Singapore được biết đến như là một đất nước đồng thời cũng là một thành phố với diện tích chỉ vào khoảng 600km 2. . Mặc dù vậy Singapore lại trở thành quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Ngay từ đầu thập niên 90 Singaporre đã là một trong 4 con rồng châu Á, tốc độ kinh tế duy trì ổn định thể hiện qua các năm : năm 1990 là 8,5%, năm 1991 là 6,7%( Phan Ngọc Liên : “ Giáo dục - một động lực phát triển của Singapore” )đến năm 2007 đạt mức 7,7% [8]. Chỉ số GDP của Singaporre cũng có dấu hiệu tăng trưởng khá rõ rệt. Nếu như năm 1960 GDP của Singaporre đạt 0,7 tỉ$và thu nhập bình quân theo đầu người mới chỉ đạt 427$/người/năm thì đến năm 2005 GDP của Singaporre đạt mức trên 116 tỉ$ và thu nhập bình quân theo đầu người đạt 26.892$/người/năm [9]. Những con số trên đã phản ánh sự phát triển vượt bậc của Singaporre trong hơn 4 thập kỉ qua kể từ khi tách khỏi Liên bang Malaysia năm 1965. Có nhiều ý kiến cho rằng đóng góp vào sự thành công của Singapore như ngày nay phải kể đến những nguyên nhân như : Vị trí địa lí thuận lợi, khả năng lãnh đạo linh hoạt, bộ máy nhà nước trong sạch, giáo dục được đầu tư và phát triển đồng bộ . Trong đo chính sách giáo dục góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đảo quốc này và trở thành một trong những nguồn nội lưc vô cùng quan trọng. Chính vì vậy trong báo cáo khoa học này em muốn tìm hiểu về một trong những lí do trên đó là sự phát triển của giáo dục có những đóng góp như thế nào cho sự thành công của Singapore.
29 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4107 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những chính sách giáo dục tiêu biểu của Singapore, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
1. Giới thiệu chung về Singapore 5
2. Những chính sách giáo dục tiêu biểu của Singapore 6
2.1. Ngân sách đầu tư cho giáo dục 6
2.2 Chính sách song ngữ 8
2.2.1.Vì sao chọn chính sách song ngữ 8
2.2.1.1.Chính sách song ngữ vì hòa bình sắc tộc 8
2.2.1.2.Tiếng Anh – ngôn ngữ quốc tế 10
2.2.2. Sự phản đối của người Hoa 11
2.2.3. Những mặt hạn chế của chính sách 11
2.3. Chính sách thu hút nhân tài 12
2.3.1. Lí do chọn chính sách thu hút nhân tài 12
2.3.2. Các biện pháp đưa ra để thực hiện chính sách này và những kết quả đạt được 13
2.4. Kết hợp cả giáo dục phương Đông và phương Tây 15
2.5. Phương pháp dạy ít hơn, học nhiều hơn 16
2.5.1. Tại sao chọn chính sách này 16
2.5.2.Chính sách được thực hiện như thế nào 17
2.5.3. Thách thức đối với mô hình giáo dục này 19
2.6. Đầu tư dạy môn toán và khoa học trong trường học 19
3. Những thành tựu tiêu biểu đã đạt được 20
4.Bài học kinh nghiệm cho giáo dục Việt Nam 22
4.1. Tăng cường việc dạy và học tiếng Anh 22
4.2. Chú trọng đầu tư chất lượng giáo viên bằng các biện pháp thực tế 23
4.3. Việt Nam nên có những ngành nghề đào tạo kĩ thuật, đào tạo những công nhân lành nghề đang còn rất thiếu trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa 24
4.4. Nhân tài và thu hút nhân tài 25
Kết luận 27
Tài liệu tham khảo 28
Chính sách và thành tựu giáo dục Singapore : Những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phần I : Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài :
Singapore được biết đến như là một đất nước đồng thời cũng là một thành phố với diện tích chỉ vào khoảng 600km 2. . Mặc dù vậy Singapore lại trở thành quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á. Ngay từ đầu thập niên 90 Singaporre đã là một trong 4 con rồng châu Á, tốc độ kinh tế duy trì ổn định thể hiện qua các năm : năm 1990 là 8,5%, năm 1991 là 6,7%( Phan Ngọc Liên : “ Giáo dục - một động lực phát triển của Singapore” )đến năm 2007 đạt mức 7,7% [8]. Chỉ số GDP của Singaporre cũng có dấu hiệu tăng trưởng khá rõ rệt. Nếu như năm 1960 GDP của Singaporre đạt 0,7 tỉ$và thu nhập bình quân theo đầu người mới chỉ đạt 427$/người/năm thì đến năm 2005 GDP của Singaporre đạt mức trên 116 tỉ$ và thu nhập bình quân theo đầu người đạt 26.892$/người/năm [9]. Những con số trên đã phản ánh sự phát triển vượt bậc của Singaporre trong hơn 4 thập kỉ qua kể từ khi tách khỏi Liên bang Malaysia năm 1965. Có nhiều ý kiến cho rằng đóng góp vào sự thành công của Singapore như ngày nay phải kể đến những nguyên nhân như : Vị trí địa lí thuận lợi, khả năng lãnh đạo linh hoạt, bộ máy nhà nước trong sạch, giáo dục được đầu tư và phát triển đồng bộ…. Trong đo chính sách giáo dục góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đảo quốc này và trở thành một trong những nguồn nội lưc vô cùng quan trọng. Chính vì vậy trong báo cáo khoa học này em muốn tìm hiểu về một trong những lí do trên đó là sự phát triển của giáo dục có những đóng góp như thế nào cho sự thành công của Singapore.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Ở Việt Nam đã có rất nhiều tạp chí, bài báo đề cập tới vấn đề này và luôn xem đây là một trong những quyết sách không thể thiếu khi nói tới sự thành công của Singapore. Em xin được kể ra đây một vài tác giả đã có những nghiên cứu tới vấn đề này. Trần Khánh với bài nghiên cứu : “ kinh nghiệm phát triển sức mạnh quốc gia của Singapore “ . Lê Thanh Hương với bài nghiên cứu : “Tính cộng đồng , tính cá nhân và thành công trong phát triển đất nước của Singapor “ trên tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á ) … Bên cạnh đó, trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đang rất quan tâm tới giáo dục Singapore bởi hiện nay du học tại Singapore đang là một lựa chọn của rất nhiều phụ huynh và học sinh. Như các trang web : vnexpress.net, dantri.com, tuoitre.com.vn….
3. Mục đích nghiên cứu của báo cáo khoa học bao gồm các vấn đề sau:
- Giới thiệu và phân tích những chính sách giáo dục tiêu biểu của Singapore trong những năm qua (những chính sách đó đã xuất hiện trong thời kì nào, những mặt tích cực, mặt hạn chế của các chính sách đó và giải pháp nhằm tìm ra hướng đi mới đúng đắn và thành công hơn).
- Nêu lên những thành tựu giáo dục Singapore như là kết quả của các chính sách giáo dục của chính phủ.
- Từ những chính sách và thành tựu giáo dục của Singapore có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Vì hai nước cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, cùng nằm trong khối ASEAN nên ít nhiều cũng có những nét tương đồng về mặt văn hóa, hoàn cảnh phát triển với nước ta. Do đó, chúng ta nên tham khảo những chính sách giáo dục của Singapore xem có thể áp dụng vào nền giáo dục Việt Nam.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu :
Trong báo cáo khoa học này đối tượng nghiên cứu là chính sách và thành tựu giáo dục tiêu biểu của Singapore khi tách khỏi Liên bang Malaysia cho đến nay và một số chính sách giáo dục mà Việt Nam có thể học tập từ Singapore. Do đó, phạm vi nghiên cứu của báo cáo khoa học không chỉ trình bày về giáo dục Singapore mà ít nhiều mở rộng sang cả những vấn đề giáo dục của Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp chủ yếu là tổng hợp, phân tích nhằm trình bày được những vấn đề chính về chính sách và thành tựu giáo dục Singapore
Ngoài ra, phương pháp do sánh cũng được sử dụng nhằm tìm ra những ưu điểm và hạn chế trong giáo dục Singapore, so sánh với các nền giáo dục khác đặc biệt là giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp giáo dục có thể áp dụng và Việt Nam.
