Chuẩn mực ứng xử, xét theo khía cạnh xã hội nó là các quy tắc xử sự giữa các cá nhân với cá nhân được hình thành từ đời sống xã hội, đạo đức, cách đối nhân xử thế giữa con người với con người và được xã hội coi là những chuẩn mực nhất định.
Xét về khía cạnh pháp lí, chuẩn mực ứng xử là các quy tắc xử sự giữa các chủ thể tham gia pháp luật với nhau, giữa nhà nước với cá nhân, nhà nước với các tổ chức chính trị, xã hội, phát sinh trong các quan hệ pháp luật với nhau.
Chuẩn mực ứng xử là khái niệm có nội hàm rộng hơn khái niệm quy phạm pháp luật. Nhìn ở khía cạnh quan hệ quốc tế, chuẩn mực ứng xử bao gồm những quy tắc đạo đức, quy tắc chính trị, tập quán, và quy phạm pháp luật.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Những vấn đề lý luận về tiến trình hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong Cộng đồng chính trị - An ninh ASEAN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những vấn đề lý luận về tiến trình hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN
Các khái niệm
Chuẩn mực ứng xử, xét theo khía cạnh xã hội nó là các quy tắc xử sự giữa các cá nhân với cá nhân được hình thành từ đời sống xã hội, đạo đức, cách đối nhân xử thế giữa con người với con người và được xã hội coi là những chuẩn mực nhất định.
Xét về khía cạnh pháp lí, chuẩn mực ứng xử là các quy tắc xử sự giữa các chủ thể tham gia pháp luật với nhau, giữa nhà nước với cá nhân, nhà nước với các tổ chức chính trị, xã hội,…phát sinh trong các quan hệ pháp luật với nhau.
Chuẩn mực ứng xử là khái niệm có nội hàm rộng hơn khái niệm quy phạm pháp luật. Nhìn ở khía cạnh quan hệ quốc tế, chuẩn mực ứng xử bao gồm những quy tắc đạo đức, quy tắc chính trị, tập quán, và quy phạm pháp luật.
Hình thành chuẩn mực ứng xử là quá trình tạo ra các chuẩn mực ứng xử.
Chia sẻ chuẩn mực ứng xử rộng hơn khái niệm áp dụng pháp luật bao gồm các bước: xây dựng nhận thức chung, đạt được sự thừa nhận chung và ràng buộc lẫn nhau với chuẩn mực ứng xử đó.
Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN (APSC) là liên kết chính trị - an ninh của ASEAN trên cơ sở một hệ thống các thể chế và thiết chế pháp lý, nhằm xây dựng và duy trì một khu vực ASEAN ổn định, hòa bình và an ninh toàn diện.
Từ đó, ta có thể hiểu “tiến trình hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong APSC” là quá trình tạo nên và thực hiện các tiêu chuẩn chung được tôn trọng về cách thức ứng xử giữa các thành viên ASEAN trong việc củng cố và nâng cao sự đoàn kết, gắn bó, hài hòa của ASEAN.
1.2 Nội dung của lĩnh vực hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong APSC
Nội dung của lĩnh vực này là bao gồm các chiến lược nhằm hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong APSC được nêu trong tiểu mục 1.2, phần II, Chương trình hành động Viên Chăn (VAP). Bao gồm 5 chiến lược sau:
Một là, điều chỉnh khuôn khổ thể chế ASEAN hợp với Hiến Chương thông qua các biện pháp, bao gồm chuẩn bị và thực hiện một chương trình làm việc chuyển tiếp trong trường hợp cần thiết phải cải cách các thiết chế cho phù hợp với Hiến chương, xây dựng các Nghị định thư hoặc các Hiệp định bổ sung, bao gồm các điều khoản chỉ dẫn, các quy định về thủ tục trong trường hợp cần thiết để thực hiện Hiến chương ASEAN và xây dựng một cơ quan pháp luật hỗ trợ thực hiện Hiến chương.
