Đề tài Phân báo cáo tích tài chính tổng công ty phát triển đô thị kinh bắc – Kbc

Ngày 19-12-2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 300ha, giao Công ty Cp phát triển Đô thị Kinh Bắc là chủ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. • Giai đoạn 2004-2007, toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã không ngừng học hỏi, sáng tạo, nỗ lực hết mình mở rộng các dự án, thu hút các tập đoàn công nghệ cao lớn nhất trên thế giới đến đầu tư như: Canon, Sanyo, Nippon Steel, Toyo Ink, Mitsuwa, Tenma của Nhật Bản, Foxconn, Mitac, Sentec của Đài Loan, Tyco Electronics của Hoa Kỳ.

docx46 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3774 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Phân báo cáo tích tài chính tổng công ty phát triển đô thị kinh bắc – Kbc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Q BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH MỞ TP. HCM KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TIỂU LUẬN MÔN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Đề Tài: Phân Tích Báo Cáo Tài Chính Tổng Công Ty Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc – KBC Khoa: Tài Chính- Ngân Hàng Lớp: TN9A SVTH: Nhóm 10 GVHD: Ths. Võ Minh Long Năm Học: 2011-2012 q Tp. HCM ngày 08/04/2012 Nhận xét của GVHD CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU Lịch sử phát triển Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) được thành lập ngày 27 tháng 3 năm 2002, chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4 năm 2003 với chức năng ban đầu là đầu tư, xây dựng và kinh doanh Cơ sở hạ tầng Khu đô thị - Thương mại – Khu công nghiệp – Dịch vụ đa năng. • Ngày 19-12-2002, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với diện tích 300ha, giao Công ty Cp phát triển Đô thị Kinh Bắc là chủ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. • Giai đoạn 2004-2007, toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã không ngừng học hỏi, sáng tạo, nỗ lực hết mình mở rộng các dự án, thu hút các tập đoàn công nghệ cao lớn nhất trên thế giới đến đầu tư như: Canon, Sanyo, Nippon Steel, Toyo Ink, Mitsuwa, Tenma của Nhật Bản, Foxconn, Mitac, Sentec của Đài Loan, Tyco Electronics của Hoa Kỳ... • Ngày 18-12-2007 đánh dấu bước ngoặt lịch sử của Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc, 88.000.000 cổ phiếu của Công ty CP Phát triển đô thị Kinh Bắc niêm yết tại TT giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu: KBC • Ngày 19-12-2007, Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc long trọng tổ chức kỷ niệm 5 năm thành lập - Đón nhận Huân Chương hạng 3 của Chủ tịch nước trao tặng cho những thành tích xuất sắc trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư nước ngoài. Khởi công dự án Khu công nghiệp Quế Võ mở rộng với diện tích 300ha. • Ngày 26-05-2009, Công ty CP Phát triển Đô thị Kinh Bắc chính thức đổi tên thành Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc. • Bên cạnh các dự án về Bất động sản, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc còn liên doanh đầu tư trong các lĩnh vực như Tài chính, Ngân hàng, khai khoáng; năng lượng, viễn thông… Giới thiệu chung KBC – NỀN TẢNG CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KBC – Doanh nghiệp hàng đầu về Bất động sản Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc từ khi thành lập đến nay luôn tạo được vị thế chủ đạo trong kinh doanh. Ưu thế cạnh tranh nổi bật của KBC là việc kết hợp giữa KCN và đô thị dịch vụ. Ý tưởng độc đáo này không những mang lại giá trị kinh tế cho đất nước, cho doanh nghiệp mà còn thể hiện giá trị xã hội sâu sắc. Hơn thế nữa, các Khu Công nghiệp và đô thị dịch vụ của KBC luôn là những địa bàn thuận lợi về mọi mặt: Nằm trên vị trí giao thông thuận lợi, gần cảng biển, sân bay… Hội tụ tất cả những tiềm năng, thuận lợi cùng vốn kinh nghiệm dày dặn, trong những năm gần đây, những dự án hàng đầu về bất động sản tại Việt Nam mà KBC đang nắm quyền quản lý như: KCN Quế Võ – Bắc Ninh; KCN Tràng Cát – Hải Phòng; Tổ hợp văn phòng, Trung tâm thương mại, Khách sạn 6 sao – Mỹ Đình – Hà Nội… là ước mơ cạnh tranh của các Doanh nghiệp bất động sản khác. Hiện nay, KBC không chỉ giữ vững vị trí số 1 về Bất động sản mà bằng những hướng đi đúng đắn trong kinh doanh, KBC hiện còn là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài FDI, nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao (CNC) từ các Tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới như: Canon, Foxconn, MITAC, Panasonic, Sanyo, Wintek, UMEC, Tenma, Mitsui, VS, Sentec, Toyo Ink, Yamato Industries, … Sản phẩm của Canon và Foxconn sản xuất tại KCN Quế Võ của KBC được Chính phủ Việt Nam đánh giá là sản phẩm công nghệ cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Trải qua 9 năm hình thành và phát triển, tập thể Lãnh đạo và Cán bộ nhân viên Tổng Công ty Phát triển Đô thị kinh Bắc (KBC) đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh doanh. Với những thành tích đó, KBC đã được Đảng, Nhà nước, các Bộ Ban Ngành, tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận qua những giải thưởng: Huân chương Lao động hạng Ba, Ngôi sao Kinh doanh dành cho Doanh nghiệp hội nhập thành công nhất 2007, là 1 trong 23 Doanh nghiệp toàn ASEAN được nhận giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN 2010”, TOP 10 Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2009, TOP 100 năm 2010; Giải thưởng Thương mại và dịch vụ, Quả cầu vàng 2008 - 2009, Ngôi sao Việt Nam 2008 - 2009, Top 20 thương hiệu chứng khoán Việt Nam, Thương hiệu quốc gia 2010… Đặc biệt, với nhiều thành tích xuất sắc vượt bậc trong các phong trào thi đua, KBC là đơn vị đầu tiên liên tiếp 7 lần được nhận Cờ thi đua của Chính phủ (2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010). Gần đây nhất, KBC đã vinh dự được Chính phủ Việt Nam chọn là 1 trong 43 thương hiệu Quốc gia Việt Nam. Điều ít ai ngờ đến là những thành công của Kinh Bắc hôm nay đạt được chỉ trong 9 năm hoạt động với vốn ban đầu chỉ là 20 tỷ đồng khởi nguồn từ việc xây dựng phát triển khu công nghiệp. Chia sẻ với báo chí và toàn thể cổ đông, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc KBC – Ông Đặng Thành Tâm khẳng định: "Chúng tôi phải vượt qua mọi khó khăn thử thách để biến những mảnh đất hoang sơ ở những vùng kinh tế khó khăn, kém phát triển trở thành những KCN được lấp đầy bởi những nhà máy công nghệ cao". KBC – Kinh doanh không tách rời hoạt động xã hội Trong nhiều năm qua, song hành với các chiến lược phát triển kinh doanh, KBC luôn là doanh nghiệp tích cực và hết mình trong các công tác xã hội và hoạt động vì cộng đồng với nguồn ngân sách hàng năm lên đến hàng chục tỷ đồng.KBC đã được tặng Kỷ niệm chương “Nhân ái Việt Nam” cho các hoạt động tích cực giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản, Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc hoạt động với phương châm: Lợi ích của khách hàng là trên hết; Lợi ích của người lao động được quan tâm; Lợi ích của cổ đông được chú trọng; Đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển cộng đồng. Ngoài việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, KBC rất chăm lo đến sức khỏe và đời sống của người lao động, tích cực tham gia, chung sức đóng góp xây dựng bệnh viện, trạm y tế và xây dựng trường học. Những năm qua, Tổng Công ty luôn nằm trong số các doanh nghiệp đứng đầu về hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và chăm lo đến đời sống của người lao động. Phát huy tinh thần từ những năm trước, riêng năm 2010, số tiền ủng hộ và làm công tác xã hội của Tổng Công ty Kinh Bắc cũng lên tới 15 tỷ đồng. Sắp tới, các dự án lớn ở Hà Nội và TP HCM sẽ là các dự án khẳng định vị thế của KBC trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản và hoạt động xã hội ở Việt Nam. Điểm đặc biệt nhất của KBC đó là chiến lược phát triển ổn định, bền vững với kế hoạch được chuẩn bị cho 10 năm đến 20 năm mà chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam làm được. Với số lượng KCN, đô thị, các dự án bất động sản lớn đang nắm giữ hiện nay, KBC tin tưởng sẽ có đủ tài nguyên để phát triển rất mạnh trong 10 năm sắp tới, đặc biệt để đón đầu nhịp sống cho chu kỳ tăng trưởng hậu khủng hoảng. Lĩnh vực hoạt động Khu công nghiệp Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) là nhà cung cấp mặt bằng và dịch vụ tiện ích KCN số 1 tại Việt Nam, trở thành một trong 5 công ty hàng đầu về BĐS dân dụng tại Việt Nam, tham gia đầu tư vào những lĩnh vực hỗ trợ phát triển KCN như Năng lượng, các ngành dịch vụ liên quan. KBC là doanh nghiệp phát  triển KCN ở Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm, lấy