Luật Đất đai năm 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đây là một trong những đạo luật thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các tầng lớp nhân dân. Với một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, chi tiết, Luật Đất đai năm 2003 đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội và đã thể hiện những quan điểm đổi mới của Đảng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Một là, đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn: Luật Đất đai năm 2003 đã có bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng thúc đẩy phát triển thị trường hàng hoá nông nghiệp, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đưa sản xuất lớn vào phát triển nông thôn. Tiếp nối những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của 10 năm trước đây (1993 - 2003), chính sách giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài cùng với các quy định hoàn chỉnh về quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp hiện vẫn tiếp tục phát huy vai trò trong sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng lên, có một số nơi đạt tới 100 - 140 triệu đồng/ha. Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã được khoanh định một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ lương thực trong nước, có dự trữ chiến lược và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, nông sản hàng đầu thế giới. Với việc giao đất, cho thuê đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản đã tạo động lực cho người sản xuất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, nhờ đó ngành thuỷ sản từng bước phát triển và trở thành ngành chủ lực trong nông nghiệp. Sản lượng thủy hải sản không ngừng tăng lên (năm 2000 sản lượng thủy sản đạt 2,25 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 590 nghìn tấn; năm 2005 đạt 3,43 triệu tấn, trong đó nuôi trồng là 1,44 triệu tấn và năm 2010 tăng lên 5,13 triệu tấn, trong đó nuôi trồng là 2,7 triệu tấn).Chính sách, pháp luật đất đai đã đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng kinh tế. Việc giao đất, giao rừng đã góp phần ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng nghiêm trọng. Đất lâm nghiệp trong 10 năm qua liên tục tăng, diện tích đất lâm nghiệp tăng góp phần nâng độ che phủ từ 35,2% năm 2000 lên 38,8% năm 2010. Diện tích đất chưa sử dụng của cả nước từng bước được khai thác đưa vào trồng rừng một cách hợp lý, vừa đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2050 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những đóng góp của luật đất đai 2003 và một số tồn tại hạn chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
CVCC Phùng Văn Nghệ
Tổng cục Quản lý Đất đai
Luật Đất đai năm 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Đây là một trong những đạo luật thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của các tầng lớp nhân dân. Với một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh, chi tiết, Luật Đất đai năm 2003 đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế và ổn định chính trị, xã hội và đã thể hiện những quan điểm đổi mới của Đảng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Một là, đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn: Luật Đất đai năm 2003 đã có bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng thúc đẩy phát triển thị trường hàng hoá nông nghiệp, tạo điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đưa sản xuất lớn vào phát triển nông thôn. Tiếp nối những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của 10 năm trước đây (1993 - 2003), chính sách giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài cùng với các quy định hoàn chỉnh về quyền của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp hiện vẫn tiếp tục phát huy vai trò trong sản xuất nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng lên, có một số nơi đạt tới 100 - 140 triệu đồng/ha. Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới, quỹ đất sản xuất nông nghiệp đã được khoanh định một cách hợp lý theo nguyên tắc bảo vệ quỹ đất trồng lúa, đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ lương thực trong nước, có dự trữ chiến lược và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo, nông sản hàng đầu thế giới. Với việc giao đất, cho thuê đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản đã tạo động lực cho người sản xuất yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, nhờ đó ngành thuỷ sản từng bước phát triển và trở thành ngành chủ lực trong nông nghiệp. Sản lượng thủy hải sản không ngừng tăng lên (năm 2000 sản lượng thủy sản đạt 2,25 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 590 nghìn tấn; năm 2005 đạt 3,43 triệu tấn, trong đó nuôi trồng là 1,44 triệu tấn và năm 2010 tăng lên 5,13 triệu tấn, trong đó nuôi trồng là 2,7 triệu tấn).Chính sách, pháp luật đất đai đã đóng góp tích cực và hiệu quả trong việc khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng trồng kinh tế. Việc giao đất, giao rừng đã góp phần ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng nghiêm trọng. Đất lâm nghiệp trong 10 năm qua liên tục tăng, diện tích đất lâm nghiệp tăng góp phần nâng độ che phủ từ 35,2% năm 2000 lên 38,8% năm 2010. Diện tích đất chưa sử dụng của cả nước từng bước được khai thác đưa vào trồng rừng một cách hợp lý, vừa đảm bảo yêu cầu cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ môi trường.
Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn đã khuyến khích việc tích tụ ruộng đất để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá và quá trình này đã từng bước diễn ra gắn với phần công lại lao động trong nông thôn, nông nghiệp trên cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại. Việc cấp giấy chứng nhận đã tạo điều kiện cho người dân thế chấp, vay vốn mở rộng sản xuất nền nông nghiệp hàng hoá lớn. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã có một số trang trại có quy mô tới hàng chục ha đến trên một trăm ha. Hiệu quả kinh tế của tích tụ ruộng đất đã góp phần tăng nguồn thu ngân sách địa phương và thay đổi diện mạo của nông thôn mới. Tuy nhiên, quá trình tích tụ ruộng đất đang diễn ra phổ biến là quy mô nhỏ, hầu như chỉ sử dụng lao động gia đình là chính. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi thị trường sản xuất hàng hoá nông nghiệp, tình hình tích tụ ruộng đất phát triển mạnh, các hộ sử dụng đất có mức trên 03 ha cũng không nhiều (An Giang: hộ có 03 - 05 ha chỉ chiếm 6,14%, trên 05 ha có 2,17%, chủ yếu là hộ có 01 - 02 ha, chiếm 32,36%). Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc và đồng bằng Sông Hồng tích tụ ruộng đất phát triển chậm hơn.
Mặc dù đã có tác động tích cực, song do quy định về thời hạn, hạn mức sử dụng đất nông nghiệp nên quá trình tập trung, tích tụ đất đai vẫn còn hạn chế như diện tích đất tập trung, tích tụ được chưa đủ lớn để đầu tư cơ giới hoá, hiện đại hoá sản xuất, phát triển sản xuất hàng hoá trên quy mô lớn trong nông nghiệp.
Hai là, đối với phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị và dịch vụ: Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, bước đầu đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nhu cầu đô thị hoá. Diện tích đất dành cho phát triển đô thị tăng nhanh (giai đoạn 2001 - 2010, đất đô thị tăng thêm 368 nghìn ha, bình quân tăng 36 nghìn ha/năm) đã hình thành hệ thống mạng lưới đô thị phân bố tương đối hợp lý trên các vùng lãnh thổ cả nước. Diện tích đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp gần 98 nghìn ha (trong đó diện tích đất khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập là 63 nghìn ha); giai đoạn 2006 - 2010, bình quân mỗi năm tăng 9,4 nghìn ha.
Tuy nhiên, việc bố trí các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu dân cư chưa hợp lý, nhiều nơi còn bố trí vào diện tích đất trồng lúa, gây lãng phí trong đầu tư và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Diện tích đất cho phát triển đô thị tăng nhanh, nhưng cơ cấu sử dụng đất chưa hợp lý, đất ở chiếm tỷ lệ cao và chủ yếu là nhà ở phân lô theo hộ gia đình độc lập. Đất công trình hạ tầng xã hội như văn hoá, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục thể thao vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ theo nhu cầu.
Ba là, phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản: luật đất đai năm 2003 và các pháp luật khác có liên quan được ban hành đã làm thay đổi căn bản thị trường bất động sản nói chung, thị trường quyền sử dụng đất nói riêng. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất nói riêng. Thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất là cơ bản bước đầu đã tạo lập được cơ chế hoạt động, phát triển tương đối đồng bộ. Giao dịch về quyền sử dụng đất từng bước đi vào nền nếp. Tổ chức phát triển quỹ đất, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Quỹ phát triển đất, tổ chức môi giới, định giá, tư vấn pháp lý, tín dụng, sàn giao dịch được hình thành và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp, hỗ trợ tích cực cho thị trường bất động sản. Thị trường quyền sử dụng đất vận hành đã góp phần tạo nguồn thu cho ngân sách và trở thành một trong những nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguồn thu từ đất tăng dần qua các năm, đặc biệt từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành (thu cho ngân sách nhà nước năm 2005 đạt gần 18 nghìn tỷ đồng, năm 2006 đạt gần 21 nghìn tỷ đồng, năm 2007 đạt gần 37 tỷ đồng, năm 2008 đạt trên 40 nghìn tỷ đồng, năm 2009 đạt gần 47 nghìn tỷ đồng và năm 2010 đạt trên 54 nghìn tỷ đồng).
