Đề tài Những vấn đề chung của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới, không chỉ mới với lịch sử chứng khoán thế giới( gần 400 năm) mà còn mới với người dân Việt Nam. Vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau: có ý kiến cho rằng đây là canh bạc lớn là trò chơi mạo hiểm nhưng theo các chuyên gia chứng khoán đây là một trò chơi trí tụê và phải đầu tư rất nhiều thời gian và thị trường này rất có tiêm năng ở Việt Nam, nhưng để phát triển nó ở Việt Nam là một vấn đề rất khó khăn. Đây cũng là bài toán đựơc đặt ra với rất nhiều chuyên gia. Đề tài này cũng không nằm ngoài câu hỏi trên

doc32 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2848 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Lời tựa 2 Chương I: Những vấn đề chung của thị trường chứng khoán việt nam 2 1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán 3 2. Bản chất và chức năng của thị trường chứng khoán 4 2.1 Bản chất của thị trường chứng khoán 4 2.2 Chức năng của thị trường chứng khoán 4 3. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 5 3.1. Nhà phát hành 5 3.2. Nhà đầu tư 5 3.3. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán 5 4. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 6 4.1. Nguyên tắc công khai 6 4.2. Nguyên tắc trung gian 7 5. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán 7 5.1. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp 8 Thị trường sơ cấp 8 Thị trường thứ cấp 8 5.2. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC) 8 5.3. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường, thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh 9 6. Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán 10 6.1. Khái niệm và sự cần thiết phải điều hành và giám sát thị trường chứng khoán 10 6.2. Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán 10 Chương 2: tình hình thực trạng của thị trường chứng khoán, nguyên nhân những yếu kém khuyết điểm 12 1.1. Phỏc họa một bức tranh toàn cảnh! 12 1.2. Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các Cty CK 14 1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động 15 1.4. Năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu khởi sắc: 22 1.5. Đến năm nay thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng và rơi vào tỡnh trạng ảm đạm: 23 2.1. Những nhà đầu tư chưa có kiến thức về thị trường chứng khoán: 23 2.2. Do chớnh sỏch kinh tế vĩ mụ: 23 2.3. Những công ty chưa có báo cáo trung thực: 23 2.4. Tỡnh trạng đầu cơ cổ phiếu diễn ra mạnh: 24 2.5. Nguyên nhân thị trường chưa là kênh huy động vốn: 24 Chương III Phát triển thị trường chứng khoán 25 1. Kinh tế vĩ mô 25 1.1. Chính trị 25 1.2. Uỷ ban chứng khoán 26 2. Các công ty chứng khoán 26 3. Tâm lý và kiến thức của nhà đầu tư 28 LỜI TỰA Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường mới, không chỉ mới với lịch sử chứng khoán thế giới( gần 400 năm) mà còn mới với người dân Việt Nam. Vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau: có ý kiến cho rằng đây là canh bạc lớn là trò chơi mạo hiểm nhưng theo các chuyên gia chứng khoán đây là một trò chơi trí tụê và phải đầu tư rất nhiều thời gian và thị trường này rất có tiêm năng ở Việt Nam, nhưng để phát triển nó ở Việt Nam là một vấn đề rất khó khăn. Đây cũng là bài toán đựơc đặt ra với rất nhiều chuyên gia. Đề tài này cũng không nằm ngoài câu hỏi trên. CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoáng ban đầu phát triển một cách rất tự phát và sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Giữa thế kỷ XV ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm hàng hoá....lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành thị trường với việc thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước này được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy ước có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia “thị trường”. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ gọi là “Sở giao dịch”. Giữa thế kỷ XVI một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và thiết lập một mậu dịch thị trường tại London( Anh), nơi mà sau này được gọi là Sở Giao Dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức, và Bắc Âu. Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Băc Âu, các nước Tây Âu khác và Bắc Mỹ. Các phương thức giao dịch ban đầu được diến ra ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Cho đến năm 1921, ở Mỹ khu chợ ngoài trời được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Cho đến nay, các nước trên thế giới đã có khoảng trên 160 sở giao dịch chứng khoán phân tán trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước phát triển trong khu vự Đông Nam á vào những năm 1960-1970 và những nước như Ba Lan, Hungary, Sec, Nga, Trung Quốc vào những năm 1990... Quá trình hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán thế giới cho thấy giai đoạn đầu thị trường phát triển một cách tự phát với sự tham gia của các công chúng đầu tư. Khi phát truển đến một mức độ nhất định thị trường bắt đầu phát sinh những trục trặc dẫn đến phải thành lập cơ quan quản lý nhà nước và hònh thành hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của thị trường. Bản chất và chức năng của thị trường chứng khoán Bản chất của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. - Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm. - Thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động cỉa tư bản tiền tệ. Có thể nói thị trường chứng khoán là nơi mua bán các quyền sở hữu về tư bản, là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Chức năng của thị trường chứng khoán Huy động vốn đầu tư cho ngành kinh tế Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản xuất xã hội. Cung cấp môi trường cho nhà đầu tư Thị trường chưng khoán cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ hội lựa chọn phong phú. Tạo tính thanh toán cho các chứng khoán Khả năng thanh khoản( khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp: Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng quát và so sánh hoạt động của các doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện. Tạo môi trường giúp cho chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chỉ báo của thị trường chứng khoán phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứngkhoán có thể được chia thành 3 nhóm sau: Nhà phát hành Nhà đầu tư Các tổ chức có liên quan đến chứng khoán Nhà phát hành Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia làm 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Cơ quan quản lý nhà nước: Đầu tiên thị trường chứng khoán hình thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như chưa có sự quản lý.Để bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động bình thường, ổn định của thị trường chứng khoán, nên cần có sự quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính vì vậy, cơ quan quản lý giám sát thị trường chứng khoán ra đời. Sở giao dich chứng khoán: Sở giao dịch thị trường chứng khoán thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ hoạt động trên cơ sở giao dich. Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán: Là tổ chức phụ trợ, phục vụ cho các giao dịch chứng khoán. Các tổ chức tài trợ chứng khoán: Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động cho vay tiền để mua cổ phiếu, cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảo chứng. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm: Là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và theo những điều khoản đã cam kết của công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Nguyên tắc công khai Chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin liên quan. Việc công bố thông tin về thị trường chứng khoán phải thoả mãn các yêu cầu: Chính xác Kịp thời Dễ tiếp cận Nguyên tắc trung gian Theo nguyên tắc này, trên thị trường chứng khoán các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung là các công ty chứng khoán. Nguyên tắc đấu giá: Mọi việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá. Đấu giá trực tiếp Đấu giá gián tiếp Đấu giá tự động Đấu giá định kỳ Đấu giá liên tục Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn, thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp Thị trường sơ cấp Thị trướng sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành.. A. Vai trò của thị trường sơ cấp: Vốn của công ty được huy động qua việc phát hành chứng khoán. Trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong dân chúng vào đầu tư. B. Đặc điểm của thị trường sơ cấp: Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất mà các chứng khoán đem lại vốn cho người phát hành. Những người bán trên thị trường sơ cấp được xác định thường là kho bạc, ngân hàng nhà nước, công ty phát hành, tập đoàn bảo lãnh phát hành... Giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp do tổ chức phát hành quyết định và thường được in ngay trên chứng khoán. Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành Đặc điểm của thị trường thứ cấp: Trên thị trường thứ cấp, các khoản tiền thu được từ việc bán chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán chứ không thuộc về nhà phát hành Giao dịch trên thị trường thứ cấp phản ánh nguyên tắc cạnh tranh tự do. Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường, thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC) Trong thị trường đấu giá, các nhà tạo thị trường đưa ra giá đặt mua và giá chào bán loại chứng khoán được ấn định của họ. Trong thị trường đấu lệnh, lệnh của các nhà đầu tư được ghép với nhau không có sự tham gia của các nhà tạo thị trường. Hình thức sở hữu: Lịch sử phát triển sở giao dịch chứng khoán các nước đã và đang trải qua các hình thức sở hữu sau đây: Là một tổ chức do các thành viên ( là công ty chứng khoán) sở hữu. Là một công ty cổ phần do các công ty thành viên, ngân hàng và cả các tổ chức không phải thành viên sở hữu. Là một tổ chức do chính phủ sở hữu. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường, thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch mua và bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. Thị trường các công cụ chứng khoán phát sinh: Bên cạnh các giao dịch truyền thống về cổ phiếu và trái phiếu, các giao dịch mua bán chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn đã xuất hiện. gốc chứng khoán, hay chứng khoán phát sinh. Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán Khái niệm và sự cần thiết phải điều hành và giám sát thị trường chứng khoán Điều hành thị trường chứng khoán là hoạt động được tiến hành nhằm duy trì sự vận hành bình thường của thị trường, hoạt động này thường được tiến hành bởi các chủ thể có quyền lực nhất định Cơ chế điều hành và giám sát thị trường chứng khoán Tại mỗi nước, việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được tổ chức ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung các tổ chức tham gia quản lý và giám sát thị trường chứng khoán gồm 2 nhóm: Các cơ quan quản lý của chính phủ và các tổ chức tự quản. Các cơ quan quản lý của chính phủ. Đây là các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động của thị trường chứng khoán. Các tổ chức tự quản Các tổ chức tự quản là các tổ chức hình thành cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, thực hiện chức năng điều hành và giám sát thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ lợi ích chung của toàn thị trường. Các tổ chức tự quản thực hiện quản lý và giám sát thị trường trên cơ sở tuân thủ các quy định của các tổ chức quản lý và giám sát thị trường của chính phủ. Một tổ chức tự quản hoạt động dựa trên 2 nguyên tắc: Các quyết định điều hành đưa ra phải đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh thực tế, hoạt động giám sát thị trường phải có hiệu quả. Chi phí điều hành, giám sát thị trường phải thu được từ các hoạt động trên thị trường chứ không phải do ngân sách cấp. Các tổ chức tự quản gồm có: sở giao dịch và hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. Sở giao dịch là tổ chức tự quản bao gồm các công ty chứng khoán thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán thực hiện trên sở. Sở giao dịch thực hiện một số chức năng sau: Điều hành các hoạt động giao dịch Giám sát, theo dõi các giao dịch giữa các công ty thành viên và các khách hàng của họ. Hoạt động điều hành và giám sát của sở giao dịch Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán được thành lập với mục đích tạo ra tiếng nói chung cho toàn ngành kinh doanh chứng khoán và đảm bảo các lợi ích chung của thị trường chứng khoán. CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, NGUYÊN NHÂN NHỮNG YẾU KÉM KHUYẾT ĐIỂM Tỡnh hỡnh thị trường chứng khoỏn Việt Nam Phỏc họa một bức tranh toàn cảnh! Đến nay đó cú 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng vốn lên l.086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu Công ty (đều là của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) với số vốn 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu Chính phủ với 5.400 tỷ đồng, đó cú tổng cộng 73 loại chửng khoỏn với tổng mức vốn húa khoảng 6.6oo tỷ đồng, gần l,6% GDP. Tính đến 30/6/2003 đó cú 570 phiờn giao dịch được tố chức với tổng trị giá giao dịch đạt gần 3.700 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu chiếm khoảng 88% và giao dịch trái phiếu gần 12%, Có 12 Công ty chứng khoán với tổng vốn điều lệ là 465 tỷ đồng, thực hiện tất cả các nghiệp vụ chửng khoán, có 7 tố chức kiểm toán độc lập được UBCKNN chấp thuận trong đó có 01 đơn vị nước ngoài, có 5 ngân hàng lưu ký, 3 trong nước và 02 nước ngoài, và có 01 ngân hàng chỉ định thanh toán là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việc Nam. Hơn 14.000 tài khoan giao dịch được mở tại các Công ty chửng khoán, trong đó có hơn 90 nhà đầu tư tổ chức, chiếm 0,6%, và 35 nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường này đó hỡnh thành tương đối đầy đủ. Diễn biến chính của giá cổ phiếu và chỉ số Vn-lndex trong ba năm qua được thể hiện qua đồ thị sau: Trong thời gian đầu, các nhà đầu tư cũn đang mong chờ có nhưng điều kỳ diệu xảy ra như những gỡ họ dó được học, được biết đến. Tâm lý này làm cho số lượng nhà đầu tư rất cao và nhu cầu mua cổ phiếu rất lớn, chỉ số Vn-lndex tăng mạnh từ 150 điểm tới 260 điểm, giá các loại cố phiếu như HAP, REE, TMS, SAM tăng liên tục trong nhiều tháng liền, giá cố phiếu HAP đó từng lờn đến mức khoảng 150.000đ/cổ phiếu. Tuy nhiên, thời gian này, lượng cố phiếu bán ra thị trường lại rất ít cho có 2 loại, sau đó là 4 loại. Giá cổ phiếu tăng và vượt quá xa giá trị thực của nó. Hiện tượng "bong bóng tài chính" đó xuất hiện. Vỡ vậy để bảo vệ các nhà đầu tư, UBCKNN đó dưa ra một loạt các biện pháp, trong đó đáng kế nhất là tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho một loại chứng khoán... Như một đứa bé bị uống thuốc quá liều lượng, những tác động đó đó làm cho giỏ cổ phiếu giảm dần, sau đó giảm mạnh. UBCKNN và nhiều bộ, ngành có liên quan đó đưa ngay ra nhiều biện pháp, chính sách ưu đói nhưng kể từ đó, thị trường không thể hồi sinh. Giá cổ phiếu đó giam xuống mức thấp nhất vào giữa năm 2003 chỉ số VN- lndex dao động dưới mức 150. Chưa thực sự là một kênh huy động vốn TTCK bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp đảm bảo nguồn vốn được huy động thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng (POs - Public Oferrings hoặc lPOs - Initial Public Oferring). Thị trường sơ cấp thực sự là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nên kinh tế. Thị trường thứ cấp là nơi thu hút các nhà đầu tư mua đi bán lại chứng khoán, từ đó nâng cao tính thanh khoản cho các loại chứng khoán được giao dịch. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ rất chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Đến ngày 30/6/2003 nếu tính cả vốn huy động ngân sách Nhà nước thông qua dấu thầu và bảo lónh phỏt hành, đó cú 5.400 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển niêm yết trên thị trường. Có 5 Công ty niêm yết phát hành thêm cố phiếu mới để mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng vốn điều lệ với tổng vốn tăng thêm 155,4 tỷ đồng. Như vậy, thị trường chứng khoán chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tăng trưởng về số lượng và quy mô của các CtyCK Tính đến 30/8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đó cấp phộp hoạt động kinh doanh chứng khoán cho 61 công ty, với tổng số vốn điều lệ đạt 5.735 tỷ đồng. Trong đó, có 43 công ty được cấp phép 4 nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, tự doanh chứng khoán và bảo lónh phỏt hành chứng khoỏn. Mặc dù số lượng CtyCK đi vào hoạt động từ năm 2007 tăng gấp 3-4 lần so với năm 2006, nhưng kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của nhiều CtyCK vẫn khá tốt, điển hỡnh là cỏc CtyCK đó cú thời gian hoạt động lâu như CtyCK Sài Gũn (SSI) - lợi nhuận sau thuế đạt 668,5 tỷ đồng, CtyCK ACB (ACBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 141 tỷ đồng, CtyCK Bảo Việt (BVSC) - lợi nhuận sau thuế đạt 156,8 tỷ đồng... và một số CtyCK tuy mới triển khai hoạt động nhưng không chịu lép vế trước các CtyCK đàn anh như: CtyCK Ngân hàng Sài Gũn Thương tín (SBS) - lợi nhuận sau thuế đạt 125,2 tỷ đồng, CtyCK Đại Việt - lợi nhuận sau thuế đạt 39,4 tỷ đồng, CtyCK Quốc Tế Việt Nam - lợi nhuận sau thuế đạt 23,7 tỷ đồng. Trong quỏ trỡnh hoạt động, các CtyCK luôn đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới, tính đến hết ngày 30/6/2007, ngoài 56 trụ sở chính, mạng lưới hoạt động của các công ty gồm 25 chi nhánh, 14 phũng giao dịch, 24 đại lý nhận lệnh (so với mạng lưới gồm 12 chi nhánh, 9 phũng giao dịch và 13 đại lý nhận lệnh tại thời điểm 31/12/2006). Cùng với việc mở rộng chi nhánh, hoàn thiện bộ máy tổ chức, nhiều CtyCK đó thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực tài chính và đáp ứng quy định vốn pháp định theo yêu cầu của Nghị định 14 hướng dẫn Luật Chứng khoán. Trong 6 tháng đầu năm 2007, 4 CtyCK gồm Sao Việt (tăng từ 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng), CtyCK An Bỡnh – ABS (tăng từ 50 tỷ đồng lên 330 tỷ đồng), CtyCK Hà Thành (tăng từ 18 tỷ đồng lên 60