Kết cấu đề tài
I.Mở đầu
1.Lí do chọn đề tài
2.Lịch sử nghiên cứu
3.Mục đích nghiên cứu
4.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.Phương pháp nghiên cứu
Tài liệu nghiên cứu
Nội dung
1. Giới thiệu chung về Singapore
2.Những chính sách giáo dục tiêu biểu của Singapore
3.Những thành tựu tiêu biểu đã đạt được
4. Bài học cho giáo dục Việt Nam
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần II: Nội dung
1. Giới thiệu chung về Singapore
Nếu như những năm đầu thập niên 50 của thế kỉ trước chúng ta được chứng kiến sự phát triển thần kì của Nhật Bản- một quốc gia bại trận sau thế chiến thứ hai đã vươn lên mạnh mẽ và đến nay đã trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới sau Mĩ thì đến những năm đầu thập niên 70 sự phát triển thần kì ấy được lặp lại ở quốc đảo Singapore. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Singapore gặp nhiều khó khăn: là một đảo quốc với diện tích nhỏ bé không đầy 650km2, nghèo tài nguyên thiên nhiên, mức sống của người dân thấp, đất canh tác tỉ lệ nghịch với dân số, đất chật người đông, nạn thất nghiệp ngày càng tăng cao. Hơn nữa, Singapore lại vừa trải qua một thời kì dài nằm dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây nên nền kinh tế vẫn trong tình trạng lạc hậu. Do những khó khăn đó, Singapore đã gia nhập Liên bang Malaysia vào năm 1963 với mục đích tìm kiếm thị trường nội địa để phát triển. Tuy nhiên từ năm 1963 – 1965 nền kinh tế Singapore đã không thể phát triển được giống như kế hoạch mà những nhà cầm quyền đưa ra cùng với đó là sự mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi giữa tư sản người Hoavà tư sản người Malaysia nên các nhà cầm quyền Singapore quyết định chuyển hướng chiến lược tách Singapore ra khỏi Malaysia năm 1965. Sau đó các nhà lãnh đạo Singapore quyết tâm thi hành các chính sách phát triển kinh tế xã hội và đạt được một số kết quả đáng mừng như : ngay từ đầu những năm 80 của thế kỉ trước Singapore đã là một nước công nghiệp mới, phúc lợi xã hội của người dân ngày càng được nâng cao. Từ đầu những thập niên 90 thu nhập quốc dân của Singapore đã đạt 7.000$ và đang phấn đấu trở thành Thụy Sĩ của châu Á (Phan Ngọc Liên : Giáo dục – một dộng lực phát triển của Singapore). Năm 2002 GDP đạt 160 tỉ $ [3]. Năm 2005 theo báo cáo của ngân hàng thế giới Singapore được xếp hạng thứ 3 trên tổng số 45 nước trên thế giới có môi trường kinh doanh thuận lợi. Singapore trở thành quốc gia sử dụng dịch vụ viễn thông lớn nhất tại châu Á với tỉ lệ sử dụng dịch vụ Internet là 42 %. Tháng 3/ 2002 Tạp chí Economist đưa ra cho thấy chất lượng sống tại Singapore còn vượt hơn cả hai thành phố London và New York dựa trên tiêu chuẩn đánh giá trên 39 lĩnh vực bao gồm ổn định chính trị, tự do cá nhân, ô nhiễm môi trường, chất lượng chăm sóc y tế, trường học nhà hát, nhà hàng…[3]
Thành công đó có được từ những chính sách hết sức linh họat, nhạy bén của chính phủ Singapore trong sự phát triển kinh tế, đẩy mạnh hợp tác đầu tư, xây dựng bộ máy hành chính trong sạch, và một yếu tố góp phần vô cùng quan trọng trong thành công đó là nhờ sự đầu tư vào giáo dục.
