Đề tài Những cách tân nghệ thuật thơ Xuân Diệu

Trong sự phát triển của văn họcViệt Nam hiện đại, Xuân Diệu là một nhà thơ lớn. Tác phẩm của ông thật phong phú và đa dạng: thơ ca, văn xuôi, nghiên cứu, phê bình văn học. Trong sự nghiệp văn học của ông, thơ ca chiếm một vị trí quan trọng. Đặc biệt thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932- 1945 không chỉ có ý nghĩa với sự nghiệp văn học của ông mà còn đốivới lịch sử văn học nói chung. Sự xuất hiện của ông đã góp phần quyết định thắng lợi của phong trào Thơ mới. Nhiều người đã xemông là “Người mới nhất trong các nhà Thơ mới“ (Hoài Thanh), “Là người mang đến cho Thơ mới nhiều cái mới nhất“ (Vũ Ngọc Phan). Cho nên để hiểu sâu hơn, toàn diện hơn về thơ Xuân Diệu và Thơ mới, không thể không nghiên cứu những đổi mới về nhiều mặt trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932- 1945. Mục đích của chuyên luận, do vậy sẽ khảo sátmột cách có hệ thống, những cách tân của thơ Xuân Diệu giai đoạn này. Trên cơ sở đó xác lập kiểu tư duy nghệ thuật của thơ ông, xác định những đóng góp của thơ Xuân Diệu giai đoạn này trong quá trình cách tân thơ Việt Nam hiện đại. 2. Xuân Diệu là một nhà thơ được nghiên cứu từ rất sớm. Khi ông chưa kịp thành tác giả đã có những bài viết, những ý kiến khen chê khác nhau về ông. Có thể chia quá trình nghiên cứu về Xuân Diệu thành các giai đoạn chính như sau: Thứ nhất, những ý kiến về Xuân Diệu trước 1945 Thứ hai, những ý kiến về Xuân Diệu từ 1945 - 1985 Thứ ba, những ý kiến về Xuân Diệu từ 1985 đến nay. 2.1 Trước năm 1945. Khi Xuân Diệu vừa mới xuất hiện (Bài thơ đầu tiên của Xuân Diệu đăng báo là bài Với bàn tay ấy,1935) thì gần như ngay đồngthời đã có ý kiến đánh giá về thơ ông. Người takhen ông cũng nhiều và chê ông cũng không ít. Mùa xuân 1937 trên báo Ngày nay số 46 (số Tết) Thế Lữ đã có bài giới thiệu Xuân Diệu với lời lẽ rất trân trọng. Ông cho rằng cái “Thiên tài khép nép“ của Xuân Diệu hồi nào giờ đây đã thực sự nảy nở với những “mầm đậm đà“, những “ánh sán lạn“. Ông cho là “Một thi sĩ mới đã xuất hiện“. Ông gọi đó là “Thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và ánh sáng“ (141). Kể ra đánh giá một tài thơ 21 tuổi, với chỉ qua một số bài thơ đăng báo như thế là rất cao. Nhưng quả là Thế Lữ đã tinh nhạy và côngbằng. Tháng nămtrôi qua đã xác nhận những điều ông viết về Xuân Diệu là đúng. Rồi chỉ mấy năm sau, năm 1941, Hoài Thanh đã đưa Xuân Diệu vào Thi nhân Việt Nam với tư cách là một tác giả chủ chốt và với lời ấnh giá rất trân trọng, mặc dù lúc này Xuân Diệu chỉ mới xuất bản tập Thơ thơ (1938). Hoài Thanh cho rằng “Xuân Diệu là nhà thơ mớinhất trong các nhà thơ mới“. Cái mới của Xuân Diệu theo nhà nghiên cứu là “một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này“, là ở “những rung động tinh vi”, ở những câu văn “không thể đi theo những đường có sẵn” (210; tr.116 và 119). Một năm sau đó, 1942, Vũ Ngọc Phan lại đưa Xuân Diệu vào Nhà văn hiện đại với lời đánh giá không kém phần rực rỡ : “Xuân Diệu là người đem đến cho thơ ca Việt Nam nhiều cái mới nhất“. Theo ông những cái mới đáng chú ý ở Xuân Diệu là “Những nguồn hứng và ý tưởng rất mới“. Và ông cho rằng còn phải chú ý nhữngchữ, những câu, những điệu trong những bài thơ ấy để hiểu lấy “cái nhạc điệu mới nữa“ (182; tr.715, 716). Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn sử học yếu (1942), cũng đánh giá cao Xuân Diệu. Trong mụcthứ 6, thiên thứ 5 Các nhà Thơ mới ông chỉ chọn viết riêng về ba nhà thơ là: Hàn MặcTử, Thế Lữ và Xuân Diệu. Trong phần viết về Xuân Diệu dù chưa đầy hai trang sách, tácgiả đã chỉ ra một số nét đáng chú ý của Xuân Diệu. Theo ông thơ Xuân Diệu là thơ của “Một tâm hồn đầy thơ mộng“, “Khao khát yêu thương“,“Hay tả những cảnh gây nên sự mơ màng“ , “Chứa chan tình cảm lãng mạn trong đó có nhiều từ mới lạ“. Nhưng cũng theo nhà nghiên cứu thì Xuân Diệu “Cũng có nhiều câu vụng về, non nớt, chứng rằng tác giả chưa lão luyện về kĩthuật của nghề thơ“ (73; tr. 441, 442). Tuy nhiên bên cạnh nhiều ýkiến khẳng định cái mới của Xuân Diệu cũng không ít ý kiến chê bai, bài bác ông. Chẳng hạn, Thái Phỉ trong một bài đăng trên báo Tin Văn xuất bản ở Hà Nội đã mạt sát Xuân Diệu không tiếc lời. Ông viết: “Chẳng hạn như thơ của Xuân Diệu,ông này được coi như là một tay kiện tướng của phong trào này (Thơ mới - LTD), thơ của ông ta được kể là khá nhất đám nhưng chẳng ra gì . Thơ với thẩn, đọcqua nhiều bài của ông chúng ta phải bắt cười vì thơ thì chẳng ra thơ, Tây cũng chẳng phải Tây, mà Tàu lại cũng chẳng phải là Tàu“ (134; quyển thượng; tr.616). Theo Thái Phỉ đọc những bài như Tương tư chiều, Hoa đêm của Xuân Diệu “Không tìmđược một chút cảm hứng nào cả“. Và theo ông “Một khi thơ không còn gây đượccảm hứng thì tốt hơn là đừng làm thơ. Nếu làm thơ thì phải có hồn và điệu, thế thì mới đáng gọi là thơ“ (134; quyển thượng; tr. 619).

pdf165 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 15075 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những cách tân nghệ thuật thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên