Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triền kinh tế đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả nhanh và có tính bền vững cao. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia đều được lấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn “dân giầu nước mạnh xã hội phồn vinh”. Trong cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới. Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm và “nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông nghiệp” (1). Việt Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2000 “trong GDP tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm 24,3%” (2), chiếm đến 80% dân số sống ở nông thôn và có khoảng trên 70% dân số sống, lao động làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nên đây là một vấn đề đang được, các ngành các cấp quan tâm, coi đó là một giải pháp quan trọng, cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại hoá nông thôn. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, sản xuất chủ yếu vẫn là tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp vẫn còn chưa được chú trọng. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với sự đổi mới của cả nước, nền kinh tế của huyện Quản Bạ trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung cơ bản nền kinh tế của huyện còn mang nặng một nền sản xuất thuần nông, mang tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Theo số liệu nguồn niên giám thống kê huyện quan ba năm 2005, trong lĩnh vực ngành nông nghiệp: ngành trồng trọt chiếm 66,02%; ngành chăn nuôi chiếm 33,22%. Trong nội bộ ngành trồng trọt: tỷ trọng cây lương thực còn chiếm tới 57,4 %; cây công nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc) chiếm 15,75%, cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày (chè, thảo quả,hồng. ) chiếm 15,70%. Để khai thác một cách triệt để các lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện thì chuyển dịch nền cơ cấu KTNN là một vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện nhà tìm ra những giải pháp, bước đi trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất. Em đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
" Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang".
Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang nói riêng.
Mục đích nghiên cứu đề tài là:
Trên cơ sở nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân tích đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, rút ra những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Từ đó đưa ra những quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ trong những năm tới. Nội dung chuyển dịch cơ cấu KTNN nông thôn rất đa dạng, nhưng xuất phát từ tình hình cụ thể của huyện Quan Bạ và nguồn tài liệu để nghiên cứu tham khảo. Vì vậy nhiệm vụ, phạm vi đề tài, từ những căn cứ lý luận thực tiễn, tập trung nghiên cứu các nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 5 năm (2000-2005) để có phương hướng và những giải pháp chuyển dịch cơ cấu và phát triển KTNN của huyện Quản Bạ trong giai đoạn (2006-2010). Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích hệ thống; thống kê kinh tế; tổng hợp, kế thừa những kết quả đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan Trung ương và địa phương.
57 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6038 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TÊN
TRANG
MỤC LỤC……………………………………………………
Giải thích chữ cái viết tắt trong báo cáo chuyên đề thực tập……..
LỜI NÓI ĐẦU……..........................................................................
5
Chương I: NHỮNG LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP……………………………..
7
I. Khái niệm, đặc trưng vai trò vị trí của cơ cấu kinh tế nông nghiệp...
7
1. Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế...
7
2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp...
3. Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp...
4. Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp...
II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…………
12
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tất yếu khách quan..
2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp……………………………………………………
3. Yêu cầu xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá CNH và HĐH…
III. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp……………………………………………………………………...
15
1. Nhân tố điều kiện tự nhiên…………………………………………...
2. Nhân tố kinh tế - xã hội………………………………………………
3. Nhân tố quốc tế.....................................................................
4. Nhân tố tổ chức - kỹ thuật………………………………
IV. Hệ thống chỉ tiêu phản ảnh cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu và hiệu quả cơ cấu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…………………..
18
1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế và hiệu quả cơ cấu kinh tế….
2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế…………………………………………………
3. Những kinh nghiệm chung trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Chương II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG………..
21
I. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện…… ……………...
21
1. Đặc điểm về tự nhiên………………………………………………...
22
2. Đặc điểm về kinh tế xã hội ………………………………………….
25
3. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp………………………..
27
4. Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện………………………………...
28
II. Thực trạng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ ………………………………………………………
29
1. Khái quát thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện……………………………………………………………………….
29
2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành……..
31
3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng lãnh thổ………………………………………………………………………….
III. Đánh giá chung quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Quản Bạ…………………………………………...
35
1. Những thành tựu……………………………………………………...
35
2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân……………………………..
26
Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KTNN CỦA HUYỆN
QUẢN BẠ - TỈNH HÀ GIANG...
