Đề tài Nướng bánh chưng (nguyên lá)

Bánh chưng có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6 : Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức. Ông sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Và cho đến nay, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh.

doc46 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3429 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nướng bánh chưng (nguyên lá), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM Bộ môn Máy & Thiết bị cÖd TIỂU LUẬN TRUYỀN NHIỆT KHÔNG ỔN ĐỊNH NHÓM:14 ĐỀ TÀI: NƯỚNG BÁNH CHƯNG (NGUYÊN LÁ) CBHD: PHẠM VĂN BÔN SVTH: 1. Diệp Thế Viễn 60802594 2. Lê Thanh Nghị 60801375 3. Lâm Kỳ Phương 60801614 4. Phạm Thanh Tâm 60801882 5. Trần Thanh Nga 60801334 Tp.HCM 28/5/2010 MỞ ĐẦU Ý nghĩa (hay vai trò) của quá trình nướng trong Công nghệ thực phẩm: Nướng là một cách nấu mà thực phẩm được đặt vào môi trường có nhiệt độ cao Để cho chín với bề ngoài bị cháy Tạo mùi thơm Tạo màu cho thực phẩm Giới thiệu về bánh chưng Hình 1.1: Bánh chưng Lịch sử của bánh chưng: Bánh chưng có liên quan đến truyền thuyết Lang Liêu, xảy ra vào đời vua Hùng thứ 6 : Ngày xưa, đời vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con. Nhân dịp đầu Xuân, vua Hùng họp các hoàng tử lại và yêu cầu các hoàng tử đêm dâng lên vua cha thứ mà họ cho là quí nhất để cúng lên bàn thờ tổ tiên nhân ngày đầu xuân. Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng. Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức. Ông sống gần gũi với người nông dân lao động nghèo khổ nên ông lo lắng không có gì quí giá để dâng lên vua cha. Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành." Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là bánh chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là bánh giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái. Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi vua lại cho Tiết Liêu. Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất. Và cho đến nay, bánh chưng luôn có sự hiện diện trong đời sống văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Có thể nói bánh chưng là một sản vật vừa có sức trường tồn mà lại rất gần gũi với đời sống thường nhật của người Việt Nam trong cả hai lĩnh vực: Văn hoá ẩm thực và văn hoá tâm linh. Trong những ngày tết Nguyên Đán, không có gia đình Việt Nam nào lại thiếu vắng những chiếc bánh chưng xanh trên bàn thờ, trên mâm cúng ông bà, ông vải. Bánh chưng có thể được tự làm ra từ khi gieo hạt, trồng cấy, thu hái, xay giã, gói luộc đối với người nông dân ở miền xuôi, miền ngược, miền Bắc, miền Nam. Và, bánh chưng cũng có thể được mua như mua các loại hàng hoá khác đối với những người dân các vùng đô thị trong nước và ở nước ngoài. Chiếc bánh chưng ngày tết dù tự túc, tự sản hay được mua bán như những thứ hàng hoá khác nhưng đều có chung một điểm: Đó là sản vật không thể thiếu để dâng cúng lên cha mẹ, ông bà, tổ tiên trong ngày Tết. Một nét đẹp lâu đời nhất, truyền thống nhất trong văn hoá tâm linh của người Việt Nam. Ngày nay, trong sản xuất nông nghiệp với xu thế chuyển đổi nông sản thành hàng hoá, việc trồng cấy đại trà và tạo ra những vùng nguyên liệu chuyên canh là một xu thế tất yếu. Tuy vậy, vẫn còn không ít những gia đình