2. Những chính sách giáo dục tiêu biểu của Singapore
Chính phủ Singapore rất nỗ lực trong việc đưa ra các chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội như : “tập trung vị trí địa lí thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hóa xuất nhập khẩu, giao thương trên biển, tăng cường phát triển khoa học kĩ thuật nhằm đưa Singapore trở thành một quốc gia có nền văn minh điện tóan, một xã hội có độ chín về văn hóa, một thành phố hoàn hảo, một xã hội ưu việt”(Trần Khánh : Phát triển và thích nghi nguồn nhân lực với công nghiệp hóa-kinh nghiệm của Singapore ). Trong các chính sách nhằm phát triển đất nước sau khi tách khỏi Liên bang Malaysia của Singapore là phát triển giáo dục và đề ra các chính sách giáo dục trọng điểm như : chú trọng đầu tư ngân sách cho giáo dục, thu hút nhân tài ở trong và ngoài nước, kết hợp cả phương pháp giáo dục của phương Đông và phương Tây, chú trọng giảng dạy các môn khoa học tự nhiên,( đặc biệt là môn toán), áp dụng phương pháp dạy ít học nhiều.
2.1.Ngân sách chi cho giáo dục
Chính phủ Singapore xác định đào tạo con người là một quốc sách hàng đầu nhằm biến Singapore trở thành một xã hội có học vấn cao và xác định đây là mục tiêu trọng điểm của quốc gia này từ khi thành lập cho đến nay. Chính vì thế mà ngân sách chi cho giáo dục luôn ở con số khổng lồ chỉ đứng sau quốc phòng. Năm 1960-1970 ngân sách chi cho giáo dục của Singapore vào loại cao nhất ở châu Á, bình quân hàng năm chiếm tới 20% tổng ngân sách quốc gia (Trần Khánh : “Phát triển và thích nghi nguồn nhân lực với công nghiệp hóa – kinh nghiệm của Singapore’’) Năm 1960 chi phí cho giáo dục là $600.000 , đến năm 1963 lên đến $ 10.000.000 (Lê Thị Thanh Hương : “ Tính cộng đồng, tính cá nhân và thành công trong phát triển đất nước của Singapore ”)
Trong thập niên 80 chính phủ Singapore đã đề ra “cương lĩnh hoạt động đến năm 1999”. Một phần trong cương lĩnh nhấn mạnh đên việc tăng cường đầu tư cho giáo dục. Để tạo thêm nguồn vốn cho giáo dục , chính phủ Singapore vào những năm 1980 đã thành lập Quỹ phát triển kĩ năng. Nguồn vốn của quỹ là do các ông chủ xí nghiệp, công ty đóng góp với 2% tiền thu nhập hàng tháng của mình( Phan ngọc Liên : “ Giáo dục – một động luwjcphast triển của Singapore” ). Mặt khác chính phủ kêu gọi các công ty tổ chức chính phủ trên thế giới giúp đỡ Singapore về nguồn vốn, thiết bị kĩ thuật, giảng viên và chương trình giảng dạy để thành lập các trung tâm đào tạo và nghiên cứu tại nước này. Cách làm này không những tạo thêm nguồn vốn để phát triển nguồn nhân lực mà còn là một trong những