38
I. Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang……………………………………...
38
1. Phương hướng và mục tiêu phát triển nông nghiệp ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang đến năm 2010……………………………………….
38
2. Phương hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện QUẢNBẠ đến năm 2010……………………………………….
40
II. Các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp ở huyện Quản Bạ………………………………………..
42
1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá…………………………………………………….
42
2. Giải pháp về thị trường……………………………………………….
43
3. Giải pháp về vốn……………………………………………………...
45
4. Giải pháp về ruộng đất………………………………………………..
46
5. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…………...
47
6. Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp………………………………………………………………………
47
7. Đẩy mạnh công tác khuyến nông…………………………………….
48
8. Các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm giúp cho các hộ nông dân phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hoá……………………….
49
9. Sử dụng hợp lý nguồn nhân lực lao động nông thôn…………………
50
10. Nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức đoàn thể tại địa phương…………………………………………………………..
11. Sự liên kết 4 chủ thể……………………………………………..
50
III. Kiến nghị………………………………………………………..
51
1. Đối với Nhà nước :.........................................................................
2. Đối với Tỉnh : .................................................................................
3. Đối với Ngành : ..............................................................................
4. Đối với Huyện : .............................................................................
Kết luận…………………………………………………………….
53
- Danh mục tài liệu tham khảo...........................................................
56
.
Giải thích chữ cái viết tắt trong chuyên đề
XH: Xã hội
DT: Diện tích
BQ: Bình quân
CN: Công nghiệp
HTX: Hợp tác xã
GDP: Giá trị tổng sản phẩm
SLLT: Sản lượng lương thực
KTNN: Kinh tế nông nghiệp
CN- XD: Công nghiệp - Xây dựng
TM-DV DL: Thương mại- Dịch vụ du lịch
CNH - HĐH: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
TN - KT - XH: Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội
KH - CN - KT: Khoa học - Công nghệ - Kỹ thuật
NN - CN - DV: Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ
CN - XD - GTVT: Công nghiệp - Xây dựng - Giao thông vận tải
lđ: Lao động
tr. đồng: Triệu đồng
đvdt: Đơn vị diện tích
LỜI NÓI ĐẦU
Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triền kinh tế đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan tâm hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả nhanh và có tính bền vững cao. Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia đều được lấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn “dân giầu nước mạnh xã hội phồn vinh”. Trong cơ cấu nền kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới. Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những vấn đề cần đặc biệt quan tâm và “nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông nghiệp” (1). Việt Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2000 “trong GDP tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm 24,3%” (2), chiếm đến 80% dân số sống ở nông thôn và có khoảng trên 70% dân số sống, lao động làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nên đây là một vấn đề đang được, các ngành các cấp quan tâm, coi đó là một giải pháp quan trọng, cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại hoá nông thôn. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao, sản xuất chủ yếu vẫn là tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi và các dịch vụ trong nông nghiệp vẫn còn chưa được chú trọng. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Cùng với sự đổi mới của cả nước, nền kinh tế của huyện Quản Bạ trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, song nhìn chung cơ bản nền kinh tế của huyện còn mang nặng một nền sản xuất thuần nông, mang tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp. Theo số liệu nguồn niên giám thống kê huyện quan ba năm 2005, trong lĩnh vực ngành nông nghiệp: ngành trồng trọt chiếm 66,02%; ngành chăn nuôi chiếm 33,22%. Trong nội bộ ngành trồng trọt: tỷ trọng cây lương thực còn chiếm tới 57,4 %; cây công nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc) chiếm 15,75%, cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày (chè, thảo quả,hồng... ) chiếm 15,70%. Để khai thác một cách triệt để các lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện thì chuyển dịch nền cơ cấu KTNN là một vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện nhà tìm ra những giải pháp, bước đi trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất. Em đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:
" Những giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Quản Bạ- tỉnh Hà Giang".
Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang nói riêng.