nông dân vẫn còn lưu giữ một tập quán lâu đời: Đó là việc dành riêng một một khoảnh, một thửa đất để trồng cấy các giống nếp quý, chỉ dùng cho việc cúng lễ hay những ngày trọng trong năm. Từ việc chọn giống như giống nếp cái hoa vàng, giống nếp hương …, lúa gặt về được nhặt từng bông, lựa những bông có hạt chắc, mẩy đều rồi buộc thành từng túm nhỏ treo trên sào cốt tránh lẫn các loại lúa khác. Đến mùa gieo mạ mới đem xuống dùng đĩa xứ, hoặc vỏ con trai cạo từng túm chứ không đập. Quá trình chăm sóc luôn giữ đủ nước, vừa phân và xa các khu ruộng trồng các loại lúa tẻ để tránh lai tạp. Khi gặt về cũng lựa từng bông và bảo quản bằng các túm nhỏ trên sào tre. Giáp tết hay những ngày trọng mới đem suột và xay giã làm gạo để gói bánh chưng hoặc đồ xôi. Những việc làm cẩn thận, cầu kỳ đến tỉ mẩn này không chỉ thể hiện sự “sành ăn” vì giống nếp quý lại không lẫn tẻ, không bị lai tạp nên khi gói luộc, bánh chưng sẽ dẻo, rền và thơm hương nếp cùng lá dong xanh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với các thế hệ tiền nhân. Và cũng đã có những cuộc thi nói về bánh chưng được tổ chức như hội thi nấu bánh chưng và giã bánh dày trong khuôn khổ các hoạt động Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng 2010 diễn ra tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng ngày 19-4 (tức mồng 6 tháng 3 năm Canh Dần). Hội thi quy tụ các các nghệ nhân đến từ 10 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Cần Thơ, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hưng Yên, Hòa Bình và Phú Thọ (gồm 2 đội: Phú Thọ 1 và Phú Thọ 2). Trong không khí náo nức của ngày hội non sông và được sự cổ vũ nồng nhiệt của hàng ngàn khán giả về dự Lễ hội Đền Hùng, các nghệ nhân đã thể hiện sâu sắc lòng tự hào về một mỹ tục truyền thống của dân tộc, trình diễn thành thạo các công đoạn gói bánh chưng và giã bánh dầy. Bên cạnh các nghệ nhân làng nghề truyền thống của các tỉnh phía Bắc, còn có sự góp mặt của các nghệ nhân đến từ thành phố Cần Thơ tham gia gói, nấu bánh tét- một sản vật đặc trưng của đồng bào Nam Bộ để dâng lên Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ. Hình 1.2: Hội thi nấu bánh chưng và giã bánh dày Nguyên liệu làm bánh: Nếp là quan trọng nhất. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại nếp, có thể kể ra như: + Nếp Lào (13.000đ/ kg), hạt nếp dài, nấu cũng khá thơm. + Nếp Thái (16.000đ/ kg), hạt nếp dài, thơm nhưng không dẻo. + Nếp Bắc (17.000đ/ kg), hạt nếp tròn, trắng đục, thơm và dẻo. + Nếp Đắng (18.000đ/ kg) hạt nếp tròn, rất dẻo, để được khá lâu. Gạo nếp thu hoạch vụ mùa; gạo thu hoạch vụ này hạt to, tròn, dẻo đều và mới thu hoạch sẽ thơm dẻo hơn các vụ khác. Đậu xanh: chọn loại đỗ trồng ở vùng đồi trung du Việt Nam (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... sẽ thơm và bở hơn) sau thu hoạch đỗ cần phơi nắng đều thật khô, sàng sẩy hết rác, bụi..., phân loại hạt rồi đóng vào hũ, lọ... bằng sành là tốt nhất . Ta có thể chọn đậu xanh tróc hay đậu xanh cà vỏ Thịt lợn: chọn lợn ỉn được nuôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công (nuôi chuồng hoặc nuôi thả, thức ăn bằng cám rau tự nhiên không dùng thuốc tăng trọng hoặc thức ăn gia súc). Chọn thịt ba chỉ (ba dọi) Lá dong tươi: chọn lá dong rừng to bản, đều nhau, không