Tuy nhiên, trong thực tế Nhà nước chưa thực hiện được vai trò điều tiết để ổn định được thị trường bất động sản nguồn thu còn bị thất thoát; giá thành sản phẩm đầu ra hiện chưa phù hợp với thực tế nền kinh tế, thu nhập của người dân và còn do doanh nghiệp đầu tư bất động sản quyết định, Nhà nước không can thiệp được.
Bốn là, đối với các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường: Giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương và giải pháp lớn để phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Chính sách, pháp luật về đất đai với tầm ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt của đời sống xã hội đã có những đóng góp tích cực trong việc giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an sinh xã hội. Đã tạo được nhiều việc làm, ổn định đời sống cho người dân thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch quỹ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đặc biệt là chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đã góp phần ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, giải quyết hài hoà lợi ích của Nhà nước, của người có đất bị thu hồi và nhà đầu tư. Quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được đảm bảo thông qua các chính sách pháp luật và các tổ chức thực hiện các quy định về công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, thủ tục hành chính...
Thực hiện có hiệu quả chương trình "xoá đói giảm nghèo" thông qua các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở cho các hộ dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (giai đoạn 2006 - 2010 đã hỗ trợ hơn 1.500 ha đất cho gần 72.000 hộ và hỗ trợ 30.000 ha đất sản xuất nông nghiệp cho hơn 83.500 hộ); chính sách giao đất không thu tiền đối với đất sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất ở, công nhận quyền sử dụng đất và chính sách miễn giảm các loại thuế liên quan đến đất đai cho các hộ nghèo... góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của nước ta từ 18,1% năm 2006 xuống 9,45% năm 2010; đưa nước ta từ nước nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình.
Bảo đảm quỹ đất cần thiết để xây dựng các công trình y tế, văn hoá, giáo dục - đào tạo, thể dục - thể thao... đồng thời có các chính sách ưu đãi như miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, miễn, giảm thuế liên quan đến đất đai để thực hiện các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hoá. Thực hiện chính sách ưu đãi với người có công với cách mạng, người có thu nhập thấp, học sinh, sinh viên... thông qua chính sách ưu đãi về miễn, giảm tiền sử dụng đất, thuế, phí, lệ phí và các chính sách khác có liên quan.
Trong công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã bố trí quỹ đất hợp lý cho quy hoạch các khu xử lý chất thải, rác thải đặc biệt là ở các đô thị và khu vực phát triển nông nghiệp, có kế hoạch và giải pháp khuyến khích nhân dân bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh diện tích đất trống đồi núi trọc giảm nguy cơ xói mòn, rửa trôi đối với đất đai, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và biến đổi khí hậu. Mặt khác, việc tiếp tục thực hành chính sách giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài đã khuyến khích người dân yên tâm đầu tư cải tạo, bồi bổ đất giảm nguy cơ suy thoái ô nhiễm đất nông nghiệp bảo vệ được môi trường sinh thái.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình vận hành Luật Đất đai 2003 còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế chủ yếu.
Một là, về thực hiện quyền của người sử dụng đất (i) việc thực hiện quy định về quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và quy định về quyền, nghĩa vụ sử dụng đất của chủ thể nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tại nhiều địa phương còn vướng mắc, lúng túng và không thống nhất; tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp đất đai khó giải quyết sau này, (ii) quy định chỉ có quyền thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam và quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài không có quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư cũng làm hạn chế việc huy động nguồn vốn đầu tư cho thị trường bất động sản, (iii) cơ chế quản lý, trình tự, thủ tục hành chính thực hiện các quyền của người sử dụng đất còn gây phiền hà cho người dân, không tạo điều kiện cho việc phát triển thị trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản, (iv) cơ chế bảo hộ quyền lợi của các bên liên quan trong các giao dịch về quyền sử dụng đất thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp. Tình trạng giao dịch ngầm vẫn diễn ra khá phổ biến, nhà nước chưa quản lý được và thất thu thuế.
