Kể từ khi thị trường chứng khoán xuất hiện cách đây hơn hai thế kỷ, thì công việc đầu tư chứng khoán là một ngành kinh doanh được coi là đơn giản nhất bởi ai cũng có thể đầu tư kinh doanh, đầu tư ít hay nhiều có thể tùy theo sức mạnh về tài chính của mình, và với những thủ tục cũng không mấy là khó khăn. Ở các nước phát triển, có rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán, có những nước có tới hơn 50% số dân trưởng thành đầu tư vào chứng khoán.
Tuy nhiên trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào thì cũng có đầy rẫy những rủi ro, kinh doanh càng dễ, lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng càng nhiều và mức độ rủi ro càng cao hơn. Kinh doanh chứng khoán là một trong lĩnh vực kinh doanh thường phải đối mặt với rất rất nhiều rủi ro. Và cho đến nay đã có rất nhiều những nhà tài phiệt, nhà kinh doanh, nhà toán học, nhà tin học đã lao vào nghiên cứu nhằm tìm ra một thứ công cụ giúp họ "bắt mạch" thị trường một cách chính xác, nhưng đều đã không thành công. Các công cụ tiên đoán dựa vào moving average, on balance volume hay stochastic oscillator đều chỉ cho kết quả tương đối.
Trên thị trường chứng khoán hiện nay có hai dạng chủ yếu là chứng khoán niêm yết (thị trường giao dịch cổ phiếu tập trung) và chứng khoán OTC (thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung).
Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày về khía cạnh thị trường chứng khoán phi tập trung-OTC, với những rủi ro mà nhà đầu tư trong thị trường này thường xuyên phải đối mặt và kèm theo những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, chúng tôi hy vọng các bạn có thể nhận diện ra những rủi ro đó và trở thành người thành công trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán.
15 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4942 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những rủi ro trên thị trường chứng khoán OTC và Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh doanh chứng khoán OTC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Mục lục ……………………………………………………………………. . 1
Lời mở đầu…………………………………………………………………... 2
Thị trường chứng khoán OTC là gì? ................................................... 3
Các loại cổ phiếu OTC…………………………………………….. … 5
Những rủi ro trên thị trường chứng khoán OTC…………………… .. 8
Một vài ví dụ điển hình về những thất bại trong
việc kinh doanh chứng khoán OTC………………………………………… .. 11
Những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong kinh
doanh chứng khoán OTC……………………………………………………… 13
Kết luận……………………………………………………………… 15
LỜI GIỚI THIỆU
Kể từ khi thị trường chứng khoán xuất hiện cách đây hơn hai thế kỷ, thì công việc đầu tư chứng khoán là một ngành kinh doanh được coi là đơn giản nhất bởi ai cũng có thể đầu tư kinh doanh, đầu tư ít hay nhiều có thể tùy theo sức mạnh về tài chính của mình, và với những thủ tục cũng không mấy là khó khăn. Ở các nước phát triển, có rất nhiều người đầu tư vào chứng khoán, có những nước có tới hơn 50% số dân trưởng thành đầu tư vào chứng khoán.
Tuy nhiên trong bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào thì cũng có đầy rẫy những rủi ro, kinh doanh càng dễ, lợi nhuận càng cao thì rủi ro cũng càng nhiều và mức độ rủi ro càng cao hơn. Kinh doanh chứng khoán là một trong lĩnh vực kinh doanh thường phải đối mặt với rất rất nhiều rủi ro. Và cho đến nay đã có rất nhiều những nhà tài phiệt, nhà kinh doanh, nhà toán học, nhà tin học đã lao vào nghiên cứu nhằm tìm ra một thứ công cụ giúp họ "bắt mạch" thị trường một cách chính xác, nhưng đều đã không thành công. Các công cụ tiên đoán dựa vào moving average, on balance volume hay stochastic oscillator đều chỉ cho kết quả tương đối.
Trên thị trường chứng khoán hiện nay có hai dạng chủ yếu là chứng khoán niêm yết (thị trường giao dịch cổ phiếu tập trung) và chứng khoán OTC (thị trường giao dịch cổ phiếu phi tập trung).
Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày về khía cạnh thị trường chứng khoán phi tập trung-OTC, với những rủi ro mà nhà đầu tư trong thị trường này thường xuyên phải đối mặt và kèm theo những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, chúng tôi hy vọng các bạn có thể nhận diện ra những rủi ro đó và trở thành người thành công trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN OTC LÀ GÌ?