bị rách, màu xanh mướt. Lạt giang. Hành củ tươi. Hạt tiêu. Muối. Bảng 1.3: Các nguyên liệu chính trong bánh chưng Nguyên liệu Khối lượng (gr) Gạo nếp 500 Đậu xanh 100 Thịt lợn có nhiều mỡ 100 Củ hành tươi 5 Bảng 1.1: Thành phần nguyên liệu trong bánh chưng 1.2.3 Thành phần dinh dưỡng của chiếc bánh chưng: Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng Protid 79,55 gr Lipid 47,20 gr Glucid 427,84 gr Canxi 0,233 gr Photpho 1,025 gr Sắt 0,016 gr Vitamin A 0,081 mg Vitamin B1 1,68 mg Vitamin B2 0,43 mg vitamin PP 13,21 mg Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng (của chiếc bánh chưng trên) íCung cấp cho cơ thể được 2.620 calo. Chiếc bánh chưng ngày Tết không chỉ là một món ăn cổ truyền độc đáo của dân tộc ta, mà nó còn gồm nhiều vị thuốc quý. Nó điều hòa được âm dương, lưu thông được khí huyết, giải trừ được bệnh tật. Gạo nếp chín nhừ trong thủy hỏa có công năng kiên trì, trợ tiêu hóa, bổ cả tì dương lẫn tì âm. Thịt lợn tính bình hòa, có hàm lượng dinh dưỡng cao. Mỡ lợn làm hoạt tràng vị và tăng cường thể ôn. Hành củ (còn gọi là thông bạch) có tác dụng tiêu thực, hoạt huyết giảm thống và giải được tà khí. Hạt tiêu ấm tì vị, trợ mệnh môn hòa, thông tam tiêu, tiêu thực và sát trùng. Cuối cùng là chất diệp lục của lá dong làm cho bánh có màu xanh ưa nhìn, thơm, hài hòa với các màu khác trên mâm ngũ quả. Lá dong còn có tác dụng giải tiêu độc, nhuận tràng, tiêu thấp nhiệt, thông đại tràng, trừ thấp, tiêu viêm. Sự điều hòa của mấy vị ấy trong món ăn đã tăng thêm khẩu vị ngon, bồi dưỡng sức khỏe tốt. Đó chính là giữ được mức bình quân của ngũ hành sinh khắc chế hóa trong cơ thể, lập lại thăng bằng trong âm dương. Không chỉ có nhân dân ta mến mộ lưu truyền (món ăn không thể thiếu trong ngày Tết) mà người nước ngoài cũng phải thừa nhận bánh chưng là một đặc sản của dân tộc Việt Nam. Điều đó chứng tỏ nhân dân ta đã áp dụng tính khoa học tự nhiên trong ăn uống, trong phòng bệnh và chữa bệnh từ thời xa xưa. Bảng 1.3: Thành phần hóa học của bánh chưng Tính cho 1 khẩu phần (51g) Năng lượng 161 Năng lượng từ chất béo 13 (8%) Số lượng/ Khẩu phần % Chất béo tổng số 1.6g 2% Chất béo bão hòa 0.5g 2% Chất béo đa chưa bão hòa 0.3g Chất béo đơn chưa bão hòa 0.6g Chất béo dạng Trans 0.0g Cholesterol 10mg 3% Natri 159mg 6% Kali 189mg 5%  Carbohydrate tổng số 27.8g 9% Dietary Fiber 3.0g 11%  Đường 0.0g Protein 8.5g 17% Vitamin A 3mcg 0% Vitamin B6 0.1mg 6% Vitamin B12 0.1mcg 1% Vitamin C 0mg 0% Vitamin E 0mcg 0% Canxi 22mg 2%  Magie 42mg 10% Sắt  1mg 8% Cồn 0.0g   Caffein 0.0mg Bánh chưng không những là loại bánh cổ truyền trong dịp Tết của người Việt Nam mà còn là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và quen thuộc của người Việt. Sự phối hợp các thành phần nguyên liệu hợp lý giúp bánh chưng trở thành loại bánh hấp dẫn nhiều người tiêu dùng. Bánh chưng hiện nay được tiêu thụ trên khắp cả nước không chỉ vào dịp tết mà ngày thường bánh vẫn được sản xuất và tiêu thụ. Các ưu điểm như thành phần dinh dưỡng cân đối, bảo quản dễ dàng, là sản phẩm truyền thống quen thuộc đã khiến nhu cầu tiêu thụ bánh chưng ngày càng tăng, mở ra một hướng thương mại hóa và công nghiệp hóa loại bánh này. Nhưng khi gặp phải những hôm thời tiết nồm hay để lâu, bánh chưng bị thiu chua, meo mốc, ăn