Đề tài Những vấn đề lý luận về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT

Khái niệm "đầu tư " theo Viện Ngôn ngữ học, từ điển Tiếng việt là việc "Bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội ". Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.Trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yêú được đề cập đến là hoạt động đầu tư kinh doanh với bản chất " là sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận". Hoạt động đầu tư sẽ được tiến hành dưới các hình thức đầu tư nhất định theo quy định của pháp luật và tùy thuộc vào khả năng, điều kiện nhu cầu của mỗi chủ thể đầu tư. Và một trong các hình thức đầu tư đó là đầu tư theo hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung khoá luận nghiên cứu về các hình thức đầu tư theo các hợp đồng BOT, BTO, BT (gọi chung là hợp đồng dự án) trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Các hình thức BOT, BTO, BT có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng (giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải ). Thay vì phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng này, Nhà nước đã áp dụng những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống hạ tầng cơ sở thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu các công trình bằng những phương thức chuyển giao khác nhau từ phía nhà đầu tư. Theo quy định tại K17- Đ3 Luật Đầu tư năm 2005 và tại K1- Đ2 Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT ban hành kèm theo NĐ78 (sau đây gọi tắt là Quy chế 78) thì khái niệm hợp đồng BOT được định nghĩa như sau: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan Nhà nước có thầm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

doc87 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4963 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT. Khái niệm về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT. Khái niệm, đặc điểm về đầu tư theo hợp đồng BOT. a) Khái niệm về đầu tư theo hợp đồng BOT. Khái niệm "đầu tư " theo Viện Ngôn ngữ học, từ điển Tiếng việt là việc "Bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội ". Trong khoa học kinh tế, đầu tư được quan niệm là hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế, xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Dưới góc độ pháp lý, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản theo các hình thức và cách thức do pháp luật quy định hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế, xã hội khác.Trong khoa học pháp lý và trong thực tiễn xây dựng chính sách, pháp luật về đầu tư, hoạt động đầu tư chủ yêú được đề cập đến là hoạt động đầu tư kinh doanh với bản chất " là sự chi phí của cải vật chất nhằm mục đích làm tăng giá trị tài sản hay tìm kiếm lợi nhuận". Hoạt động đầu tư sẽ được tiến hành dưới các hình thức đầu tư nhất định theo quy định của pháp luật và tùy thuộc vào khả năng, điều kiện nhu cầu của mỗi chủ thể đầu tư. Và một trong các hình thức đầu tư đó là đầu tư theo hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành và trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nội dung khoá luận nghiên cứu về các hình thức đầu tư theo các hợp đồng BOT, BTO, BT (gọi chung là hợp đồng dự án) trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng. Các hình thức BOT, BTO, BT có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng (giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải…). Thay vì phải đầu tư vốn để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng này, Nhà nước đã áp dụng những chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư để có được hệ thống hạ tầng cơ sở thông qua việc nhận chuyển giao quyền sở hữu các công trình bằng những phương thức chuyển giao khác nhau từ phía nhà đầu tư. Theo quy định tại K17- Đ3 Luật Đầu tư năm 2005 và tại K1- Đ2 Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT ban hành kèm theo NĐ78 (sau đây gọi tắt là Quy chế 78) thì khái niệm hợp đồng BOT được định nghĩa như sau: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): là hợp đồng được ký giữa cơ quan Nhà nước có thầm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. b) Đặc điểm về đầu tư theo hợp đồng BOT. Về cơ sở pháp lý : hoạt động đầu tư hay việc đầu tư vốn để kinh được tiến hành trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa nhà đầu tư với Nhà nước (các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền). Nhà đầu tư trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh với tư cách pháp lý của mình phù hợp với nội dung thỏa thuận trong hợp đồng. Khi đó, nhà đầu tư ngoài việc phải tuân thủ Luật Đầu tư thì việc giao kết, thực hiện hợp đồng còn phải phù hợp với các quy định về hợp đồng trong kinh doanh, thương mại quy định tại Bộ Luật dân sự và Luật Thương mại 2005 . Về chủ thể ký kết hợp đồng: chủ thể tham gia đàm phán và ký kết hợp đồng dự án bao gồm một bên là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và một bên là nhà đầu tư. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký kết hợp đồng dự án (sau đây gọi chung là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh (UBND), thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) hoặc các cơ quan trực thuộc của các cơ quan này được ủy quyền ký kết hợp đồng dự án. Đây là nét đặc thù của các hợp đồng dự án so với các hợp đồng khác trong quan hệ Thương mại và Đầu tư, bởi trong các quan hệ đó thì tổ chức, cá nhân có vốn đầu tư thường giữ vai trò là chủ thể của hợp đồng. Nhà đầu tư: là chủ thể của hợp đồng dự án: bao gồm các tổ chức, cá nhân đầu tư vốn thực hiện dự án. Pháp luật hiện hành không phân biệt nhà đầu tư là tổ chức hay cá nhân, là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài như trong các văn bản pháp luật trước đây. Những đối tượng này đều có thể tham gia đầu thầu dự án và nếu trúng thầu sẽ trở thành một bên chủ thể của hợp đồng, sẽ tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thêm vào đó, nhà đầu tư khi thực hiện dự án BOT đều phải tính đến yếu tố lợi nhuận. Vấn đề này, ngay khi tham gia đấu thầu dự án họ đã phải phân tích tính hiệu quả của hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua các yếu tố về vốn đầu tư, nhu cầu thị trường, thời hạn thu hồi vốn, các ưu đãi và các hỗ trợ đầu tư…Thuận lợi về những yếu tố này cùng với những chính sách bảo đảm, các cam kết đầu tư từ nước sở tại sẽ tạo lên tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư từ đó tạo ra hiệu quả đầu tư – lợi ích kinh tế cho Nhà nước. Về đối tượng, nội dung của hợp đồng: đối tượng của hình thức đầu tư theo hợp đồng BOT là: các công trình kết cấu hạ tầng. Các dự án trong lĩnh vực này có thể là xây dựng, vận hành công trình kết cấu hạ tầng mới hoặc mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa, và vận hành, quản lý các công trình hiện có được Chính phủ khuyến khích thực hiện bao gồm: đường quốc lộ, đường liên tỉnh, liên huyện, cầu, hầm và các công trình, tiện ích có liên quan; đường sắt, đường xe điện; sân bay, cảng biển, cảng sông, bến phà…K1-Đ3 Quy chế 78. Việc quy định các Danh mục này xuất phát trong từng lĩnh vực đầu tư và việc xây dựng công trình nào phải có quy hoạch từ trước tức là phải nằm trong Danh mục các dự án đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt. Trên thực tế, để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn vào các dự án Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các dự án Quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 kèm theo Quyết định 1290/QĐ-Ttg năm 2007 trong đó xác định Danh mục các dự án Quốc gia đã được Quốc hội phê chuẩn. Điều này, đã tạo cơ sở pháp lý cho việc quy định các ưu đãi, hỗ trợ cũng như các chính sách của Nhà nước ta giành cho nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư và các dự án BOT nằm trong Danh mục này. Nội dung của hợp đồng dự án: thông thường nội dung của bất kỳ hợp đồng nào cũng là sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến những nghĩa vụ mà mỗi bên phải thực hiện trong hợp đồng vì quyền lợi của bên kia. Trong hợp đồng dự án, bao gồm sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư và Nhà nước liên quan đến việc xây dựng, kinh doanh và chuyển giao công trình cho Nhà nước Việt Nam. Nhà đầu tư sẽ bỏ vốn để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn cụ thể đã thoả thuận trong hợp đồng dự án. Khi hết thời hạn, công trình này được chuyển giao không bồi hoàn cho Chính phủ Việt Nam. Về phía nhà đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư và kí kết hợp đồng dự án thì có các quyền và nghĩa vụ cơ bản như: quyền thực hiện dự án theo hợp đồng, quyền quản lí kinh doanh công trình, quyền được hưởng các ưu đãi, đảm bảo đầu tư song song với các nghĩa vụ vận hành, công trình cung ứng sản phảm dịch vụ và chuyển giao cho nhà nước. Theo đó, Nhà nước- với tư cách là một bên chủ thể của hợp đồng dự án cũng phải thực hiện cam kết với nhà đầu tư và tôn trọng lợi ích của họ. Về phương thức thực hiện hợp đồng dự án: sau khi kí kết hợp đồng nhà đầu tư bỏ vốn để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng mới hay cải tạo, nâng cấp các công trình hiện có. Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư này, nhà đầu tư phải thành lập Doanh nghiệp BOT (hay Doanh nghiệp dự án) theo quy định của pháp luật để tổ chức quản lí, kinh doanh dự án. Doanh nghiệp này có thể trực tiếp quản lí, kinh doanh công trình dự án hoặc thuê tổ chức quản lí với điều kiện doang nghiệp chịu toàn bộ trách nhiệm của tổ chức quản lý. Đây cũng chính là nét khác biệt so với một hình thức đầu tư theo hợp đồng khác: đó là hợp đồng hợp tác kinh doanh ( BCC ). Sự khác biệt này xuất phát từ lĩnh vực đầu tư và thời hạn đầu tư của hợp đồng BOT thường dài hơn nhiều so với hợp đồng BCC cũng như tính chất của hoạt động đầu tư theo hợp đồng đó. Với việc thành lập Doanh nghiệp dự án giúp nâng cao trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng đảm bảo cho dự án đầu tư sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội nhất định. Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu công trình gắn liền với quyền quản lý, vận hành, khai thác của nhà đầu tư cho nhà nước và phương thức thanh toán đền bù của Nhà nước cho nhà đầu tư. Đảm bảo thực hiện đầy đủ những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng dự án khi xây dựng xong công trình, nhà đầu tư tiến hành quản lý và kinh doanh công trình này trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình cho Nhà nước. Điều này đã tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư vốn xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng ở Việt Nam. Bởi đây không chỉ là mô hình đầu tư theo hợp đồng phổ biến ở Việt Nam mà nó còn là hình thức đầu tư rất được ưa chuộng và được ghi nhận trong pháp luật đầu tư của hầu hết các nước trên thế giới. ở Việt Nam, theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư (BKH&ĐT) về tình thực hiện các Nghị định của Chính phủ về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT, (kèm theo tờ trình số 3654/Ttr-BKH ngày 23/5/2006 trình Thủ tướng Chính phủ về giải trình dự thảo Nghị định đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT áp dụng cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài) sau gần 7 năm thực hiện hai Quy chế đầu tư BOT trong nước và nước ngoài (tức đến năm 2006) cả nước có 60 dự án đầu tư và lĩnh vực cơ sở hạ tầng nhưng chủ yếu là dự án đầu tư BOT. Và dự án BOT đầu tiên được cấp giấy phép vào tháng 3 năm 1995 là hợp đồng triển khai nhà máy nước Bình An được kí kết giữa UBNDTP.HCM và tập đoàn Emas Utilities Sadec Malaysya với công suất 100000 m3/ngày. Tập đoàn này sẽ đầu tư 100% vốn (30 triệu USD), sau 25 năm hoạt động toàn bộ nhà máy sẽ chuyển giao cho Việt Nam với giá tượng trưng là 1 USD 1. .Nguồn: sách Đầu tư quốc tế (2001)-TS.Phùng Xuân Nhạ (Đại học Quốc gia Hà Nội). . 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm về đầu tư theo hợp đồng BTO. a). Khái niệm về đầu tư theo hợp đồng BTO. Theo K2- Đ2 Quy chế 78: hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) là hợp đồng được kí giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. b). Đặc điểm về đầu tư theo hợp đồng BTO. Vì đều là hợp đồng dự án, nên hợp đồng BTO có các đặc điểm về cơ sở pháp lí của hợp đồng, về chủ thể kí kết và đối tượng của hợp đồng giống hợp đồng BOT. Điểm khác biệt giữa hai hợp đồng này dựa trên dấu hiệu về nội dung của hợp đồng (thỏa thuận cụ thể về những quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan đến hợp đồng cũng như thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, lợi ích kinh doanh và phương thức thanh toán, đền bù của Nhà nước). Mặc dù nhà đầu tư đều có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thực hiện cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao như trong hợp đồng BOT nhưng ở hợp đồng BTO thứ tự thực hiện các hành vi này và các thỏa thuận cụ thể của mỗi bên để thực hiện hợp đồng dự án lại có một số sự