Đề tài Những cơ sở lý luận của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam
Bước vào thiên niên kỷ thứ 3, xu thế toàn cầu hoá, khu ực hoá kinh tế, từng nước tranh thủ các lợi thế so sánh để hoà nhập vào thế giới với chiến lược tăng tốc độ phát triển kinh tế dựa vào tiềm năng của mình và lợi ích của phân công lao động quốc tế, trước hết dựa vào tiềm lực khoa học – công nghệ mũi nhọn, bắt dầu vào nền kinh tế tri thức. Sự ra đời của các tổ chức thương mại quốc tế, và liên minh khu vực như: hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), diễn đàn hợp tác kinh tế châu á thái bình dương (APEC), khu vực tự do Bắc Mỹ (NAFTA), tổ chức thương mại thế giới (WTO), tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). đã hướng thế giới vào xu thế hội nhập toàn cầu hoá. Do vậy, hơn bao giờ hết, thương mại quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng các quốc gia trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế toàn cầu. Thương mại quốc tế là một trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại, có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của các nước. Không có nước nào lại tự sản xuất tất cả các mặt hàng và tự cung tự cấp dịch vụ. Phát triển thị trường hàng hoá và dịch vụ thương mại trên các vùng của một đất nước đi đôi với việc mở rộng giao lưu thương mại và dịch vụ với các nước, sẽ đẩy mạnh được sản xuất trong nước đó, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ lợi ích của người sản xuất, tăng được tích luỹ, đẩy mạnh phát triển nền kinh tế. Với các nước đang phát triển đảm bảo nhập được các hàng cần thiết trong đó bảo đảm được nguyên nhiên vật liệu mà trong từng nước không sản xuất đủ. Qua thương mại quốc tế các nước phát triển mới xuất khẩu được nhiều sản phẩm cho nước khác, nhập khẩu được nguyên liệu rẻ, tranh thủ được lợi thế so sánh. Trong xu thế chung của nền kinh tế thời gian trong thế kỷ XXI, đó là hướng và phát triển lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ điện tử viễn thông, công nghệ sinh học và tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới. Đối với Việt Nam, việc hội nhập vào nền kinh tế thời gian còn đi sau nhiều nước, còn đang mới mẻ. Điểm xuất phát kinh tế thấp cơ cấu kinh tế mới, tăng cường tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, tạo điều kiện đưa đất nước phát triển nhanh hội nhập vào thế giới trong thế kỷ XXI. Hai là, hd xuất khẩu phát huy lợi thế so sánh của đất nước. Theo quy luật lợi thế so sánh, do D.Ricardo phát triển, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích. Khi tham gia vào thương mại quốc tế, quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) và nhập khẩu các loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng bất lợi nhất (đó là hàng hoá không có lợi thế tương đối). Ba là, nước ta với dân số khoảng 80 triệu dân, trong đó hơn 70% sống bằng nghề nông nghiệp, tỷ lệ người trong đó tuổi lao động thiếu công ăn việc làm tương đói cao, đó là một vấn đề nan giải và cấp bách. Chính vì vậy, hoạt động xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập mà tăng mức sống cho nhân dân. Bốn là, hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo các bộ phận khác của kinh tế đối ngoại cũng phát triển như dịch vụ du lịch, quan hệ tín dụng , đầu tư, hợp tác liên doanh, mở rộng vận tải quốc tế. bởi vì xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng của kinh tế đối ngoại, xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại luôn tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Năm là, hoạt động xuất khẩu cao uy tín của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Chỗ đứng của Việt Nam không tách rời thế giới, với hợp tác quốc tế phát triển kinh tế đối ngoại đúng đắn nói chung và thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nói riêng sẽ mang lại cho Việt Nam lợi thế so sánh cao, vị thế xứng đáng trên trường quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đảm bảo đi nhanh.