Thị trường OTC hay còn gọi là thị trường phi tập trung được viết tắt theo cụm từ tiếng Anh là “Over the Counter”, là thị trường trao đổi mua bán chứng khoán như sàn giao dịch chứng khoán nhưng chỉ khác điều là những chứng khoán không niêm yết và không tập trung vào 1 địa điểm giao địch như thị trường sàn giao dịch, mà dựa vào một hệ thống vận hành theo cơ chế chào giá cạnh tranh và thương lượng thông qua sự trợ giúp của các phương tiện thông tin. Thị trường OTC không có một không gian giao dịch tập trung. Thị trường này thường được các công ty chứng khoán cùng nhau duy trì, việc giao dịch và thông tin được dựa vào hệ thống điện thoại và Internet với sự trợ giúp của các thiết bị đầu cuối.
Các chứng khoán được niêm yết sẽ chịu nhiều ràng buộc như sự theo dõi khắc khe của nhà nước- phải có vốn pháp định cao và phải công khai tài chính công ty rõ ràng... và cũng có nhiều cái lợi nữa. Vì thế, thị trường OTC thoáng hơn, dễ hơn nhiều so với thị trường giao dịch tập trung.
Một số đặc trưng cơ bản:
Nhà đầu tư và tổ chức của các nhà đầu tư: Việc tham gia thị trường OTC rất đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường không phải là độc lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau.
Hàng hoá của thị trường: là các loại cổ phiếu của các doanh nghiệp cổ phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt.
Thu thập thông tin:
Để mua chứng khoán trên thị trường OTC, Nhà Đầu Tư thường tìm kiếm thông tin từ các nguồn như:
Thông tin từ các báo cáo tài chính (BCTC): nhìn chung, các Công Ty Cổ Phần chưa niêm yết không có Báo Cáo Tài Chính được kiểm toán. Do những mục đích khác nhau mà doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách kế toán, BCTC. Mặt khác, việc có được một bản BCTC của doanh nghiệp đối với một người bình thường là điều không hề đơn giản, nhất là trong điều kiện mà ngay bản thân doanh nghiệp không biết thông tin nào nên công bố, thông tin nào không nên. Do đó, việc thu thập thông tin từ doanh nghiệp qua con đường chính thức khá khó khăn, nếu nhà đầu tư không có những mối liên hệ nhất định với công ty đó.
Thu thập thông tin qua các cơ quan chức năng: Theo quy định, doanh nghiệp phải báo cáo tình hình hoạt động cho cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư). Tuy nhiên, việc tuân thủ quy định này của các doanh nghiệp không thực sự nghiêm túc hoặc các thông tin cũng rất chung chung. Và các cơ quan chức năng cũng không có tránh nhiệm và nghĩa vụ công bố các thông tin của doanh nghiệp. Vì vậy, việc có được thông tin từ các cơ quan này gần như là bất khả thi đối với nhà đầu tư. Ngoài ra, còn có một tổ chức lưu trữ thông tin về các doanh nghiệp, đó là Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) thuộc Ngân hàng Nhà nước. Trung tâm này lưu trữ thông tin cơ bản của các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, tính cập nhật của các thông tin này không cao.
Thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng: khi không thể thu thập thông tin về doanh nghiệp từ các đầu mối thông tin nêu trên, nhà đầu tư có thể thu thập thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, nhược điểm của nguồn dữ liệu này là rời rạc, độ tin cậy không cao.
Thu thập thông tin từ các nguồn khác: thông tin từ những hội, nhóm kinh doanh chứng khoán, thông tin không chính thức từ bên trong doanh nghiệp… Nhìn chung, các nguồn thông tin nêu trên không đủ căn cứ vững chắc và không chính xác đểnàh đầu tư ra quyết định. Nhưng trong thực tế, các chứng khoán vẫn được mua bán, chuyển nhượng, thậm chí, tại những thời điểm cao trào, nhiều loại chứng khoán được mua bán, chuyển nhượng rất sôi động.
Phương thức mua bán, giao dịch
Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo cơ chế thị trường.
Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua - bán chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam.
Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì trong tương lai, phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua - bán.
