Nước dưới đất là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng các hoạt động công nghiệp, dịch vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số đòi hỏi nhu cầu nước ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, tạo ra sức ép lớn đối với nguồn nước dưới đất.
Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực thi công tác quản lý tài nguyên nước còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là việc quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất thiếu chặt chẽ; tình trạng thăm dò, khai thác nước dưới đất không có quy hoạch hoặc không theo quy hoạch, không xin phép, vi phạm quy định bảo vệ tài nguyên nước, gây tổn hại đến số lượng và chất lượng nguồn nước diễn ra phổ biến.
Do những yếu kém trong công tác quản lý chậm được khắc phục, nước dưới đất đã có hiện tượng suy giảm cả về số lượng và chất lượng, gây hạ thấp mực nước, nhiễm bẩn, xâm nhập mặn và sụt lún đất ở một số nơi, làm ảnh hưởng xấu tới cấp nước sinh hoạt ở nhiều vùng.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thời gian tới, nguồn nước ngầm của các tỉnh Nam Bộ sẽ bị tác động mạnh mẽ, trong đó suy giảm nguồn nước và biến đổi về chất lượng là vấn đề quan tâm hơn cả. Vì vậy, cần phải có “Nội dung kế hoạch quản lý nguồn nước ngầm tại các tỉnh Nam Bộ 2020 – 2030” để có thể quản lý tốt nguồn tài nguyên này.
17 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3456 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nội dung của kế hoạch quản lý nguồn nước ngầm tại các tỉnh Nam Bộ 2020 - 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA ĐÔ THỊ
CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
ĐỀ TÀI
NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC NGẦM TẠI CÁC TỈNH NAM BỘ 2020-2030
GV BỘ MÔN : TH.S HÀ XUÂN ÁNH.
SVTH : TRẦN QUANG HUY.
HÀ NỘI, 12/2012
MỞ ĐẦU
Nước dưới đất là nguồn tài nguyên quan trọng phục vụ cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Sự phát triển nhanh chóng các hoạt động công nghiệp, dịch vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số đòi hỏi nhu cầu nước ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, tạo ra sức ép lớn đối với nguồn nước dưới đất.
Trong những năm qua, công tác quản lý tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, việc thực thi công tác quản lý tài nguyên nước còn nhiều bất cập và chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là việc quản lý hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất thiếu chặt chẽ; tình trạng thăm dò, khai thác nước dưới đất không có quy hoạch hoặc không theo quy hoạch, không xin phép, vi phạm quy định bảo vệ tài nguyên nước, gây tổn hại đến số lượng và chất lượng nguồn nước diễn ra phổ biến.
Do những yếu kém trong công tác quản lý chậm được khắc phục, nước dưới đất đã có hiện tượng suy giảm cả về số lượng và chất lượng, gây hạ thấp mực nước, nhiễm bẩn, xâm nhập mặn và sụt lún đất ở một số nơi, làm ảnh hưởng xấu tới cấp nước sinh hoạt ở nhiều vùng.
Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thời gian tới, nguồn nước ngầm của các tỉnh Nam Bộ sẽ bị tác động mạnh mẽ, trong đó suy giảm nguồn nước và biến đổi về chất lượng là vấn đề quan tâm hơn cả. Vì vậy, cần phải có “Nội dung kế hoạch quản lý nguồn nước ngầm tại các tỉnh Nam Bộ 2020 – 2030” để có thể quản lý tốt nguồn tài nguyên này.
Chương I. Khái quát về vùng nghiên cứu.
I.1.Vị trí, địa hình
Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia và một phần phía Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ.
Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu là đất đỏ bazan và đất phù sa cổ. Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếm diện tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dài lên đến 5.700 km.
Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù sa mới. Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miền Tây tỉnh Kiên Giang và Campuchia.
Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông Cửu Long có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng năm vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối cho đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km². Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 mét. Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2 đến 4 tháng. Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đây hàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởi phù sa của sông Cửu Long.
Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía Đông Nam Bộ như núi Bà Rá (Bình Phước) cao 736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 461m, núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m... Khu vực phía Tây có dãy Thất Sơn (An Giang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang).
I.2. Khí hậu
Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82%. Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4. Về mùa vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82% tổng lượng mưa trong suốt cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minhxuống khu vực phía Tây và Tây Nam. Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất. Khi xuất hiện cường độ mưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xói mòn ở những vùng gò cao. Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng.
Vì hiện tượng biến đổi khí hậu chung, vùng Đồng bằng Nam Bộ trong thời gian tới có thể bị tác động rất lớn do các nguồn nước ở các sông bị cạn kiệt, đặc biệt là sông Mê Kông. Theo các nhà khoa học thì tới năm 2070, sự thay đổi thời tiết trong vùng sẽ tác động đến nguồn nước của đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu thông qua các dòng sông vừa và nhỏ, các dòng chảy bị giảm thiểu đi.
I.3. Hành chính.
Nam Bộ bao gồm 17 tỉnh từ Bình Phước trở xuống phía Nam và hai thành phố là Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ.
Gồm 2 tiểu vùng:
+ Đông Nam Bộ, bao gồm: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Tây Nam Bộ, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ.
I.4. Kinh tế.
Nam Bộ là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được tập trung ở những tỉnh và thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Vùng kinh tế có nhiều tiềm năng, lợi thế, năng động, sáng tạo, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, tạo động lực phát triển kinh tế chung của Việt Nam. Với giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, là khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của toàn vùng để phát triển ổn định và bền vững, là cầu nối để hội nhập, hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Có mức tăng trưởng kinh tế trung bình là 12,6 phần trăm một năm, chiếm 60 phần trăm sản xuất công nghiệp của đất nước theo giá trị, 70 phần trăm của doanh thu xuất khẩu của cả nước và 40 phần trăm của tổng sản phẩm nội địa của đất nước (GDP). Thu nhập đầu người bên trong khu vực này là VND 31.4 triệu/năm.
II. Tình trạng ô nhiễm nước dưới đất.
II.1. Tầng Holocen.
Tầng Holocen là tầng chứa nước kém và chịu ảnh hưởng rất nhiều của ô nhiễm nước mặt. Kết quả nghiên cứu của các lỗ khoan trong tầng Holocen của đồ án quan trắc động thái cho thấy hiện trạng ô nhiễm trên mặt của các giếng có đặc trưng là hàm lượng nitrat (NO3-) từ 0,37 đến 45,8 mg/l, quy luật phân bố là nơi có nước nhạt thì hàm lượng thường từ 0,3 đến 7 mg/l còn vùng có các thấu kính lợ tăng lên đến 13- 45 mg/l, nước bị nhiễm bẩn nặng. Hàm lượng nitrit từ 0- 6,8 mg/l; trong đó vùng chứa nước nhạt lượng nitrit hầu như không đáng kể còn vùng bị nhiễm mặn cao thì hàm lượng tăng lên nhiều lần so với vùng nhạt. Hàm lượng NH4+ hầu hết nhỏ dưới giới hạn cho phép, nhưng những vùng có hàm lượng NO2- cao thì hàm lượng NH4+ cũng cao như ở khu vực long toàn lên đến 100 mg/l. Những vùng gần dân cư và vùng nông nghiệp phát triển như TP.HCM, Long An, Tiền Giang mức độ ô nhiễm ngày càng tăng.
II.2. Tầng Pleistocen trung – thượng.
Kết quả nghiên cứu động thái cho thấy hiện trạng ô nhiễm trên mặt của các giếng có đặc trưng là hàm lượng NO3- từ 0,17 đến 21 mg/l, hàm lượng NO2- từ 0-50,4 mg/l, hàm lượng NH4+ từ 0-40 mg/l.
Đồ thị dao động mực nước tầng pleistocen vùng bình chánh TP.HCM.
II.3 Tầng Pleistocen hạ.
Kết quả nghiên cứu động thái cho thấy hiện trạng ô nhiễm trên mặt của các giếng có đặc trưng là hàm lượng NO3- từ 1 đến 10 mg/l, hàm lượng NO2- từ 0-2 mg/l, hàm lượng NH4+ từ 0-1 mg/l.
II.4 Tầng Pliocen và Miocen.
Cả hai tầng này theo quan sát nhiều năm tại các vùng như Mỹ Tho, Cao Lãnh, Cà Mau, TP. HCM ta thấy chất lượng nước hầu như không thay đổi. Tầng Pliocen được tổng hợp đánh giá chất lượng hầu hết gặp nước nhạt, tổng khoáng hóa thấp. Tầng Miocen không có các nguyên tố ô nhiễm như NO2-, nước thuộc loại tinh khiết.