Mục đích nghiên cứu đề tài là:
Trên cơ sở nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân tích đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, rút ra những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Từ đó đưa ra những quan điểm, phương hướng mục tiêu và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Quản Bạ trong những năm tới. Nội dung chuyển dịch cơ cấu KTNN nông thôn rất đa dạng, nhưng xuất phát từ tình hình cụ thể của huyện Quan Bạ và nguồn tài liệu để nghiên cứu tham khảo. Vì vậy nhiệm vụ, phạm vi đề tài, từ những căn cứ lý luận thực tiễn, tập trung nghiên cứu các nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong 5 năm (2000-2005) để có phương hướng và những giải pháp chuyển dịch cơ cấu và phát triển KTNN của huyện Quản Bạ trong giai đoạn (2006-2010). Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích hệ thống; thống kê kinh tế; tổng hợp, kế thừa những kết quả đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan Trung ương và địa phương.
Với những kiến thức được trang bị, được sự giúp đỡ của PGS.Tiến sĩ: Phan Kim Chiến giảng viên trực tiếp hướng dẫn viết đề tài, các thầy cô trong Khoa Khoa học quản lý Trường Đại học Kinh tế quốc dân, các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện Quản Bạ, cơ quan Văn phòng UBND huyện Quản Bạ nơi thực tập và một số Phòng ban, cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu giúp đỡ để hoàn thành đề tài.
(1). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Tác giả TS. Đinh Phi Hổ, Nhà XB Thống kê - 2003, tr 3
(2). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, tr 149
Chương I : Những lý luận chủ yếu về chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp
“Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất cơ bản giữ vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế ở hầu hết cả nước, nhất là ở các nước đang phát triển. ở những nước này còn nghèo, đại bộ phận sống bằng nghề nông. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng GDP nông nghiệp không lớn, nhưng khối lượng nông sản của các nước này khá lớn và không ngừng tăng lên, đảm bảo cung cấp đủ cho đời sống con người những sản phẩm tối cần thiết đó là: lương thực, thực phẩm. Những sản phẩm này cho dù trình độ khoa học - công nghệ phát triển như hiện nay vẫn chưa có ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước” (1). Qua các vấn đề nêu trên đã chứng minh vai trò quan trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó là một ngành không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia và nhất là đối với các nước đang phát triển.
Đúng như vậy : Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ trước đến nay vẫn giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế của đất nước, là một nước đi lên công nghiệp hoá từ nông nghiệp. Nông nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn của đời sống KTXH bao gồm nhiều ngành, nhiều hoạt động kinh tế của nhiều thành phần kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nơi làm việc và sinh sống của 4/3 dân số và 3/4 lao động của cả nước. Do đó một trong những nội dung cốt lõi của việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là phải xác định hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng tích cực, đáp ứng bước đầu những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên đứng trên quan điểm toàn diện cả nước thì cơ
cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi chưa nhiều, tốc độ chuyển dịch chậm, tỷ lệ đạt chưa thực hợp lý để tạo ra sự thay đổi đặc biệt trong cơ cấu kinh tế quốc dân và phân công lao động xã hội.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trên cơ sở đó để tìm ra những phương hướng và giải pháp phù hợp nhằm góp phần làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng nhanh hơn và hiệu quả hơn, đối với cả nước nói chung và từng địa phương vùng lãnh thổ nói riêng là rất quan trọng.
I. Khái niệm, đặc trưng vai trò, vị trí của cơ cấu kinh tế nông nghiệp
1.Cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
1.1. Cơ cấu kinh tế :
“Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ chủ yếu về chất lượng và số lượng tương đối ổn định của các yếu tố về kinh tế hoặc các bộ phận cấu thành của nền sản xuất xã hội trong những điều kiện và thời gian nhất định.”
(1) Giáo trình chính sách kinh tế xã hội-Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà XB KHKT-Hà Nội (tr273)
“Cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân là hình thức cấu tạo bên trong của nền KTQD, đó là tổng thể các quan hệ chủ yếu về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Nền KTQD dưới giác độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều loại cơ cấu khác nhau, có mối quan hệ chi phối lẫn nhau trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Những loại cơ cấu kinh tế cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của nền KTQD bao gồm: Cơ cấu ngành và nội bộ ngành sản xuất. Loại cơ cấu này phản ánh số lượng và chất lượng cũng như tỷ lệ giữa các ngành và sản phẩm trong nội bộ ngành của nền KTQD. Nền KTQD là một hệ thống sản xuất bao gồm những ngành lớn như :
Công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ. Trong mỗi ngành lớn lại hình thành ngành nhỏ hơn thường gọi là các ngành kinh tế – kỹ thuật. Ví dụ trong nông nghiệp thì có lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp....” (1).
