Đề tài Những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện nay

1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam chúng ta đang trên con đường phát triển đã và đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình đó diễn ra hết sức mạnh mẽ và đang thu hút được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, từ đó nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết, quản lý của nhà nước. Quá trình phát triển kinh tế xã hội cùng với quá trình hội nhập và phát triển với khu vực và trên thế giới để tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ với các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt, người dan có điều kiện cải thiện đời sống và tiếp cận với những thành tựu của khoa học công nghệ, do vậy đã có những chuyển tích cực trong bộ mặt kinh tế, xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã xác định phương hướng đổi mới phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều hộ gia đình ở nông thôn đã biết chủ động tự hoạch toán trong làm ăn buôn bán, kinh doanh, phát triển ngành, nghề tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần làm tăng trưởng kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung và gia đình ở nông thôn nói riêng. Vậy trong quá trình hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Sản xuất kinh doanh làm tăng trưởng kinh tế gia đình, các hộ gia đình ở nông thôn đã gặp những yếu tố tác động chủ yếu nào? Vấn đề trên đã gợi cho tôi một hướng tiếp cận nghiên cứu trong đợt thực tập tại xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La, do khoa Xã hội học tổ chức vào tháng 5/2007 vừa qua. Đó là nghiên cứu về những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La hiện nay. Trong phạm vi hạn hẹp của một báo cáo thực tập tôi chỉ xin phép đi sâu xác định và làm rõ những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình và những vấn đề bất cập qua sự đánh giá của người dân về vấn đề đó. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Quá trình nghiên cứu giúp tôi có điều kiện vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học và các lý thuyết xã hội học vào thực tiễn. Đề tài có thể có gợi ý cho vấn đề tăng trưởng kinh tế hộ gia đình, đồng thời dưới sự phân tích những khía cạnh khác nhau của các yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế một cách khách quan, biện chứng có thể nâng cao nhận thức và lý giải vấn đề một cách rõ rệt và thực tế hơn. Tháng 6/1991 Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 202/CT - TTg về việc cho các hộ gia đình vay vốn phát triển sản xuất, nông nghiệp và sản xuất kinh doanh. Từ kết quả nghiên cứu thực tế và sự đánh giá mong muốn của người dân, đề tài hy vọng cung cấp những thông tin khách quan xung quanh các yếu tố làm tăng trưởng kinh tế phát triển hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Qua nghiên cứu này tôi cũng hy vọng có thể giúp người dân hiểu rõ nắm bắt được tình hình thực tế và tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết cần thiết để sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được mọi khả năng điều kiện tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Đồng thời tôi cũng mong muốn đóng góp phần nào đó cho các kế hoạch, hoạch định cuộc sống kinh tế - xã hội phù hợp, hữu ích cho các nhà quản lý kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành xây dựng đường hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu và phân tích thực trạng về phát triển kinh tế của người dân ở xã Tân Lập. - Tìm hiểu các yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ ở đây. - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của các hộ gia đình khi phát huy và tậu các yếu tố trên. - Đề xuất một số giải pháp và những khuýên nghị.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2446 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn Để hoàn thành báo cáo này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, bạn bè cùng lớp và chính quyền xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La. Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Nguyễn Thị Vân Hạnh đã hướng dẫn giúp đỡ tôi rất nhiệt tình trong thời gian qua. Cảm ơn các bạn sinh viên cùng lớp K48 đã giúp đỡ tôi trong quá trình xử lý số liệu và hoàn thành báo cáo, xin cảm ơn UBND xã Tân Lập, huyện Mộc Châu đã tạo điều kiện thuận lợi để cuộc nghiên cứu của tôi được hàn thành sớm. Do thời gian có hạn, bài báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các bạn. Phần I: Những vấn đề chung 1. Lý do chọn đề tài 2. ý nghĩa khoa học 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 4.2. Khách thể nghiên cứu 4.3. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.3. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 5.4. Phương pháp quan sát 5.5. Phương pháp phân tích, phỏng vấn 5.6. Phương pháp phân tích tài liệu 6. Giả thuyết nghiên cứu 7. Khung lý thuyết Phần II: Nghiên cứu thực nghiệm Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. 1.1. Cơ sở lý luận 1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 1.3. Các khái niệm công cụ Chương 2: Nghiên cứu và những giải pháp - kiến nghị. 2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 2.2. Đặc điểm xã hội, dân cư. 2.3. Đặc điểm kinh tế 2.4. Đặc điểm giáo dục - y tế 3.1. Nghiên cứu - kiểm chứng giả thuyết 3.2. Vai trò của vốn 3.3. Thực trạng vay vốn 3.4. Nguồn vốn vay trong sản xuất 3.5. Yếu tố giống, cây, con để sản xuất 3.6. áp dụng KHKT - máy móc vào sản xuất 4. Những thuận lợi và khó khăn trong tăng trưởng kinh tế hộ gia đình. Phần III: Những giải pháp và khuyến nghị. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam chúng ta đang trên con đường phát triển đã và đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, quá trình đó diễn ra hết sức mạnh mẽ và đang thu hút được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội, từ đó nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết, quản lý của nhà nước. Quá trình phát triển kinh tế xã hội cùng với quá trình hội nhập và phát triển với khu vực và trên thế giới để tạo nên những bước phát triển mạnh mẽ với các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt, người dan có điều kiện cải thiện đời sống và tiếp cận với những thành tựu của khoa học công nghệ, do vậy đã có những chuyển tích cực trong bộ mặt kinh tế, xã hội. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã xác định phương hướng đổi mới phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội. Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, nhiều hộ gia đình ở nông thôn đã biết chủ động tự hoạch toán trong làm ăn buôn bán, kinh doanh, phát triển ngành, nghề tăng thu nhập cải thiện đời sống góp phần làm tăng trưởng kinh tế - xã hội ở địa phương nói chung và gia đình ở nông thôn nói riêng. Vậy trong quá trình hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp. Sản xuất kinh doanh làm tăng trưởng kinh tế gia đình, các hộ gia đình ở nông thôn đã gặp những yếu tố tác động chủ yếu nào? Vấn đề trên đã gợi cho tôi một hướng tiếp cận nghiên cứu trong đợt thực tập tại xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La, do khoa Xã hội học tổ chức vào tháng 5/2007 vừa qua. Đó là nghiên cứu về những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình tại xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La hiện nay. Trong phạm vi hạn hẹp của một báo cáo thực tập tôi chỉ xin phép đi sâu xác định và làm rõ những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình và những vấn đề bất cập qua sự đánh giá của người dân về vấn đề đó. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Quá trình nghiên cứu giúp tôi có điều kiện vận dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học và các lý thuyết xã hội học vào thực tiễn. Đề tài có thể có gợi ý cho vấn đề tăng trưởng kinh tế hộ gia đình, đồng thời dưới sự phân tích những khía cạnh khác nhau của các yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế một cách khách quan, biện chứng có thể nâng cao nhận thức và lý giải vấn đề một cách rõ rệt và thực tế hơn. Tháng 6/1991 Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 202/CT - TTg về việc cho các hộ gia đình vay vốn phát triển sản xuất, nông nghiệp và sản xuất kinh doanh. Từ kết quả nghiên cứu thực tế và sự đánh giá mong muốn của người dân, đề tài hy vọng cung cấp những thông tin khách quan xung quanh các yếu tố làm tăng trưởng kinh tế phát triển hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và sản xuất kinh doanh của hộ gia đình. Qua nghiên cứu này tôi cũng hy vọng có thể giúp người dân hiểu rõ nắm bắt được tình hình thực tế và tự trang bị cho mình những kiến thức hiểu biết cần thiết để sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được mọi khả năng điều kiện tài nguyên thiên nhiên của địa phương. Đồng thời tôi cũng mong muốn đóng góp phần nào đó cho các kế hoạch, hoạch định cuộc sống kinh tế - xã hội phù hợp, hữu ích cho các nhà quản lý kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành xây dựng đường hướng phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện. 3. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu và phân tích thực trạng về phát triển kinh tế của người dân ở xã Tân Lập. - Tìm hiểu các yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ ở đây. - Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của các hộ gia đình khi phát huy và tậu các yếu tố trên. - Đề xuất một số giải pháp và những khuýên nghị. 4. Đối tượng khách thể và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu. Những yếu tố tác động làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình ở xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La. 4.2. Khách thể nghiên cứu Khảo sát được tiến hành với đối tượng lựa chọn là Bản doi 1 và Bản hoa 1, ở xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La. - Chính quyền xã Tân Lập - Các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. - Nhân dân 2 thôn của xã Tân Lập. 4.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La. Thời gian nghiên cứu từ: 12/04/2007 đến 17/04/2007. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 5.1. Phương pháp luận Trong báo cáo này, tôi vận dụng cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét sự vận động của đối tượng nghiên cứu, cũng như các vấn đề đáng quan tâm khác, đồng thời tôi vận dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong khi xem xét các quan hệ của đối tượng nghiên cứu. Chủ nghĩa duy vật lịch sử đòi hỏi nghiên cứu xã hội phải phân tích, các cá nhân thực hiện, hoạt động của họ và những điều kiện sống vật chất của họ (Marx - Eugels - 1993 toàn tập, tập 5, trang 18). Xuất phát điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là việc phân tích các quá trình lịch sử xã hội từ góc độ hoạt động vật chất của con người. Từ góc độ kinh tế của xã hội, từ quan điểm chính là toàn bộ quá trình sản xuất ra của cải vật chất, còn ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội bao gồm: Hệ tư tưởng, chính trị, pháp luật, đạo đức, văn hoá tôn giáo và **** quy định bởi tồn tại xã hội, được hình thành trên cơ sở nền tảng của tồn tại xã hội. Ngoài ra, tôi còn sử dụng một số hướng tiếp cận của xã hội học Mác Xít đặc biệt là xã hội học kinh tế, xã hội học lao động, các lý thuyết xã hội học được tham khảo thêm là hành động xã hội, lý thuyết biến đổi xã hội, một số quan điểm của gia đình và giới thiệu để nghiên cứu lý giải các vấn đề cụ thể. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu Đọc và phân tích các tài liệu, các báo cáo, các lý thuyết xã hội học, sách báo, tạp chí liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đề tài nghiên cứu. 5.2.2. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu ngẫu nhiên với tổng số 254 mẫu phiếu điều tra. 5.2.3. Phương pháp quan sát. Trong quá trình điều tra nghiên cứu tôi đã tiến hành quan sát các hoạt động của người dân cùng với việc ghi nhận các sự kiện và hiện tượng trong đời sống xã hội địa bàn, với mục đích thu thập thông tin bổ sung thêm cho vấn đề nghiên cứu của đề tài. 5.