phát triển KCN là chủ đạo, thực hiện các dự án có vị trí tốt ở những địa phương đang kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, đồng thời được Chính phủ hỗ trợ cao. Hiện nay, cùng với việc phát triển KCN KBC còn tập trung phát triển các dự án bất động sản đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp. Ngoài ra KBC đang mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển KCN, nâng cao các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho hoạt động KCN (ví dụ: KBC đầu tư vào lĩnh vực Năng lượng để cung cấp nguồn điện ổn định cho các KCN; về các sản phẩm dịch vụ khác hiện nay KBC đang cung cấp miễn phí các dịch vụ thu phí cơ sở hạ tầng khi hạ tầng chưa hoàn thiện và tư vấn các dịch vụ cấp phép đầu tư). KBC hiện còn là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài FDI, nhất là thu hút đầu tư công nghệ cao (CNC) từ các Tập đoàn lớn nổi tiếng thế giới như: Canon, Foxconn, MITAC, Panasonic, Sanyo, Wintek, UMEC, Tenma, Mitsui, VS, Sentec, Toyo Ink, Yamato Industries, … Sản phẩm của Canon và Foxconn sản xuất tại KCN Quế Võ của KBC được Chính phủ Việt Nam đánh giá là sản phẩm công nghệ cao nhất ở Việt Nam hiện nay. Tài chính – ngân hàng Hệ thống chi nhánh Ngân hàng trên khắp cả nước là điểm tựa tài chính bền vững cho các dự án của KBC. Hiện tại, KBC đang là cổ đông chiến lược của hai ngân hàng thương mại cổ phần đã và đang gặt hái được những thành tựu đáng kể. Đó là: Ngân hàng TMCP Nam Việt (NAVIBANK) được thành lập từ năm 1995, đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính – tiền tệ thể hiện qua sự tăng trưởng nhanh chóng và ổn định cả về quy mô tổng tài sản, vốn điều lệ lẫn hiệu quả kinh doanh. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Tây (WESTERNBANK) được thành lập cuối năm 1998 và chính thức chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đô thị từ tháng 06 năm 2007, Westernbank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam tích hợp sử dụng công nghệ vân tay trong các giao dịch ngân hàng, và kèm theo ứng dụng hệ thống camera quan sát thông qua internet (IP camera), phát triển kênh phân phối dựa trên công nghệ hiện đại: ATM, TCD, POS (khách hàng rút tiền mặt tại Ngân hàng bằng thẻ ATM), và đang phát triển Kiosbanking, kết nối thành công hệ thống SWIFT, hệ thống Banknet, VNBC và Smartlink... 3. Năng lượng KBC phát triển các dự án thủy điện, nhiệt điện với tổng công suất hàng ngàn Megawatt. Khai khoáng Nhà máy chế biến xỉ Titan lớn và hiện đại nhất Việt Nam, sản phẩm có hàm lượng TiO2 lên tới 93%. 5. Giáo dục – Đào tạo Trường Đại học Hùng Vương - TP Hồ Chí Minh đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho đất nước. 6. Đô thị - khách sạn Đô thị - Trung tâm thương mại - Khách sạn IV. Cơ cấu tổ chức V. Công ty con Công ty CP KCN Sài Gòn - Bắc Giang Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2003000142 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bắc Giang cấp ngày 6 tháng 4 năm 2005 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi gần nhất lần thứ 2 ngày 20 tháng 3 năm 2008 với mức vốn điều lệ là 200 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động chính của công ty này là cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà, nhà xưởng, kinh doanh các dịch vụ khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Công ty này có trụ sở tại Khu công nghiệp Quang Châu, xã Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nắm giữ 62% vốn điều lệ của công ty con này tại ngày 31 tháng 12 năm 2010. KCN Quang Châu được thành lập theo quyết định số 637/QDTTg ngày 25/04/2006 của Thủ tướng Chính phủ do Công ty CP khu công nghiệp Sài Gòn - Bắc Giang làm chủ đầu tư, là KCN lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang với tổng diện tích 600 ha được xây dựng theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại gồm: KCN - Khu đô thị - Khu vui chơi giải trí và dịch vụ. Công ty CP KCN Sài Gòn - Hải Phòng Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203002451 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp lần đầu ngày 20 tháng 7 năm 2006 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi gần nhất lần thứ 2 ngày 24 tháng 6 năm 2009 với mức vốn điều lệ là 200 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động chính của công ty này là cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà, nhà xưởng, kinh doanh các dịch vụ khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Địa chỉ đăng ký của công ty này đặt tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, xã Lê Lợi, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nắm giữ 90% vốn điều lệ của công ty con này tại ngày 31 tháng 12 năm 2010. Tràng Duệ là KCN lớn và hàng đầu của TP Hải Phòng với tổng diện tích 600ha được xây dựng theo mô hình quần thể kiến trúc hiện đại gồm: KCN – Khu đô thị - Khu vui chơi giải trí và dịch vụ. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng KCN Tràng Duệ đã đạt được những thành tích đáng kể. Gần 20 dự án được cấp phép và đi vào hoạt động, thu hút được các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Anh Quốc, Đài Loan. Công ty CP Sài Gòn - Tây Bắc Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Sài Gòn - Tây Bắc là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0303097752 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 4 tháng 11 năm 2003 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi gần nhất lần thứ 5 ngày 15 tháng 7 năm 2009 với mức vốn điều lệ là 300 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động chính của công ty này là cho thuê đất đã được xây dựng xong cơ sở hạ tầng, cho thuê hoặc bán nhà, nhà xưởng, kinh doanh các dịch vụ khu công nghiệp, khu dân cư đô thị. Công ty này có trụ sở tại ấp Trạm Bơm, Quốc lộ 22, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nắm giữ 60.52% vốn điều lệ của công ty con này tại ngày 31 tháng 12 năm 2010. Công ty CP Phát triển Sài Gòn Tây Bắc (SCD) là chủ đầu tư Khu công nghiệp Tân Phú Trung, TP Hồ Chí Minh. Khu công nghiệp được thành lập theo quyết định số 961/CP-CN ngày 23/06/2004 của Thủ tướng Chính phủ với tổng diện tích 542ha, tọa lạc tại huyện Củ Chi thuộc phía Tây Bắc của TP Hồ Chí Minh. Công ty CP Nhiệt điện Bắc Giang Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bắc Giang là công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200300507 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang cấp lần đầu ngày 5 tháng 3 năm 2010 với mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng Việt Nam. Hoạt động chính của công ty này là đầu tư, xây dựng, vận hành và khai thác các công trình nguồn và lưới điện.Sản xuất và kinh doanh điện. Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh điện. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa, các công trình điện, công trình kiến trúc của nhà máy điện và các hoạt động khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty này có trụ sở tại Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc nắm giữ 51% vốn điều lệ của công ty con này tại ngày 31 tháng 12 năm 2010. Nhà máy Nhiệt điện Bắc Giang là dự án nhiệt điện đốt than công suất 600MV với tổng vốn đầu tư 800 triệu USD. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ cung cấp điện ổn định cho các doanh nghiệp trong hệ thống các KCN của KBC, chứng tỏ KBC cung cấp dịnh vụ ngày càng hoàn thiện và tốt hơn cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư công nghệ cao đã tin tưởng và chọn KCN của KBC để xây dựng nhà máy, đồng thời mang lại nguồn thu rất lớn và ổn định cho KBC Những thuận lợi – khó khăn Thuận lợi So với các doanh nghiệp cùng ngành, KBC có 1 đội ngũ quản trị công ty có trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển các dự án nhà ở, các khu dân cư, đô thị mới. Có nguồn vốn tự tài trợ dồi dào Năng động trong hoạt động xúc tiến đầu tư Sở hữu 1 lựong lớn đất đai có vị thế cao với chi phí thấp Có uy tín trong cộng đồng kinh doanh Đài Loan và Nhật Bản vốn khăng khít và chú trọng tới khách thuê chính khi tìm hiểu khu công nghiệp Kết hợp nhà ở vào khu công nghiệp (tạo thành vành đai KCN) có thể tận dụng giá trị gia tăng của bất động sản(nhà) cạnh 1 bất động sản khác(khu công nghiêp) đã đi vào hoạt động nên có thể rút ngắn thời gian thu hồi vốn Khó khăn Chưa có kinh nghiệm trong việc phát triển các loại hình bất động sản thương mại như khách sạn,văn phòng… Những dự án, khu đất chậm triển khai, chưa có khả năng chứng minh khả năng phát triển của dự án® nghi ngại về định hứơng tương lai cho quỹ đất lớn để không. Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều đối thủ như Vinaconex, Sudico, Nhà Từ Liêm, Cty Liên Doanh TNHH Việt Nam – Singapore… CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TỔNG HỢP TÀI SẢN 31/12/2009 31/12/2010 31/12/2011 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 3.691.547.245.007 7.123.821.701.500 8.683.112.858.083 I. Tiền 1.680.216.890.748 444.017.037.338 33.635.249.933 1. Tiền 1.680.216.890.748 128.917.037.338 24.675.249.933 2. Các khoản tương đương tiền 315.100.000.000 8.960.000.000 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 379.075.804.100 3.623.912.800 92.419.002.000 1. Đầu tư ngắn hạn 430.983.122.443 7.490.461.369 98.490.461.369 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 51.907.318.343 3.866.548.569 -6.071.459.369 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1.621.528.489.002 3.067.300.972.765 2.629.617.633.104 1. Phải thu khách hàng 787.606.679.314 1.099.269.722.085 681.215.107.724 2. Trả trước cho người bán 287.243.905.208 1.015.305.284.027 1.213.716.891.172 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 953.532.338.752 738.115.645.130 4. Phải thu theo tiền độ hợp đồng xây dựng 806.372.099 5. Các khoản phải thu khác 546.677.904.480 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -3.430.010.922 IV. Hàng tồn kho 3.541.953.870.859 5.828.522.005.786 V. Tài sản ngắn hạn khác 10.726.061.157 66.925.907.738 98.918.967.260 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 11.605.823 503.437.741 82.438.973 2. Thuế GTGT được khấu trừ 7.679.553.197 24.002.089.425 31.115.154.016 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 4. Tài sản ngắn hạn khác 3.034.902.137 42.420.380.572 67.721.374.271 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.124.049.858.950 4.314.824.531.726 3.253.967.068.432 I. Các khoản phải thu dài hạn 267.269.955.713 570.911.753.645 II. Tài sản cố định 1.012.061.586.652 342.887.550.288 387.430.326.407 1. TSCĐ hữu hình 45.618.815.525 89.362.394.460 150.273.123.346 - Nguyên giá 55.568.392.997 113.254.135.471 192.182.267.030 - Giá trị hao mòn luỹ kế 9.949.577.472 23.891.741.011 -41.909.143.684 2. TSCĐ thuê tài chính 3. TSCĐ vô hình 34.341.348 19.248.958 - Nguyên giá 16.068.660 105.175.160 105.175.160 - Giá trị hao mòn luỹ kế 16.098.660 70.833.812 -85.926.202 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 966.442.771.127 253.490.814.480 237.137.954.103 III. Bất động sản đầu tư 21.532.026.688 19.281.946.370 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 4.056.545.200.000 3.595.246.032.988 2.201.387.981.748 1. Đầu tư vào công ty con 572.000.000.000 491.908.332.988 590.801.961.748 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doan 91.000.000.000 3. Đầu tư dài hạn khác 3.393.545.200.000 3.111.337.700.000 1.630.586.020.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 8.000.000.000 -20.000.000.000 V. Tài sản dài hạn khác 55.443.072.298 87.042.212.197 74.207.924.519 1. Chi phí trả trước dài hạn 55.443.072.298 63.147.480.933 50.313.193.255 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 23.894.731.264 23.894.731.264 VI. Lợi thế thương mại 846.753.842 747.135.743 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 8.815.597.103.957 11.438.646.233.216 11.937.079.926.515 NGUỒN VỐN 31/12/2011 A. NỢ PHẢI TRẢ 5.763.571.827.382 6.202.118.615.129 6.619.012.440.599 I. Nợ ngắn hạn 2.967.582.637.382 2.416.916.819.268 2.907.619.854.364 1. Vay và nợ ngắn hạn 700.992.210.000 543.025.413.490 1.238.887.681.967 2. Phải trả cho người bán 57.519.382.766 55.084.949.793 83.535.181.817 3. Người mua trả tiền trước 639.295.636.965 522.489.633.073 538.868.923.404 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 260.393.080.560 459.230.848.217 256.003.769.656 5. Phải trả người lao động 63.445.000 25.966.000 5.121.000 6. Chi phí phải trả 1.007.171.538.424 821.791.589.411 772.679.349.348 7. Phải trả nội bộ 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 302.147.343.667 10.838.201.974 10.454.147.862 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 2.795.989.190.000 3.785.201.795.861 3.711.392.586.235 1. Phải trả dài hạn người bán 2.062.135.208 2.543.805.208 2. Phải trải dài hạn nội bộ 3.421.843.198.601 3.354.869.566.337 3. Phải trả dài hạn khác 360.755.403.452 351.475.873.907 4. Vay và nợ dài hạn 2.795.989.190.000 541.058.600 5. Dự phòng trợ cấp thôi việc 1.159.984.833 6. D
Luận văn liên quan