Hai là, về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, (i) chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở một số địa phương chưa cao, chưa có dự báo chính xác về nhu cầu đất dẫn đến tình trạng phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. (ii) việc quản lý, thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt còn bị buông lỏng, chưa kiểm tra giám sát thường xuyên chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý, tình trạng dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép mặc dù trong thời gian gần đây đã được chấn chỉnh nhưng còn xảy ra ở một số địa phương nên khi triển khai quy hoạch thì chi phí bồi thường vượt quá dự kiến ban đầu, không hợp lý về mặt kinh tế trong đầu tư dự án hoặc không đủ khả năng triển khai quy hoạch. Nhiều khu vực quy hoạch đã công bố sẽ thu hồi đất và đã quá thời hạn 3 năm kể từ ngày công bố nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoạc hủy bỏ quy hoạch. (iii) quy định về lập quy hoạch sử dụng đất Quy định về thời điểm triển khai lập quy hoạch, kế hoạch chưa phù hợp với thời điểm công bố chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương, trong khi nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất lại căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gây ra "khoảng trống" về quy hoạch như trong thời gian vừa qua, việc quy định thời hạn hoàn việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong năm cuối của kỳ quy hoạch trước đó đối với cả 4 cấp gây khó khăn, áp lực cho các địa phương, đặc biệt là các địa phương còn khó khăn về nhân lực, vật lực để thực hiện công tác này, (iv) mặc dù quy hoạch chỉnh trang phát triển đô thị đã được quy định tại Điều 82 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP nhưng các địa phương không triển khai được trong thực tế (trừ thành phố Đà Nẵng).
Ba là, về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, (i) tiến độ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng còn kéo dài đối với một số dự án lớn, công trình theo tuyến sử dụng đất liên quan đến nhiều địa phương, (ii) do đo đạc, kiểm đếm để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi có quyết định thu hồi đất khó thực hiện trong thực tế, tình trạng người bị thu hồi đất không hợp tác để thực hiện đo đạc, kiểm đếm, (iii) cơ chế tự thoả thuậnh giữa nhà đầu tư với người sử dụng đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế đã giảm sức ép từ các cơ quan hành chính trong việc thu hồi đất nhưng nhiều dự án không thoả thuận được đủ diện tích để thực hiện dự án theo quy hoạch, đồng thời giá thoả thuận thường cao hơn giá bồi thường, (iv) một số khu tái định cư chất lượng còn thấp, không đồng bộ về hạ tầng, chưa đảm bảo có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Nhiều địa phương chưa lập khu tái định cư đã thực hiện thu hồi đất ở, thậm chí có những dự án mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà ở nhiều năm mà vẫn chưa được bố trí vào khu vực tái định cư, (v) việc giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa xử lý hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa người sử dụng đất, Nhà nước và nhà đầu tư, (vi) việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (đất đã giao cho nhà đầu tư nhưng không sử dụng, chậm sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không có hiệu quả) chưa thực hiện được tại nhiều địa phương.
Bốn là, về giá đất, (i) giá đất trong bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành thấp hơn nhiều so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường; trong khi đó, việc xác định giá đất cụ thể sát với giá chuyển nhượng thực tế trên t hị trường để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hoá doanh nghiệp thực hiện còn hạn chế, (ii) khung giá các loại đất do Chính phủ quy định phân theo 3 vùng (đồng bằng, trung du, miền núi) là quá lớn, chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các vùng trong cả nước, (iii) chưa rạch ròi giữa định giá đất để tính thuế với định giá đất để phục vụ thị trường quyền sử dụng đất như giao đất, cho thuê đất, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất, (iv) chưa phân biệt sự khác nhau giữa giá đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất với giá đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, (v) các loại thuế liên quan đến sử dụng đất trong thời gian dài vẫn tính theo quy định trước khi có Luật Đất đai năm 2003, do vậy nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất không tương xứng với quyền của họ trong thực hiện các giao dịch đất đai, sử dụng đất phi nông nghiệp có diện tích lớn, dẫn đến tình trạng "nhà hoang, đất hoang", lãng phí đất đai.
Không có việc j khó chỷ sợ ziền hem cóa!!
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ
NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
VÀ MỘT SỐ TỒN TẠI HẠN CHẾ