Hai là, tăng cường hợp tác theo quy định tại TAC, đánh giá quá trình thực hiện TAC và đưa ra những cách thức hoàn thiện cơ chế này, đánh giá việc thực hiện của các bên kí kết TAC và tăng cường sự tham gia của các quốc gia ngoài khối Asean.
Ba là, đảm bảo việc thực thi đầy đủ DOC vì hòa bình và ổn định tại biển Đông, trên cơ sở duy trì tham vấn ở mức độ cao giữa các nước tham gia nhằm đảm bảo đảm bảo thực thi đầy đủ DOC; Thực hiện những hoạt động hợp tác ghi nhận trong DOC và các hoạt động hợp tác khác trên cơ sở tham vấn giữa các nước tham gia và tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; Đánh giá trên cơ sở pháp lí quá trình thực hiện DOC, qua đó đảm bảo cách ứng xử của các bên tại biển Đông phù hợp với DOC và hướng tới hình thành Bộ quy tắc ứng xử biển Đông (COC).
Bốn là, đảm bảo việc thực thi Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và kế hoạch hành dộng với những hoạt động cụ thể gồm thực thi các quy định của Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân, bao gồm cả những thỏa thuận an toàn mang tính bổ sung của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế IAEA và những công cụ có liên quan; Tham gia Nghị định thư về Hiệp ước Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân; Hợp tác trong việc thực hiện Kế hoạch hành động và xây dựng những chương trình cụ thể thực hiện Kế hoạch.
Năm là, tăng cường hợp tác hàng hải giữa các nước ASEAN như thiết lập Diễn đàn hàng hải ASEAN; Hợp tác toàn diện, trong đó nhấn mạnh vào vấn đề an toàn hàng hải và an ninh khu vực là các mối quan tâm chung của cộng đồng ASEAN ; Chia sẻ các vấn đề hàng hảo và hợp tác giữa các nước ASEAN và tăng cường hợp tác trong các vấn đề về an toàn hàng hải, tìm kiếm, cứu nạn thông qua các hoạt động trao đổi thông tin, hợp tác công nghệ và các chuyên thăm giữa các cơ quan có liên quan.
Theo đó, Chương trình hành động Viên Chăn (VAP) đã vạch rõ 7 chương trình và 13 biện pháp nhằm hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong APSC tại tiểu mục 1.2, phần phụ lục 1 về an ninh chung trong ASEAN.
Thành tựu
Hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử trong APSC là một trong 6 thành tố không thể thiếu để xây dựng một Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển. Sự hình thành của các chuẩn mực ứng xử trong Cộng đồng chính trị-an ninh Asean ta thấy rằng những chuẩn mực ứng xử trong Cộng đồng chính trị-an ninh được hình thành chưa lâu (Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành động bắt đầu xuất hiện tại Chương trình Hành động Hà Nội vào tháng 10 năm 2003 để xây dựng ba trụ cột trong đó có Cộng đồng về chính trị-an ninh), nên nó còn những hạn chế nhất định như chưa có được nhiều kinh nghiệm để phản ứng thật nhanh nhẹn trước những sự việc xảy ra trong thực tế. Hơn nữa tình hình bối cảnh khu vực và thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như tình hình tranh chấp ở khu vực Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước là thành viên của Asean ngày càng có chiều hướng căng thẳng, tội phạm khủng bố,thảm họa thiên nhiên…đã cho thấy các chuẩn mực ứng xử đó chưa có đủ năng lực, điều kiện thật tốt để có thể đối mặt và giải quyết tốt các vấn đề. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Cụ thể: ASEAN tiếp tục duy trì hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), Tuyên bố cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)…
Về hoạt động điều chỉnh khuôn khổ thể chế ASEAN
Để phù hợp với Hiến chương ASEAN thông qua các biện pháp cũng như việc chuẩn bị và thực hiện một chương trình làm việc chuyển tiếp trong trường hợp cần thiết sẽ phải cải cách các thiết chế cho phù hợp với Hiến chương. Xây dựng các khung pháp lý như các Điều ước quốc tế, Nghị định thư…để thực hiện Hiến chương ASEAN.
Về tăng cường hợp tác theo quy định tại hiệp ước TAC
Với vị trí địa – chính trị quan trọng nên khu vực Đông Nam Á trở nên hết sức nhạy cảm, một thời gian dài Đông Nam Á đã là khu vực để các nước lớn nhòm ngó, thi thố quyền lực và tranh giành ảnh hưởng. Do vậy mà hòa bình, an ninh của các quốc gia Đông Nam Á rất dễ bị tổn thương. Tuy nhiên với việc ký kết hiệp ước TAC đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ của các nước Đông Nam Á, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên, hợp tác cùng phát triển. Với Hiệp ước TAC thì mối quan hệ giữa các nước ASEAN đã không ngừng phát triển, ngày càng gắn bó hơn để tạo ra sức mạnh tổng hợp. Vì vậy mà vị thế của ASEAN ngày càng lớn mạnh hơn trên trường quốc tế.
Về việc đảm bảo thực thi đầy đủ Tuyên bố DOC
Trên cơ sở vì hòa bình, ổn định biển đông. Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được các nước ASEAN và Trung Quốc ký ngày 04-11-2002 tại Nông-pênh nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và TQ đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Đông và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Gần đây nhất, dựa trên tiếng nói chung ASEAN đã thành công trong việc ký kết Hướng dẫn thực thi DOC đã được ký kết (ngày 21-7-2011 tại Bali, Indonesia) với Trung Quốc
Việc ký DOC là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Trong giai đoạn hiện nay tình hình biển Đông đang “dậy sóng” nhưng với sự nỗ lực mong muốn duy trì nền hòa bình an ninh khu vực cũng như các đường lối chính trị cương nhu kết hợp hài hòa của các nước ASEAN thì chắc chắn chúng ta sẽ đi đến những thỏa ước mà các nước ASEAN mong muốn.
Về việc thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
Tháng 11/1971, các nước ASEAN đã đưa ra văn bản quan trọng đầu tiên là Tuyên bố Kuala Lumpur về thiết lập Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập ở Đông Nam á (ZOPFAN). Tuyên bố này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình, tự do, và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài. Đồng thời ASEAN đảm bảo thực thi Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và kế hoạch hành động với những hoạt động cụ thể. Điều này không chỉ có ý nghĩa duy trì nền hòa bình an ninh khu vực mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì hòa bình an ninh thế giới.
Về tăng cường hợp tác hàng hải giữa các nước ASEAN
Trước những biến động phức tạp trên Biển Đông, Hải quân các nước ASEAN đã và đang tăng cường mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực, với nhiều nội dung, hình thức thiết thực, nhằm giữ vững an ninh, ổn định ở khu vực biển này. Hải quân các nước ASEAN chú trọng tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác trong nội khối và với các nước bên ngoài khối trong việc đối phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống, thu được nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là, trong khuôn khổ quan hệ song phương và đa phương nội khối, Hải quân các nước ASEAN đã và đang đẩy mạnh hợp tác trên các mặt, các lĩnh vực, như: trao đổi đoàn quan chức các cấp, tổ chức tàu hải quân thăm viếng lẫn nhau, hợp tác đào tạo, chia sẻ thông tin, tuần tra chung, hợp tác chống khủng bố, cướp biển, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, cứu hộ cứu nạn, thiết lập đường dây nóng…
Hải quân các nước ASEAN rất chú trọng tổ chức các diễn đàn, hội nghị song phương và đa phương phạm vi khu vực và quốc tế về an ninh để tăng cường mở rộng hợp tác, thúc đẩy đối thoại hòa bình, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ xung đột vũ trang, chiến tranh trên Biển Đông. Đó là các diễn đàn, hội nghị đa phương chính trong nội khối ASEAN, như ADMM, Hội nghị Tư lệnh các lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN (ACDFIM), Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN, Đối thoại về quốc phòng của quan chức các cấp Hải quân các nước ASEAN...