cách tốt nhất cho lực lượng lao động tiếp cận và lĩnh hội nhanh chóng những kiến thức và công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Ngoài ra, chính phủ còn khuyến khích các tổ chức cộng đồng quyên góp tiền của xây dựng trường học cho con em mình. Việc làm này đã giúp mở ra rất nhiều trường học mới đáp ứng nhu cầu của ngành giáo dục và phát huy tinh thần đoàn kết của toàn dân vì một nền giáo dục phát triển. Kết quả là đến những năm 80 có nhiều trung tâm nghiên cứu đào tạo do người nước ngoài giúp đỡ xây dựng ở nước này như : Học viện Nhật- Singapore, Học viện Pháp- Singapore, Học viện Đức – Singapore…(Trần Khánh : “ Phát triển và thích nghi nguồn nhân lực với coongn ghiệp hóa – kinh nghiệm của Singapore” )Điều này cho thấy chính phủ Singapore đã rất nhạy bén trong việc giáo dục, huy động nguồn vốn đầu tư cho giáo dục từ nguồn vốn sẵn có trong nước và nước ngoài, việc làm này một mặt phát huy nội lực bên trong đất nước làm cho người dân có ý thức trong việc xây dựng giáo dục quốc dân, mặt khác thu hút sự quan tâm của nước ngoài nhằm tạo tính cạnh tranh, tăng cường phát triển hơn nữa giáo dục, tạo dựng mối quan hệ với bạn bè quốc tế và tiếp thu công nghệ từ khắp nơi trên thế giới
2.2. Chính sách song ngữ
2.2.1.Vì sao lại chọn chính sách song ngữ
Năm 1959, Thủ tướng Lí Quang Diệu và cộng sự quyết định dùng tiếng Malay làm quốc ngữ song sau đó các nhà lãnh đạo đã nhận ra rằng tiếng Anh phải là ngôn ngữ nơi làm việc và là ngôn ngữ chung. Bên cạnh đó tỏng dư luận xã hội có nhiều luồng phản ứng khi đề nghị chính phủ đảm bảo vị thế của người Hoa như một ngôn ngữ chung vì người Hoa chiếm một số lượng đông đảo dân số của Singapore . Từ những vấn đề đó chính phủ Singapore đã đưa ra phương án song ngữ nhằm mục đích để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chung ở Singapore làm cầu nối cho mọi công dân có nguồn gốc chủng tộc khác nhau. Do vậy chính phủ áp dụng xây dựng Giáo trình song ngữ hay chính sách tiếng mẹ đẻ và chính sách này đã trở thành một nền tảng của hệ thống giáo dục Singapore. Anh ngữ là ngôn ngữ duy nhất và là phương tiện giao tiếp trong giáo dục ở nhà trường. Phần lớn học sinh sinh viên được yêu cầu học một năm tiếng mẹ đẻ. Ở đây 3 ngôn ngữ chính là Hoa, Tamil, Malay .Môn tiếng mẹ đẻ là một môn bắt buộc ở kì thi cuối cấp 1 và kì thi GCE( Advanced level )của các trường Singapore kết hợp cùng trường Cambridge trong chương trình dự bị đại học . Sinh viên được yêu cầu đạt được một chuẩn mực thông thạo tiếng mẹ đẻ của họ như là một yếu tố tiên quyết được nhận vào các đại học địa phương.