II.5 Nước trong bazan và đá gốc.
Các tầng bazan và đá gốc có quan hệ thủy lực trực tiếp với nước mặt và chịu tác động mạnh mẽ của môi trường nước mặt. Tất cả các tầng này khi lấy mẫu phân tích vi sinh và các yếu tố nhiễm bẩn ta thấy chúng bị nhiễm nhiều lần so với giới hạn cho phép.
III. Kế hoạch quản lý nguồn nước ngầm.
Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất nhằm bảo đảm khai thác lâu dài, bền vững nguồn tài nguyên này các đơn vị chức năng ở các tỉnh Nam Bộ cần thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
III.1. Sở Tài nguyên và Môi trường.
a) Quán triệt và tăng cường triển khai thực thi Luật Tài nguyên nước, Quyết định số 05/2003/QĐ-BTNMT ngày 4/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp phép thăm dò, khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất và các văn bản pháp luật có liên quan khác để quản lý, bảo vệ nguồn nước dưới đất có hiệu quả.
b) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc khai thác, hành nghề khoan nước dưới đất; ngăn chặn, đình chỉ việc khai thác nước không đăng ký, không được cấp phép theo quy định của pháp luật; đình chỉ hoặc đề nghị cơ quan có thấm quyền đình chỉ hành nghề đối với các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực kỹ thuật hành nghề, không thực hiện việc bảo vệ nguồn nước dưới đất trong quá trình hành nghề; tăng cường kiểm tra, theo dõi quá trình thi công các giếng thăm dò, khai thác nước dưới đất.
c) Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất trên địa bàn; đánh giá mực nước hạ thấp, chất lượng nước đối với các công trình khai thác nước dưới đất tập trung; xác định mức độ ảnh hưởng của việc khai thác tới can kiệt, xâm nhập mặn, ô nhiễm nguồn nước và sụt lún mặt đất; khoanh vùng các khu vực mực nước hạ thấp quá mức; xác định các công trình có nguồn nước bị ô nhiễm, báo cáo cơ quan có thẩm quyền để có biện pháp xử lý, khắc phục.
d) Kiểm tra, lập danh bạ các giếng khoan khai thác đã bị hư hỏng không còn hoạt động, các giếng khoan quan trắc không còn sử dụng, các lỗ khoan thăm dò cũ để có biện pháp xử lý các lỗ khoan này, phòng tránh nhiễm bẩn nguồn nước dưới đất.
đ) Xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất trong phạm vi của tỉnh, trước mắt thực hiện ở các vùng trọng điểm, bao gồm: các khu đô thị, khu công nghiệp, vùng khai thác nước dưới đất tập trung, vùng khó khăn về nguồn nước, vùng khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thuỷ sản, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt để thực hiện.
e) Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý tài nguyên và môi trường ở các cấp huyện, xã về công tác bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồn nước dưới đất. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường cho nhân dân.
g) Khi thẩm định, phê duyệt, cấp phép các công trình khai thác nước dưới đất nhất thiết phải đánh giá, dự báo mực nước hạ thấp, chất lượng nước trong suốt thời gian khai thác; xem xét, lựa chọn những thiết kế giếng phù hợp, bảo đảm giữ gìn chất lượng nguồn nước dưới đất.
h) Sáu tháng một lần, các Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm báo cáo công tác đã thực hiện, những khó khăn và những đề xuất trong công tác quản lý tài nguyên nước ở địa phương, gửi Cục Quản lý tài nguyên nước để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
III.2. Cục Quản lý tài nguyên nước.
a) Khẩn trương soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước nói chung, nước dưới đất nói riêng.
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Khoa học Công nghệ, các đơn vị liên quan trong Bộ và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch điều tra hiện trạng khai thác, kiểm kê nguồn nước dưới đất, trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt. Hoàn thành việc điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước tại các vùng kinh tế trọng điểm, vùng khai thác nước dưới đất để nuôi trồng thuỷ sản.
c) Tăng cường hướng dẫn cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường ở địa phương trong công tác quản lý tài nguyên nước; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình truyền thông, phổ biến tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ nguồn nước dưới đất.
d) Chủ trì, phối hợp với các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố triển khai xây dựng quy hoạch khai thác nước dưới đất cho các vùng.
đ) Hướng dẫn các Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ nước dưới đất ở các tỉnh.
III.3. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
a) Chủ trì phối hợp với Cục Quản lý tài nguyên nước rà soát việc thực hiện kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về nước dưới đất, quan trắc động thái nước dưới đất; đề xuất các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
b) Định kỳ hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng kết quả quan trắc tại các mạng quan trắc động thái nước dưới đất quốc gia, đánh giá tình trạng mực nước, chất lượng nguồn nước dưới đất.
III.4. Cục Bảo vệ môi trường.
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm soát các hoạt động gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước dưới đất; đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hướng dẫn các Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi ảnh hưởng của các hố chôn gà trong dội cúm gà vừa qua đối với chất lượng nguồn nước dưới đất.
III.5. Thanh tra Bộ.
Chủ trì, phối hợp Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục Bảo vệ môi trường và các đơn vị liên quan trong Bộ xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng.
Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm hướng dẫn Sớ Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện; định kỳ báo cáo Bộ về tình hình thực hiện.
IV. Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nước ngầm.
Các văn bản quy định chung:
+ Luật tài nguyên môi trường.
+ Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước.
+ Nghị định về việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
+ Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
+ Nghị định về việc quản lý, sử dụng thông tin dữ liệu về tài nguyên và môi trường.
Các văn bản quy định riêng cho quản lý nước ngầm:
+ Quy định về việc hành nghề khoan nước dưới đất.
+ Quy định về việc bảo vệ tài nguyên nước dưới đất.
+ Quy định về việc điều tra đánh giá tài nguyên nước đưới đất.
+ Quy định về việc xử lý, trám lấp các giếng không sử dụng.
+ Thông tư quy định về định mức kinh tế kỹ thuật trong điều tra, khảo sát, lập quy hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn nước đưới đất.
+ và nhiều văn bản hướng đẫn trực tiếp khác ( chỉ thị, thông tư..).
V. Bảo vệ tài nguyên nước ngầm.
Để có được nguồn nước ngầm dồi dào và chất lượng tốt thì ngoài trác nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc quản lý nguồn nước ngầm thì việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm là việc rất quan trọng.
V.1. giải pháp sử dụng tiết kiệm nước.
Cần chú trọng đến việc bảo đảm nguồn nước cho cây trồng trong điều kiện BĐKH trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ bằng các biện pháp cụ thể:
- Quản lý chặt chẽ và tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu để giảm lượng nước thất thoát, rò rỉ bằng giải pháp bê tông hóa và kiên cố hóa kênh mương là điều ưu tiên trong chiến lược quản lý và sử dụng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp tại địa phương nhằm giảm áp lực nguồn nước ngầm.
- Nghiên cứu các công nghệ tưới tiêu khoa học vừa tiết kiệm nước, vừa nâng cao năng suất cây trồng: lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt trên các diện tích trồng rau màu tại các địa phương khan hiếm về nguồn nước tưới, bị nhiễm mặn khu vực Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu… nhằm tiết kiệm nguồn nước tưới (tiết kiệm được ½ lượng nước tưới) và thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra gay gắt.
Ngoài ra, biện pháp đào ao trữ nước vào mùa mưa để tưới bổ sung cho cây trồng vùng gò cao Vĩnh Châu, Long Phú cũng có thể được áp dụng. (Xây dựng mô hình nông – thủy sản kết hợp: đào ao trữ nước, sử dụng vật liệu chống thấm, kết hợp thả cá nuôi).
- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi ở vùng trồng màu, trồng lúa còn thiếu đồng bộ để đáp ứng nhu cầu tưới nước đồng thời tiêu úng cho những khu vực ngập úng vùng trũng:
+ Tăng cường xây dựng hệ thống thủy lợi tại những khu vực thiếu nước tưới là giải pháp ưu tiên trong nông nghiệp nhằm đảm bảo sản xuất, thích ứng với tình trạng nắng hạn do biến đổi khí hậu gây nên, đặc biệt là khu vực trồng lúa, rau màu ven biển, ven sông.
+ Đầu tư xây dựng hệ thống cống, đập, nạo vét hệ thống kênh mương nhằm tiêu úng cho vùng.
V.2. Phục hồi trữ lượng.