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi thành phần và quan hệ tỷ lệ giữa các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành của một hệ thống kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế xã hội. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi lao động xã hội theo những hướng nhất định”.
Cơ cấu kinh tế không thể cố định lâu dài, mà phải có những chuyển dịch cần thiết thích hợp với sự biến động của điều kiện TN- KT- XH. Sự duy trì quá lâu hoặc sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế mà không dựa vào những biến đổi của điều kiện TN- KT- XH đều gây nên những thiệt hại về kinh tế. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu kinh tế không chỉ là mục tiêu mà chỉ là phương tiện của việc tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy có nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không, chuyển dịch nhanh hay chậm, không phải là sự mong muốn chủ quan mà phải dựa vào mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế xã hội như thế nào. Điều này cần thiết cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi nước và riêng cho cả các vùng, các doanh nghiệp trong đó có cơ cấu KTNN.
2. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
2.1.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
Cơ cấu KTNN là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Cơ cấu KTNN là một tổng thể các quan hệ kinh tế đó là các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng, chất lượng và các quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các bộ phận cấu thành nền nông nghiệp bao gồm các ngành sản xuất nông lâm nghiệp, các vùng sản xuất nông nghiệp và các thành phần kinh tế trong nông nghiệp.
(1). Giáo trình Chính sách KT - Xã hội. Trường ĐH Kinh tế quốc dân. NXB KH kỹ thuật HN- 2000 tr 273
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp :
“Là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ về mặt lượng các thành phần, các yếu tố và các bộ phận hợp thành kinh tế nông nghiệp theo một xu hướng nhất định”.
Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng không phải là bất biến mà sẽ vận động phát triển và chuyển hóa từ cơ cấu kinh tế cũ sang cơ cấu kinh tế mới. Sự chuyển dịch đó đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những bậc thang nhất định của sự phát triển. Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi lượng đã tích luỹ đến độ nhất định tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất. Đó là quá trình chuyển hóa dần từ cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệu quả hơn. Tất nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu KTNN nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa quan trọng. Do vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN là qúa trình làm thay đổi cấu trúc và các mối quan hệ của hệ thống KTNN theo một chủ định và định hướng nhất định, nghĩa là đưa hệ thống KTNN đến trạng thái phát triển tối ưu đạt được hiệu quả, thông qua các tác động điều khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan.
Vai trò, vị trí của chuyển dịch cơ cấu KTNN nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm của xã hội, nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trường, tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và bộ mặt nông nghiệp nói riêng, đồng thời tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hóa cao, thâm canh tiên tiến và các ngành liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
3.Nội dung cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Nội dung của cơ cấu KTNN bao gồm : cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kỹ thuật. Sự phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỷ mỷ thì sự phân công chia ngành càng đa dạng và sâu sắc. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người trong thời gian dài kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển, những nước kém phát triển tỷ trọng trong trồng trọt trong nông nghiệp chiếm rất cao, đại bộ phận nông dân chủ yếu tham gia lao động trồng trọt chỉ có số ít là kết hợp và chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học- kỹ thuật đặc biệt sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, cơ cấu KTNN được cải biến nhanh chóng theo hướng sản xuất hàng hoá, CNH, HĐH.
3.1.Cơ cấu ngành
Trong nông nghiệp không chỉ bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi nó còn gồm cả ngành lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Do vậy trong cơ cấu ngành còn phải xét tới sự chuyển dịch của ngành lâm nghiệp và ngành dịch vụ. Cơ cấu nghành của KTNN bao gồm các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong mỗi nhóm ngành lại được chia thành những ngành hẹp hơn. Trong trồng trọt lại chia thành cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu... Trong lĩnh vực chăn nuôi được phân chia thành: đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm.... Kinh nghiệm trong nước và thế giới cho thấy chuyển dịch cơ cấu KTNN mang tính qui luật: từ trồng trọt mở ra lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, sản