vào rất nguy hiểm. Do có độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng nên bánh chưng là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển. Vì vậy, bánh chưng để lâu gặp trời nồm dễ bị mốc. Mốc làm thay đổi màu sắc, mùi vị của bánh, làm giảm hoặc mất hết giá trị dinh dưỡng của bánh. Dưới tác dụng của men amilaza của một số nấm mốc, tinh bột chuyển thành đường glucoza. Một số men khác lại chuyển tiếp glucoza thành rượu éthylic làm bánh bị vữa tại nơi nấm phát triển và có vị cay, hăng mùi rượu. Một số chủng nấm mốc khác có những men có khả năng lên men glucoza, mantoza, tạo thành axit gluconic, axit fumaric... làm bánh bị chua. Đáng sợ hơn cả là có một số loại nấm mốc tiết ra độc tố gây độc cho người ăn, trong đó phải kể đến những nấm thuộc họ Aspergillus và họ Penicillium. Như vậy, từ một thức ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng, bánh chưng đã trở thành có hại cho sức khoẻ, ăn vào không những bị đau bụng tiêu chảy, mà còn có thể bị nhiễm độc nguy hiểm. Đặc điểm và tiêu chuẩn nguyên liệu: Gạo nếp: chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon. Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước, rồi mới gói bánh  Đỗ xanh: Chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là "8 gạo : 2 đỗ".  Thịt lợn: Chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon; không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7 cm, dày chừng 0,5 cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh. Gia vị các loại: hạt tiêu, hành củ dùng để ướp thịt làm nhân. Muối dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt. Giới thiệu quy trình công nghệ làm bánh chưng: 1.3.1 Qui trình làm bánh: Nướng bánh ( nguyên lá) Vỉ nướng Bánh chưng nướng 1.3.2 Giải thích qui trình chế biến: Gạo nếp: Để làm bánh chưng phải sử dụng gạo nếp vì bánh bánh chưng phải mềm, dẻo, phải để được lâu mà không cứng bánh (do tinh bột biến tính). Tinh bột gạo nếp có thành phần chủ yếu là amylopectin, amylopectin có tính khả năng tạo dẻo rất tốt khi được hồ hóa, đồng thời ít bị biến tính do mạch amylopectin phân rất nhiều nhánh nên có khả năng giữ nước rất tốt. Điều này cho phép bảo quản bánh trong thời gian dài mà chất lượng bánh ít bị ảnh hưởng. Hình 1.4 Gạo tẻ Ngâm: Ngâm nước là quá trình hydate hóa (hút nước), khi ngâm các phân tử nước sẽ xâm nhập vào giữa các mạch tinh bột tạo các liên kết hydro bao quanh các hạt tinh bột làm lực liên kết giữa các mạch tinh bột yếu đi, tác rời các nhánh amylopectin làm hạt nếp nở ra, mềm đi, rút ngắn thời gian nấu bánh sau này. Ngoài ra có thể bổ sung khóm giúp hạt nếp nhanh mềm hơn. Bổ sung nhân và gói bánh: Lá dong trước khi gói bánh phải rửa sạch nhằm loại bớt vi sinh vật và tạo chất. Nhân bánh bao gồm thịt heo, đậu xanh hấp chín nghiền nhuyễn, trứng cút hoặc hột vịt. Các phần trên sẽ được nắm lại thành hình thành từng nắm tròn, sau đó đặt lên lớp nếp đã trải mỏng và nén chặt gói lại theo hình vuông. Ngoài ra bánh chưng còn có thể được gói bằng khuôn vuông nếp sẽ được trải dưới đáy khuôn, sau đó rắc lên một lớp đậu xanh rồi xếp thịt mỡ , trứng lên, lại phủ một lớp đậu và một lớp nếp nến chặt gói lại. Cuối cùng bánh được rưới nước lá riềng lên tạo màu xanh và mùi hương đặc trưng cho bánh. Bánh chưng được gói bằng lá dong