từ đề tài nghiên cứu góp phần vào việc lập kế hoạch phát triển, hoạch định các chính sách xã hội nhất là các chính sách đối với các cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu,vùng xa. II. CÁC TIẾP CẬN LÝ THUYẾT, KHÁI NIỆM. 1. Tiếp cận các lý thuyết: - Khái niệm hành động xã hội: Xét trên phương diện triết học, hành động xã hội chính là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, vấn đề xã hội. Hành động xã hội được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị v.v… Trong xã hội học, hành động xã hội được hiểu cụ thể hơn và thường gắn với các chủ thể hành động là các cá nhân. Theo nhà xã hội học Đức M. Weber ông cho rằng “ Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho một ý nghĩa chủ quan nhất định. Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân. Tính tích cực này lại bị quy định bởi hành loạt các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị của chủ thể hành động. Tất cả các yếu tố và quá trình đó chính là phương thức tồn tại của chủ thể. - Khái niệm tương tác xã hội: Hành động xã hội là cơ sở, là tiền đề của tương tác xã hội. Nói cách khác, không có hành động xã hội thì không có tương tác xã hội. Các hành động vật lý chỉ có thể tạo ra các tương tác vật lý. Các hành động xã hội được thể hiện trong các loại tương tác xã hội khác nhau. Tương tác xã hội có thể được coi là quá trình hành động đáp lại của một chủ thể này với một chủ thể khác. - Khái niệm biến đổi xã hội: Mọi xã hội – cũng giống như tự nhiên – Không ngừng biến đổi . Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bên ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Do đó, bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi. Và, sự biến đổi đó trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này làm cho ta nhận thấy sự biến đổi đó không còn là mới mẻ, nó đã trở nên dường như chuyện thường ngày. Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội. Một cách hiểu rộng nhất, cho đó là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến đổi xã hội được đề cập đến sự biến đổi về cấu trúc của xã hội ( hay tổ chức xã hội của xã hội đó ) mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội. Còn những biến đổi chỉ tác động đến một số ít cá nhân thì ít được các nhà xã hội học quan tâm, chú ý. Biến đổi xã hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi qua thời gian. 2. Khái niệm Phong tục: “Phong” là nề nếp đã lan truyền rộng rãi, “Tục” là thói quen lâu đời. Nội dung phong tục bao hàm mọi mặt sinh hoạt xã hội. Thời nay, có nhiều kiến thức uyên bác, thông hiểu thiên văn địa lý đông tây, thành thạo khoa học kỹ thuật tiên tiến, song khi nhân thân gia đình ngộ sự sẽ lúng túng tìm thầy, tìm sách không ra, thời nay cũng còn lưu truyền miệng hoặc cũng có người hướng dẫn trực tiếp cho thế hệ con cháu, nhưng không phải phong tục, tập quán nào cũng có tài liệu thành văn, do đo việc thất truyền, mai một du nhập, lai tạp lẫn nhau giữa phong tục các dân là điều không tránh khỏi, nhất là trong nền kinh tế thị trường và hội nhập hiện nay. Phong tục có thứ trở thành luật tục, ăn sâu, bén rễ trong nhân dân rất bền chặt, có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta, có nhiều thuần phong mỹ tục cần cho đạo lý làm người, kỷ cương xã hội. Với dân tộc Thái cũng như các dân tộc thiểu số khác phong tục, hay luật tục được truyền miệng từ đời trước lại dần dần được văn bản hoá. Trong luật tục Thái không những tìm cách xử lý những mối quan hệ gia đình và xã hội, tức là mối quan hệ giữa con người với con người mà còn tìm cách xử lý những mối quan hệ giữa con người với xã hội linh thiêng. Trong luật tục nói chung, việc quan tâm tới thế giới thần linh ( ở bên kia trên hoặc bên cạnh thế giới con người ) lại bao hàm cả mối quan tâm tới môi trường thiên nhiên trong đó cùng tồn tại con người và thần linh. Vì vậy luật tục có ảnh hưởng tới thái độ của con người đối với môi trường thiên nhiên: trời, đất, núi, sông, rừng rú và muôn loài sống trong thiên nhiên. Luật tục Thái cũng giống như của bất cứ dân tộc nào không phải chỉ quan tâm đến việc trừng phạt tội ác, thi hành công lý mà hơn thế đã quan tâm nhiều tới việc ngăn ngừa tội ác. Luật tục nào cũng bao hàm những lời khuyên răn, động viên làm điều tốt, ngăn cản làm điều ác. Trong luật tục Thái còn có một phần quan trọng dành cho việc răn dạy đạo lý làm người. Cũng như các dân tộc khác, luật tục của người Thái là tấm gương phản ánh nhiều mặt của đời sống: môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội, thế giới trần tục và thế giới linh thiêng, quan hệ sản xuấtvà phân phối trong xã hội, quan hệ ứng xử trong gia đình và dòng họ, tổ chức chính trị và xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo, luật pháp và đạo đức,v.v… 3. Tổng quan những vấn đề nghiên cứu. Thái là một trong 54 dân tộc ở nước ta. Cũng như các dân tộc khác dân tộc Thái có sắc thái văn hoá riêng của mình, thông qua những phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết… và cả tôn giáo tín ngưỡng riêng để ta có thể dễ nhận biết dân tộc này với dân tộc khác khi tiếp xúc. Cùng với lịch sử của dân tộc mình, phong tục tập quán Thái cũng có một quá trình hình thành và phát triển lâu đời, là bộ phận hữu cơ trong tổng thể cả cộng đồng Thái. Đi tìm hiểu về một biểu hiện văn hoá cụ thể của một dân tộc cụ thể là việc làm không tránh khỏi khó khăn, nhất là trong điều kiện nghiên cứu, điền dã hiện nay, đề tài về luật tục, văn hoá.. Thái đã có những công trình nghiên cứu, nhưng nhìn chung còn rất ít, chưa hoàn chỉnh, toàn diện. Trong tình hình trên, tài liệu viết về phong tục tập quán của dân tộc Thái cũng còn khá hiếm hoi, có chăng cũng chỉ đề cập đến việc tìm hiểu nghiên cứu về những luật tục, về văn hoá của người Thái nói chung, chưa đi sâu phân tích từng khía cạnh cụ thể, đặc biệt chưa đề cập đến sự biến đổi của nó trong sự biến đổi của đời sống xã hội. Chính vì lẽ đó trong đề tài nghiên cứu này muốn tìm hiểu những biến đổi về phong tục tập quán của người dân Thái tại bản Hoa I và bản Dọi I xã Tân Lập, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La sau khi thực hiện dự án tái định cư Thuỷ điện Sơn La từ năm 2003 đến nay với những nội dung mà nó vốn có và đang “vận động” trong đời sống văn hoá tộc người. Phần III NỘI DUNG NGHIÊN CỨU A. ĐẶC ĐIỂM XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA 1. Vài nét về Sơn La: Sơn La là một tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn với tổng số diện tích là 14.055 Km2 gồm 10 huyện, 01 thị xã. Trên địa bàn Sơn La hiện có 12 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trong đó trên 54% dân số là dân tộc Thái, 18% là dân tộc Kinh, 12% là dân tộc Mông, 8% là dân tộc Mường và gần 8% là các dân tộc Dao, Sinh Mun, Kh’Mú, La Ha, Lào…dân số toàn tỉnh ( theo số liệu năm 2003 ) là: 958.078 người. Những năm qua nền kinh tế Sơn La đã có bước chuyển dịch quan trọng theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần gắn với thị trường trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng. 2. Vài nét v
Luận văn liên quan