Các tầng chứa nước hiện đã được phục hồi trữ lượng do tác động của việc xây dựng các hệ thống kênh rạch tưới và tiêu nước, tuy nhiên khả năng phục hồi trữ lượng rất hạn chế, chỉ có tầng QII-III là có khả năng phục hồi trữ lượng tốt nhờ vào dòng thấm trực tiếp từ hệ thống sông Mê Kông, còn các tầng nước ngầm khác không có nguồn phục hồi thường xuyên. Chính vì vậy mà cần có biện pháp phục hồi cho các tầng này. Biện pháp thích hợp nhất là tận dụng nước từ hệ thống sông Mê Kông, khoan các giếng khoan bổ sung nhân tạo, nhưng biện pháp này cần nguồn đầu tư tài chính khá lớn, nguồn kinh phí này được lấy từ nguồn tài chính của tỉnh dành cho sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Một mặt, cần phục hồi và bảo vệ các vùng đất ngập nước của tỉnh vì đây chính là một “phễu” lọc nước và bổ cấp quan trọng không kém cho các tầng nước ngầm.
Như vậy, việc phục hồi trữ lượng của các tầng chứa nước ở các tỉnh Nam Bộ phải được điều tra tính toán hợp lý sao cho an toàn trong suốt quá trình khai thác.
V.I. Những tồn tại và thách thức chủ yếu trong công tác quản lý nguồn nước ngầm.
+ Công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu lập quy hoạch khai thác nguồn nước.
+ Trong tìm kiếm, đánh giá nước ngầm chưa nghiên cứu toàn diện các yếu tố giữa nước mặt và nước ngầm, yếu tố môi trường, chủ yếu nghiên cứu các tầng nước nhạt, chưa quan tâm nghiên cứu các tầng nước mặn,… Vì vậy thiếu số liệu để đánh giá nguồn nước khi sử dụng phương pháp mô hình.
+ Còn tồn tại nhiều vấn đề về địa chất thủy văn chưa được làm rõ, trong đó có cấu trúc địa chất thủy văn và nguồn hình thành trữ lượng ở các tỉnh Nam Bộ.
+ Mạng quan trắc nước dưới đất còn thưa, hỏng hóc, di chuyển nhiều… vì vậy việc giám sát diễn biến số lượng, chất lượng nước ngầm, dự báo cạn kiệt, xâm nhập mặn, biến đổi môi trường còn rất hạn chế.
+ Cho tới nay, hầu như chưa có số liệu tin cậy về con số trữ lượng động, trữ lượng tĩnh của các tầng chứa nước.
+ Tỉ lệ diện tích được điều tra, lập bản đồ địa chất thủy văn tỉ lệ 1/50.000 – 1/25.000 còn rất hạn chế. Chưa đủ tài liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước làm cơ sở cho việc lập quy hoạch và phân bố nguồn nước.
+ Còn thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm kỹ thuật cho điều tra, đánh giá nguồn nước ngầm.
+ Nhiễm bẩn, ô nhiễm, xâm nhập mặn, suy giảm nguồn nước ngầm đã xảy ra ở nhiều nơi ( tâng nông, ven biển, hạ thấp liên tục ở các đô thị).
+ Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển kinh tế, do đó nguy cư suy giảm nước ngầm là rất lớn.
+ Năng lực, tổ chức bộ máy còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu càng ngày càng cao về quản lý.
+ Thiếu tài liệu về nguồn nước và hiện trạng khai thác nước là một khó khăn lớn trong công tác quản lý tài nguyên nước ngầm.
VII. Kết luận – kiến nghị.
Tài nguyên nước ngầm tại các tỉnh Nam Bộ có nhiều hạn chế và có xu thế suy thoái do biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội là rõ ràng và đáng kể.
- Tác động của biến đổi khí hậu rõ rệt nhất là tăng cao nhiệt độ không khí kéo theo tăng cao bốc thoát hơi, tăng cao nhu cầu sử dụng nước, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm. Nó làm tăng tần số và cường độ bão đổ bộ vào tỉnh đồng thời làm nước biển tăng lên. Kết hợp với hiện tượng ElNino - LaNina đã tạo nên những thiên tai như lụt bão, hạn hán, lũ quét, xâm nhập mặn ngày càng tăng.
- Tác động của phát triển kinh