Có 2 kiểu mua bán OTC khi làm giấy , thủ tục:
Kiểu 1: Người mua có thể cầm hết giấy tờ , sổ sách ( nếu đã có ) liên quan tới cổ phiếu , và viết giấy tờ sang tay cùng với những những điều khoản mà em đã viết ở bài viết trên , sau đó người mua sẽ cầm và trao hết tiền cho người bán , việc mua bán này không cần phải ra nơi phát hành làm thủ tục, người mua không cần sang tên chuyển nhượng ngay đứng tên mình mà cầm luôn cổ phiếu đứng tên người bán để sau này khi tìm được khách mua sẽ bán lại và tiện thể bán cái luôn cho người thứ 3 , lúc đó mình sẽ làm người trung gian vừa vừa đỡ mất thời gian mà chuyển luôn cho người khác và mình chỉ làm cầu nối giữa hai người mua bán đó , tới khi người mua thứ 3 cần sang tên chuyển nhượng đúng tên người ta thì mình sẽ hợp tác cùng hoàn thành thủ tục chuyển nhượng sang tên cho người ta , kiểu này thích hợp cho những người mua qua bán lại liên tục , cứ lên vài giá là bán , còn người chơi và giữ lâu dài không phù hợp , vì tính chắc chắn không cao , lý do là nếu để lâu mà chưa sang tên mình nếu muốn sang tên mình thì cần phải tìm lại người bán, nếu người bán vẫn còn ở đó hay vẫn còn tồn tại trên trái đất này , chưa đi đâu xa thì còn dễ liên lạc . nếu để lâu không liên lạc nhỡ người bán chuyển đi nơi khác hay ra nước ngoài định cư thì sẽ rất khó khăn cho người mua trong quá trình sang tên , vì phải cần đúng chữ ký cuả người bán, hoặc ít ra cũng phải có giấy uỷ quyền.
Kiểu 2: Người mua và người bán sau khi đã thoả thuận giá cả thì tốt nhất là ra ngay nơi đã khai sinh ra cổ phiếu đó ( nơi phát hành ) và làm thủ tục chuyển nhượng sang tên luôn cho người mua đảm bảo sự an toàn việc này chỉ tiến hành chậm nhất là vài ngày thì người mua sẽ cầm được cổ phiếu đứng tên mình và sẽ được hưởng các lợi ích kể từ ngày mua bán !
Mua bán OTC thì không nhất thiết là mở tài khoản và giao dịch mà có thể trao tiền tươi , chứ không phải là hình thức đặt lệnh như bác và trao đổi qua tài khoản như bạn nghĩ như trên sàn giao dịch, mua bán OTC phổ biến là hình thức mua bán giữa 2 cá nhân với nhau, chứ không phải là mua bán giữa cá nhân với 1 cty chứng khoán hay là PVFC ( nơi nhận phát hành cổ phiếu Uỷ thác ) , cho nên người mua và bán trao tiền tươi cho nhau , hoặc có thể chuyển vào tài khoản cho nhau khi đã thoả thuận xong giá mua bán, đôi khi nơi phát hành ra loại cổ phiếu đó cũng bán ra ( vì họ cũng đã mua từ trước ) lúc này là giao dịch giữa cá nhân và cty ck , bác có thể mang tiền mặt tới đó mua , và cũng có thể chuyển tiền vào tài khoản của cty đó họ sẽ bán cổ phiếu cho bác ( cổ phiếu này là cổ phiếu OTC ).
CÁC LOẠI CỔ PHIẾU OTC.
Có 3 loại là: Cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu ủy thác và cổ phiếu trực tiếp.
Cổ phiếu ưu đãi
Đây là loại cổ phiếu được bán cho cán bộ công nhân viên trong cty A khi cty A phát hành , công nhân viên sẽ được mua với giá 60% so với giá đấu bình quân khi cty đó đấu giá , theo luật thì 3 năm loại cổ phiếu ưu đãi này mới được giao dịch chuyển nhượng và sang tên , nhưng tùy theo chính sách của mỗi cty mà có thể cho phép sang tên chuyển nhượng trước thời hạn qui định là 3 năm , có thể là 1 năm đã được sang tên vì cty đó vừa phát hành bán đấu giá được 1 năm mà đã có quyết định lên sàn giao dịch thì sẽ được sang tên và lên sàn giao dịch như những cổ phiếu khác, thường thì giá của loại cổ phiếu ưu đãi thấp hơn 10 đến 15 giá( vì đây là loại cổ phiếu số lượng ít và không được sang tên khi chưa được phép ) so với các loại cổ phiếu khác đang lưu hành được cho phép chuyển nhượng bất cứ lúc nào , cổ phiếu ưu đãi còn được gọi là cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng , sau khi đấu giá khoảng 4 tháng thì cty sẽ cấp sổ cho loại cổ phiếu này và đứng tên người được mua lúc đầu , nếu có người khác muốn mua lại cổ phiếu này thì chỉ cầm sổ cuả người bán và giao hết tiền , cho đến khi nào cty cho phép chuyển nhượng sang tên thì người bán sẽ làm thủ tục chuyển nhượng sang tên cho người mua , hai bên sẽ viết giấy tay chuyển nhượng cùng với các điều khoản viết trong tờ giấy mua bán như :
Người bán tức là bên A , người mua tức là bên B : Bên A cam kết sẽ giao toàn bộ giấy tờ , sổ cổ đông cho bên B sau khi bên B đã giao hết tiền cho bên A . + Bên A cam kết sẽ có trách nhiệm kết hợp với bên B để hoàn thành thủ tục chuyển nhượng và làm thụ tục sang tên cho bên B khi cty cổ phần cho phép chuyển nhượng.