3. Vị trí và vai trò của hoạt động xây dựng và chia sẻ chuẩn mực trong hợp tác chính trị - an ninh
3.1. Vị trí của hoạt động xây dựng và chia sẻ chuẩn mực trong hợp tác chính trị - an ninh
Hoạt động xây dựng và chia sẻ chuẩn mực ứng xử có vị trí là một trong ba nhóm hợp tác trong cấu trúc nội dung của APSC. Vị trí quan trọng của hoạt động xây dựng và chia sẻ chuẩn mực được thể hiện ở việc ghi nhận nhóm hợp tác này trong các văn kiện quan trọng của ASEAN. Cụ thể tại Chương trình hành động Viên-Chăn (VAP) đã cụ thể hóa Kế hoạch hành động xây dựng ASC cho giai đoạn 2004-2010, trong đó hình thành và chia sẻ chuẩn mực là tiểu mục ii). Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 năm 2009 đã thông qua Kế hoạch tổng thể xây dựng APSC, bản kế hoạch này tiếp tục cụ thể hóa các nội dung trong VAP trong đó có hình thành và chia sẻ chuẩn mực. Ngoài ra, kế hoạch này còn đưa ra thêm nội dung mới: một cộng đồng hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung.
Đặt hoạt động xây dựng và chia sẻ chuẩn mực trong nội dung hợp tác của APSC thì hoạt động này có vị trí đầu tiên, là cơ sở tiền đề góp phần thực hiện các nội dung hợp tác khác bao gồm: Khu vực tự cường, đoàn kết, ổn định, hòa bình và chia sẻ trách nhiệm với vấn đề an ninh toàn diện; Khu vực năng động và hướng ngoại trong thế giới hội nhập và tùy thuộc lẫn nhau.
3.2. Vai trò của hoạt động xây dựng và chia sẻ chuẩn mực trong hợp tác chính trị - an ninh
Thứ nhất, hoạt động xây dựng và chia sẻ chuẩn mực trong hợp tác chính trị - an ninh có vai trò trong việc thúc đẩy Asean tiến tới hình thành một Cộng đồng Asean đoàn kết và vững mạnh, cùng phấn đấu vì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác ở khu vực.
Thứ hai, xây dựng và chia sẻ chuẩn mực trong hợp tác chính trị - an ninh sẽ tạo ra tiếng nói chung, thống nhất giữa các nước thành viên Asean. Từ đó các nước sẽ có những chuẩn mực nhất định trong hoạt động ứng xử về hành vi của mình trong lĩnh vực an ninh – chính trị, chẳng hạn như Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á (TAC), Hiệp ước về Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân ( SEANWWFZ) cũng như Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thứ ba, việc xây dựng và hình thành chuẩn mực sẽ thúc đẩy sự tham gia của các thực thể liên kết với ASEAN vào quá trình xây dựng các sáng kiến nhằm tăng cường hợp tác chính trị của ASEAN thông qua những hành động cụ thể.
Thứ tư, hạn chế những hoạt động tiêu cực phát sinh trong cộng đồng an ninh – chính trị ASEAN , qua đó giúp các nước thành viên ASEAN có thể trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn.
4. Triển vọng của hoạt động này
Nhìn vào sự hình thành của các chuẩn mực ứng xử trong Cộng đồng chính trị-an ninh Asean ta thấy rằng những chuẩn mực ứng xử trong Cộng đồng chính trị-an ninh được hình thành chưa lâu (Chương trình Hành động Viên Chăn (VAP) cho giai đoạn 2004-2010 và các Kế hoạch hành động bắt đầu xuất hiện tại Chương trình Hành động Hà Nội vào tháng 10 năm 2003 để xây dựng ba trụ cột trong đó có Cộng đồng về chính trị-an ninh), thế nên có thể nói nó chưa có được nhiều kinh nghiệm để phản ứng thật nhanh nhẹn trước những sự việc xảy ra trong thực tế. Đặc biệt trong thời gian này khi vấn đề an ninh khu vực nói riêng và an ninh toàn thế giới nói chung đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như tình hình tranh chấp ở khu vực Biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước là thành viên của Asean ngày càng có chiều hướng căng thẳng, tội phạm khủng bố,thảm họa thiên nhiên… Do đó có thể nói chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề nhưng lại chưa có đủ năng lực, điều kiện thật tốt để có thể đối mặt và giải quyết tốt các vấn đề đó. Tuy nhiên nội dung về chuẩn mực ứng xử trong Cộng đồng chính trị-an ninh Asean được thể hiện trong Chương trình hành động Viên chăn đã cho thấy Cộng đồng an ninh chính trị-an ninh đã có sự nhìn nhận đúng đắn và kịp thời về tình hình chính trị, an ninh trong khu vực, đặc biệt là vì đây là những chuẩn mực được thực hiện trong thời gian ngắn thế nên ta dễ dàng nhận thấy đó là việc Cộng đồng chính trị-an ninh đưa ra những chuẩn mực rất sát thực và có sự rõ ràng trong từng hành động ứng xử để có thể đối phó được với những vấn đề mang tính cấp thiết trước mắt, đặc biệt là đối với các vấn đề an ninh trong khu vực trước mắt. Cụ thể:
Đối với triển vọng về việc điều chỉnh khuôn khổ thể chế ASEAN cho phù hợp với hiến chương:
ASEAN vẫn đang xúc tiến xây dựng các chỉ dẫn,quy định,thủ tục để thực hiện hiến chương ASEAN và việc thực hiện nghiêm túc,tích cực hoạt động này sẽ tạo nên một khuôn khổ thể chế của cộng đồng ASEAN.Để tạo nên một khuôn khổ thể chế hoàn chỉnh cần sự đồng thuận của tất cả cộng đồng,và với sự tích cực trong việc điều chỉnh các thể chế của cộng đồng ASEAN cho phù hợp với hiến chương sẽ tạo nên một sự ổn định thống nhất và hướng tới việc các quốc gia thành viên sẽ tuân thủ nghiêm túc các thiết chế này.
Đối với việc tăng cường hợp tác theo quy định tại TAC:
Hiệp ước thân thiện và hợp tác đến nay đã được 27 nước trong và ngoài khu vực trong đó có các nước lớn chấp nhận tham gia đưa TAC trở thành bộ quy tắc ứng xử chung ở khu vực. Đây không chỉ là bộ quy tắc ứng xử giữa các nước trong khu vực mà còn chỉ đạo mối quan hệ giữa các nước ASEAN.Điều này sẽ là cơ sở thuận lợi và tạo tiền để trong việc hợp tác hòa bình giữa các nước gia tăng liên kết khu vực và ngoài khu vực trong giai đoạn tiếp theo.
Đối với việc đảm bảo thực thi đầy đủ DOC vì hòa bình và ổn định tại biển Đông:
Có một quy tắc ứng xử chặt chẽ và ràng buộc đối với những nước có tranh chấp tại biển Đông là hết sức cần thiết tuy nhiên việc thực thi đầy đủ DOC không phải là vấn đề một sớm một chiều vì vấn đề biển Đông không phải là vấn đề riêng của ASEAN mà còn liên quan đến các nước ngoài khu vực như Trung Quốc đòi hỏi phải có sự đối thoại trên cơ sở tự kiềm chế, tôn trọng nhau và cùng đi đến một cách giải quyết hợp lý. ASEAN đang tích cực xây dựng và chia sẻ những chuẩn mực về quy tắc ứng xử đặc biệt là tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.Tiến trình thực hiện DOC sẽ còn kéo dài đòi hỏi các quốc gia phải tích cực hợp tác trên cơ sở tham vấn,thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố về ứng xử các bên ở biển đông,tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng thúc đẩy hòa bình an ninh trong khu vực. Tuy nhiên DOC đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và cũng đang phát huy tác dụng,các tranh chấp song phương đa phương về biển đông đã được giải quyết phần nào. ASEAN đang nỗ lực để đưa DOC vào thực thi đầy đủ. Từ việc xây dựng chuẩn mực chung, tiếng nói chung thì ASEAN sẽ có thêm nhiều cơ hội trong việc kéo Trung Quốc vào các vòng đàm phán dẫn đến việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) có giá trị pháp lý ràng buộc, cao hơn giúp duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Đối với việc đảm bảo việc thực thi Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân và kế hoạch hành động:
ASEAN đang tích cực vận động các nước có vũ khí hạt nhân tham gia hiệp ước để đảm bảo cho hiệp ước có giá trị trên thực tế. Với các hoạt động tích cực nhằm bảo đảm việc thực thi hiệp ước về khu vực ĐNA không có vũ khí hạt nhân,cộng đồng ASEAN sẽ hướng khu vực ĐNA trở thanh một khu vực an toàn và thân thiện,cũng như có những hiệu quả tích cực trong việc kêu gọi các nước không xử dụng vũ khí hạt nhân.