2.2.1.1Chính sách song ngữ nhằm duy trì hòa bình sắc tộc
Chính sách song ngữ chính thức được công nhận vào năm 1966 nhằm đảm bảo sự đa dạng văn hóa, thực hiện nguyên tắc song ngữ và bình đẳng của 4 luồng giáo dục Melayu, Trung Quốc, Anh và. Tamil. Theo đề nghị này các trường đều phải giảng dạy bằng 4 thứ tiếngvà học sinh tiểu học nhất thiết phải học song ngữ đó là tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ.Việc xác định chính sách song ngữ trong giáo dục Singapore là một quyết sách hoàn toàn đúng đắn vì Singapore là một cộng đồng đa dân tộc, mỗi một tộc người có một bản sắc văn hóa ,ngôn ngữ riêng và dân tộc nào cũng muốn duy trì bản sắc dân tộc đó Singapore không có tôn giáo nào là quốc giáo. Theo số liệu điều tra dân số tháng 7/ 2003 dân số Singapore là 4.608.595 người trong đó người Hoa chiếm 76,4%, Ấn Độ chiếm 6,4%, người Singapore 14,9%, các dân tộc khác 2,3% (Phạm Mộng Hoa : “ Địa lí kinh tế xã hội các nước ASEAN ” tập 1 ). Như vậy Singapore vẫn là một quốc gia đa dân tộc cho đến ngày nay. Chính sách song ngữ là chính sách nhằm mục đích tạo nên sự hòa bình giữa các sắc tộc. Mỗi một thời kì ở Singapore lại có một chính sách ngôn ngữ riêng phù hợp với thời kì đó. Dưới thời thuộc địa Singapore đã có một cộng đồng nói nhiều thứ tiếng. Người Anh để mặc dân chúng quyết định cách giáo dục con cái. Chính phủ xây dựng một số lượng giới hạn trường tiếng Anh nhằm đào tạo thư kí, thủ kho, … cũng như những trường dạy tiếng Malay cho người Malay. Người Ấn điều hành các trường tiểu học hoặc các lớp dạy học bằng tiếng Ấn, Tamil. Người Hoa xây dựng trường học nhờ vào tài chính của những người thành đạt trong cộng đồng để dạy tiếng Hoa. Do các sắc tộc khác nhau được dạy dỗ bằng ngôn ngữ của chính họ cho nên họ có sự gắn bó về mặt tình cảm với tiếng mẹ đẻ rất sâu sắc. Họ không dễ dàng gì từ bỏ ngôn ngữ của mình để nói một ngôn ngữ hoàn toàn khác. Họ cũng giống như 5 triệu người sống ở Quebec kiên trì giữ gìn tiếng Pháp trong một đại lục có đến 300 triệu người nói tiếng Anh . Hơn nữa một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết ngay đó là phải có một ngôn ngữ chung trong lực lượng vũ trang Singapore vì sẽ rất khó khăn để chỉ huy một tập thể mà nói nhiều thổ ngữ khác nhau cũng như phải đương đầu với một viễn cảnh bước vào trận chiến mà không hiểu nhau dù có sử dụng bất kì ngôn ngữ nào trong 4 ngôn ngữ chính thức đi chăng nữa. Do đó chính sách song ngữ đã giữ nguyên tiếng mẹ đẻ trong giáo dục sẽ không làm mất đi truyền thống của họ làm họ cảm thấy giá trị văn hóa dân tộc mình được lưu giữ giữa một quốc gia đa văn hóa đa dân tộc.
2.2.1.2.Tiếng Anh –ngôn ngữ quốc tế
Trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, ngôn ngữ nơi làm việc và đặc biệt rất phù hợp với một cộng đồng giao thương như Singapore. Tiếng Anh sẽ phá vỡ những rào cản ngôn ngữ và văn hóa trong giao tiếp lớp trẻ đồng thời xóa bỏ đi những bất công trong cơ hội tìm kiếm việc làm giữa các thí sinh tốt nghiệp trường tiếng Anh và các trường tốt nghiệp thứ tiếng khác. Thông thạo tiếng Anh là một công cụ cho họ tiếp cận được những tri thức tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiêp hóa hiện đại hóa, mang đến cho người Singapore sự tự tin và khẳng định mình trong thế giới châu Á mà từ xa xưa con người không biết đến cái tôi của mình và tạo điều kiện cho sự tiếp xúc với văn hóa phương Tây lấy cá nhân làm trung tâm cũng thâm nhập ngày càng mạnh ở nước này. Năm 1971, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ hành chính thống nhất của Singapore. . Vì thế chính sách song ngữ được đưa ra là để nguyên giá trị vốn có của nó với 4 ngôn ngữ chính thức là tiếng Malay, tiếng Hoa (phổ thông) tiếng Tamil và tiếng Anh. Do đó chính phủ đề ra việc học 3 thứ tiếng Quan Thọai , Malay, Tamil ở các trường tiếng Anh và giới thiệu việc học tiếng Anh trong các trường dạy bằng tiếng Hoa, tiếng Hoa tiếng Malay và Tamil. Thực tế đã chứng minh việc sử dụng đồng thời cả tiếng Anh là một nhân tố quan trọng. Năm 1966 Đại học Nanyang( Natah) là đại học dạy bằng tiếng Hoa sau này phải đối đầu với những khó khăn. Cơ hội kiếm việc làm cho những người tốt nghiệp ở trường này rất ít. Số lượng sinh viên đến học ở Đại học Singapore ngày càng tăng vì Đaih học Singapore lúc đó sử dụng giảng dạy cả tiếng Anh trong trường đại học là một điều kiên jthuaanj lợi để sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm liếm việc làm cao. Những sinh viên giỏi hơn ở các trường tiếng Hoa thi lấy chứng chỉ Anh ngữ của trường Cambridge với tư cách là thí sinh tự do để có thể vào học ở Đại học Singapore. Đại học Nanyang phải hạ điểm chuẩn đầu vào cũng như tiêu chuẩn tốt nghiệp nhưng việc làm này đồng nghĩa với việc là giảm đi uy tín của trường và giá trị của những người tốt nghiệp (Lí Quang Diệu : “Bí quyết hóa rồng ”). Do vậy càng thấy được vai trò của việc học tiếng Anh trong một cộng đồng đa sắc tộc ở Singapore là rất cần thiết .
2.2.2.Sự phản đối của người Hoa
Khi chính sách này của chính phủ được đưa ra họ cũng phải đối mặt với một làn sóng phản đối mạnh mẽ của những người gốc Hoa. Khi đề ra chính sách song ngữ thì hiệp hội nhà giáo người Hoa, các ủy ban quản lí trường tiếng Hoa, chủ bút, chủ báo và phóng viên báo tiếng Hoa đã phản đối. Cuối năm 1970 tờ báo tiếng Hoa lớn nhất là Nanyang SiangPang viết nhiều bài báo buộc tội chính quyền đàn áp ngôn ngữ, nền giáo dục văn hóa của người Hoa. Họ vẽ chân dung của Thủ tướng Lí Quang Diệu như một kẻ đàn áp trong một chính phủ “toàn những kẻ ngoại lai quên tổ tông” ( Lí Quang Diệu : “ Bí quyết hóa rồng ”)
2.2.3 Hạn chế của chính sách này
Tuy chính sách song ngữ có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển giáo dục, kinh tế, xã hội, con người ở Singapore nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận những mặt hạn chế của chính sách này như :
- Chính sách song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Malay, tiếng Hoa hay tiếng Tamil đều là gánh nặng lên vai học sinh vì 3 ngôn ngữ mẹ đẻ này hoàn toàn không can hệ gì đến tiếng Anh.Tiếng Quan Thoại ( tiếng Hoa phổ thông ) thuộc ngữ hệ Hán Tạng, tiếng Malay thuộc ngữ hệ Nam Đảo, tiếng Tamil thuộc ngữ hệ Nam Á.Bản thân 3 thứ tiếng này cùng nằm trong một châu lục nhưng cũng không có mối liên quan gì tới nhau, chứ chưa xét đến mối liên hệ với một ngôn ngữ phương Tây là tiếng Anh.
- Khi dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy những giá trị Nho giáo truyền thống không thể được củng cố trong toàn trường học bởi vì cả giáo viên lẫn học sinh đều là những người thuộc nhiều chủng tộc và sách giáo khoa không được viết bằng tiếng Hoa. Chính sách “nhiều tiếng nói một ngôn ngữ” cũng là một nguy cơ làm giảm đi giá trị truyền thống đạo đức trong sinh viên qua việc tăng tiếp xúc với văn hóa phương tây. -