Quảbom hẹn giờnợcông Trung Quốc
Trung Quốc vượt qua khủng hoảng toàn cầu tốt hơn các nước khác, nhưng nợkhổng lồcủa
chính quyền địa phương có thểkhiến tăng trưởng chững lại. (Diplomat)
Nợcông của Trung Quốc là bao nhiêu
Những thống kê mới nhất từBắc Kinh cho thấy, nợchính phủcủa Trung Quốc vẫn ởmức thấp
so với những nền kinh tếlớn khác. Tuy nhiên, nếu cộng cảnợcủa các chính quyền địa phương
và khu vực doanh nghiệp quốc doanh, thì nợcông của Trung Quốc lại không phải là một con số
nhỏ. (Wall Street Journal)
Trung Quốc có nguy cơrơi vào khủng hoảng nợnhưHy Lạp
Tình hình nợnần của Trung Quốc cũng nguy hiểm không kém Hy Lạp là mấy. (CNBC)
Chính quyền đỊa phương Trung Quốc cần viện trợtài chính
Trung Quốc cần đưa ra một khoản hỗtrợcho các chính quyền địa phương khi các sốliệu thống
kê nợtuần trước chỉra nhu cầu giải cứu. (Marketwatch)
Nợchính quyền đỊa phương Trung Quốc cao hơn kiểm toán 540 tỷUSD
Hãng xếp hạng tín dụng Moody's đưa ra kết luận sau khi so sánh con số ước tính của các kiểm
toán viên Trung Quốc với sốliệu của nhà quản lý. (Reuter)
Trung Quốc thâm hụt tài chính 123 tỷUSD năm 2010
Bộtrưởng Tài chính Trung Quốc TạHúc Nhân hôm qua cho biết, chi tiêu chính phủtrung ương
Trung Quốc đã vượt quá doanh thu trong năm 2010, gây thâm hụt tài chính 800 tỷnhân dân tệ
(123,52 tỷUSD). (Chinadaily)
Vấn đềnợTrung Quốc đang bịthổi phòng
Trung Quốc đang có vấn đềvềnợ? Những người hoài nghi vềTrung Quốc đang chỉra câu
chuyện vềnhững vấn đềnợtại Trung Quốc nhưbằng chứng của rắc rối đằng sau đó.
(Economist)
Trung Quốc với tương lai bấp bênh
Không tới một thập kỷnữa, Trung Quốc có thểlà nền kinh tếlớn nhất thếgiới. Dù vậy, thành
công của nền kinh tếvẫn bị đe dọa bởi cải cách và những thay đổi của nước này. (Economist)
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 1
1 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
CHUYÊN ĐỀ CUỐI TUẦN
NỢ CÔNG TRUNG QUỐC VÀ NHỮNG THÁCH THỨC KINH TẾ
NỘI DUNG CHÍNH .......................................................................................................................................... 2
QUẢ BOM NỢ HẸN GIỜ NỢ CÔNG CỦA TRUNG Q UỐC .......................................................................... 3
NỢ CÔNG CỦA TRUNG QUỐC LÀ BAO NHIÊU? ....................................................................................... 6
TRUNG QUỐC VỚI TƯƠNG LAI BẤP BÊNH? ............................................................................................. 8
VẤN ĐỀ NỢ TRUNG QUỐC ĐANG BỊ THỔI PHỒNG ................................................................................ 10
TRUNG QUỐC CÓ NGUY CƠ RƠI VÀO KHỦNG HOẢNG NỢ NHƯ HY LẠP ......................................... 12
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG QUỐC CẦN VIỆN TRỢ TÀI CHÍNH ......................................... 12
NỢ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG QUỐC CAO HƠN KIỂM TOÁN 540 TỶ USD ...................... 13
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TRUNG QUỐC MẮC NỢ 1.650 TỶ USD ................................................... 13
TRUNG QUỐC THÂM HỤT TÀI CHÍNH 123 TỶ USD NĂM 2010 .............................................................. 13
70% NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA TRUNG QUỐC LÀ NỢ NGẮN HẠN ............................................................. 14
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 2
2 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
NỘI DUNG CHÍNH
Quả bom hẹn giờ nợ công Trung Quốc
Trung Quốc vượt qua khủng hoảng toàn cầu tốt hơn các nước khác, nhưng nợ khổng lồ của
chính quyền địa phương có thể khiến tăng trưởng chững lại. (Diplomat)
Nợ công của Trung Quốc là bao nhiêu
Những thống kê mới nhất từ Bắc Kinh cho thấy, nợ chính phủ của Trung Quốc vẫn ở mức thấp
so với những nền kinh tế lớn khác. Tuy nhiên, nếu cộng cả nợ của các chính quyền địa phương
và khu vực doanh nghiệp quốc doanh, thì nợ công của Trung Quốc lại không phải là một con số
nhỏ. (Wall Street Journal)
Trung Quốc có nguy cơ rơi vào khủng hoảng nợ như Hy Lạp
Tình hình nợ nần của Trung Quốc cũng nguy hiểm không kém Hy Lạp là mấy. (CNBC)
Chính quyền đỊa phương Trung Quốc cần viện trợ tài chính
Trung Quốc cần đưa ra một khoản hỗ trợ cho các chính quyền địa phương khi các số liệu thống
kê nợ tuần trước chỉ ra nhu cầu giải cứu. (Marketwatch)
Nợ chính quyền đỊa phương Trung Quốc cao hơn kiểm toán 540 tỷ USD
Hãng xếp hạng tín dụng Moody's đưa ra kết luận sau khi so sánh con số ước tính của các kiểm
toán viên Trung Quốc với số liệu của nhà quản lý. (Reuter)
Trung Quốc thâm hụt tài chính 123 tỷ USD năm 2010
Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Tạ Húc Nhân hôm qua cho biết, chi tiêu chính phủ trung ương
Trung Quốc đã vượt quá doanh thu trong năm 2010, gây thâm hụt tài chính 800 tỷ nhân dân tệ
(123,52 tỷ USD). (Chinadaily)
Vấn đề nợ Trung Quốc đang bị thổi phòng
Trung Quốc đang có vấn đề về nợ? Những người hoài nghi về Trung Quốc đang chỉ ra câu
chuyện về những vấn đề nợ tại Trung Quốc như bằng chứng của rắc rối đằng sau đó.
(Economist)
Trung Quốc với tương lai bấp bênh
Không tới một thập kỷ nữa, Trung Quốc có thể là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù vậy, thành
công của nền kinh tế vẫn bị đe dọa bởi cải cách và những thay đổi của nước này. (Economist)
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 3
3 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
QUẢ BOM NỢ HẸN GIỜ NỢ CÔNG CỦA TRUNG QUỐC
Sự phục hồi kinh tế đáng kinh ngạc của
Trung Quốc sau khủng hoảng kinh tế toàn
cầu 2008 - 2009 là nguồn gốc của đố kỵ và
hoang mang cho phần còn lại của thế giới.
Thay vì suy thoái, kinh tế Trung Quốc đã
tăng trưởng tới 2 con số, và thực sự có dấu
hiệu tăng trưởng quá nóng - tương phản rõ
rệt với tình trạng trì tệ tại hầu hết các nước
phương Tây.
Làm thế nào mà người Trung Quốc làm
được điều đó? Có thể biện minh cho "ngoại
lệ Trung Quốc" rằng Bắc Kinh đã tìm ra một
công thức bí mật cho thành công kinh tế,
ngoài tầm hiểu biết của các nước phương
Tây.
Một phần của câu trả lời cho điều kỳ diệu
này đã được chính phủ Trung Quốc đưa ra
cuối tháng 6. Đó là Bắc Kinh đã xoay sở giữ
nền kinh tế tăng trưởng trong suy thoái toàn
cầu bằng cách cung cấp khoản vay ngân
hàng lớn cho các chính quyền địa phương.
Nguyên nhân chủ yếu của khủng hoảng kinh
tế tàn phá Mỹ và Tây Âu là sự bùng nổ của
"quả bom tín dụng" - cho vay và vay quá
nhiều làm bùng lên bong bóng nhà đất và
tiêu dùng không bền vững. Trung Quốc
dường như đang bị chịu ảnh hưởng tương tự,
với chỉ một thay đổi lớn duy nhất: hầu hết
nợ phát sinh tại Trung Quốc đầu tư vào khu
vực cơ sở hạ tầng, không phải tiêu dùng. Vì
vậy, Trung Quốc trở thành ngoại lệ.
Căn cứ vào các số liệu do Cơ quan Kiểm
toán Quốc gia Trung Quốc (NAO) vào cuối
tháng 6, các chính quyền địa phương đã có
khoản nợ lên tới 10,7 nghìn tỷ nhân dân tệ
(1.650 tỷ USD) - tương đương khoảng 27%
GDP Trung Quốc năm 2010. Do các số liệu
của NAO được dựa trên đại diện của 6.500
phương tiện giao thông do các chính quyền
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 4
4 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
địa phương chi trả ( trên hơn 10.000 xe
tương tự trên cả nước) nên con số nợ thực tế
của các chính quyền địa phương lớn hơn
nhiều.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc gần đây
ước tính rằng nợ của các chính quyền địa
phương nước này tổng cộng là 14 nghìn tỷ
nhân dân tệ ( hầu hết trong đó là nợ với các
ngân hàng), cao hơn gần 30% so với số liệu
của NAO.
Một vài câu hỏi thú vị được đặt ra khi nợ
của các chính quyền địa phương tại Trung
Quốc được công bố. Đầu tiên và trước hết,
con số đó đã chỉ ra rằng tình hình tài chính
công tại Trung Quốc trong tình trạng tồi tệ
hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Trên
giấy tờ, nợ của Trung Quốc chỉ dưới 20%
GDP, biến Bắc Kinh thành một hình mẫu tài
chính chuẩn mực so với các chính phủ tiêu
xài hoang phí tại phương Tây. Tuy nhiên,
nếu chúng ta xem xét các nghĩa vụ khác
nhau của chính phủ - thường chỉ đơn thuần
tính là nợ công, bức tranh của Trung Quốc
không đẹp nữa.
Nếu tính các khoản nợ chính quyền địa
phương, chi phí tái cấp vốn cho các ngân
hàng nhà nước, trái phiếu do các ngân hàng
nhà nước phát hành, và trái phiếu đường sắt,
tổng nợ của Trung Quốc vào khoảng 70 -
80% GDP, gần tương đương với mức nợ
công tại Mỹ và Anh.
Do hầu hết các khoản nợ của Trung Quốc
phát sinh trong thập kỷ qua, Trung Quốc
đang ở trong quỹ đạo không bền vững với
tốc độ tích lũy nợ hiện nay, đặc biệt khi tăng
trưởng chậm lại, điều được dự kiến diễn ra
trong thập kỷ tới.
Câu hỏi thứ hai được đặt ra là liệu các chính
quyền địa phương có thể cung cấp các
khoản nợ và hoàn trả các khoản vay hay
không. Nếu họ đã tiến hành đầu tư cơ sở hạ
tầng tạo ra các dòng thu nhập, nợ tăng lên
không phải là vấn đề. Thật không may, đó
không phải là trường hợp với hầu hết các dự
án cơ sở hạ tầng được các chính quyền địa
phương xây dựng. Thông thường, các dự án
có đòn bẩy cao, các chính quyền địa phương
đầu tư ít vốn và đi vay gần như toàn bộ chi
phí. Điều này khiến hoạt động cho vay nợ
trở thành gánh nặng lớn.
Chỉ có 2 nguồn thu nhập để cung cấp các
khoản vay như vậy. Một là bán đất do các
chính quyền địa phương kiểm soát (đất được
sử dụng làm vật thế chấp vay tiền tại các
ngân hàng). Và nguồn khác là sử dụng dòng
tiền được tạo ra bởi các dự án (các nhà máy
điện, cầu cảng và phí cầu đường). Với tình
trạng bất động sản bấp bênh, các chính
quyền địa phương sẽ không tính tới việc bán
đất để giải cứu cho họ. Khả năng sinh lời
của các dự án cơ sở hạ tầng mới đầu tư thậm
chí còn tệ hơn. Một nhà quản lý ngân hàng
tiết lộ rằng chỉ 1/3 các dự án kể trên có thể
hoàn trả đủ vốn đã vay. Điều này đồng nghĩa
rằng các chính quyền địa phương sẽ không
thể thu hồi lượng lớn tiền đầu tư vào cơ sở
hạ tầng của mình - hay hoàn trả cho các
ngân hàng.
Vậy quả bom nổ chậm này sẽ mang tới
những hậu quả kinh tế gì?
Vì khoảng một nửa các khoản vay ngân
hàng của chính quyền địa phương sẽ đáo
hạn trong 2 năm tới, một cuộc khủng hoảng
chi trả ngắn hạn dự kiến diễn ra. Các ngân
hàng thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc sẽ
phải gia hạn cho các khoản vay này, vờ như
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 5
5 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
chúng vẫn đang thực hiện. Họ thậm chí có
thể phải cho các chính quyền địa phương
vay thêm tiền để trả lãi cho các khoản vay
này. Những tác động ròng của các thủ thuật
kế toán này sẽ giảm lợi nhuận của các ngân
hàng Trung Quốc, được thừa nhận không
gây ra lo ngại thực sự. Nhưng các thủ thuật
kế toán đó có thể tạm thời trì hoãn việc
không thể tránh khỏi.
Những khoản nợ xấu cực lớn trong dài hạn
của các chính quyền địa phương mà các
ngân hàng nhà nước đang nắm giữ có thể
không gây ra một cuộc khủng hoảng ngân
hàng, nhưng mang tới những tác hại ghê
gớm hơn. Bởi chính phủ Trung Quốc sở hữu
hàng nghìn tỷ nhân dân tệ tài sản (đất, tài
nguyên thiên nhiên, các tài sản nhà nước độc
quyền, và 3.000 tỷ USD ngoại hối). Bắc
Kinh có đủ nguồn lực để bảo lãnh cho các
chính quyền địa phương khi các khoản vay
đến kỳ phải hoàn trả.
Nhưng không có gì là miễn phí.
Hỗ trợ cho các chính quyền địa phương với
nguồn tài chính đáng giá trong thập kỷ tới -
thập kỷ Trung Quốc sẽ trải qua với sự kết
thúc của nguồn lợi nhân khẩu học, tăng chi
phí chăm sóc sức khỏe và lương hưu, tăng
trưởng kinh tế chậm hơn - đồng nghĩa với
việc Trung Quốc sẽ có ít vốn để đầu tư hơn.
Với một nền kinh tế được dẫn dắt bởi đầu
tư, điều này thậm chí khiến tăng trưởng
chậm chạp hơn.
Thật dễ dàng để đổ lỗi cho các quan chức
chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm
và tham nhũng gây lãng phí nguồn vốn quý
giá của quốc gia. Nhưng như thế sẽ không
công bằng. Trong khi không có gì phải nghi
ngờ rằng các quan chức địa phương vô đạo
đức đã xem kế hoạch kích thích kinh tế của
Bắc Kinh như một cơ hội hàng để đút tiền
vào túi mình, cách xử lý của chính quyền địa
phương hoàn toàn hợp lý: sẽ thật ngu ngốc
nếu không nhảy lên con tàu với các khoản
vay sẵn có trong 2 năm.
Từ quan điểm của họ, hệ thống tài chính
công của Trung Quốc hết sức bất công với
các chính quyền địa phương. Bắc Kinh thu
một lượng lớn các loại thuế (60% của tất cả
các loại thuế), nhưng chi tiêu ít cho các dịch
vụ xã hội, khoản mà các chính quyền địa
phương buộc phải chi. Không giống như ở
các nước phương Tây, chính quyền địa
phương Trung Quốc không thể phát hành
trái phiếu để vay tiền. Vì vậy, nếu họ muốn
xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương (khi Bắc
Kinh không tài trợ), chỉ còn một cách duy
nhất là vay vốn từ các ngân hàng.
Với tất cả các mục đích, khoản vay ngân
hàng của các chính quyền địa phương thực
tế là tiền miễn phí - không cần phải hoàn trả
lại. Bắc Kinh luôn luôn tới để giải cứu, điều
các quan chức chính quyền địa phương hoàn
toàn nhận thức được.
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 6
6 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
NỢ CÔNG CỦA TRUNG QUỐC LÀ BAO NHIÊU?
Nợ công của Trung Quốc không hề nhỏ.
Những thống kê mới nhất từ Bắc Kinh cho
thấy, nợ chính phủ của Trung Quốc vẫn ở
mức thấp so với những nền kinh tế lớn khác.
Tuy nhiên, nếu cộng cả nợ của các chính
quyền địa phương và khu vực doanh nghiệp
quốc doanh, thì nợ công của Trung Quốc lại
không phải là một con số nhỏ, theo tờ Wall
Street Journal. Tờ báo này dẫn một báo cáo
được đưa ra trong kỳ họp thường niên của
Quốc hội Trung Quốc cho biết, Chính phủ
nước này mang số nợ trị giá 1,03 nghìn tỷ
USD tính tới cuối năm 2010. Mức nợ này
tương đương khoảng 17% GDP của Trung
Quốc, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ của các
nước như Mỹ, Nhật Bản và các nền kinh tế
lớn của châu Âu.
Bên cạnh đó, phần lớn nợ chính phủ của
Trung Quốc là do các nhà đầu tư trong nước
nắm giữ. Ngược lại, khoảng một nửa nợ của
Chính phủ liên bang Mỹ là do Trung Quốc
và các nhà đầu tư nước ngoài khác nắm giữ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn là chủ kho dự trữ
ngoại hối lớn nhất thế giới, lên tới 2,85
nghìn tỷ USD.
Tuy nhiên, con số thống kê chính thức về nợ
chính phủ của Trung Quốc không bao gồm
nợ của một số lượng lớn các doanh nghiệp
và ngân hàng quốc doanh, chính quyền địa
phương, thậm chí là các cơ quan trung ương
không trực thuộc Bộ Tài chính… Trong số
đó, phải kể tới nợ của những tổ chức cho
vay chính sách của khu vực nhà nước như
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 7
7 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
công ty quản lý tài sản nắm giữ các khoản
nợ xấu của các ngân hàng thương mại quốc
doanh. Những khoản vay nợ để xây đường
sắt cao tốc của Trung Quốc thậm chí cũng
không nằm trong thống kê chính thức về nợ
chính phủ của nước này, mặc dù đây là nợ
của Bộ Đường sắt. Cuối tuần trước, Bộ
trưởng Bộ Đường sắt Trung Quốc tuyên bố,
các công ty thuộc bộ này nợ hơn 270 tỷ
USD. Trong trường hợp những doanh
nghiệp này không trả nổi nợ, thì chính Bộ
Tài chính Trung Quốc phải đứng mũi chịu
sào.
Theo Wall Street Journal, nếu cộng tất cả
các số nợ của các cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp nhà nước nói trên trên lại với nợ
chính phủ chính thức của Trung Quốc, thì
tổng nghĩa vụ nợ của Bắc Kinh lên tới 3,55
nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, những con
số này còn chưa tính hết những khoản nợ
xấu phát sinh trong thời kỳ bùng nổ tín dụng
suốt 2 năm qua ở Trung Quốc. Bởi vậy, nếu
tính cả những khoản này, thì tổng nghĩa vụ
nợ của Chính phủ Trung Quốc có thể lên tới
75-77% GDP. Tại một cuộc họp báo mới
đây, Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Tạ
Húc Nhân không trực tiếp trả lời một câu
hỏi về việc liệu nợ của các cơ quan thuộc
Chính phủ nước này có được coi là một
phần trong tổng nợ công chính thức. Việc so
sánh trực tiếp nợ chính phủ của Mỹ và
Trung Quốc là rất khó, vì Chính phủ Trung
Quốc nắm một vai trò lớn hơn rất nhiều so
với Chính phủ Mỹ trong nền kinh tế.
Tổng nợ của Chính phủ liên bang Mỹ hiện
vào khoảng 13,53 nghìn tỷ USD, tương
đương 93% GDP, cao hơn nhiều so với mức
17% mà Bắc Kinh đưa ra. Nếu không tính
nợ của các cơ quan trực thuộc chính phủ Mỹ
như Cơ quan An sinh xã hội, thì nợ chính
phủ Mỹ tương đương 62,2% GDP, mức cao
nhất trong một nửa thế kỷ qua.
Về phương diện pháp lý, Chính phủ liên
bang Mỹ không chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của các chính quyền bang, mặc dù
người ta vẫn tin rằng, Washington sẽ giải
cứu các bang trong trường hợp cần thiết.
Trong khi đó, nếu một chính quyền địa
phương nào đó ở Trung Quốc mất khả năng
trả nợ, thì Chính phủ Trung Quốc hoặc sẽ ra
tay cứu trợ trực tiếp hoặc chấp nhận thua lỗ
trong hệ thống ngân hàng quốc doanh. Giới
phân tích không cho là Trung Quốc đang
tiến gần tới một cuộc khủng hoảng nợ, bởi lẽ
nguồn thu từ thuế của Chính phủ nước này
đang tăng mạnh, Bắc Kinh sở hữu nhiều tài
sản lớn, và phần lớn nợ của Trung Quốc là
nợ phát hành bằng đồng nội tệ với mức lãi
suất thấp. Mức lợi suất trái phiếu chính phủ
Trung Quốc kỳ hạn 10 năm hiện chỉ vào
khoảng 3,94%.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, gánh
nặng nợ nần có thể giới hạn khả năng của
Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách
tiền tệ để chống lạm phát. “Mỗi lần tăng lãi
suất sẽ đều gia tăng gánh nặng nợ nần lên
các chính quyền địa phương. Đó là lý do vì
sao, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc
phải cân nhắc kỹ trong vấn đề này”, ông
Trương Minh, một nhà nghiên cứu cao cấp
thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung
Quốc, nhận định.
Trong tháng 1 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI) của Trung Quốc tăng 4,9% so với
cùng kỳ năm trước. Từ tháng 10 năm ngoái
tới nay, nước này đã tăng lãi suất cơ bản 3
lần để chống lạm phát.
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 8
8 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
TRUNG QUỐC VỚI TƯƠNG LAI BẤP BÊNH
Không tới một thập kỷ nữa, Trung Quốc có
thể là nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù vậy,
thành công của nền kinh tế vẫn bị đe dọa bởi
cải cách và những thay đổi của nước này.
Dưới triều đại nhà Thanh, những năm 1700,
Trung Quốc đã trải qua thời đại vàng của
mình. Nhà vua được nể trọng và người nước
ngoài vẫn chưa ngấp nghé ở cửa ngõ. Bây
giờ, một số người dân Trung Quốc nói rằng,
nhờ có Đảng Cộng sản và sức mạnh kinh tế
của nó, mà một giai đoạn cực thịnh khác của
Trung Quốc đang đến.
Năm ngoái, Trung Quốc đã trở thành nhà
sản xuất lớn nhất thế giới, thay thế vị trí mà
nước Mỹ đã nắm giữ hơn 1 thế kỷ. Trong
chưa tới một thập kỷ, Trung Quốc có thể trở
thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Thế giới
lại một lần nữa kinh ngạc. Sự phục hồi
nhanh chóng của Trung
Quốc sau khủng hoảng
tài chính toàn cầu, và
tình trạng bất ổn kéo dài
của phương Tây tác
động sâu sắc tới tâm lý
người dân Trung Quốc.