Đối với việc tăng cường hợp tác hàng hải giữa các nước ASEAN:
Trước những biến động phức tạp trên biển Đông,hải quân các nước đã và đang tăng cường mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực với nhiều nội dung hình thức. Quá trình hợp tác này sẽ còn tiếp tục được phát triển ở cấp độ cao hơn,chặt chẽ hơn nhằm giữ vững an ninh ổn định khu vực biển này. Trong tương lai triển vọng quan hệ hợp tác này sẽ ngày càng sâu hơn góp phần ứng phó với các mỗi đe dọa an ninh chung,tạo dựng và giữ vững môi trường hòa bình ổn định hợp tác phát triển trên biển Đông. Mặt khác các thách thức an ninh phi truyền thống đang có chiều hướng gia tăng,tính chất khốc liệt hơn là thảm họa thiên tai sự biến đổi khí hậu toàn cầu, khai thác cạn kiệt tài nguyên biển,nhập cư bất hợp pháp,tội phạm xuyên quốc gia. Để đối phó hiệu quả các thách thức này cộng đồng ASEAN đang tiếp tục củng cố nâng tầm quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hàng hải đã có, đồng thời nâng tầm quan hệ và đang trong xu thế đa dạng hóa, đa phương với các hình thức phù hợp hiệu quả. Các diễn đàn, hội nghị song phương,đa phương diễn ra liên tục trong thời gian gần đây thể hiện triển vọng nâng tầng hợp tác về hàng hải giữa các quốc gia.
NHẬN XÉT
Tóm lại quá trình hình thành và xây dựng các chuẩn mực ứng xử còn gặp nhiều khó khăn như: những vấn đề cơ bản như thay đổi nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia,tiến hành đăng kiểm vũ khí ASEAN,lập lực lượng giữ gìn hòa bình thường trực ASEAN vẫn gây nhiều tranh cãi đe dọa tình đoàn kết… Tuy rằng những khó khăn, thách thức về truyền thống và phi truyền thống mà Cộng đồng chính trị-an ninh Asean phải đối mặt là khá nhiều và phức tạp. Nhưng với những kế hoạch chính sách về việc chia sẻ các chuẩn mực ứng xử của Cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN một cách rõ ràng, tập trung cho các vấn đề quan trọng cần giải quyết sẽ là cơ sở chắc chắn để dần hình thành nên một cộng đồng chính trị an ninh hoạt động theo các chuẩn mực ứng xử.
Việc ưu tiên tập trung giải quyết trước, tập trung đưa ra các chuẩn mực ứng xử phù hợp với điều kiện của mình là cơ sở rất tốt để giúp Cộng đồng chính trị-an ninh có triển vọng phát triển hơn. Điều đó được thể hiện qua viêc những nội dung về chuẩn mực ứng xử được Cộng đồng này xây dựng sẽ có triển vọng được thực hiện tích cực và ngày càng có hiệu quả cao, từ đó sẽ giúp tạo cơ hội để giúp các Cộng đồng khác như Cộng đồng kinh tế, Cộng đồng văn hóa-xã hội phát triển mạnh mẽ.
Song nếu Cộng đồng an ninh chính trị- an ninh đưa ra được những kế hoạch hoạt động để cụ thể hơn nữa, bám sát tình hình quốc tế và khu vực hơn nữa để dễ dàng thực hiện trong thực tế thì