Kể từ ngày giao dịch mua bán bên B sẽ được hưởng tất cả những ưu đãi hay đặc quyền mà cty cổ phần mang lại cho cổ đông như : Cổ tức , phát hành thêm cổ phiếu theo hình thức chia cho cổ đông hiện hữu , quyền được chia cổ tức trước so với các loại cổ phiếu khác ....
Khi cty cho phép chuyển nhượng thì người mua và bán sẽ kết hợp với nhau để điền vào Form chuyển nhượng của cty và mang tới văn phòng chuyên trách về vấn đề cổ phiếu , họ sẽ làm cho , thường là phòng kế toán ! Cổ phiếu ưu đãi phù hợp cho những người có tiền và dự định đầu tư lâu dài , sẽ có lợi
Cổ phiếu ủy thác :
Khi cty phát hành bán cổ phiếu thì cty đó sẽ không tự mình làm mà phải phụ thuộc vào các cty chứng khoán để tư vấn và phát hành cho cty đó , đánh vào tâm lý lo ngại cuả nhiều nhà đầu tư mới chưa hiểu nhiều về cổ phiếu không giám tự mình đi đấu giá , nếu đấu giá cao quá thì bị hớ , đấu giá thấp quá thì không trúng sẽ mất đi 1 cơ hội trong khi số tiền nhàn rỗi chưa biết để vào đâu , chính vì vậy đã có những cty chứng khoán hay tổ chức tài chính sẽ thay mặt nhà đầu tư đấu giá , tức là nhà đầu tư sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào cty hay tổ chức này , vì là tổ chức và cty ck nên số lượng nhà đầu tư uỷ thác đấu giá cho cty này là rất nhiều , và với số lượng uỷ thác đấu giá với số lượng lớn này thì cty hay tổ chức uỷ thác sẽ đấu sát giá hơn , và khả năng trúng gần với giá đấu bình quân là rất cao , nhà đầu tư có thể yên tâm , sau khi đã đấu giá xong cty ck này sẽ chia lại theo số lượng đăng ký cuả nhà đầu tư , nhà đầu tứ sẽ phải trả cho cho cty ck này 1 vài khoản tiền như : tiền phí uỷ thác đầu tư thường là 1% - 2% so với số lượng và giá nhà đầu tư mua , tiền phí quản lý cổ phiếu hàng năm , và phí chuyển nhượng sang tên , ct y nhận làm việc uỷ thác đầu tư được biết đến nhiều nhất hiện nay là PVFC - PetroVietNam Financial company
Khi mua bán loại cổ phiếu uỷ thác thì người mua và bán sẽ gặp nhau và dắt nhau ra cty PVFC này để PVFC xác nhận và sẽ thực hiện quyền chuyển nhượng sang tên cho người mua , trước khi mua bán người bán phải trả hết các loại phí cho PVFC và PVFC sẽ sang tên cho người mua .