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu Tiến hành phỏng vấn 5 đối tượng có hoạt động sản xuất nghề nghiệp khác nhau ở độ tuổi từ 40 đến 55 tuổi, trong đó có 4 nam và 1 nữ, 1 người buôn bán hoa quả, 1 người sản xuất chè, 3 người sản xuất nông, lâm nghiệp. 5.2.5. Phương pháp phỏng vấn theo bảng hỏi. Phương pháp này được tiến hành phỏng vấn với 254 người dân tại xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La nhằm thu thập các thông tin có liên quan đến tăng trưởng kinh tế, trong đó có nhiều thông tin khách quan về gia đình ở xã Tân Lập, vấn đề thu nhập, về yếu tố làm tăng trưởng kinh tế hộ gia đình. - Về giới: 155 nam chiếm: 61,02% 99 nữ chiếm 38,97% - Về tuổi: Từ 20 - 30: 66 người chiếm 25,98% Từ 30 - 40: 61 người chiếm 24,01% Từ 40 - 50%: 65 người chiếm 25,59% Từ 50 - 60: 61 người chiếm 24,01% - Trình độ học vấn: Tiểu học 56 người chiếm 22,04% Trung học cơ sở 74 người chiếm 29,13% Trung học phổ thông 101 người chiếm 39,76% Trung cấp, cao đẳng, đại học 8 người chiếm 3,14% - Nghề nghiệp: Chưa có việc làm chiếm 1% Làm ruộng chiếm 45% Buôn bán dịch vụ chiếm 23,6% Thợ thủ công chiếm 1,6% Công chức viên chức chiếm 15% Nghỉ hưu chiếm 6,5% Làm khác chiếm 1,6% 6. Giả thuyết nghiên cứu . Tuy vậy điều kiện của nền kinh tế thị trường, kinh tế hộ gia đình ở xã Tân Lập - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La đã có những bước phát triển đáng kể, tuy nhiên người dân ở đây cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Tâm lý sản xuất tự phát, không có sự phát triển đồng bộ manh mún, phát triển kinh tế hộ gia đình. Để tiếp tục phát triển, nâng cao đời sống của các hộ gia đình ở xã Tân Lập cần có sự giúp đỡ có hiệu quả từ các tổ chức xã hội, các ngành, các cấp, chính quyền địa phương. 7. Khung lý thuyết PHẦN II: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 1.1.Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận nhận thức và nghiên cứu bên cạnh đó trên bình diện xã hội học tác giả cũng xem xét vấn đề từ hướng tiếp cận lý thuyết cấu trúc chức năng của Parsous. Parsous cho rằng hành động xã hội là hành vi bao gồm các thành phần nhận thức. Thành phần động cơ và thành phần đánh giá, các thành phần đó được sắp xếp lại với nhau theo một trật tự. Cấu trúc ổn định, Parsous sử dụng khái niệm hệ thống hành động để phân tích mối quan hệ giữa với tư cách là cá nhân các nhóm xã hội, hệ thống xã hội. Hệ thống hành động cấu trúc từ các tiểu hệ thống nhân cách, hệ thống xã hội và hệ thống văn hoá. Quan niệm hệ thống hành động và sau được Parsóu phát triển cùng với các đồng nghiệp thành quan niệm hệ thống xã hội như sau: - Thích ứng (Ký hiệu A) với môi trường tự nhiên vật lý xung quanh. - Hướng đích (ký hiệu G) huy động các nguồn lực vào mục đích đã xác định. - Liên kết (ký hiệu I) phối hợp các hoạt động, điều hoà và giải quyết những khác biệt, mâu thuẫn. - Duy trì khuôn mẫu (ký hiệu L) tạo sự ổn định, trật tự các tiểu hệ thống có mối quan hệ qua lại với nhau theo nguyên lý chức năng để tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Quá trình kinh tế hộ gia đình ở nông thôn là tiểu hệ thống, trong đó có nguồn lực (như vốn, máy móc, kỹ thuật, cây trồng) là tiểu hệ thống, nó có quan hệ chặt chẽ với các ngành nghề, buôn bán, sản xuất (là những bộ phận của hệ thống kinh tế) giữa một vị trí khác nhau và thực hiện những vai trò nhất định. 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn phát triển với dân số nông thôn chiếm khoảng trên 70%, trước đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI tháng 12 năm 1986 đời sống của nhân dân nói chung, cư dân ở nông thôn nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, vật chất và tinh thần, đó là một trở ngại rất lớn đến sự phát triển xã hội. Đường lối đổi mới của Đảng từ Đại hội VI, đã tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội.Sự đổi mới đó đã lôi cuốn sự tham gia của toàn xã hội của các nhà khoa học, cán bộ quản lý, của mọi thành phần kinh tế trong đó có kinh tế hộ gia đình góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội nói chung, cư dân ở nông thôn nói riêng. Đến nay sự tăng trưởng kinh tế GDP hàng năm đều đạt chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10 năm (1990 - 2000) tăng lên 7,5%, năm 2000 so với năm 1990 GDP tăng hơn 2 lần, trong 5 năm từ 2001 - 2005, nhiệm kỳ đại hội IX nền kinh tế tăng bình quân 7,1% riêng năm 2004 tăng 7,7%. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các thành phần kinh tế, đã được huy động khá hơn. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu các giải pháp lớn cho vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Mỗi công trình nghiên cứu đề cập giải quyết giải quyết đến các vấn đề như giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, đổi mới sản xuất, vấn đề nông thôn, thực trạng nghèo đói, về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai v.v... có thể nói việc xem xét các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế gia đình, sự cần thiết tháo gỡ những bất cập, để có hiệu quả sử dụng tối ưu các nguồn lực, đã trở thành mối quan tâm chung của mọi người, đặc biệt là người dân ở nông thôn, những chủ thể trực tiếp chịu sự tác động đó. Các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hộ PAM, xoá đói giảm nghèo UNDP việc thực hiện chủ trương xã hội hoá trong công tác khoa giáo của Đảng và Nhà nước cho thấy sự hỗ trợ của Đảng và nhà nước ta là rất cần thiết trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong cuốn "Xoá đói giảm nghèo của Việt Nam" do UNDP nghiên cứu và đề cập đến vấn đề khó khăn của người nghèo, vấn đề nghèo ở Việt Nam, vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, thực trạng người nghèo ở nông thôn, vấn đề xoá nghèo ở nông thôn, thực trạng người nghèo ở nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm cho cư dân ở nông thôn. Nhiều cuốn sách đã đề cập đến thực trạng kinh tế xã hội ở Việt Nam, các chương trình về vấn đề phát triển kinh tế, chương trình xóa đói giảm nghèo, các chương trình và giải pháp trong vấn đề giải quyết việc làm cho người dân ở nông thôn. Sự hỗ trợ, quan tâm, vào cuộc của các tổ chức xã hội nhằm làm tăng trưởng kinh tế xã hội nói chung và đó cũng chính là động lực thúc đẩy làm tăng trưởng kinh tế của hộ gia đình. Trong đề tài này, tôi nghiên cứu các khía cạnh kinh tế xã hội nhằm để làm rõ những mặt khó khăn, cũng như những thuận lợi của các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế hộ gia đình. Trên cơ sửo đó, đưa ra các giải pháp và khuyến nghị, hy vọng góp một vài ý cho các cấp, các ngành quan tâm để có những quyết sách phù hợp nhằm tạo cho người dân ở nông thôn có điều kiện để phát triển kinh tế hộ gia đình ổn định và bền vững. 1.3. Các khái niệm công cụ 1.3.1. Kinh tế: Kinh tế là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội, theo chủ nghĩa Mác là cơ sở hạ tầng của xã hội, bao gồm các quá trình sản xuất phân phối, lưu thông và tiêu dùng các của cải vật chất của xã hội. 1.3.2. Kinh tế hộ gia đình Được hiểu như phần hoạt động lao động sản xuất của gia đình các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngay trên phần đất đã khoán (trong nông nghiệp) mà gia đình tự chủ từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. 1.3.3. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. 1.3.4. Hộ gia đình Khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng, là một tổ chức kinh tế, một đơn vị hành chính địa lý. Nói cách khác, hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân hay ruột thịt hoặc nuôi dưỡng, có quỹ thu - chi chung. Có 3 loại hộ gia đình theo tiêu chí nghề nghiệp. + Hộ gia đình không phải là nông dân: là các hộ mà kinh tế dựa vào các loại hình nghề nghiệp khác nhau (như dịch vụ, buôn bán, thủ công, sản xuất, kinh doanh, thủ công nghiệp, công chức). + Hộ gia đình nông nghiệp là những doanh nghiệp kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp, có thể kết hợp chăn nuôi và làm vườn có quy mô nhỏ. + Hộ gia đình phi nông nghiệp: là những hộ gia đình có một nguồn thu nông nghiệp và một nguồn thu khác không từ nông nghiệp (loại hình gia đình hỗn hợp). 