Các nhà ngoại giao nước
này ngẩng cao đầu kiêu
ngạo trước những người
đồng nhiệm phương
Tây.
Đối với một số nhà quan
sát phương Tây, cán cân
quyền lực toàn cầu đang
dịch chuyển vững chắc về phía có lợi cho
Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc được
coi là lo ngại chính với nhiều quyền lực lớn
trên thế giới như Nhật, Đức và Mỹ.
Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tháng 10
năm ngoái đưa ra số liệu cho thấy Trung
Quốc xếp hạng 17 trong danh sách các quốc
gia cạnh tranh nhất thế giới. Năm 1990,
Trung Quốc mới chỉ xếp thứ 73.
Mục tiêu của Trung Quốc là vươn tới top 5
vào năm 2020 và đến năm 2050 thì xếp thứ
2 thế giới sau Mỹ. Mặc dù vậy, các lãnh đạo
Trung Quốc cảnh giác hơn nhân viên của họ
hay ngành công nghiệp xuất bản do chính
phủ kiểm soát. Họ tránh thuật ngữ "Mô hình
Trung Quốc" và không công khai tự hào về
một thời đại cực thịnh, dù cơ quan truyền
thông đã nhắc tới điều này. Thực vậy, chúng
dường như đáng lo ngại hơn bất kỳ lúc nào
trong thập kỷ. Họ tăng mạnh chi tiêu an ninh
nội địa, ngân sách năm nay cho hoạt động
WWW.GAFIN.VN | CHUYÊN ĐỀ ĐẶC BIỆT CUỐI TUẦN 9
9 Nợ công Trung Quốc và những thách thức kinh tế
này đã vượt qua ngân sách quốc phòng lần
đầu tiên. Các cuộc cánh mạng tại Ả Rập
khiến giới chức lo ngại. Ngoài ra, cuối năm
tới, có thể là tháng 10, Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần
thứ 18 sẽ diễn ra. Tại cuộc họp này dự kiến
sẽ diễn ra sự thay đổi lãnh đạo cấp cao nhất
của Trung Quốc trong thập kỷ. Thế hệ lãnh
đạo trẻ hơn sẽ lên nắm quyền. Thay đổi lãnh
đạo ở cấp độ cao nhất luôn khiến quan chức
lo lắng.
Các lãnh đạo mới sẽ không dễ dàng giải
quyết vấn đề với nền kinh tế đang tăng
trưởng với mức trung bình hơn 10%/năm kể
từ năm 2002, bất chấp tác động của khủng
hoảng tài chính toàn cầu.
Lợi thế nhân khẩu học của Trung Quốc với
nguồn cung lao động dồi dào từ nông thôn
đang bắt đầu suy yếu. Trong một vài năm
tới, dân số trong độ tuổi lao động sẽ đạt
đỉnh. Nếu không có những thay đổi chính
sách lớn thì sẽ khó để duy trì tốc độ đô thị
hóa nhanh chóng đang là động lực chính của
tăng trưởng. Hướng tới những năm 2020,
nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại về việc
Trung Quốc rơi vào bẫy thu nhập trung
bình: mất khả năng cạnh tranh trong các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động
nhưng thất bại trong việc tìm nguồn tăng
trưởng mới từ đổi mới. Sẽ vô cùng khó
khăn để cân bằng lại nền kinh tế Trung
Quốc đang tăng trưởng bởi tiêu thụ chứ
không phải xuất khẩu và đầu tư. Thập kỷ
qua chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của
các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc với
tầm ảnh hưởng chính trị và kinh tế cực kỳ
lớn và vẫn tiếp tục tăng trưởng.
Các ngân hàng hầu hết vẫn nằm trong tay
chính phủ. Các khoản vay hoang phí cho
những bộ phận khác trong nền kinh tế để
ngăn bùng nổ sau khủng hoả