Thủ tục mua bán loại cổ phiếu uỷ thác là người mua và bán sẽ viết giấy tay với nhau , người mua sẽ trả cho người bán 10% tổng giá trị giao dịch và hẹn 3 ngày sau , hoặc là hơn , cho đến khi người mua đã nhận được cổ phiếu mang tên mình thì người mua sẽ trả hết tiền cho người bán , tức là giai đoạn này PVFC sẽ tiến hành thủ tục sang tên
Cam kết trong giấy tay : Cũng như các điều khoản như loại cổ phiếu ưu đãi và thêm là : Trong thời gian tiến hành thủ tục chuyển nhượng nếu người bán huỷ bỏ hợp đồng mua bán ( tức là không bán nữa ) thì người bán sẽ mất gấp đôi số tiền đặt cọc , nếu người mua mà không mua nữa thì người mua sẽ mất toàn bộ số tiền đặt cọc, người mua cam kết sẽ giao hết tiền cho người bán khi người bán đã giao sổ cổ đông, hợp đồng và toàn bộ giấy tờ liên quan tới cổ phiếu cho người mua , tỷ lệ đặt cọc cũng tuỳ thuộc vào giao kèo giữa 2 bên
Cổ phiếu trực tiếp :
Là loại cp mà người mua trực tiếp đi đấu giá mà không phụ thuộc uỷ thác vào các tổ chức hay cy ck nào cả , là cổ phiếu luôn có giá cao hơn so với cổ phiếu Uỷ thác và Ưu đãi vì tính thanh khoản , giao dịch rất dễ dàng , thuận lợi không phải trả tiền các loại phí như cổ phiếu Uỷ Thác , là loại cổ phiếu được chuyển nhượng tự do . Sau khi đấu giá được 3 - 4 tháng cty sẽ cấp sổ đỏ cho cổ phiếu trực tiếp , sau khi đã có sổ thì được tự do giao dịch , sang tên chuyển nhượng . Trước khi cổ phiếu trực tiếp chưa được cấp sổ thì người mua chỉ cầm được của người bán : Giấy đặt cọc , giấy nộp tiền lần 2
Các thủ tục mua bán và các điều khoản đều như các loại cổ phiếu trên , chỉ vần mang giấy tờ và photo CMND của người mua và bán , điền vào Form chuyển nhượng và nộp cho bộ phận chuyên trách về cổ phiếu cty đó , họ sẽ làm , đóng vài chục ngàn tiền phí , đợi vài ngày đến lấy sổ , nếu tổng giám đốc cty đó đi nước ngoài cty thì chịu khó đợi lâu hơn và phải giao kèo với người mua hay bán , kẻo thời gian lấy sổ lâu quá mà giá loại cổ phiếu mình mua thì cứ lên vùn vụt , trong khi đó số tiền đặt cọc 10% quá nhỏ , giá lên quá 10% tiền đặt cọc thì người bán sẽ có quyền huỷ bỏ hợp đồng , tức là không bán nữa và chịu trả lại gấp đôi tiền đặt cọc , trong trương hợp này nếu thấy giá lên quá thì phải gấp rút trả thêm tiền đặt cọc lên 40 - 50% để đảm bảo người bán sẽ phải bán chứ không huỷ bỏ hợp đồng.
NHỮNG RỦI RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN OTC.
Trong kinh tế thị trường, chẳng có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có rủi ro. Lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn... Đầu tư chứng khoán cũng chịu tác động của quy luật này, nhưng ở mức sâu đậm và đa diện hơn.
Những rủi ro trong kinh doanh chứng khoán
Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro được hiểu là những gì không nhận biết được, những gì không chắc chắn của tiền lãi đầu tư. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được chia thành rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống:
Rủi ro hệ thống: là rủi ro liên quan đến cả thị trường và mọi công ty, ví dụ như: các thay đổi về chính sách của nhà nước, rủi ro về lãi suất, lạm phát,..
Rủi ro không hệ thống: là rủi ro mà chỉ liên quan đến một nhóm cổ phiếu nào đó. Ví dụ như: kiện tôm, cá ba sa của Mỹ; phát hiện dư lượng chất kháng sinh hàng thủy sản xuất khẩu sang Nhật của thủy sản Việt Nam thì rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành thủy sản, động đất, bão lụt thường ảnh hưởng không tốt đến ngành bảo hiểm nhưng lại tốt cho ngành sản xuất hàng tiêu dùng.
Những rủi ro trong kinh doanh chứng khoán OTC.
Thị trường niêm yết vốn đã “rắc rối” với những ai không am hiểu kiến thức chứng khoán và OTC lại càng mông lung hơn nữa với nhiều “cái bẫy” luôn chực chờ...Người đầu tư trên thị trường này cần chú ý đến những dạng rủi ro sau đây:
1. Tranh chấp hay thiệt hại về quyền mua cổ phiếu mới tăng vốn
Một trong những kỳ vọng lớn nhất về lợi ích của người mua cổ phiếu là quyền mua cổ phiếu phát hành tăng vốn. Đây là một khoản thu nhập, một khoản lợi lớn của người sở hữu cổ phiếu. Nhiều loại cổ phiếu giá giao dịch trên thị trường OTC cao gấp 8 lần đến 10 lần, thậm chí 12-14 lần mệnh giá gốc.