1.3.5. Vốn Vốn là khoản tích lũy tức là bộ phận chưa tiêu dùng dưới hình thức vật chất bao gồm các loại: máy móc, thiết bị, các nguyên liệu, các sản phẩm trung gian, các thành phẩm. Hình thức phi vật chất như: sáng chế, bằng phát minh, như giá trị kinh tế và cũng như yếu tố vốn cần thiết trong quá trình phát triển. Vốn là nhân tố đầu vào, và đồng thời nó lại là kết quả đầu ra của hoạt động kinh tế. Trong quá trình hoạt động của nền kinh tế vốn luôn vận động và chuyển hoá về hình thái vật chất cũng như hình thái vật chất sang tiền tệ. 1.3.6. Giống Giống là một danh từ phân loại sinh vật chỉ những nhân sinh vật thuộc cùng một họ và gồm nhiều loại khác nhau. 1.3.7. Chuyên môn Chuyên môn: là lĩnh vực riêng, những kiến thức của ngành khoa học, kỹ thuật. 1.3.8. Kỹ thuật Kỹ thuật là tổng thể nói chung các phương tiện và tư liệu hoạt động của con người để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu sản xuất xã hội. 1.3.9. Phương tiện. Phương tiện: là các công cụ, đồ dùng, các vật chất khác (có thể là vô hình hoặc hữu hình) để phục vụ sản xuất kinh doanh, phục vụ cho việc phát triển kinh tế. CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ. 2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu Tân Lập là một xã vùng 2 của huyện Mộc Châu, cách huyện 25km, xã nằm về phía Bắc của huyện. Tổng diện tích tự nhiên là 1421, 20ha cả xã có 18 xóm với 1.924 và 8500 khẩu, trong đó dân tộc Thái chiếm 68% tổng dân số toàn xã. Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân xã Tân Lập đã đoàn kết nhất trí, tập trung thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hoá, xã hội, an ninh - quốc phòng với phương châm đoàn kết kỷ cương, đổi mới để phát triển, đặc biệt là lĩnh vực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, đã được quan tâm, duy trì các ngành nghề thủ công truyền thống vốn có như: Dệt thổ cẩm, đan lát, rèn. Tạo điều kiện giải quyết việc làm thu hút lao động tại địa phương. Tạo cơ chế hỗ trợ dạy nghề, phát triển nhân rộng nghề dệt thổ cẩm, đan lát tạo điều kiện cho hội viên, đoàn viên và nhân dân vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất. 2.1.1. Đặc điểm xã hội dân cư địa bàn nghiên cứu. Tân Lập là một xã vùng 2 của huyện Mộc Châu, cách huyện 25km, nằm về phía Bắc của huyện, tổng diện tích tự nhiên 1.421 ha, cả xã có 18 xóm, với 1924 hộ và 8500 khẩu, trong đó dân tộc Thái chiếm 68% tổng dân số toàn xã. Trong những năm qua tình hình kinh tế của xã có những bước tăng trưởng khá. Hiện nay thu nhập bình quân đầu người đạt 3.500/người/năm, hộ khá giàu đạt 60%. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế. Do đặc điểm xã cơ bản là sản xuất nông nghiệp về kinh doanh - dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp. - Về sản xuất thủ công nghiệp - kinh doanh - dịch vụ còn chiếm tỷ lệ thấp, chưa phát huy được thế mạnh của địa phương. - Về sản xuất nông nghiệp: Do quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay diện tích cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi bị thu hẹp, nguyên nhân là một số nhân dân tái định cư ở nơi khác đến. 2.2. Kết quả nghiên cứu - kiểm chứng giả thuyết. 2.2.1. Vai trò của vốn. Sự chuyển đổi cơ chế kinh tế ở nước ta, bắt đầu diễn ra từ đại hội VI (1986), những thành quả bước đầu đã cho thấy sự chuyển hướng của Đảng và Nhà nước là đúng đắn. Tuy nhiên nước ta vốn xuất phát từ một nền kinh tế còn thấp kém, cơ sở hạ tầng các khó khăn, trình độ phát triển kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, những khó khăn ngày càng rõ nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tỷ lệ lao động có kỹ thuật cao còn ít, các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển còn chậm so với yêu cầu của xã hội. Trong năm qua xã Tân Lập, huyện Mộc Châu tập trung phát triển mạnh về kinh tế, sản xuất chủ yếu vẫn là
Luận văn liên quan