hoặc lá chuối và buộc chặt bằng lạt hay dây nylon. Bánh gói càng kín thì thời gian bảo quản càng dài vì sẽ ngăn các vi sinh vật bên ngoài xâm nhập vào bánh. Thao tác tiến hành: Sơ chế nguyên liệu: Đây là công đoạn quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng bánh Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao bài mài thật sắc (loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt) cắt lột bỏ bớt cuộng lá, để ráo nước. Hình 1.5 Sau khi rửa lá thật sạch, đêm phơi khô Hình 1.6 Lá trước khi gói thì lau lại lần nữa cho sạch Hình 1.7 Cắt bỏ phần cuống lá — Gạo nếp: gạo nhặt loại bỏ hoàn toàn gạo khác lẫn vào, vo thật sạch, ngâm gạo ngập trong nước cùng 0,3% muối, thời gian: 12-14 giờ, vớt ra để ráo. Hình 1.8 Nếp sau khi ngâm đổ ra rổ cho thật ráo nước Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu, hành trong 1 giờ Hình 1.9 Thịt lợn sau khi ướp gia vị Đỗ xanh: đỗ làm dập vỡ thành các mảnh nhỏ, ngâm nước ấm 40° trong 2 giờ cho mềm và nở, đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo rồi cho vào chõ đồ chín, mang ra dùng đũa cả đánh thật tơi đều mịn, chia ra theo khẩu phần, mỗi chiếc bánh chưng được gói với hai nắm đậu xanh nhỏ. Hình 1.10 Đậu xanh sau khi ngâm (có trộn thêm muối, tiêu, dầu của hành phi) Hình 1.11 Hành phi sau khi phi lên Hành củ: bóc vỏ, thái lát mỏng Hạt tiêu: rang thơm, tán nhỏ Các giai đọan làm bánh: Gói bánh Cách gói tay không thông thường như sau: Rải lạt xuống mâm tròn tạo hình chữ thập Đặt 2 chiếc lá dong lên trên lạt, nằm chồng 1/2 theo chiều dài lá lên nhau, chú ý phải quay mặt trên của 2 lá ra phía ngoài và mặt kém xanh hơn (mặt dưới) vào trong. Lượt sau: 2 lá rải như lượt đầu nhưng vuông góc với lượt đầu, chú ý là lần này lại phải làm ngược lại, quay mặt trên lá (xanh hơn) lên trên, mặt kém xanh hơn, úp xuống dưới. Gạo nếp, xúc 1 bát đầy đổ vào tâm của hình chữ thập, dùng tay gạt đều, tạo hình vuông Lấy 1 nắm đỗ xanh bóp nhẹ và rải đều vào giữa vuông gạo đến gần hết bìa gạo Thịt lợn, lấy 1, 2 miếng tùy cỡ đã thái rải đều vào giữa bánh Lấy tiếp 1 nắm đỗ xanh nữa bóp nhẹ rải đều phủ lên trên thịt Xúc 1 bát gạo nếp đổ lên trên và phủ khỏa đều, che kín hết thịt và đỗ 1 2 3 4 5 Hình 1.12 Các bước chuẩn bị gói bánh chưng Chú thích: Bước 1. Cho nếp và lá đã trãi ra Bước 2. thêm đậu lên 1 lớp Bước 3-4:. xếp thịt và các phụ liệu khác Bước 5. thêm lớp nếp cuối cùng. Lượng nếp và đậu trên dưới đều bẳng nhau Gấp đồng thời 2 lá dong lớp trên vào, vừa gấp vừa vỗ nhẹ để tạo hình khối vuông Gấp tiếp đồng thời 2 lá dong lớp dưới vào như lớp trên, vừa gấp vừa lèn chặt nhẹ tay Hình 1.13 Các bước gói bánh chưng Dùng lạt buộc xoắn lại tạo thành hình chữ thập Hình 1.14 Gói bánh chưng Nấu bánh: Hình 1.15 Bánh chưng được xếp vào nồi nấu Bánh chưng phải luôn được nấu ngập trong nước đậy nắp thật kín, nước phải luôn sôi nhằm bảo đảm tâm bánh luôn đạt nhiệt độ 90 đến 100oC. Ở nhiệt độ này tinh bột nếp sẽ hút nước, trương nở và hồ hóa, hạt nếp sẽ trong dần, dẻo và mềm. Nước cung cấp cho quá trình hồ hóa này bao gồm nước trong nếp khi ngâm, nước từ ngoài thấm và nước do thịt tiết ra. Quá trình nấu còn tạo hương cho bánh. Protein và lipit trong thịt, dưới tác dụng của nhiệt độ cao sẽ bị thủy phân tạo ra các acid amin và các acid hữu cơ có vòng kết