Tuy nhiên, thông thường trước khi phát hành cổ phiếu tăng vốn, công ty tiến hành chốt danh sách cổ đông. Tại thời điểm đó, những ai sở hữu cổ phiếu nằm trong danh sách cổ đông của hội đồng quản trị sẽ được mua thêm cổ phiếu mới theo tỷ lệ được ấn định dựa trên số cổ phiếu đang sở hữu.
Với những nhà đầu tư mới, người mua cổ phiếu mới trong giai đoạn giao thời, hoặc khi danh sách cổ đông đã được chốt, nếu không biết, tiền đã thanh toán cho người chuyển nhượng, mặc dù cổ phiếu mình đã nắm giữ, nhưng chưa làm xong thủ tục chuyển nhượng, nên mất quyền mua. Quyền mua cổ phiếu mới vẫn thuộc về người chuyển nhượng, trong khi người chuyển nhượng đã bán cổ phiếu của mình đi rồi theo giá thị trường tại thời điểm đó.
Các nhà đầu tư mới cổ phiếu trên thị trường OTC cần chú ý luôn luôn thỏa thuận bằng giấy, bằng hợp đồng chuyển nhượng với người chuyển nhượng cổ phiếu, ghi rõ ràng quyền lợi mua cổ phiếu mới tăng vốn thuộc về ai. Loại rủi ro nói là phổ biến nhất trên thị trường OTC trong thời gian qua.
2. Tranh chấp hay thiệt hại về cổ tức
Cổ tức của công ty được chia cho cổ đông dựa trên số lượng cổ phần cổ đông đang nắm giữ. Rủi ro là ở chỗ, khi mua cổ phiếu, người được chuyển nhượng không nắm bắt được thông tin, không thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng chuyển nhượng. Do đó người mua mặc dù nắm giữ cổ phiếu đúng tên mình rồi, nhưng không nhận được cổ tức.
3. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu chưa được chuyển nhượng
Có cổ phiếu theo quy định nội bộ công ty sau 1 năm mới được chuyển nhượng, nhưng nhiều nhà đầu tư không nắm được thông tin, mua loại cổ phiếu đó. Và trong thời hạn 1 năm chưa làm được thủ tục chuyển nhượng, thì các quyền lợi về quyền mua thêm cổ phiếu tăng vốn, chia cổ tức..., vẫn thuộc về người đứng tên sở hữu cổ phiếu, còn người đã bỏ tiền ra mua, đang nắm giữ cổ phiếu thì bị chiếm đoạt mất quyền lợi.
4. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu ở thời điểm phát hành
Loại cổ phiếu này trong giới mua bán trên thị trường OTC còn gọi là cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới, tức là thời điểm phát hành, kèm theo đó là quyền lợi mà nhà đầu tư có được: cổ tức, cổ phiếu thưởng, quyền mua cổ phiếu.
Bởi vì, thông thường các công ty căn cứ vào năm phát hành cổ phiếu để phân phối quyền lợi cho cổ đông. Người sở hữu cổ phiếu chỉ được hưởng lợi ích tương ứng với số tháng mà cổ phiếu đó đã phát hành. Bởi vậy bỏ tiền ra mua cổ phiếu cùng với giá mua như nhau, nhưng quyền lợi giữa cổ phiếu cũ và cổ phiếu mới là khác nhau.
5. Rủi ro trong mua bán cổ phiếu khi biến động giá
Thông thường để chắc ăn và "nắm đằng chuôi", người bán luôn yêu cầu người mua cổ phiếu phải đặt cọc tiền một tỷ lệ nào đó. Khi đó nếu giá cổ phiếu giảm, buộc người mua phải mua số cổ phiếu với giá đã cam kết, nếu không bị mất tiền đặt cọc. Ngược lại, khi giá lên, người bán có xu hướng đánh tháo và dễ dàng đánh tháo, còn số tiền đã đặt cọc không phải lúc nào và trường hợp nào cũng lấy lại ngay được.
6. Rủi ro trong giao dịch nhận chuyển nhượng quyền mua
Trong các đợt p