khác nhau. Cụ thể là: ở hình thức đầu tư này, các hành vi mà nhà đầu tư lần lượt phải thực hiện sẽ là xây dựng, chuyển giao công trình cho nhà nước . Sau đó nhà đầu tư được Nhà nước dành cho quyền kinh doanh chính công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Liên quan đến thời điểm chuyển giao công trình cho Nhà nước, thì về phía nhà đầu tư, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư phải chuyển giao quyền sở hữu công trình này cho Nhà nước chứ không được quyền kinh doanh ngay như trong hợp đồng BOT. Đây chính là điểm khác biệt với hợp đồng BOT. Trên thế giới hình thức BTO ra đời vào năm 1987 do 3 nước úc, Anh và Mỹ kí kết hợp đồng giúp Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng nhà máy điện nguyên tử nhằm giải quyết vấn đề năng lượng, nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế của nước này 1. Nguồn: sách Đầu tư quốc tế (2001)- TS Phùng Xuân Nhạ (Đại học Quốc gia Hà Nội). . Tuy nhiên, ở Việt Nam mô hình đầu tư theo hợp đồng này thường được ít các nhà đầu tư lựa chọn để thực hiện dự án đầu tư của mình mà chủ yếu hình thức BOT. Điều này có thể xuất phát từ tâm lí " cầm dao đằng chuôi " hoặc niềm tin vào cam kết bảo hộ đầu tư và cam kết thực hiện hợp đồng từ phía Nhà nước chưa đủ mạnh mà trong thực tiễn hoạt động đầu tư ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại chưa có bất cứ nhà đầu tư nào lựa chọn phương án đầu tư theo loại hợp đồng trên. Có lẽ chính những hạn chế trong các quy định của pháp luật nên đã phần nào khiến nhà đầu tư lo ngại khi bỏ vốn đầu tư để thực hiện dự án đầu tư công trình kết cấu hạ tầng theo mô hình này, từ đó là giảm hiệu quả của việc thu hút vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này. 1.1.3. Khái niệm, đặc điểm về đầu tư theo hợp đồng BT. a). Khái niệm về đầu tư theo hợp đồng BT: Hợp đồng xây dựng- chuyển giao ( BT): là hợp đồng được kí giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. b). Đặc điểm về đầu tư theo hợp đồng BT. Vì hoạt động đầu tư được tiến hành trên cơ sở pháp lí: là hợp đồng được kí kết giữa nhà đầu tư với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và có tính chất là hợp đồng dự án nên hợp đồng BT có đặc điểm giống với hợp đồng BOT, BTO về chủ thể giao kết, về đối tượng của hợp đồng. Về phần nội dung, nếu như trong hai hình thức đầu tư trước nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết của mình liên quan đến cả ba hành vi xây dựng, kinh doanh, chuyển giao công trình thì ở hình thức đầu tư này nghĩa vụ mà nhà đầu tư phải thực hiện chỉ là xây dựng và chuyển giao công trình đó cho nhà nước mà không được quyền kinh doanh chính công trình này.Vì vậy, những thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên trong hợp đồng cũng như những cam kết thực hiện sẽ ít hơn trong hai hợp đồng BOT, BTO nhưng vẫn phải đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà đầu tư. Về thời điểm và phương thức chuyển giao, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư sẽ phải chuyển giao ngay công trình này cho Nhà nước Việt Nam, lợi ích mà nhà đầu tư sẽ được hưởng từ dự án đầu tư của mình là lợi ích từ một dự án khác mà Nhà nước đã cam kết dành cho họ và tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án đó để thu hồi vốn và có lợi nhuận hợp lý. Hay nói cách khác, việc quy định mô hình đầu tư này cần phải đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa chính sách đầu tư của Nhà nước, hiệu quả kinh tế, xã hội của những dự án đầu tư đồng thời vẫn đảm bảo cho nhà đầu tư có được lợi nhuận gián tiếp từ chính dự án đầu tư của mình. Nó là yếu tố chi phối để nhà đầu tư quyết định lựa chọn hình thức đầu tư này.Và đây cũng chính là điểm khác biệt căn bản so với hai hình thức đầu tư trên. Hiện nay ở nước ta, thì hình thức đầu tư theo hợp đồng BT cũng đã được một số nhà đầu tư lựa chọn để thực hiện dự án đầu tư của mình. Tuy nhiên số lượng các dự án được đầu tư theo hình thức này không nhiều chỉ là một vài dự án ( theo báo cáo của BKH&ĐT như đã trích dẫn ở trên về tình hình thực hiện các hợp đồng BOT, BTO, BT theo các nghị định của Chính phủ) trong số đó thành công nhất phải kể đến dự án đầu tư xây dựng nhà máy điện Wartla- một dự án có vốn đầu tư nước ngoài được xây dựng theo hình thức BT) thời gian qua. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT. Sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế có những thay đổi thường xuyên, các yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen nhau.Vì vậy, việc phân chia các giai đoạn của quá trình xây dựng và phát triển các quy định của pháp luật về lĩnh vực này cần theo một trật tự nhất định để có sự nhận thức một cách có hệ thống về các giai đoạn này. 1.2.1.Trước năm 1986: Sau khi giải phóng Miền nam năm 1975, thống nhất đất nước về mặt nhà nước năm 1976, chúng ta mới có điều kiện xây dựng lại nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nghiêm trọngvà phát triển đất nước. Đại hội lần thứ IV của Đảng đã khẳng định chủ trương" thiết lập và mở rộng quan hệ bình thường với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội đồng thời tranh thủ vốn, kỹ thuật để tận dụng khả năng tiềm tàng về tài nguyên và sức lao động để nhanh chóng đưa nước ta lên trình độ tiên tiến thế giới ". Tuy nhiên, trong thời kỳ này, Đảng và Nhà nước ta lại chủ trương xây dựng nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạnh hóa tập trung dưới sự chi phối của Nhà nước với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của các tổ chức này mặc dù được ban hành nhưng với số lượng ít nên không thực sự phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả điều chỉnh quan hệ đầu tư trên thực tế. Và dường như chưa có các quy định cụ thể, chi tiết để hướng dẫn các họat động đầu tư này ngoài Nghị định số 115/1977/ NĐ-HĐBT (nay là Chính phủ) ban hành kèm theo bản Điều lệ Đầu tư nước ngoài quy định khuyến khích đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế trừ ngành nghề bị cấm. Đây được coi là văn bản pháp lý đầu tiên thể hiện bước đầu quan điểm “ mở cửa” trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nhà nước ta.Tuy nhiên, do được ban hành trong bối cảnh của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, bản Điều lệ này không phát huy được tác dụng trong thực tiễn đầu tư. Cùng với điều này, các họat động đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân do không được Nhà nước khuyến khích nên các quan hệ về đầu tư theo hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản đã không được điều chỉnh về mặt pháp lý. 1.2.2. Từ năm 1986 đến trước năm 1992: Trong những năm đầu của giai đoạn này, tình hình kinh tế-xã hội của nước ta gặp nhiều khó khăn: sản xuất tăng chậm, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, những mất cân đối trong nền kinh tế chậm được thu hẹp, đời sống nhân khổ cực…Để cải thiện tình trạng này, Đại hội VI của Đảng đã đề ra các mục tiêu kinh tế, xã hội đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế với quyết định phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Với quan điểm huy động tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, đồng thời thực hiện chính sách tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế và các quan hệ đối ngoại coi việc mở rộng và thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một hướng ưu tiên quan trọng. Chính vì vậy, ngày 29/12/1987 tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa VII đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Có thể nói, sự ra đời của Đạo luật này đã bước đầu tạo ra nền tảng pháp lý cơ bản điều chỉnh các hoạt động đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài đang diễn ra ở nước ta, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp, về sự phù hợp với tập quán và luật pháp quốc tế từ đó tạo ra môi trường pháp lý tương đối thông thoáng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, việc ban hành Đạo luật này cho thấy pháp luật đầu tư của Việt Nam đang trong quá trình được xây dựng, đặt nền móng cho việc điều chỉnh các quan hệ đầu tư sau này. Nhưng do được ban hành trong nhữg năm đầu của thời kỳ đổi mới nền kinh tế, Luật Đầu tư nước ngoài không thể chế hóa được tất cả các quan hệ và hình thức đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dự án đầu tư vào nước ta. Do vậy, trong thời gian này, các quy định có liên quan đến đầu tư theo các hợp đồng BOT, BTO, BT trong xây dựng cơ bản vẫn chưa được ghi nhận tại các văn bản pháp luật của Nhà nước. 1.2.3. Từ năm 1992 đến trước 2005: khi nền kinh tế đã bước qua những năm đầu của thời kì đổi mới thực hiện cơ chế thị trường và bước đầ
Luận văn liên quan