hợp với các chất tạo hương có sẵn trong nếp và nước lá riềng hình thành hương thơm đặc trưng cho bánh. Ngoài ra nấu bánh dưới nhiệt độ cao còn giúp tiêu diệt các vi sinh vật và làm chín các nguyên liệu. Thời gian nấu bánh chưng từ 10 – 12 giờ tùy kích thước bánh Rửa: Bánh sau khi hấp sẽ được rửa sạch ngay trong nước do vỏ bánh chứa rất nhiều lipit, acid amin, tinh bột hòa tan từ trong bánh ra nước nấu bánh. Đây là môi trường rất tốt cho vi sinh vật phát triển. Nếu không rửa sạch vỏ bánh rất dễ bị mốc không bảo quản được trong thời gian dài. Ngoài ra rửa bánh trong nước lạnh còn có tác dụng hình thành lớp vỏ bánh do phần tinh bột lớp ngoài kết tinh một phần khi gặp nhiệt độ thấp. Lớp vỏ này giúp bánh cứng và giữ tốt hình dạng. Nén chặt: Bánh chưng do phải nấu trong thời gian dài, vì vậy vỏ bánh và lớp nếp sát vỏ ngấm rất nhiều nước. Nếu muốn tạo bề mặt bánh đẹp và giữ được bánh lâu cần phải ép loại hết nước thừa còn trong vỏ bánh và lớp nếp phía ngoài. Nếu để vỏ bánh quá ẩm sẽ tạo điều kiện thích hợp cho các loại nấm mốc và vi sinh vật yếm khí phát triển nhanh. Sau khi rửa sạch bánh, dùng vật nặng nén bánh, thời gian nén 5 -6 giờ. Sau đó có thể dùng được. Nướng bánh: Nướng bánh chưng trên vỉ bằng lửa than với nhiệt độ t =300-6000c Hình 1.16 Bánh chưng nướng Bảo quản và sử dụng: Ép bánh và bảo quản Sau khi luộc xong, vớt bánh ra rửa sạch lá trong nước lạnh cho hết nhựa, để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc mịn (tục gọi là để cho rền bánh) và phẳng đều trong vài giờ. Hoàn tất công đoạn ép bánh, bánh được treo lên chỗ khô ráo trong nhà để bảo quản. Bánh thường được treo ở nơi thoáng mát, không bụi bặm, ẩm thấp để tránh bị mốc và ôi thiu, tùy thời tiết có thể để được hàng tháng trời không hỏng. Nhiều vùng ngày xưa còn đưa bánh xuống ngâm dưới ao hoặc giếng nước để bảo quản, lá bánh với nhựa của gạo khi nấu là lớp màng ngăn nước lọt vào làm hỏng bánh. Cách ngâm nước bảo quản bánh chưng tương truyền gắn với sự tích vua Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà vào dịp tết nguyên đán năm Kỷ Dậu (1789), nhân dân bỏ bánh chưng xuống ao, ngừng ăn tết nhằm hoàn tất đại cuộc phá quân Thanh và ăn tết muộn sau đó. Tuy nhiên, hiện cũng ít nơi còn sử dụng phương thức bảo quản này. Sử dụng Trên bàn thờ ngày tết không thể thiếu bánh chưng và bánh giầy được bày theo cặp. Nhiều người cầu kỳ còn bóc bỏ lớp lá bên ngoài của bánh và gói lại bằng lá tươi mới, sau đó buộc lạt màu đỏ trước khi đặt lên bàn thờ. Trên mâm cỗ ngày Tết, bánh chưng vuông thường được cắt chéo bằng chính lạt gói bánh đó, bánh chưng dài thường cắt lát ngang, gọi là "đồng bánh", để ăn cùng với dưa hành, nước mắm rắc chút bột tiêu. Ra sau tết, bánh có thể bị lại gạo, bị cứng, khi đó người ta thường đem rán vàng trong chảo mỡ và ăn kèm với dưa góp. Bóc và cắt bánh chưng tết Bánh chưng của chúng ta có đặc điểm là lớn, hình vuông (mỗi cạnh thường trên 20cm, dày 5-6cm), gói chặt với hai ba lớp lá dong (hoặc lá chuối kèm giấy bạc – alluminium folie) và buộc bằng 4 hoặc 6 lạt dang. Mặt khác, chúng ta có thói quen cắt nhỏ thức ăn cho ‘vừa miệng’, người ăn chỉ việc gắp vào bát mình rồi… nhai; trong khi người Âu Mỹ hay cắt thức ăn theo xuất ăn, người ăn cần tự thái nhỏ thêm rồi mới ăn. Vì vậy, chúng ta mới có